Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > HỘI QUÁN TAO ĐÀN > Tùy bút

Chú ý

Tùy bút Những cảm xúc của mọi người về xe CD, về CLB Hoangtuden

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 10-01-2008, 09:57 AM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định Cưỡi ngựa sắt lên vùng cao

Sống để làm ăn và sống để chơi - cái lý sự vớ vẩn này làm nổi “máu me” nhiều nhóm doanh nhân trẻ ở Hà Nội. Thích du lịch bụi, ham hố đi, thích đương đầu với thách thức. Họ muốn hưởng đến tận cùng cái thú ngao du và hẹn nhau xách xe máy lên đường...


Phượt đến đầu nguồn sông Mã

“Phượt” - bây giờ người ta gọi nhau như thế, giống như xưa nay người Hà Nội vẫn hay sáng tác các từ ngữ mới, hoành tráng, tượng thanh, đôi khi chẳng cần biết chính xác ngữ nghĩa của nó. Phượt, giải thích dài dòng, là những kẻ ưa rong chơi, du lịch bụi, ham hố đi, thích đương đầu với thách thức…

Đã chán du lịch theo tour, với hướng dẫn viên như những kẻ cầm cương, lùa như lùa vịt, thăm thú chỉ như chuồn chuồn đạp nước, rồi bị đẩy vào nơi mua sắm định trước cho mà “vùng vẫy”. Phượt, dù rất kỷ luật theo đoàn, nhưng lại thật tự do, thích dừng ở đâu chụp chẹp hay thăm thú, tùy. Lang thang dọc đường gió bụi tùy hứng, ăn nhậu tùy cơn, thưởng thức thiên nhiên tùy tâm, vui chơi tùy hỉ…


Cầu biên giới tại cửa khẩu Lào Cai (bên phải là Việt Nam)

Hưởng những vị bí ẩn

Một chuyến phượt vừa khởi đi với mục tiêu đi khắp nước Việt. Gần 30 người, phần lớn là các doanh trẻ Hà Nội, cưỡi 12 chiếc xe cào cào, loại xe máy Yamaha phân khối lớn, gầm cao, bánh bự, cùng hai chiếc xe Uaz hậu cần, vừa làm một vòng Tây Bắc “núi cao đèo xa bao khó khăn vượt qua…”. Hai cung đầu tiên vừa hoàn thành là Hòa Bình, Sơn La và Lào Cai, tới đỉnh Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.

Xuất phát từ Hà Nội, theo đường 6 lên Bản Lát (Mai Châu, Hòa Bình). Điểm đến đầu tiên này cũng là một cung du lịch văn hóa dân tộc. Cái bản người Thái này nay hiện đại hóa theo công nghệ du lịch. Nhà sàn được quy hoạch ngay hàng thẳng lối, các công đoạn tiếp khách, làm cơm, cho đến múa hát, giới thiệu văn hóa các dân tộc… được tiêu chuẩn hóa. Khách đến, làng nổi trống lên, nhà nhà nổi lửa, dặt dìu cơm nước, rồi nổi khèn, gõ chiêng múa hát…


Trên một cung đường trong rừng Xuân Nha (Hòa Bình - Sơn La)


Uống rượu cần bên lửa trại

Thịt lợn bản, tức heo tộc, thơm và ít mỡ, chấm với chẩm chéo. Đó là loại ớt rừng, được đâm nhỏ với một loại lá rừng, trộn với muối rừng. Người miền núi ưa khẩu vị mặn mà, cay cay để nhớ nhau. Ớt rừng trộn với măng rừng thơm cay. Và cả cái vị cay của các loại rượu cất từ ngũ cốc, bằng men lá rừng.

Ngon là bởi ăn đúng món, đúng chỗ, đúng lúc và có nhiều bạn. Cái mùi hơi ngai ngái của lá rừng tỏa lên từ những món ăn dân gian, quyện hạp với mùi sương lạnh âm u, thơm phảng phất như khói lam trong hoàng hôn rừng già.

Núi rừng cuốn hút bởi sự bí ẩn rậm rịt, những sản vật với những lời đồn huyền bí và cả những nét chân thật trải lòng. Nét tự nhiên đối lập. Cứ bảo tại sao sểnh ra một cái các doanh nhân vội rời bỏ những ô cửa kính máy lạnh nơi đô thị ồn ào để lao vào thiên nhiên yên ắng. Phượt để lấy lại sự cân bằng, nạp thêm năng lượng cho chính mình.


Ở chợ Mường Hum (Lào Cai)


Món lợn bản (heo tộc) tại Bản Lát (Hòa Bình)

Mông lung xả stress

Cái đoàn xe máy đông đúc này, ăn ngủ có thể xếp như cá hộp trên một nhà sàn, nhưng vui chơi thì phải ra nơi trà đình tửu quán. Đầu bản đã sắp sẵn một bãi đất rộng, phẳng như sân bóng đá. Đó là nơi đốt lửa trại, vui văn nghệ văn gừng.

Mua vài xe củi để nổi lửa lên em. Giương vài cái đèn tuýp lấy điện từ ắc quy. Quây xe máy thành sân khấu. Xỏ cây tre giữa hai xe để treo trống và chiêng. Một đoàn văn công cấp bản làng, có tý lớp lang bài bản. Nhạc sống giao duyên với nhạc chín.

