Nhiếp ảnh đường xa nơi thể hiện niềm đam mê nhiếp ảnh... |
10-12-2007, 10:02 AM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
|
|
CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
Trong các chuyến đi của chúng ta chắc chắn không thể thiếu các hình ảnh ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ, những cảnh quang thiên nhiên tuyệt đẹp, thậm chí cả những sự cố gặp phải trên đường đi. Chính những điều trên sẽ là những kỷ niệm khó quên hay sẽ là một phần cuộc sống của bạn...Mọi người có thể ghi lại bằng nhiều phương tiện: Máy cơ, máy tự động chụp phim, máy chụp hình KTS, Camera...chuyện nghiệp hoặc không chuyện nghiệp nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để chụp hay ghi được những bức ảnh đẹp, những thước phịm hay.Chính vì thế Thehuy đề
nghị mở CLB nhiếp ảnh, qua đó làm nơi để mọi người trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau...
Xin cảm ơn!!!
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
10-12-2007, 10:04 AM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
Xin mở đầu nhé!!!
6 Yếu Tố Căn Bản Trong Bố Cục ảnh
Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.
Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…
Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.
Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.
Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.
1.Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh
Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.
Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.
2.Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách
Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.
3.Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh
Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.
Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.
4.Đặc tính về cân bằng và trạng thái
Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.
Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.
Chụm vào tản ra
5.Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):
- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.
Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.
Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.
6.Phản ánh chiều sâu không gian
Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán. (Theo Nghe Nhìn)
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
10-12-2007, 01:51 PM
|
|
Super Moderator
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: TW2
Bài gởi: 1.220
Thanks: 5.072
Thanked 4.584 Times in 712 Posts
Biến số xe: 51T4 - 7364
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
Một vài định nghĩa:
TIÊU CỰ :
-Tiêu cự của một ống kính (cố định), là một trị số được tính theo đơn vị là milimet (ngày xưa, người ta có dùng cả đơn vị cm, inch nữa, nhưng nay không còn), được ký hiệu là F, và bằng khoảng cách từ quang tâm ống kính đến mặt phim (hay sensor), khi điểm lấy nét đặt ở vô cực. Vị trí quang tâm thường tại ngay nơi đặt lam khẩu độ (đây là nơi chùm tia sáng đổi chiều trước khi vào đến mặt phim). Những ống kính zoom, cũng tuân theo luật này, nhưng do cấu trúc ngày càng hiện đại, nên đôi khi khó nhận thấy rõ vị trí quang tâm này.
KHẨU ĐỘ :
-Khẩu độ là độ mở của một ống kính (nó được điều khiển bởi những lá lam nhỏ, mỏng), ký hiệu là f, nó cho phép những lượng ánh sáng cố định đi xuyên qua, để vào tác động lên mặt phim (hay mặt con chíp). Một phép tính đơn giản : Đường kính lỗ mở = trị số tiêu cự chia cho trị số khẩu độ. (D=F/f). Và chúng ta có thể thấy là trị số khẩu độ và đường kính lỗ mở tỷ lệ nghịch với nhau, nên hễ trị số khẩu độ càng nhỏ thì đường kính lỗ mở càng lớn (ánh sáng vào nhiều), và ngược lại, khi trị số khẩu độ càng lớn, thì đường kính lỗ mở càng nhỏ (ánh sáng vào ít). Những trị số khẩu độ tiêu chuẩn : 1, 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22, 32, 45, 64, 90, 128, 256 (những trị số khẩu độ trên 32, thường thấy trên các ống kính máy VIEW CAMERA, và ở những dãy tele trên 300mm). Từ trị số này sang trị số kia biểu thị một lượng ánh sáng vào gấp đôi hay phân nửa.
TỐC ĐỘ :
-Tốc độ là mức độ chập nhanh hay chậm của hệ màn chập (có màn chập lá, màn chập rèm ngang, màn chập rèm đứng {được dùng trong hầu hết máy thế hệ mới}). Những con số xuất hiện trên máy chụp là thể hiện tắt của trị số nghịch đảo của giây (second, s). Như 1/4s được ký hiệu là 4, con số 500 sẽ được hiểu là 1/500s. Vì là con số nghịch đảo, nên số càng lớn thì tốc độ chập càng cao (độ rung ít hơn), số càng nhỏ thì tốc độ chập càng chậm (dễ rung hơn), người ta còn đưa cả tốc độ âm (nhiều hơn 1s) vào, và lên đến khoảng 30s, ngoài ra, tốc độ B được hiểu là dạng tốc độ chậm tùy ý (nếu bấm nhanh, có thể đạt được ngưỡng 1/8s, hay 1/15s, còn chậm thì có thể là vài phút, vài giờ, ..., và người ta khuyên nên dùng dây bấm mềm). Những trị số chuẩn : 30s, 15s, 8s, 4s, 2s, 1, 2, 4, 8, 15, 30, 60, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000, 16000 (hiện giờ, rất ít máy có tốc độ chập trên 1/8000s, Minolta có 1/12000s, hình như chưa có máy nào vượt tới ngưỡng 1/16000s). Và ta cũng dễ dàng nhận thấy ứng với mỗi trị số tốc độ, là lượng sáng vào gấp đôi hay phân nửa.
TRỊ SỐ THỜI CHỤP :
-Trị số thời chụp là sự liên kết giữa hai thông số Khẩu độ và Tốc độ, để có được một lượng sáng phù hợp tác động lên mặt phim. Và ứng với một trị số thời chụp cố định (một lượng sáng cố định), người ta có thể thay đổi trị số khẩu độ, trị số tốc độ sẽ thay đổi theo tương ứng, từng nấc một.
