Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Trung

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 09-01-2008, 12:30 AM
ntv77's Avatar
ntv77 ntv77 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Aug 2007
Bài gởi: 1.349
Thanks: 476
Thanked 5.102 Times in 494 Posts
Biến số xe: 32-421k6
Mặc định Bình Thuận

Hình lúc đẹp lúc xấu

Đường từ Hòn rơm đi Bàu Sen






Còn đây là Bàu Sen hay còn gọi là Bàu Trắng, Bàu Gió





thay đổi nội dung bởi: tunbo, 27-11-2008 lúc 10:11 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 09-01-2008, 08:44 AM
roadmaster's Avatar
roadmaster roadmaster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 1.099
Thanks: 1.348
Thanked 749 Times in 267 Posts
Mặc định Re: Bình Thuận

Canh chụp, dự định chụp hình xong thì vồ mẫu luôn
[IMG][/IMG]
Chờ khoảng gần 5phút
[IMG][/IMG]
Chụp được dồi, nhưng mẫu phi mất, chán! quay qua chụp cái khác. Xanh có + Đỏ cũng có + Vàng có nuôn nhá
[IMG][/IMG]
__________________
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui



To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.


thay đổi nội dung bởi: tunbo, 27-11-2008 lúc 10:12 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 09-01-2008, 08:53 AM
duyanhpt's Avatar
duyanhpt duyanhpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
Mặc định Re: Bình Thuận

PHAN THIẾT
HÒN RƠM - MŨI NÉ- HÀM TIẾN - ĐỒI DƯƠNG
Tình yêu luôn là đề tài muôn thưở của nhân loại. Người ta ví tình yêu như là BIỂN, vì chỉ có biển mới dạt dào, mênh mông và chỉ có biển mới thể hiện được sự bao la không bờ bến, như tình yêu vậy.
Đến với biển bạn sẽ được thả hồn theo mây nước, vui đùa trên bãi cát mịn và dòng nước mát lạnh mơn trớn dưới bàn chân. Sóng biển mãi vỗ bờ và vô tình mang theo những dấu chân trần vừa in trên cát, để lại lòng ta một chút ngỡ ngàng, lâng lâng.
Những rặng dừa xanh mướt hòa nhịp cùng vũ điệu ru dương của gió biển, như xoa dịu đi những mệt nhọc, vất vả của công việc thường ngày.
Mặt trời đỏ từ từ rời mặt biển, mang theo bao điều hân hoan không tả xiết. Đứng trước biển để nhìn mặt trời mọc chắc chắn bạn sẽ có thể trở thành thi sĩ của tình yêu.

Đêm với biển dặt dìu theo tiếng sóng, bạn sẽ nhìn thấy vô số những đốm sáng đèn của những ghe chài ngư dân bập bềnh trên sóng biển, theo ánh trăng dìu dịu phía trên cao tạo cảm giác như bức tranh thủy mạc đầy ý thơ – bạn sẽ có câu trả lời cho chính bạn – tình yêu là gì hở nhỏ ? Và tình yêu có từ nơi đâu ?

Biển đang vẫy gọi và chào đón bạn đến với biển.
Xin mời bạn hãy cùng chúng tôi đến với biển để biết “biển mênh mông đến nhường nào” cùng với làn nước biển xanh ở Hòn Rơm, Mũi Né như mời gọi bạn trong những ngày hè nóng nực. Hãy thu xếp thời gian, gác lại công việc bận rộn hằng ngày để đến đây thư giãn. Một số thông tin sau đây rất cần thiết cho chuyến đi của bạn.
Phan Thiết - Biển xanh cát vàng với những vùng sinh thái
Biển và cát, đó là những gì mà Phan Thiết hào hiệp ban tặng cho những người đến thăm thú vùng đất này. Bạn có thể đến đây nghỉ dưỡng vào cả mùa mưa. Phan Thiết là nơi nằm trong vùng nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, khí hậu nóng và khô. Lượng mưa trung bình chỉ có 800 -1.150 mm, nơi có lượng mưa ít nhất trong khu vực Nam Bộ.
Ngay tại trung tâm thị xã Phan Thiết, người ta cũng có thể thấy biển. Biển chạy quanh các hàng dương xanh, ven các khách sạn nổi tiếng. Nhưng dường như du khách đến đây ít thích tắm trong những bãi biển này. Họ muốn đi sâu vào phía các đồi cát và chinh phục cát và biển.
Mũi Né, Hòn Rơm:
Rời Phan Thiết 22 km về phía đông bắc, Mũi Né đang chờ đón mọi người. Những dãy đồi đất thoai thoải sẽ dẫn chúng ta đến với Mũi Né. Và cảm giác của du khách đến làng chài Mũi Né là ngợp trong gió và nắng sớm, bãi cát ven biển trải rộng và những rặng dừa rất nên thơ. Bờ cát ở đây thoai thoải, biển nông, nước trong và sạch .
Bờ biển của Hòn Rơm sạch và đẹp, nước trong xanh. Sóng chạy dưới chân những hàng dừa mát rượi và trĩu quả. Du khách cũng có thể khám phá những bãi biển hoang sơ chưa bị khai thác bởi con người.
Ðặc sản: chớ quên nước mắm thượng hạng của Phan Thiết và đừng quên thưởng thức món mực phơi một nắng nướng trên than hồng, ngọt và thơm phức. Cốm sữa và bánh rế cũng là những món ngon tuyệt hảo.
Vùng biển sinh thái
Tuy nhiên, rời Mũi Né, nếu chưa thấy đã, khách có thể thăm thú vài cảnh biển nữa. Nhưng là biển trên đảo. Xe sẽ đưa bạn đến Hòn Lao Câu ở Tuy Phong. Hòn Lao Câu hiện là một hòn đảo giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, cách bờ biển chỉ có 7 km với diện tích 10.000 m2. Trên Hòn Lao Câu, chúng ta sẽ thấy được cảnh quan kỳ vĩ của hàng ngàn khối đá độc đáo muôn hình vạn trạng xen kẽ giữa thảm cỏ xanh mượt.
Sinh vật biển ở đây rất phong phú. Hòn Lao Câu đang được quy hoạch thành khu bảo tồn sinh vật biển. Hay cũng có thể lên tàu để đi đảo Phú Quý, cách Phan Thiết 100 km. Hòn đảo này rộng đến 32 km2 và có bờ biển dài cát mịn, nước trong xanh. Trên đảo có những ngôi chùa cổ. Và nếu có dịp đi ra mấy hòn đảo nhỏ xung quanh đảo Phú Quý như Hòn Tranh, Hòn Ðen, Hòn Trứng, chắc hẳn bạn sẽ thấy biển Phan Thiết thực hấp dẫn biết bao.
Du lịch Mũi Né
Nằm cách Thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc. Mũi Né là tên của một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc của Bình Thuận. Dọc theo quốc lộ 706 từ Tp.Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi cát thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát vớI những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nộng, thoải, nước sạnh và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách.

Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ, nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành như bãi Ông Địa, Bãi Trước và Bãi Sau. Đến Mũi Né, các bạn có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp săn bắt, câu cá, chơi golf…..Tại Mũi Né, còn có Đồi Cát, nơi mà bao năm qua trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển , cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như Suối Tiên, Lầu Ông Hoàng, Tháp Chăm PôSaNư. Dọc bãi các ven biển là các làng du lịch, khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao giải trí.

Hầu hết các du khách đến Mũi Né đều bị lôi cuốn bởi mùi thơm của đặc sản rất riêng của Phan Thiết đó là mùi hương của nước mắm trong quá trình chế biến.Đây là qui trình chế biến rất công phu qua nhiều giai đoại khép kín từ việc đánh bắt cá, được rửa sạch cá và muối cá trong những thùng lều cao lớn. Toàn bộ qui trình chế biến nước mắm qua việc muối cá trong thùng lều với thời hạn từ 8 tháng đến một năm trước khi thành phẩm khi xuất hiện nước trong màu hơi đỏ chảy ra từ thùng lều, người ta gọi đó là nước mắm nhỉ, nước mắm nhỉ rất ngon và thơm. Sau đó người ta làm loãng đi rồi đóng chai.

Nước mắm chế biến từ Phan Thiết xuất hiện trên khắp miền đất nước. Ngày nay, sản xuất hàng năm của nước mắm Phan Thiết từ 16-17 triệu lít. Muối được dùng để làm nước mắm cũng là một trong những sản phẩm của Bình Thuận.


Mặc dầu ngư trường là ngành công nghiệp lớn tại Phan Thiết, xong nó vẫn là một nghề kinh tế gia đình của nhiều ngư dân ở vùng biển Mũi Né. Khi những người đàn ông ra biển đánh cá ngoài khơi thì ở nhà những người phụ nữ lãi quán xuyến việc nhà, bán buôn, đan lưới, là trụ cột cho gia đình.

Hầu hết địa hình của Mũi Né bao gồm đồi núi và cát nên ngành nông nghiệp rất ít phát triển chỉ một vài vụ mùa của một số cây trồng chịu sống được trên đất khô

Chỉ đi theo hướng Đông của Phan Thiết độ một vào kilômét là các bạn sẽ gặp một dãi bãi tắm chạy dọc theo bờ biển và có rất nhiều cảnh đẹp thuộc trong số những bãi biển đẹp nhất Việt Nam đó chính là Đồi Cát - Mũi Né.
Một hàng hàng dừa thẳng tấp dọc hai bên đường như nghiên mình chào đón những du khách đến đây, và còn có những đồi cát rộng mênh mông với màu vàng, trắng hay đỏ tạo nên khung cảnh rất hùng vĩ và đẹp mắt mà tạo hóa đã ban cho mảnh đất Mũi Né.

Vào khoảng giữa tháng 7 đến tháng 10 là mùa cá, đây cũng là giai đoạn đỉnh điểm của những ngư dân vùng biển Phan Thiết ra biẻn khơi đánh bắt cá. Vào đêm tối, ánh sáng phát ra từ những chuyếc thuyền của nhưng ngư dân đang đánh bắt xa bờ hiện lên phía chân trời ngoài biển khơi một màu lấp lánh trông rất đẹp và quyến rũ. Từ đất liền nhìn những ánh đèn đó tập trung với nhau trông giống như một thành phố nỗi đang lênh đênh trên biển.

