Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Trung

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 13-10-2009, 09:05 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định Kinh thành Huế (28 giờ ở Cố đô Huế - part 6)

Kinh thành Huế là một không gian rộng lớn và hiện còn rất nhiều công trình kiến trúc ngày xưa còn lưu giữ được. Thực ra trong chuyến đi hồi tháng 6/2009, tuy lội bộ hơn 5 giờ, nhưng tôi mới chỉ loanh quanh (thậm chí còn bỏ sót nhiều chỗ) trong Đại Nội. Vì sau này nhất định còn quay lại đi tiếp Kinh thành Huế, nên phải tách riêng topic, vả lại, với những gì đang còn được lưu giữ, Kinh thành Huế hoàn toàn xứng đáng được để riêng.

Nói một cách tổng quát, Kinh thành Huế xưa là một tòa thành gần như hình vuông mỗi cạnh khoảng trên dưới 2,5km, riêng mặt trước hơi uốn cong cong theo thế của khúc sông hương chảy qua trước thành.
Bên trong Kinh thành, có một vòng thành nhỏ hơn, gọi là Hoàng thành - một tòa thành có mặt trước và sau dài 622m, hai mặt bên dài 604m - đây là nơi đặt các cơ quan trọng yếu của triều đình.
Bên trong Hoàng thành lại có một tòa thành nữa nhỏ hơn, là Tử cấm thành - mặt trước và sau dài 324m, hai mặt bên dài 290m - đây là nơi ở của hoàng gia.

Người ta còn gọi Hoàng thành (bao gồm cả Tử cấm thành) là Đại Nội


Sơ đồ Kinh thành Huế. Đại Nội là phần nho nhỏ phía trước, gần sông Hương (ảnh sưu tầm trên Internet)


Sơ đồ Đại Nội. Các chỗ màu xanh là các công trình đã bị sụp đổ, các chỗ màu đỏ là các công trình hiện còn tồn tại.(ảnh sưu tầm trên Internet)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (21-10-2009), DRAGON76 (14-10-2009), KulNova (02-12-2009), Tuanrocker (14-10-2009), cuabien (23-10-2009), thehuy (14-10-2009), trang11 (15-10-2009)
  #2  
Cũ 13-10-2009, 09:44 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Kinh thành Huế được bắt đầu xây dựng năm 1805 dưới thời vua Gia Long, kéo dài đến năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng. Trong 2 năm 1803 và 1804, đích thân vua Gia Long cùng đại thần Nguyễn Văn Yến đi khảo sát thực địa, định vị mặt bằng và hoạch định kiến trúc.
Kinh thành nằm ở tả ngạn sông Hương, hai bên có hai nhánh chi lưu của sông Hương là sông Kim Long (Kẻ Vạn) và sông Bạch Yến (sông Đông Ba).
Dựa theo truyền thống phong thủy phương Đông, người ta bố trí mặt Kinh thành quay về hướng Nam (thực ra là Kinh thành Huế hơi chếch về hướng Đông Nam), chọn núi Ngự Bình cách đó vài km làm Bình phong (Tiền án), lại lấy hai cồn nổi trên sông Hương là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm thế Tả Thanh long - Hữu Bạch hổ chầu hai bên trước mặt kinh thành.


Xem lại sơ đồ Kinh thành (ảnh sưu tầm trên Internet). Mặt Kinh thành hướng về Nam, hơi chếch một chút về Đông. Phía trước là sông Hương như một Minh đường, hai bên Đông và Tây là sông Đông Ba và sông Kẻ Vạn, mặt sau người ta cũng đào sông nối hệ thống sông bao quanh Kinh thành như một lớp hào thiên nhiên (còn nhiều vòng hào nữa phía trong). Cồn Hến và Cồn Dã Viên trên sông Hương phía trước mặt Kinh thànhThanh Long - Bạch Hổ chầu