Các điệu múa dân tộc cả Thái, Mông, Mường… lả lơi và cuồng nhiệt. Những điệu khèn lượn lờ giữa những điệu múa quạt chập chờn như cánh bướm. Rượu cần bày ra, ửng hồng má, đen long lanh mắt, hắt ánh lửa bập bùng. Ở thành phố, “khệnh” cũng chỉ vừa uống rượu vừa coi đào kép ca hát trong phòng trà. Cái sướng ở rừng là không gian, thời gian đều mênh mông.

Cờ đèn kèn trống inh ỏi. Tha hồ xả xì-choét. Có sức cứ việc hát vang, gào thét, nhảy như choi choi trong những điệu sạp tập thể. Mấy du khách nước ngoài tới xem, nhào vô luôn, rượu cần và múa sạp bất tận.

Có tiền, có thể mua được củi để đốt lửa trại, thuê được nhạc và đèn, mời được văn công đến biểu diễn… Đủ cả, nhưng chưa chắc mua được vui. Cái vui chỉ đến khi hội nhập được vào cuộc. Khó có thể tưởng tượng được những tay trẻ đã qua già chưa tới nhảy tưng tưng trên sạp hôm qua còn bóp óc làm hết sức, hôm nay chơi hết mình, cứ như thời trai trẻ “vui chơi bất cần thân thể”.

Giải trí thời nay có tính chủ động hơn nhiều. Những người bỏ tiền tấn lên vũ trụ để… chơi cho oách đều là doanh nhân. Các doanh nhân Thái Lan và Malaysia đang ráo riết xin giấy phép để đi xuyên Việt bằng xe máy và ôtô. VTV đưa tin này, chưa rõ sắp tới các doanh nhân nước ngoài sẽ xuyên Việt ra sao, nhưng đó đã là một xu hướng rõ nét.

Tự làm mới mình

Con sông Hồng chạm vào đất Việt là ở mũi Lũng Pô. Từ đó về đến Lào Cai, nó xẻ đôi hai nước Trung - Việt, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây. Nhìn sang đấy, một vành đai bê tông được bó lại. Đó là con đường lớn như đường cao tốc, gặp núi xẻ núi, gặp thung lũng bắc cầu cạn, chạy băng băng.

Phía bên đất Việt mình, những con đường còn hoang sơ, đèo dốc ngoằn ngoèo, đất đá lởm chởm, nhiều đoạn cứ như đi trong rừng. Tiềm lực đầu tư hạ tầng đến khu vực biên cương này như hụt hơi, dù dưới Lào Cai bày mặt tiền cho “người ta trông vào” cũng hoành tráng không kém.

Lào Cai vừa tròn trăm tuổi. Dịp này, một hội chợ Việt - Trung tưng bừng cờ hoa. Hàng Trung Quốc được đà ào ạt khoe. Hàng Việt đưa lên biên cương bằng những nỗ lực hổn hển.


Cửa khẩu Lào Cai

Hàng hóa được nhập cảnh

Một siêu thị hàng Việt vừa được khai trương ngay sát cửa khẩu, chỉ cách tòa nhà làm thủ tục xuất nhập khẩu một cái sân. Siêu thị không quá rộng, nhưng có vẻ rộng bởi hàng hóa còn lèo tèo. Hàng từ miền Nam ra, chễm chệ nhất là Minh Long 1 với những bộ đồ ăn bằng sứ, những bộ ấm chén, bát đĩa và cả những món đồ chơi, hàng lưu niệm.

Quảng cáo to nhất, một tấm pano từ mái xuống sân, là Biti’s. Các bác cửu vạn trên những chiếc xe Minsk hối hả xả khói đi qua, chả mấy quan tâm. Mấy bà đổi tiền ngồi thành một dãy bên bờ sông, lơ đễnh. Những chiếc xe kéo to đùng, giống như hình cái xe in trên bộ bài tam cúc, lặng lẽ qua cửa thủ tục, rồi òa lên ồn ào ngoặt vào nước Việt.

Bên này cầu, những chiếc xe tải biển số xe từ miền Nam, bịt bùng lẳng lặng chờ bò qua biên giới. Mới vài năm trước, quốc lộ 70 lên Lào Cai còn yên ả, có thể vừa đi vừa ngắm cảnh, nay nóng và bụi. Xe tải nối đuôi nghiêng ngả. Nó đã trở thành một huyết mạch kinh tế mới.

Du khách bây giờ thường không chọn đi theo con đường này, mà rẽ sang đường 4E đi qua Phố Lu để lên Lào Cai, rồi tắt ngang đi Sa Pa. Đường này hiện còn thơ mộng như trên Tây Nguyên, nhưng chưa biết sẽ phải chia lửa với huyết mạnh kinh tế như thế nào khi phải đua với tốc độ phát triển thương mại nhanh như lúc này.

Đi, nghe nhìn, ngẫm nghĩ. Đó là một cách giải trí, chiêm nghiệm, một cách tìm hiểu thị trường, luyện nội công, làm mới mình… giữa những công việc bộn bề. Nghĩ để mà làm. Ngày xưa, các nhà buôn gặp lúc thương nhàn cũng hay buồn tình mà tranh thủ đi như thế.

Theo NGỌC QUANG
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề giống nhau
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới
NINH THUẬN - vùng đất của gió và cát! Viktor Miền Trung 43 11-01-2009 11:12 PM


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:15 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.