Bãi Rạng
Bãi Rạng hay còn gọi là Biển Rạng, có lẽ đây là bãi tắm đẹp nhất của Phan Thiết. Bãi Rạng cách Phan Thiết khoảng 15 km và nằm về phía Bắc của thành phố Phan Thiết được tạo nên với nét hòa lẫn giữa biển và hàng dừa vì bãi Rạng nằm dưới những rặng dừa dày đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp.
Bên cạnh đó còn có những địa danh nỗi tiếng khác nằm trên đường đến Bãi Rạng là Đá Ông Địa với một tảng đá lớn nằm sát bờ biển, ngày ngày so`1ng biển vỗ lên đá mà tạo ra 1 hình dáng mà dân địa phương gọi là đá Ông Địa, hàng ngày có rất nhiều du khách đến đây tham quan và cúng bái. Và nếu đến Mũi Né các du khách sẽ bị thu hút vào nét đẹp huyền bí của Suối Tiên với những hình thù được tạo ra của cát và nước. Nơi đây còn có những quả "đào tiên" rất đẹp và có rất nhiều du khách đã hái, mang về.

Đồi Cát Mũi Né
Hơn thế, các du khách đi thêm 12 dặm cách Phan Thiết về phía đông là một trong những cảnh đẹp nỗi tiếng được hòa lẫn giữa đồi cát và biển xanh, nơi đó còn được gọi là : Đồi Cát Mũi Né. Nơi đây cũng là đề tài đã góp phần tạo ra nhiều thành công về các giải thưởng trong nước và quốc tế của các nhiếp ảnh gia. Đồi cát Mũi Né được tạo nên nhiều dáng vẽ khác nhau do gió thổi nên đã tạo những hình dạng rất tuyệt vời mà thiên nhiên đã dành cho Mũi Né. Khi đến vớI Mũi Né, du khách sẽ bị chìm đắm trước vẻ đẹp của nó và còn có nhiều trò chơi thể thao bổ ích như: trượt cát, thi leo lên đồi cát v.v....
Thú trượt cát ở Mũi Né
Thú vui mới, trượt cát ở Mũi Né, Phan Thiết, thực sự hấp dẫn mọi người, nhất là với trẻ em và thanh niên. Bạn sẽ được hưởng niềm thú vị bất ngờ cùng những giây phút bay bổng diệu kỳ trong các hốc cát mênh mông của cồn cát duyên hải miền Trung.Khi khách leo lên tới đỉnh đồi cát, đội quân cho thuê "ván trượt" đã có mặt, mỗi người cầm vài miếng nhựa dẻo và nhanh chóng tiếp thị bằng cách chạy lên những đồi, dốc cao nhất trượt biểu diễn đủ mọi thế ngồi, nằm, bò chúi đầu... không khác gì cảnh trượt trên tuyết ở châu Âu mùa đông! Giá thuê "ván trượt" chỉ 4.000 đồng/miếng cho cả một buổi trượt.



Đoàn thuyền đánh cá luôn sẵn sàng cùng du khách ra khơi.

Du khách sẽ được “tập làm ngư phủ”, được giới thiệu cách đánh bắt, chế biến cá, rồi cùng ngư dân ra khơi tung lưới. Sử dụng cả cơ bắp và một chút khéo léo, bạn sẽ nhận ra nhiều điều thú vị từ khi bắt đầu chọn điểm giăng, kéo lưới, cho đến lúc gỡ cá, xếp lưới và đánh chén.

Với diện tích trên 30.000 m2 và 250 m bờ biển, Thiên Thảo - Thiên Hà nằm trong khu du lịch sinh thái biển thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, hoàn toàn biệt lập với các khu dân cư.

Tại đây có hàng trăm lều trại đủ loại và kích cỡ, có thể dùng cho 2, 4 người hay cho cả hộ gia đình. Ngủ lều thú vị vì được nằm ngay trên cát và di chuyển tới bất cứ chỗ nào mình thích. Cũng không thiếu các phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi, thiết kế cho từng hộ gia đình từ 2 đến 6 thành viên.

Ngoài "tập làm ngư phủ", Thiên Thảo - Thiên Hà còn có nhiều loại hình giải trí khác. Những ai thích thể thao đồng đội có thể chơi bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ ngay trên bãi biển. Nhẹ nhàng hơn thì có bóng bàn, cầu lông, cờ vua, cờ tướng... Các em thiếu nhi được đi cầu quay, cầu tuột, ngồi thú nhún, hay chơi các trò dân gian như: đi cà kheo, nhảy dây, nhảy trong bị, ném còn, múa sạp, ô ăn quan...

Từ khu du lịch này đến tiểu sa mạc Cát Vàng và Suối Tre chỉ mất 10 phút đi xe máy. Chiếc xe đặc chủng luôn sẵn sàng cùng lữ khách ưa mạo hiểm vượt 17 km qua Hòn Rơm, Suối Nước, Hòn Ngời, Hòa Thắng đến khám phá Bàu Sen (Bàu Trắng), chinh phục đồi Trinh Nữ. Những ai có tâm hồn ăn uống có thể ngược ra Phan Thiết thưởng thức cái thú tự tay hái quả trong vườn điều, thanh long.