Sơ đồ toàn cảnh Kinh thành và vùng phụ cận (ảnh sưu tầm trên Internet). Núi Ngự Bình - Bình phong (Tiền án) của Kinh thành, nằm ngang với Đàn Nam Giao, về phía Đông của Đàn Nam Giao (trong phần về Đàn Nam Giao ở topic 28 giờ ở Cố đô Huế, trong bức ảnh của phía Đông của Đàn Nam Giao có thấy núi Ngự Bình)

Đó là kiến giải của "phe ca ngợi" phong thủy Kinh thành, còn một luồng ý kiến - tạm gọi là "chê" - thì lại nói rằng, núi Ngự Bình làm Tiền án cho Kinh thành, nhưng núi Ngự cao 104m, cao hơn hẳn cả Kỳ Đài (cao 55m từ đỉnh xuống nền sân), thành ra Tiền án chắn mất quá nhiều vượng khí của Kinh thành, hơn nữa, sau lưng Kinh thành là đồng bằng và ra đến biển, tức là phía sau quá trống trải, không bền vững. Kiến thức về phong thủy của mình mới chưa xứng được gọi là cấp nhập môn, chỉ nghe các cao nhân bàn thế, thì nghe lại và kể ra đây, không dám lạm bàn.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 8 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (21-10-2009), KulNova (02-12-2009), Tuanrocker (14-10-2009), cuabien (23-10-2009), jimmy nguyen (14-10-2009), let-it-be (15-10-2009), mobinam (13-10-2009), trang11 (15-10-2009)
  #3  
Cũ 14-10-2009, 11:53 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Theo sử cũ ghi lại, hè năm 1805 công việc xây dựng Kinh thành được bắt đầu. Khoảng 3 vạn nhân công đã được triều đình huy động vào công việc. Đầu tiên, người ta đào một con sông bao quanh mặt bằng quy hoạch làm Kinh thành, và lấy số đất đó để đắp nên một bức thành bằng đất. Mãi đến năm 1818, việc đắp bức thành đất ấy mới xong, lúc này số nhân công phục vụ công trình lên đến 8 vạn người. Cũng năm đó, người ta bắt đầu tiến hành xấy gạch ốp vào mặt tiền và mặt hữu (phía Tây), năm 1822 mới ốp gạch cho mặt hậu (phía Bắc) và mặt tả (phía Đông).
Lớp vòng thành này dày tới 21.5m, bao gồm 18.5m tường thành bằng đất, lớp gạch xây bó ở mặt ngoài dày 2m, lớp gạch xây bó ở mặt trong dày 1m. Trên mặt thành không phẳng, mà được xây giật cấp từ ngoài vào trong. Mặt lớp gạch xây bó bên ngoài cao 6.6m, còn mặt lớp gạch xây bó bên trong chỉ cao 2.1m. Đến năm 1831, 1832, vua Minh Mạng cho xây thêm tường bắn ở trên mặt ngoài cùng vòng thành (xây tường gạch cao lên, chừa các khoảng hở để nấp bắn ra, giống lỗ châu mai). Con sông đào bao quanh bên ngoài vòng thành (để lấy đất đắp thành), gọi là Hộ Thành Hà, rộng hơn 20m, làm thành một vòng chiến hào bảo vệ Kinh thành. Chu vi vòng thành ngoài cùng này là hơn 10.500 met





Tường thành trước Kỳ Đài, Hộ Thành Hà ngay phía trước thành. Mặt ngoài tường thành cao 6.6m, tường bắn là lớp tường trên cùng, có các lỗ châu mai hở.


