Bước ra thế giới Giới thiệu về các nước trên thế giới mà bạn đã từng tới với các bài tự viết và hình ảnh tự chụp |
11-04-2013, 05:33 PM
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Nov 2008
Đến từ: Bình thạnh
Bài gởi: 1.037
Thanks: 2.223
Thanked 4.088 Times in 731 Posts
Biến số xe: nhiều quá không nhớ hết
|
|
NHẬP GIA THÌ PHẢI TÙY TỤC
Anh em mình hay lang thang đó đây, các vùng miền trong nước kể cả đất bạn Campuchia, tình cờ thấy nội dung này hay hay đưa lên để anh em tham khảo, chắc nhiều bạn đã biết, cũng gần giống như Việt Nam mình thôi:
Nhập gia thì phải tùy tục, khi đến Campuchia, bạn cần phải lưu ý cách ứng xử và thói quen để tránh để lại hình ảnh xấu trong mắt người dân địa phương.
Hãy dành chút ít thời gian của bạn để tìm hiểu một chút về văn hóa địa phương tại Campuchia. Điều này không chỉ đảm bảo việc bạn sẽ không vô tình gây ra các hành vi cư xử không đúng mà nó cũng sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều thiện cảm của người dân địa phương. Dưới đây là một vài lời khuyên hàng đầu để giúp bạn đạt được điều đó.
1. Trang phục
Lời khuyên top đầu trong 10 lời khuyên đó là bạn cần phải tôn trọng các tiêu chuẩn trang phục tại địa phương, đặc biệt là tại các địa điểm tôn giáo. Khi đến đền chùa nhất thiết phải ăn mặc lịch sự, kín đáo, không hở hang, mặc dù một số tu sĩ sẽ không phàn nàn gì nhưng không có nghĩa là họ chấp nhận điều này. Luôn tháo đôi giày của bạn ra trước khi bước vào một ngôi chùa, cũng như không được đội nón. Phơi nắng khỏa thân được coi là hoàn toàn không phù hợp ở đây, kể cả trên bãi biển.
2. Đóng góp ủng hộ
Hầu hết các ngôi chùa ở Campuchia đều nhận được sự đóng góp, ủng hộ của các phật tử nên bạn hãy nhớ đóng góp một ít khi đến thăm một ngôi chùa. Khi đến thăm một ngôi nhà Khmer, một thái độ tỏ lòng biết ơn dưới hình thức một món quà luôn được đánh giá cao.
3. Gặp gỡ và chào hỏi
Tìm hiểu cách chào hỏi của Campuchia, sompiah, và sử dụng nó khi giới thiệu bản thân với bạn bè mới. Sompiah là kiểu chào bằng chắp hai tay bạn lại như cầu nguyện và cúi chào. Khi vẫy tay gọi một người nào đó ở xa, luôn luôn cúi mình và vẫy lòng bàn tay xuống, nếu vẫy mà lòng bàn tay với những ngón tay hướng lên có thể bị hiểu lầm là có ý xúc phạm.
(Phần này mình xin nói thêm: bàn tay chắp phía trước ngực khi chào hỏi, người càng lớn tuổi hơn mình thì bàn tay chắp càng cao ngang mặt, gặp nhà sư phải cao tới tráng, chắp tay và cúi chào chứ đừng có xá xá nhe mấy bạn)
4. Sự đụng chạm của phụ nữ
Các nhà sư không được cho phép chạm vào hoặc để phụ nữ chạm vào. Nếu một phụ nữ muốn trao một cái gì đó cho họ, vật đó cần phải được đặt trong tầm tay của nhà sư hoặc trên một "tấm vải nhận" của nhà sư.
5. Hãy giữ sự bình tĩnh của bạn
Không cần biết vấn đề huyết áp của bạn tăng cao, hay bạn giận dữ như thế nào, không nên to tiếng hoặc tỏ thái độ gây hấn. Điều này sẽ khiến bạn 'mất điểm' và gây bối rối cho người dân địa phương, đảm bảo với bạn là tình hình sẽ tồi tệ hơn rất nhiều.
6. Trao đổi danh thiếp
Trao đổi danh thiếp là một phần quan trọng ngay cả những mối liên hệ giao dịch, kinh doanh nhỏ nhất ở Campuchia. In trước một vài bản danh thiếp của bạn trước khi đến và giữ gìn thật cẩn thận. Luôn luôn trao danh thiếp cho đối tác bằng hai tay.
7. Không đặt đũa thẳng đứng
Đặt một đôi đũa thẳng đứng theo chiều dọc trong một bát cơm trông rất giống như nhang được đốt cho người chết. Đây là một dấu hiệu nhạy cảm và không nên được làm tại bất cứ nơi nào ở châu Á.