Đêm về, khách bốn phương cùng quây quần bên bếp lửa, hát ca hoặc đi dạo dọc bãi biển trong ánh trăng mát rượi... Trên biển, thuyền đánh cá, câu mực về đêm tấp nập như trảy hội.
Dịch vụ du lịch xích lô

Hiện nay, tại Phan Thiết nhiều đội xích lô du lịch được thành lập, sẵn sàng phục vụ những du khách có nhu cầu dạo phố. Hoặc phục vụ cho các lễ ăn hỏi được tổ chức theo phong cách cổ.

Tuỳ theo yêu cầu của khách, những chiếc xích lô này có thể được trang hoàng lộng lẫy sang trọng với lọng vàng hay đơn giản hơn nhưng vẫn lịch sự. Khách hàng cũng có thể yêu cầu lứa tuổi của người đạp xích lô. Giá thuê xe là 20.000 đồng/giờ. Nếu thuê xe ăn hỏi, giá trọn gói từ 60.000-120.000 đồng/xe.

Chơi thể thao trên biển Mũi Né
Mũi Né hấp dẫn du khách nhờ bãi biển xinh đẹp, thơ mộng nằm bên cạnh rừng dừa rợp mát, các đồi cát với các dải cát màu hồng xoay tụ thành các hình thù lớn, nhỏ. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mô hình khu du lịch ven biển (resort) đã được khai trương và là thế mạnh của tuyến điểm này. Khu du lịch Sài Gòn – Mũi Né được kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất thiết kế theo phong cách “không gian mở trước biển”, bốn bên không có tường rào, được bao phủ cây xanh, đặc biệt là dừa xanh, giữa khu du lịch có dòng suối lộ thiên… từng được giải thưởng cao nhất Hội Kiến trúc sư Việt Nam năm 2000.

Kể từ ngày đi vào hoạt động đến nay tình hình kinh doanh của đơn vị luôn đạt được nhiều thuận lợi, công suất phòng luôn đạt khoảng 70%, những ngày cuối tuần thường đạt công suất 100%. Theo thống kê cho thấy, 80% khách lưu trú tại khu du lịch là khách quốc tế. Ngoài ra, có một chi tiết rất đáng chú ý, hầu hết các khách VIP của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức, cơ quan ngoại giao các nước tại Việt Nam khi đến Mũi Né đều chọn khu du lịch này. Trong danh sách những khách VIP, có tên của Tổng thống Phần Lan. Trước căn phòng Tổng thống Phần Lan từng lưu trú hiện nay đã được dựng một tấm bảng lưu niệm trông rất trang trọng và ấn tượng.

Đến khu du lịch Sài Gòn – Mũi Né thời điểm này, du khách sẽ hoàn toàn bất ngờ với mô hình quán bar nằm sát bờ biển, luôn tổ chức các chương trình ca nhạc quốc tế do các ca sĩ Philippines trình diễn hàng ngày, cùng các chương trình tiệc B.B.Q trên biển… Đặc biệt, khu du lịch đã đi tiên phong tại tuyến điểm Mũi Né khi chính thức khai trương mô hình thể thao trên biển vào trung tuần tháng 8 vừa qua. Những trò chơi như chạy ca nô lướt sóng, thả diều trên biển (ảnh), cùng trò chơi dù lượn khá mạo hiểm và ấn tượng đã thu hút được sự chú ý của du khách. Trong những ngày biển không động, nếu được bay trên không trung ra xa bờ biển sẽ là một cảm giác khó quên đối với du khách. Ngoài ra, khu du lịch cũng đang tiến hành việc mở rộng khu du lịch thêm khoảng 6.200m2, với các dịch vụ như phòng hội nghị, hội thảo quốc tế, trò chơi có thưởng, cùng các dịch vụ khác… để đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng đa dạng của khách hàng. Sau khi mở rộng, số phòng của khu du lịch sẽ là 100 phòng cùng các dịch vụ cao cấp khác, có thể giải quyết được bài toán “khủng hoảng phòng” trong những ngày cao điểm tại đây.

Làng chài Mũi Né
Đến với Mũi Né du khách sẽ được tham quan làng chài Mũi Né và sẽ chứng kiến và hiểu được hoạt động của 1 làng chài xứ biển của các ngư dân như thế nào. Mũi Né có được tên gọi này là do những ngư dân đi biển thường đến đây làm nơi nương nấu mỗi khi đến mùa bão hay có bão đến. Mũi có nghĩa là cái mũi đưa ra. Né có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa nắng ấm và màu xanh thẳm của biển sẽ tạo cảm giá ấm áp và trong lành và thu hút rất nhiều du khách đến đây.