Cửa Quảng Đức nhìn từ trước Ngọ Môn. Mặt thành được giật cấp về phía trong. Mặt tường thành xây bó gạch phía trong chỉ cao 2.1m.
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 15-10-2009 lúc 12:07 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (21-10-2009), KulNova (02-12-2009), cuabien (23-10-2009), jimmy nguyen (15-10-2009), mandalat (21-10-2009), trang11 (15-10-2009), wonghong (15-10-2009)
  #4  
Cũ 15-10-2009, 12:41 AM
trang11's Avatar
trang11 trang11 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: tp Huế + tp ĐN = tp HCM
Bài gởi: 1.873
Thanks: 10.231
Thanked 6.646 Times in 1.034 Posts
Biến số xe: 22 391 FA
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới trang11
Mặc định

Trích:
Nguyên văn bởi tunbo Xem Bài viết
Đại Nội là phần nho nhỏ phía trước, gần sông Hương [B]
Cái này em nghĩ không chính xác. Đại Nội chính là cả 1 quần thể kiến trúc lớn hay con gọi là kinh thành còn phần nho nhỏ phía trước ấy được gọi là Nghinh Lương Đình, có cách gọi khác là Nghinh Linh Đình, là 1 bến thuyền nơi đậu thuyền du ngoạn của Vua và cũng là nơi Vua ra đó tắm rưae, thư giản, mỗi lần vua xuống tắm thì khu vực quanh đó được căng màn che. Đó là phần sắt bờ sông, còn qua phía bên kia đương trước Kỳ đài là Phú văn lâu hay còn gọi là Phu Văn Lâu - là nơi Vua cùng bá quan ra ngắm cảnh làm thơ.
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Hết mực rồi, sao ký đây !
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Cũ 15-10-2009, 12:57 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Trích:
Nguyên văn bởi trang11 Xem Bài viết
Cái này em nghĩ không chính xác. Đại Nội chính là cả 1 quần thể kiến trúc lớn hay con gọi là kinh thành còn phần nho nhỏ phía trước ấy được gọi là Nghinh Lương Đình, có cách gọi khác là Nghinh Linh Đình, là 1 bến thuyền nơi đậu thuyền du ngoạn của Vua và cũng là nơi Vua ra đó tắm rưae, thư giản, mỗi lần vua xuống tắm thì khu vực quanh đó được căng màn che. Đó là phần sắt bờ sông, còn qua phía bên kia đương trước Kỳ đài là Phú văn lâu hay còn gọi là Phu Văn Lâu - là nơi Vua cùng bá quan ra ngắm cảnh làm thơ.
Hiểu sai ý anh rồi, "cái nhỏ nhỏ" là cái vòng thành hình vuông nho nhỏ - là cái Hoàng thành ấy - không đọc đoạn trên nói là lội bộ hơn 5 tiếng đồng hồ hay sao mà lại nói cái Nghinh Lương Đình hả em?
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Cũ 15-10-2009, 10:23 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Bên trong Kinh thành, người ta còn đào một con sông đào từ Đông sang Tây, nơi với hệ thống Hộ Thành Hà và với sông Kẻ Vạn, sông Đông Ba ở hai bên Đông, Tây Kinh thành. Con sông đào ấy được gọi là Ngự Hà - sông Ngự, là nơi ngày xưa vua thường lên thuyền ngự để vãn cảnh. Hệ thống Hộ Thành Hà, ngoài mục đích phòng thủ, cũng là một con đường giao thông thủy và cũng thường được ngự thuyền du ngoạn.

Kinh thành có tất cả 11 cửa, trong đó có 10 cửa chính và 1 cửa phụ để đi qua Trấn bình đài (đồn Mang Cá), và 2 cửa thủy ở hai đầu Ngự Hà để dòng nước của con sông này hòa vào hệ thống hào, Hộ Thành Hà và sông Hương.


Hệ thống các cửa của Kinh thành Huế - ảnh sưu tầm Internet

1. Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
2. Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
3. Cửa Chính Tây.
4. Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
5. Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
6. Cửa Quảng Đức .
7. Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
8. Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
9.Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
10. Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)
11. Trấn Bình Môn (cửa nối với thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh thành, còn gọi là thành/đồn Mang Cá).

Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là:
Đông Thành Thủy Quan (a)
Tây Thành Thủy Quan (b).
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 15-10-2009 lúc 11:11 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (21-10-2009), KulNova (02-12-2009), jimmy nguyen (15-10-2009), mobinam (20-10-2009), trang11 (15-10-2009), wonghong (15-10-2009)
  #7  
Cũ 15-10-2009, 11:56 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Các cổng của Kinh thành Huế hầu hết được xây dựng vào hai giai đoạn: - Giai đoạn đầu (năm 1809) : xây phần cổng vòm.
- Giai đoạn 2 (năm 1829) : xây thêm vọng lâu 2 tầng.


Cửa Quảng Đức


Cửa Thể Nhơn - còn gọi là cửa Ngăn hoặc cửa Sập


Cửa Thể Nhơn ban đêm

Kích thước của các cổng thành được ghi lại trong Đại Nam Hội Điển Sự Lệ như sau:
Phần cổng vòm cao 2 trượng (khoảng 8,5m), riêng vòm cửa cao 1trượng, 2 thước, 2 tấc (khoảng 5,2m), rộng 9 thước (khoảng 3,8m);
Phần vọng lâu 2 tầng cao 2 trượng 1 thước (8,9m), rộng 2 trượng 8 tấc (khoảng 8,8m).


Cửa Thể Nhơn nhìn từ trong ra. Kết cấu vòm cửa cùng vọng lâu bên trên.

Vật liệu xây dựng cổng thành chủ yếu là gạch vồ, đá và vôi mật. Trước mỗi cổng thành đều có biển gắn bằng đá thanh ghi tên của cổng thành (Quảng Đức, Thể Nhơn, Chính Nam...). Vọng lâu được kiến trúc theo dạng nhà bia trong các chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên hay trong các khu lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế. Bốn mặt của vọng lâu đều có trổ cửa vòm, hai bên cửa chính trổ 2 cửa sổ tròn trang trí chữ Thọ, hai mặt còn lại trổ cửa tròn có cùng kích thước nhưng trang trí hoá thị. Phần mái của vọng lâu đều lợp ngói ống hoàng lưu li.


Cửa Thể Nhơn nhìn từ ngoài vào

(tài liệu theo nguồn : Cố đô Huế)
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 15-10-2009 lúc 12:54 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (21-10-2009), KulNova (02-12-2009), cuabien (23-10-2009), mobinam (20-10-2009)
  #8  
Cũ 20-10-2009, 10:55 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định Kỳ đài

Kỳ đài nằm chính giữa phía trước Kinh thành, được xây dựng vào năm 1807 và được vua Minh mạng cho tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.
Đài cờ được xây làm 3 tầng chồng lên nhau, tầng dưới rộng, các tầng trên bó nhỏ lại dần. Các tầng hình ngũ giác, với cạnh đáy quay về phía trong, hai cạnh nhỏ tạo ra một góc hướng ra phía ngoài sông Hương. Tổng chiều cao của 3 tầng đài là 17,5met.
Cột cờ ban đầu dùng bằng gỗ, dựng ở chính giữa tầng đài trên cùng. Năm 1846, vua Thiệu Trị cho thay cột mới (hình như bằng đồng), nhưng đến năm 1904, trong cơn bão lịch sủ, cột cờ bị gãy, vua Thành Thái cho thay cột mới bằng gang. Năm 1947, trong cuộc chiến tranh với người Pháp, cột cờ lại bị đổ gãy, năm 1948, cây cột mới bằng bêtông cốt thép được dựng lên cho đến nay.
Thân cột cờ cao 37met, như vậy tổng chiều cao từ mặt đất đến đỉnh Kỳ đài là 54,5met


Kỳ đài, nhìn từ Lầu Ngũ Phụng bên trên Ngọ Môn

Hiện tại, người ta đặt hàng rào, không cho du khách lên Kỳ đài.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (21-10-2009), KulNova (02-12-2009)
  #9  
Cũ 20-10-2009, 11:29 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định Cửu vị thần công