VÙNG ẢNH RÕ :
-Được hiểu là một vùng quanh điểm lấy nét, tại nơi này, điểm được thể hiện bằng những chấm có kích thước nhỏ nhất, và nó sẽ nở dần ra thành những vòng mờ, lớn dần từ ngưỡng 1/3 phía trước, và 2/3 phía sau, và càng xa dần thì vòng mờ càng nở lớn. Có ba yếu tố liên quan đến vùng ảnh rõ :
+ Tiêu cự : Tiêu cự càng ngắn thì vùng ảnh rõ càng rộng, tiêu cự càng dài thì vùng ảnh rõ càng hẹp.
+ Khẩu độ : Khẩu độ càng mở lớn (trị số nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng mỏng, khẩu độ càng đóng nhỏ, thì vùng ảnh rõ càng rộng (nét sâu).
+ Điểm lấy nét : Điểm lấy nét càng gần thì vùng ảnh rõ càng hẹp (khi chụp cận), điểm lấy nét càng xa thì vùng ảnh rõ càng rộng (khi chụp ảnh phong cảnh).
ISO :
-Đây là chữ viết tắt của International Standard Association, tuy nhiên, khi viết tắt, nó không chỉ mang ý nghĩa của một tổ chức, nó được mang một nghĩa mới, đó là những tiêu chuẩn do tổ chức này ban hành. Và trước khi mang tên này để chỉ độ nhạy phim (trong lãnh vực nhiếp ảnh), nó còn có các tên ASA (American Standard Association), DIN (của Đức, trị số tính có khác, chỉ thông dụng ở các nước trong khối XHCN, nay không còn dùng). Những độ nhạy phim thông dụng (tiêu chuẩn) : 25, 50, (64), (80), 100, (125), (160), 200, 400, 800, (1000), 1600, 3200 (những trị số trong ngoặc đã từng được dùng trong quá khứ). Ứng với mỗi trị số chuẩn (không ở trong ngoặc), là độ nhạy của phim (hay số, digital) gấp đôi hay phân nửa những trị số đứng trước hay sau nó.
(vapa.org.vn)
__________________
The end is just the beginning!
|
10-12-2007, 05:22 PM
|
|
Senior Member
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Hochiminh
Bài gởi: 706
Thanks: 20
Thanked 204 Times in 70 Posts
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
Đọc xong vọc liền:
[IMG] [/IMG]
__________________
Sống có bao lâu, vui vui, buồn buồn...
thay đổi nội dung bởi: jimmy nguyen, 09-02-2009 lúc 03:20 PM
|
11-12-2007, 08:38 AM
|
|
Senior Member
Rao bán xe
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
Hi hi Gấu mở hàng hay quá! Hình ảnh chân thật!!! :lol: :lol:
Mình k thít những tấm chỉnh sửa tí nào! ai tiếp đê............
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
|
11-12-2007, 09:08 AM
|
|
Senior Member
Rao bán xe
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
không có ai à, này thì ảnh....
.................................................. .................................................. ................
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
thay đổi nội dung bởi: jimmy nguyen, 09-02-2009 lúc 03:20 PM
|
11-12-2007, 09:32 AM
|
|
Senior Member
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: nơi xa lắm
Bài gởi: 916
Thanks: 2.251
Thanked 3.230 Times in 469 Posts
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
Mẫu xinh quá bác Trim , hay hôm nào bác cho anh em mượn đi thực hành tác nghiệp nhá :roll:
em ko có mẫun hưng có cái này:
Tiếp nhiên liệu cho xe cứu hỏa :lol:
vì cứu hỏa ở những nơi đặc biệt nên phải tiếp nhiên liệu dặc biệt cho xe :mrgreen:
__________________
Qua nửa đời phiêu dạt
con lại về úp mặt vào sông quê
ơi con sông dạt dào như lòng mẹ
chở che con qua chớp bể mưa nguồn...
thay đổi nội dung bởi: jimmy nguyen, 09-02-2009 lúc 03:21 PM
|
11-12-2007, 10:17 AM
|
|
Senior Member
Rao bán xe
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
@Gấu: hình gấu chụp xóa phông tốt quá!
Đố các bác 02 người đang.... là ai? (áo xanh và áo hồng)
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
|
11-12-2007, 10:28 AM
|
|
Senior Member
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Hochiminh
Bài gởi: 706
Thanks: 20
Thanked 204 Times in 70 Posts
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
Bác Chim nói đúng, hình này không có sự can thiệp của máy tính. Chụp bằng máy Canon Digital Kiss, OK tele 200mm. khẩu độ 4.5, tốc độ 125 vào 10g sáng. Có điều hơi bị "cháy" một tí!
__________________
Sống có bao lâu, vui vui, buồn buồn...
|
12-12-2007, 02:02 AM
|
|
Senior Member
Xe độ tá lả
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 666
Thanks: 383
Thanked 407 Times in 102 Posts
|
|
Re: CÂU LẠC BỘ NHIẾP ẢNH
Em thì hơi quá bị lười! 8) nên chưa bao giờ đọc hết mí cái "yếu tố căn bản" với lại "định nghĩa ji ji đó" hehe
Chỉ thấy nhìn "được được" là bấm máy thui! :grin:
Góp vui với mọi người vài tấm ạ!
Người đây! :mrorange:
[attachment=2:94513]4.JPG[/attachment:94513]
Người & Xe! :mrblue:
[attachment=1:94513]42.JPG[/attachment:94513]
Con xe cùi bắp của em! :demon:
[attachment=0:94513]11b.JPG[/attachment:94513]
__________________
"đời - là những chuyến đi!"
thay đổi nội dung bởi: jimmy nguyen, 09-02-2009 lúc 03:21 PM
|
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:46 AM.
|