Nói đến Mũi Né, du khách hình dung ngay ra một miền bát ngát cát vàng và biển xanh. Tuy nhiên, trên những nẻo đường ngập cát đó, bạn còn có thể khám phá nhiều danh thắng vô cùng ngoạn mục ít ai biết đến. Bây giờ, chúng ta hãy đi thăm khu nhà di tích "Vạn Thủy Tú".
Linh thiêng Vạn Thủy Tú
Vạn Thủy Tú là ngôi đình có niên đại lâu đời nhất ở Phan Thiết và Bình Thuận, tính đến nay đã ngót 236 năm đền tọa lạc trên đường Ngư Ông, thị xã Phan Thiết. Ðiều khác biệt so với các ngôi đình thờ thần khác là Vạn Thủy Tú thờ thần Nam Hải, và sự hiện diện của thần là cả trăm bộ xương cá voi đã được ngư dân lưu giữ từ lâu đời. Trong đó có 1 bộ xương rất lớn được quan tâm bảo quản nhất có niên đại gần 200 năm.

Ngoài ra, trong đó còn lưu giữ chiếc chuông đồng được đúc vào thời vua Tự Ðức. Trên thân chuông có khắc dòng chữ Hán cổ sắc nét ghi niên đại "Tự Ðức nhị thập ngũ niên, xuân Quý Giao đáng, Thủy Tú Vạn, Bổn vạn đồng ký". Tức là chuông được đúc vào năm Tự Ðức thứ 25 (Nhâm Thân 1872) đến nay được 126 năm.
Ngoài ra còn lưu giữ 24 điều sắc thần của các vị vua. Mặc dầu những điều sắc này làm bằng giấy, nhưng nó có niên đại hơn 150 năm . Năm 1996 Vạn Thủy Tú được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm gọi là lễ tế xuân và tế thu.


Bí mật của những bộ hài cốt “Ông Nam Hải”

... Người nổi tiếng "có duyên" nhất Vạn Thuỷ Tú là ông Nguyễn Sáu - thường gọi là ông Sáu Vẹo - một ngư phủ đã gặp "Ông" lụy không dưới 15 lần. Có lần kéo lưới lên, thấy "Ông" mắc lưới, ông Sáu đành bỏ mẻ cá ấy để đưa "Ông" ra; nhưng đến hai lần sau vẫn thấy "Ông" chui vào trở lại, ông Sáu cho rằng "Ông" sắp luỵ nên đã chọn mình để ký thác xương cốt. Ông Sáu đành bỏ chuyến biển hôm ấy để đưa "Ông" vào bờ, lên Ngọc Lân thánh địa trong đình Vạn Thuỷ Tú nằm chờ chết...



Bộ ngà

Những ngày đầu năm này, hàng ngày có nhiều người dân Phan Thiết lui tới đình Vạn Thuỷ Tú để xem việc phục chế bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam. Công việc được tiến hành ở ngôi đình có 240 năm tuổi, gần bằng thời gian thành lập tỉnh Bình Thuận. Dự kiến công trình phục chế bộ xương cá voi còn nguyên cặp ngà ấy sẽ khánh thành vào dịp lễ Tế Xuân, ngày 20/2 âm lịch (22/3/2003).

Thông tín viên VietNamNet đã tới ngôi đình độc đáo còn lưu giữ khoảng 600 bộ hài cốt cá voi này.

Từ xa xưa, ngư dân duyên hải miền Trung có tín ngưỡng thờ cúng cá voi như vị thần hộ mệnh. Với sự tôn kính đặc biệt và nhớ ơn loài cá khổng lồ qua những truyền thuyết cứu nạn người đi biển khi gặp bão to sóng dữ, họ gọi cá voi là "Ông Nam Hải".

Khoảng sau năm 1693, theo chân những đoàn quân nhà Nguyễn, những ngư phủ vùng Nam, Ngãi, Bình, Phú… đã đưa gia đình lên thuyền xuôi về phương Nam, đổ bộ lên cửa biển Phố Hài lập nghiệp. Khi những cộng đồng ngư dân đã an cư, ngoài việc lập đình thờ Thành hoàng và chư vị tiên hiền như những làng xã chuyên sống bằng nghề nông, họ còn lập đền miếu thờ Ông Nam Hải. Trải qua bao dâu biển đổi thay, bên hữu ngạn cửa sông Phan Thiết ngày nay - thuộc phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết - có một ngôi đình toạ lạc tại số 20A đường Ngư Ông được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1996 là Đình Vạn Thuỷ Tú.

Đình được dựng lên vào năm Nhâm Ngọ (1762), mặt hướng ra biển Đông. Kiến trúc đình nhỏ và bình thường như những đình làng khác ở miền Trung, nhưng bên trong có nhiều điểm khác biệt. Hương án chính giữa đình Vạn Thuỷ Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long thánh phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái hiệu tiên sư tôn thần. Cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan thánh. Phía sau là những phòng lưu trữ, bảo tồn chừng 600 bộ hài cốt của các "Ông", "Bà" và "Cậu", là những hải thần phò trợ, cứu mạng người đi biển theo quan niệm của ngư dân. Theo ông Nguyễn Xèng - một lão ngư 69 tuổi, gốc người Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế), ngư dân địa phương gọi cá Ông lớn là Ông Nam Hải, nhỏ là Cậu; gọi các loài rùa biển là Bà sống khến, Bà Năm, Bà Bảy... Những vị hải thần này thường tấp vào bờ để "luỵ" (chết), cũng có khi chui vào lưới của các ngư phủ khi sắp "luỵ". Hàng năm, ngư dân Thuỷ Tú cũng vớt được "Ông" hoặc các "Bà" luỵ, có năm tới 6-7 trường hợp cả ven bờ và trên biển…