Sau khi dứt nhà Tây Sơn để lập ra triều Nguyễn, vua Gia Long đã lệnh thu thập mọi thứ khí giới bằng đồng của triều Tây Sơn, để đúc ra 9 khẩu thần công. Công việc được bắt đầu từ 31/2/1803 và hoàn thành tháng 1/1804.
Chín khẩu thần công được đặt tên theo bốn mùa : Xuân - Hạ - Thu - Đông, và theo ngũ hành : Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đến năm 1916, vua Gia Long lại ra sắc phong cho cả chín khẩu thần công danh hiệu Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Quân.
Mỗi khẩu dài 5.1m, nặng trên dưới 10 tấn (khoảng 17.000 cân ta). Cân nặng cụ thể của từng khẩu được khắc trực tiếp lên thân súng :

• Khẩu 1 : Xuân, nặng 17.700 cân
• Khẩu 2 : Hạ, nặng 17.200 cân
• Khẩu 3 : Thu, nặng 18.400 cân
• Khẩu 4 : Ðông, nặng 17.800 cân
• Khẩu 5 : Mộc, nặng 17.000 cân
• Khẩu 6 : Hoả, nặng 17.200 cân
• Khẩu 7 : Thổ, nặng 18.800 cân
• Khẩu 8 : Kim, nặng 17.600 cân
• Khẩu 9 : Thủy, nặng 17.200 cân

Mỗi khẩu thần công được đặt trên một giá gỗ, có bánh xe bằng gỗ viền săt. Ban đầu cả chín khẩu được đặt ngay trước Hoàng thành, phía bên trái Ngọ Môn


Vị trí đặt chín khẩu thần công ngày xưa, ngay dưới chân lũy Hoàng thành, bên trái Ngọ Môn - ảnh tư liệu, sưu tầm trên Internet


Một khẩu thần công được di chuyển bằng con lăn, đòn bẩy - ảnh tư liệu, sưu tầm trên Internet

Sau, đến thời Khải Định, chín khẩu thần công được sắp xếp lại vị trí. Nhóm 4 khẩu Xuân - Hạ - Thu - Đông được xếp bên trái Ngọ Môn, gần cửa Thể Nhơn, nhóm 5 khẩu Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ được đặt bên phải Ngọ Môn, gần cửa Quảng Đức




Năm khẩu Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ được đặt ngay sau cửa Quảng Đức


Bốn khẩu Xuân - Hạ - Thu - Đông đặt ở gần cửa Thể Nhơn
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (21-10-2009), KulNova (02-12-2009), cuabien (23-10-2009), jimmy nguyen (21-10-2009), mandalat (21-10-2009), mobinam (20-10-2009), wonghong (21-10-2009)
  #10  
Cũ 20-10-2009, 11:40 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Cửu vị thần công này chưa từng được dùng để bắn, chúng được xem là thần linh, linh vật hộ thành. Thời Nguyễn, triều đình có bố trí quan quân canh gác 9 khẩu thần công, và nhà vua thường tổ chức các lễ cúng tế. Sau này tục lệ ấy được bỏ, nhưng chính những người được phân công canh giữ Cửu vị thần công vẫn tiếp tục tự tổ chức cúng tế.




Mỗi khẩu thần công được đặt trên giá gỗ, có bánh xe gỗ viền sắt


Thân súng được chạm khắc khá tinh xảo


Giá gỗ cũng được chạm khắc tinh xảo


Đuôi súng.

(Các hình ảnh này là của 4 khẩu Xuân - Hạ - Thu - Đông gần cửa Thể Nhơn, lúc trời mưa, mọi người trú mưa trong mái nhà che, nên không chụp được toàn thể 4 khẩu, đêm quay lại chụp thì bị nhòe)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (21-10-2009), BINH_DONGTHAP (22-11-2009), KulNova (02-12-2009), cuabien (23-10-2009), mandalat (21-10-2009), mobinam (21-10-2009), wonghong (21-10-2009)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:26 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.