Trong mục Văn nghệ Thơ ca của HTD đã có nhiều mục nhưng em vẫn thấy thiếu thiếu! Em xin bổ xung thêm mục này mong anh em bổ xung các bản ghi dân ca các dân tộc Việt nam vào. Đến mõi vùng đất câu ca, giai điệu, giọng hát ... đều là một đặc trưng không thể thiếu
Em xin bắt đầu với
Hoa thơm bướm lượn Dân ca Bắc bộ
Hò Mái nhì Dân ca Huế
Dạ cổ Hoài lang-Cải lương Nam bộ
The Following 20 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
Em người Nam Bộ nên xin phép được góp 1 ít cho phần Nam Bộ. Theo em được biết Dân ca vùng Nam Bộ phổ biến có: Hò Nam Bộ, Lý Nam Bộ & Đờn Ca Tài Tử (từ ĐCTT mới chuyển thành ca ra bộ rồi phát triển thành cải lương ngày hôm nay)
Giáo sư Trần Văn Khê nói về Hò Đối Đáp Nam Bộ
Hò Đối Đáp Nam Bộ
Đã nói đến dân ca Nam Bộ, thì phải nói đến hát lý - "Nam lý, Bắc thơ, Huế hò"
Lý có đến hàng trăm bài nào là lý con cua, lý ngựa ô, lý trái mướp, lý cây bông, lý cây ớt... Nhưng có lẽ gần gũi nhất, quen thuộc nhất là...
...lý Con Sáo Lý Con Sáo Bạc Liêu - Phi Nhung
The Following 11 Users Say Thank You to truong3dan For This Useful Post:
Ngựa ô bắc và Ngựa ô nam
Từ lâu, không chỉ đông đảo giới mộ điệu, mà nhiều người trong giới chưa hiểu rõ nguồn cội của hai giai điệu Ngựa ô bắc và Ngựa ô nam. Có người trong giới lại suy diễn theo cảm tính chủ quan cho rằng : hai bản nhỏ này thuộc loại bài bản ngắn của Cải lương, tiêu chí “nam” và “bắc” là để phân biệt nguồn gốc của nó, tức là Ngựa ô nam xuất xứ từ Cải lương Nam Bộ, Ngựa ô bắc xuất xứ từ Cải lương Bắc Bộ. Điều này chưa có một tài liệu và nhà nghiên cứu nào khẳng định.
Theo một số tài liệu và sự tìm hiểu của chúng tôi với một số nghệ nhân, nhạc sĩ và căn cứ vào hệ thống bài bản Nhạc tài tử và Cải lương, có vài nét về hai giai điệu này như sau :
Cả hai bài này đều có nguồn gốc từ Cải lương Nam Bộ, bởi khi sân khấu Cải lương Nam Bộ hình thành (1918), sau đó nhiều gánh cải lương lưu diễn ra Bắc, một số sinh viên miền Nam ra học ở miền Bắc, hai lực lượng này kết hợp cùng các nghệ nhân ở đó xây dựng sân khấu Cải lương Bắc Bộ vào khoảng thập niên 30. Hai bản này còn có nguồn gốc từ nhóm Lý trong hệ thống các điệu thức âm nhạc tài tử Nam Bộ (nhất Lý, nhì Ngâm, tam Nam, tứ Oán, ngũ Điếm, lục Xuất, thất Chính, bát Ngự, cửu Nhĩ và thập Thủ), mà nhóm nhất Lý thì gồm có 6 bản Lý : Lý vọng phu, Lý giao duyên, Lý con sáo, Lý Ngựa ô nam, Lý Ngựa ô bắc và Lý phước kiến (Theo Cổ nhạc tâm nguyên - quyển I của cố nhạc sĩ Võ Tấn Hưng, xuất bản tại Sài Gòn năm 1958). Nếu xét về sự ra đời của bai bản này, thì dĩ nhiên là chúng xuất hiện trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ, trước khi sân khấu Cải lương ra đời, tức có trước thế kỉ XX. Như vậy, qua sử liệu để lại thì bản Ngựa ô bắc có nguồn gốc từ Nam Bộ. Về ngôn ngữ học, tiếng “bắc” trong Ngựa ô bắc không phải là từ và không có ngữ nghiữa để làm tiêu chí phân biệt miền Nam hay Bắc, mà đó là tên gọi trong chùm tín hiệu của một giai điệu âm nhạc dân tộc phía Nam. Bản Ngựa ô nam thuộc hơi Ai, nên nhịp điệu tương tự như bản Nam ai, có tất cả 7 câu nhịp tư thúc. Tức mỗi câu có 4 nhịp, song loan rơi vào nhịp thứ 3 và 4, vô “Xê nội” và dứt “Liu ngoại”. Tính cách của nó buồn ảm đạm, thường xảy ra trong các tình huống không gian tĩnh lặng, cái buồn từ quá khứ hiện về… Sử dụng cho những nhân vật mang tâm trạng đau thương, tự sự, thuật chuyện buồn đau đã qua hoặc nỗi niềm u uất trong hiện tại và cần được sẻ chia xoa dịu. Giai điệu này rất phổ biến trong cải lương từ xưa nay và chỉ dành cho những loại vai của đào – kép mùi.
Bản Ngựa ô bắc thuộc cung bắc (hơi bắc), nhịp thức tương tự như 6 bản Bắc chánh, tức mỗi câu có 4 nhịp (nhịp tư), song loan rơi ở nhịp thứ 3 và 4, vô “Xang nội” và dứt “Liu nội”, có tất cả là 10 câu. Tính cách giai điệu này mạnh mẽ, hùng hồn và thường xảy ra trong những tình huống xung đột. Tiết tấu kịch bốc hơn, nhưng xung đột không quá gay gắt, vì chức năng của nó chỉ nằm ở phạm vi đặt vấn đề hoặc dự báo một điều kiện gì đó trong tình huống mới hay tình huống đảo ngược… Bản này rất phổ biến trong cải lương từ xưa nay, thường sử dụng cho những nhân vật có tính cách mạnh mẽ, cả chính diện và phản diện. Riêng bản Ngựa ô bắc, tự thân nó đã mang kịch tính nên rất được các tác giả cải lương quan tâm.
Quốc Trường Giang (Theo Sân khấu TP HCM)