Trong đình có 600 bộ xương cá voi

Người nổi tiếng "có duyên" nhất vạn Thuỷ Tú là ông Nguyễn Sáu - thường gọi là ông Sáu Vẹo - một ngư phủ đã gặp "Ông" luỵ không dưới 15 lần. Có lần kéo lưới lên, thấy "Ông" mắc lưới, ông Sáu đành bỏ mẻ cá ấy để đưa "Ông" ra; nhưng đến hai lần sau vẫn thấy "Ông" chui vào trở lại, ông Sáu cho rằng "Ông" sắp luỵ nên đã chọn mình để ký thác xương cốt. Ông Sáu đành bỏ chuyến biển hôm ấy để đưa "Ông" vào bờ, lên Ngọc Lân thánh địa trong đình Vạn Thuỷ Tú nằm chờ chết.

Ngọc Lân thánh địa là nghĩa trang chôn cất thi hài các vị hải thần mới chết, trước khi được bốc mộ rửa sạch xương cốt đưa vào thờ phụng trong đình. Đó là một khoảnh đất có hàng rào bao quanh nằm trước sân đình, bên trong có một am nhỏ để thắp hương và nhiều loại hoa được trồng xen giữa 24 ngôi mộ đắp đất. Hàng năm, đình Vạn Thuỷ Tú có 5 kỳ tế lễ vào các ngày âm lịch: 20-2 (Tế Xuân); 20-4 (Cầu ngư); 20-6 (Chính mùa); 20-7 (Chèo dọc) và 23-8 (Mãn mùa, cúng giỗ Ông).

Không chỉ những ngư phủ mới tin vào sự phù trợ của các vị hải thần như một tín ngưỡng dân gian mang tính truyền thống. Các vị vua nhà Nguyễn cũng ghi nhận công lao đó với 24 điệu sắc thần. Trong số đó, riêng vua Thiệu Trị ban tặng đến 10 điệu sắc thần, còn lại là của các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định... Những điệu sắc thần viết trên giấy thủ công - trong đó, 10 bản đã có hơn 150 năm tuổi nhưng vẫn được giữ gìn cẩn trọng, nguyên vẹn trong ngôi đình Vạn 240 năm tuổi này. Đình Vạn Thuỷ Tú hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng cư dân nghề cá vùng hữu ngạn cửa sông Phan Thiết do các bậc tiền bối để lại. Trong đó, có chiếc chuông đồng đúc vào năm Nhâm Thân (1872), đến nay đã được 130 năm; thân chuông có dòng chữ "Tự Đức nhị thập ngũ niên - Xuân quý giáo đáng - Thuỷ Tú Vạn - Bổn Vạn đồng ký".

Trong hàng trăm bộ hài cốt lưu giữ tại đình Vạn Thuỷ Tú có hai bộ xương cá voi rất lớn. Tài liệu cũ chép rằng: "Thuở mới lập Vạn xong, một hôm Ngài bị luỵ ở ngoài khơi trôi về ngay trước cửa Vạn. Vì Ngài lớn quá (dài hơn 20m, nặng tới vài chục tấn) nên mãi hai ngày sau, với sự giúp sức của ngư dân các làng lân cận đến giúp mới tẩm liệm xong cho Ngài". Ông Nguyễn Xèng lại kể rằng: "Khi Ngài lụy, bạn chài nhiều làng đang đánh cá cùng phát hiện và tranh nhau đưa về thờ phụng. Lúc ấy, Vạn Thuỷ Tú đông người, nhiều ghe nên đưa được Ngài về vùng nước cạnh hòn Lao (trước mặt đình Vạn) rồi đóng cọc buộc giữ xác ngài để thuỷ táng vì không có cách nào kéo lên bờ được. Sau ba năm mới đưa xương cốt Ngài vào đình bảo quản, thờ phụng". Theo ông Xèng, bộ xương lớn nhất (dài hơn 18m) có niên đại chừng 110 năm, bộ lớn thứ nhì (dài 14m) của Ông luỵ năm 1953.

Hiện nay, UBND thành phố Phan Thiết giao cho Phòng Văn hoá Thông tin làm chủ đầu tư công trình phục chế, lắp dựng bộ xương cá voi lớn nhất đặt tại đình Vạn Thuỷ Tú, dự kiến sẽ khánh thành vào dịp lễ Tế Xuân, ngày 20/2 âm lịch (nhằm 22/3/2003). Ông Đào Văn Chừ - Trưởng phòng VHTT thành phố Phan Thiết cho biết, đã tham khảo, tìm hiểu nhiều nơi, cuối cùng chọn phương án nhờ sự hỗ trợ của Viện Hải Dương Học (HDH) Nha Trang, giao cho DNTN Lê Vũ (Nha Trang) thiết kế, thi công phục chế, lắp dựng bộ xương cá voi này. Ông Đào Tấn Hỗ - Trưởng phòng Bảo tàng HDH Nha Trang cho biết:" Bộ xương cá Ông này sau khi phục chế có lẽ là bộ xương lớn nhất ở nước ta và cũng có thể lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học đến nghiên cứu và khách du lịch đến chiêm ngưỡng".