8. Ý nghĩa của bàn chân
Người dân Campuchia luôn muốn giữ ngôi nhà của họ thật sạch sẽ và nó thường để giày dép ở ngoài cửa trước khi vào nhà của ai đó. Sẽ rất là khiếm nhã nếu bạn hướng lòng bàn chân của mình vào người khác. Không bao giờ được phép chỉ bàn chân của bạn vào bất cứ điều gì thiêng liêng, chẳng hạn như chỉ vào hình ảnh của Đức Phật.
9. Không đội nón khi giao tiếp
Điều này giống như một hình thức thể hiện sự tôn trọng đối người cao tuổi hoặc với những người đáng kính trọng khác, chẳng hạn như các nhà sư, hãy cởi mũ và cúi đầu một cách lịch sự khi chào hỏi mọi người. Không bao giờ vỗ hoặc chạm vào đầu người khác, vì đầu được coi là một phần thiêng liêng nhất của cơ thể.
10. Vấn đề xỉa răng
Trong khi xỉa răng sau khi dùng bữa, cách xỉa răng được coi là lịch sự đó là sử dụng một tay để xỉa và tay kia dùng để che miệng một cách kín đáo, tránh cho người khác nhìn thấy bạn đang nhe răng mà xỉa.
Bài ST.
Chắc vẫn còn nhiều điều khác nữa, bấy nhiêu đây cũng đủ anh em chưa biết cần lưu tâm.
|
The Following 28 Users Say Thank You to DanhCB For This Useful Post:
|
1stLady (11-04-2013), BINH_DONGTHAP (12-04-2013), BOYSAIGON (05-06-2013), Cê đê 90 (12-04-2013), DRAGON76 (12-04-2013), Forever (12-04-2013), LEMOTO (11-04-2013), Makino (15-04-2013), Ox1979 (12-04-2013), Tuanrocker (12-04-2013), cuabien (12-04-2013), cuongcamau (12-04-2013), djquachtien (16-04-2013), hung_cattuong (13-04-2013), kikitravel (12-04-2013), longan_cd (12-04-2013), maiminh (16-04-2013), mandalat (12-04-2013), mh81 (13-04-2013), mickey (15-04-2013), neverlovegirl (17-04-2013), phuongibst (12-04-2013), thehuy (12-04-2013), tieuphuvivu (17-04-2013), trang11 (12-04-2013), truong3dan (11-04-2013), tungbs (12-04-2013), wonghong (12-04-2013) |
17-04-2013, 01:26 PM
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Nov 2008
Đến từ: Bình thạnh
Bài gởi: 1.037
Thanks: 2.223
Thanked 4.088 Times in 731 Posts
Biến số xe: nhiều quá không nhớ hết
|
|
Một số phong tục, tập quán của nước Lào
Một trong những phong tục tập quán của nhân dân các bộ tộc Lào là phong tục trong lễ cưới. Đối với người Việt Nam chúng ta, việc cưới hỏi là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời, với người Lào thì cũng thế. Tuy nhiên, trong cách tiến hành hai dân tộc cũng có những nghi thức riêng.
Theo phong tục của người Việt Nam chúng ta trong ngày cưới có lễ "Rước dâu" có nghĩa là đưa cô dâu về nhà chồng. Còn phong tục của nhân dân Lào thì ngược lại, trong ngày cưới có lễ "Hè khởi" tức là "Rước rể" có nghĩa là đưa chú rể về nhà cô dâu.