Hàng ngày, nhiều người dân địa phương thường lui tới đình Vạn Thuỷ Tú xem việc phục chế đang được tiến hành kể từ đầu tháng 1/2003. Một người dân nói: "Cả đời tôi chưa được tận mắt thấy nguyên hình bộ xương Ông Nam Hải. Tôi thấy rất vui khi ngay tại đây sẽ có một công trình ý nghĩa như vậy. Tuy nhiên, việc chặt bỏ cây cổ thụ để xây dựng ngôi nhà để đặt bộ xương Ngài choán hết nửa sân đình Vạn Thuỷ Tú như vật thiệt cũng uổng vì cảnh quan bị phá vỡ, che khuất cả ngôi đình cổ xưa nhất Phan Thiết này. Rồi đây, những ngày tế lễ hàng năm của Vạn cũng sẽ gặp nhiều trở ngại vì sân đình quá chật hẹp".

Đình Vạn Thuỷ Tú là di tích văn hoá tín ngưỡng địa phương có niên đại sớm nhất ở Phan Thiết và cả tỉnh Bình Thuận - tính đến nay đã được 240 năm, gần bằng thời gian thành lập tỉnh Bình Thuận - là kiến trúc đánh dấu sự hình thành và phát triển nghề cá và cộng đồng ngư dân địa phương, một bộ phận quan trọng trong cơ cấu xã hội ở Phan Thiết, Bình Thuận.

Về việc phục chế bộ xương cá voi ở Vạn Thuỷ Tú

- Năm 1995, một bộ xương cá voi dài gần 18m đã được phục chế, lắp đặt tại Viện Hải Dương Học (HDH) Nha Trang. Lúc ấy, bộ xương cá voi này được coi là có kích thước lớn nhất được phát hiện ở Việt Nam. Thực ra, bộ xương cá voi lớn nhất ở đình Vạn Thuỷ Tú đã được bảo quản, lưu giữ từ nửa sau thế kỷ 19 có kích thước lớn hơn nhưng chưa được các nhà quản lý và giới khoa học biết đến. Theo ông Đào Tấn Hỗ - Trưởng phòng Bảo tàng Viện HDH Nha Trang - dù công việc phục chế đang tiến hành, chưa có được số đo chính xác nhưng có thể xác định chiều dài bộ xương ở Vạn Thuỷ Tú dài hơn 18m.

-Bộ xương ở Viện HDH Nha Trang bị vỡ nhiều xương sườn và không có cặp ngà. Bộ xương ở Thuỷ Tú còn nguyên cặp ngà quý giá nhưng thiếu khá nhiều đoạn xương sống và xương đầu bị vỡ, sứt nhiều chỗ do quá trình dịch chuyển và chất những bộ xương khác chồng lên. Để khiêng bộ xương đầu ra khỏi hậu đình, đem ra nhà võ ca để phục chế, gần hai chục thanh niên lực lưỡng phải gồng mình hết sức mới nhấc lên nổi.

- Bộ xương ở Vạn Thuỷ Tú thiếu: 14/63 đốt xương sống; 4/30 chiếc xương sườn; 4 đốt xương treo, 13 đốt xương chi trước và 8 xương móng, vi.

- Công nghệ composite được dùng phục chế bộ xương cá voi ở Vạn Thuỷ Tú, có khả năng chịu đựng khí hậu vùng biển nhiệt đới tốt hơn thạch cao đã dùng cho bộ xương ở Viện HDH Nha Trang. Toàn bộ khung đỡ, giá treo dùng inox. Bục đế hình chiếc thuyền bằng gỗ hương. Mặt sàn lót mica với hệ thống đèn chiếu tạo hình ảnh sóng biển. Thiết kế và thi công do DNTN Lê Vũ (Nha Trang) đảm nhận với sự tư vấn về khoa học của các ông Đào Tấn Hỗ và Chu Anh Khánh (Viện HDH Nha Trang).



Vạn Thủy Tú là một trong những dinh, vạn cổ xưa nhất của Bình Thuận, được ngư dân làm biển coi như thủy tổ nghề biển. Vạn Thủy tú còn là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua triều Nguyễn ban tặng để thờ cá Ông và các vị Hải Thần. Vạn Thủy tú đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sữ cấp Quốc gia năm 1996.

Hồ Bạch Hồ

Ðó là hồ nước ngọt rộng khoảng 70 ha, thuộc tỉnh Bình Thuận. Bạch Hồ quanh năm thơm ngát hương sen, được tô điểm bởi những núi cát lung linh. Ngồi trên xuồng, lách vào bạt ngàn sen mà tận hưởng hương thơm, thật là thú vị.