Trước ngày cưới cũng có lễ "xin dâu". Nhà trai đưa lễ đến nhà gái để xin dâu. Sau khi được nhà gái đồng ý thì thách cưới, nghĩa là định ra số tiền nhà trai phải đưa cho nhà gái. Khi hai bên nhất trí với số tiền trên thì chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới (trước kia thì tiền thách cưới nhiều hay ít tuỳ theo thứ bậc, vẻ đẹp người con gái; ví dụ: người con gái con nhà nông dân khác với con quan, con vua, chúa). Lễ cưới được tổ chức trong một ngày, trong ngày đó cả nhà trai và nhà gái đều chuẩn bị bữa tiệc để đón họ hàng, bạn bè và khách đến. Nhà trai chuẩn bị khay trầu và mâm lễ gọi hồn đặt ra trước nhà. Nhà gái chuẩn bị quần áo, chăn ga, gối nệm, mâm lễ gọi hồn đưa ra để giữa nhà. Khi khách và họ hàng, bạn bè đến chọn được giờ tốt sẽ cùng nhau làm lễ cầu hồn, sau lễ cầu hồn là lễ buộc chỉ cổ tay và sau đó là dự tiệc. Tiếp đến là lễ rước rể đến nhà cô dâu. Lễ vật gồm ba khay, một khay đựng tiền cưới, một khay đựng trầu cau và một khay đựng rượu thuốc; cả ba khay đều trùm khăn nhiễu có ba màu khác nhau. Khay đựng tiền do trưởng tộc họ trai hoặc người già có uy tín đưa đi đầu, tiếp đến là hai cô gái, hai chàng trai đồng trinh mang theo khay đựng trầu cau và rượu thuốc theo sau là chú rể và họ hàng, bạn bè. Khi đến nhà gái trưởng tộc họ nhà gái sẽ ra đón nhà trai và mời lên nhà trên, lên đến nơi trưởng tộc họ nhà trai sẽ đưa ba khay tiền, trầu cau và rượu cho trưởng tộc họ nhà gái; trưởng tộc họ nhà gái mở khay tiền đếm đủ rồi thì giao cho bố mẹ cô gái; còn khay đựng trầu cau, và rượu thì mở ra thưởng thức cùng với mâm cỗ mà nhà gái đã chuẩn bị. Tiếp đến là làm lễ cầu hồn cho đôi trai gái, lấy cánh tay người con trai đặt lên trên cánh tay người con gái, sau khi thầy mo cầu hồn xong rồi buộc chỉ cổ tay cho hai người.
Rồi đến phong tục trải giường nệm cho đôi trẻ, sau khi tan tiệc trưởng họ và người già cả có uy tín, những người có con, cháu có cuộc sống hạnh phúc, không bỏ nhau là những người được chọn để trải giường nệm. Nệm của người con trai cao hơn nằm ở phía bên phải, của người phụ nữ thấp hơn ở phái bên trái. Trải xong thì ướm thử được rồi đứng dậy ra dắt cô gái vào trước, dắt chàng trai vào sau. Xong thì mọi người ra đóng cửa lại chỉ để chàng trai và cô gái ở lại với nhau. Xong thủ tục trên thì mở cửa cho cô gái và chàng trai ra để hai họ dặn dò về luật tục của vợ chồng: đại khái là phải yêu thương nhau, cần cù chịu khó lao động, sống với nhau đến bạc đầu răng long. Tiếp đến nhà trai "Giao rể" và nói từ nay con trai là con, là cháu của họ nhà gái và phải cố gắng làm tốt bổn phận của mình.
Sau khi xong các thủ tục trên họ nhà trai ra về, còn chú rể ở lại nhà bố mẹ vợ mà chúng ta gọi là "ở rể". Có khi có đến ba, bốn rể cùng ở chung một nhà; khi có điều kiện thì một trong số đó sẽ ra ở riêng. Nhiều rể sống chung một nhà với bố mẹ vợ nhưng ít khi họ có điều tiếng gì, việc ai nấy làm và sống rất hạnh phúc.
Ngoài phong tục trên còn có những phong tục tập quán, những điều kiêng kỵ mà mỗi chúng ta khi tiếp xúc với nhân dân các bộ tộc Lào phải triệt để tôn trọng như: Cấm không được xoa đầu trẻ con; sờ đầu, ôm cổ người già và sư sãi. Cấm không được tuỳ tiện bắt tay, sờ tay phụ nữ (ở nước bạn khi gặp phụ nữ, phần lớn họ chỉ chắp tay trước ngực chào và phụ nữ họ cũng kính cẩn chắp tay trước ngực chào lại, ít khi họ bắt tay phụ nữ). Người lạ cấm không được vào nơi ngủ của phụ nữ kể cả ban ngày và ban đêm. Tuyệt đối không được lấy các đồ đoàn và vật chất mà nhân dân thờ cúng ở nhà chùa. Khi vào nhà người dân mà thấy cầu thang đẩy ra khỏi nhà thì dứt khoát không lên vì nhà đó chủ nhà vắng. Nếu nhà nào ở đầu cầu thang có cắm một cành lá tươi thì dứt khoát không được lên vì nhà đó có việc kiêng kỵ người ngoài không được đến gần. Lấy một vật gì đó trên cao nếu có người ngồi gần đó phải xin, được phép mới lấy. Khi ngồi ăn cơm phải ngồi xếp bằng hoặc ngồi gấp đùi, cấm không được ngồi xổm. Không được nói điều tục tằn trước mâm cơm. Cấm chặt cây, phát rừng ở nơi có nghĩa trang của nhân dân. Nếu ai vi phạm những điều kiêng kỵ trên sẽ bị xử phạt theo phong tục tập quán của bản làng.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá - xã hội và mở cửa hội nhập thế giới thì việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc là việc không thể thiếu của đất nước chúng ta cũng như nước bạn Lào. Vì vậy mỗi chúng ta phải hiểu và biết tôn trọng phong tục tập quán của bạn để vun đắp cho tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện ngày càng đơm hoa kết trái, mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững.
ST.
Còn nhiều thứ nữa, anh em mình bổ sung thêm.
|
The Following 3 Users Say Thank You to DanhCB For This Useful Post:
|
|
17-04-2013, 05:46 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Jun 2008
Đến từ: Xì Gòn
Bài gởi: 1.639
Thanks: 706
Thanked 5.955 Times in 902 Posts
Biến số xe: 59A3-044.04
|
|
Người dân Thái thật thà mến khách, nhưng cũng có một vài phong tục, tập quán của họ mà ta nên lưu ý để tạo sự thân thiện đối với người dân nơi đây
1. Chào người Thái theo kiểu 2 tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống.
2. Khi bước vào nhà phải bỏ giày dép ra, tránhdẫm lên ngưỡng cửa vì người Thái quan niệm thần linh cư ngụ ngay ngưỡng cửa.
3. Người Thái có truyền thống tôn kính Hoàng Gia sâu sắc. Du khách nên ăn mặc gọn gang, lịch sự tại tất cả các đền, chùa, điện thờ tôn giáo. Có thể đi giày khi dạo quanh khuôn viên một ngôi chùa nhưng phải bỏ giày ra khi vào trong điện thờ, nơi đặt tượng phật. Mỗi bức tượng Phật, dù lớn hay nhỏ, nguyên vẹn hay không, đều được coi là linh thiêng. Đừng bao giờ trèo lên tượng Phật để chụp ảnh hay làm bất cứ điều gì tỏ ra thiếu tôn trọng.
4. Các nhà sư bị cấm chạm vào phụ nữ hoặc để phụ nữ chạm vào người mình, hay nhận bất cứ thứ gì từ tay phụ nữ. Nếu một phụ nữ phải đưa cho nhà sư một thứ gì thì trước tiên người phụ nữ đó phải trao cho người đàn ông để sau đó người đàn ông trao lại cho nhà sư.
5. Không bao giờ chạm vào đầu (kể cả xoa đầu trẻ con) hoặc ném vật gì qua đầu của người Thái, cái đầu được coi là rất linh thiêng ở cộng đồng người Thái Lan.
6. Không tỳ cánh tay lên lưng ghế đang ngồi, kiêng đụng chạm, vỗ vai, lưng hay chỉ tay vào người khác.
7. Không nên bức xúc hay tức giận khi giao tiếp với người dân nơi đây.
8. Không thể hiện công khai tình cảm nam nữ ở nơi công cộng.
Bonus: được thì nói để tạo sự thân thiện với người Thái:
Xin chào: Sa-wat-dee krap (Nam) / Sa-wat-dee kah (Nữ)
Cảm ơn: khob-khun-krap (Nam) / khob-kun-kah (Nữ)
__________________
Hạnh phúc không phải cảm giác tới đích, mà chính trên từng chặng đường đi...
"?" Coffee - To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
The Following 4 Users Say Thank You to black.white For This Useful Post:
|
|
17-04-2013, 06:28 PM
|
|
Senior Member
Rao bán xe
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
|
|
Thật ra 10 điều bác Danh CB nêu ở trên em thấy là ở đâu cũng gần như thế cả, Việt Nam mình cũng thế, cái đó gọi là phép lịch sự chung rồi...
Nếu như ở Việt Nam mà chúng ta không tuân theo những điều trên thì cũng có thể gọi là: Bất lịch sự!
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
|
05-06-2013, 03:35 PM
|
Junior Member
Đang tìm xe
|
|
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Biến số xe: Không ghi
|
|
Chia sẻ thêm cho các bạn sắp đi du lịch Thái Lan nè:
Trích:
Tập quán: Người Thái lan có thói quen chắp hai tay trước ngực, không cần phải bắt tay chào hỏi hoặc chào tạm biệt. Thường trước họ tên của mỗi người đều thêm chữ Khum để biểu thị sự tôn kính. Người Thái Lan rất kỵ chĩa mũi bàn chân vào người khác, xoa đầu hoặc chạm vào tay người khác đều bị coi là không có ư tốt. Người Thái cho rằng tay là cao quư, tay trái không trong sạch cho nên khi tặng vật kỉ niệm cho người khác,người Thái Lan đều dùng tay phải để biểu thị sự tôn trọng. con gái phải nhờ con trai dâng lễ vật cho tăng lữ.
|
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:37 AM.
|