Ai vô Bình Thuận thì vô
Nhớ về Mũi Né, Bạch Hồ quê em

Bạch Hồ cách biển Bình Thuận khoảng 4-5km. Từ quốc lộ 1 phải vượt 15 km sẽ tới hồ. Người địa phương gọi hồ là bàu. Có hai bàu: bàu Ông (tiểu hồ) và bàu Bà (đại hồ), quanh năm thơm ngát hương sen. Tuy nằm gần biển, chất nước ngọt đặc biệt của bàu từ trước đến nay không hề thay đổi. Với diện tích cỡ 70 ha, bàu Bà có chất nước ngọt hơn bàu Ông, sen cũng nhiều và đẹp hơn. Ngày xưa, bàu Bà đã từng là nơi sinh sống của cá sấu, nhưng cặp cuối cùng đã bị đánh bắt từ trước năm 1975.

Ðến đây, bạn có thể thuê một chiếc xuồng nhỏ của dân địa phương để lênh đênh trên hồ . Năm 1874, trên đường về kinh đố (Huế) nhậm chức, cụ Nguyễn Thông có lưu lại nghỉ vài ngày bên hồ. Vẻ đẹp mộc mạc nhưng tinh tế của con người và phong cảnh nơi đây được cụ ghi lại trong tập thơ chữ Hán (hai bài Bình dân sa mạc và Bạch Hồ nhàn hành). Bên trái, trời nước một mầu xanh được tô điểm thêm bởi những núi cát trắng tinh, óng ánh. Bên phải, nhiều vách đất đỏ rực bị xâm thực. Hòn Hồng xa xa không bị che khuất nhờ những đồng cỏ kiểu xa van châu Phi thưa thớt, thi thoảng xuất hiện một bụi cây thấp lè tè, xanh um. Khung cảnh nên thơ chỉ có thể thấy và cảm nhận mà không dùng lời tả xiết.

Thong thả xuôi dòng về phía cuối bàu, xuồng đưa ta vào bạt ngàn sen để vừa lách vào trong đám sen vừa tận hưởng mùi sen thoang thoảng lại vừa được thưởng thức hoa sen, gương sen và hạt sen ngay tại chỗ trong cảnh trời nước mênh mang. Chưa từng thấy hạt sen nào ngọt như ở đây.

Du khách được đưa đi Bàu Sen bằng xe đặc chủng. Theo truyền khẩu dân gian: ngày xưa có 2 vợ chồng khách du lịch thuê thuyền đánh cá nhỏ của ngư dân ra ngắm cảnh sen trong hồ, khi người vợ nghiêng mình hái đóa hoa sen thì không may rơi xuống hồ, người chồng vội đưa tay ra vớt cũng ngã theo xuống. Ngư dân hay tin vội chèo thuyền đi tìm xung quanh hồ nhưng không thấy xác. Vì thế họ gọi hồ đó là hồ không đáy hoặc bàu trắng. Qua một thời gian sen mọc càng ngày càng nhiều, người ta đã cải tạo và trồng thêm để lấy ngó sen làm kinh tế và từ đó được gọi là hồ Bàu Sen.

Ðiều lạ là hồ này nằm ở độ cao cách mặt biển khoảng 50-60m là nơi vùng bán sa mạc và sa mạc, mà nơi đây đã tạo ra 1 trạng thái địa lý là 1 ốc đảo, nước từ sa mạc dồn về, tạo thành 1 chỗ trũng, nước nơi đây trong suốt được thẩm thấu qua cát có rất nhiều loại cá to làm cho hồ này trở thành 1 vùng du lịch sinh thái vừa đẹp vừa hoang sơ.

Bàu Sen thuộc xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình (Bình Thuận), cách thành phố Phan Thiết chừng 40km về hướng Ðông Bắc. Bàu Sen còn có tên gọi dân dã khác là Bàu Bà (bởi cách bàu này một dãy cát có một hồ nhỏ hơn gọi là Bàu Ông) hay Bàu Trắng (bởi nằm giữa ba động cát trắng), còn các thi nhân gọi là Bạch Hồ.

Ðể đến Bàu Sen - Bạch Hồ, du khách có thể đi bằng hai đường: đi xe đặc chủng từ Hòn Rơm (dài khoảng 12km), hoặc từ thành phố Phan Thiết theo quốc lộ 1A đến thị trấn Lương Sơn, có ngã ba, rẽ phải chừng 18km là đến nơi. Ði đường nào cũng có cái thú, cái hấp dẫn riêng, nhưng đi hướng Lương Sơn thì đẹp hơn, bởi xe chạy băng qua những ngọn đồi trọc, lúc lên cao, lúc xuống thấp, xuyên qua các cánh rừng sò đo, rừng dừa xanh mướt trên những động cát trắng thơ mộng.

Khi xe còn chạy trên đồi cao, thoạt tiên bên tay trái hiện ra một đầm nước mênh mông trông như biển hồ, nước xanh thẳm đến “nhức mắt” (nếu du khách đi đúng vào lúc trưa), trải dài tuyệt đẹp, ai cũng phải ngạc nhiên, trầm trồ và không thể không ngắm nhìn. Bàu Sen dài 3km, nơi rộng nhất 500m, độ sâu trung bình 5m, rộng 70ha, được bao bọc bởi những động cát. Ðộng cát ở đây đẹp hơn Mũi Né, bởi cát thuần khiết một màu trắng tinh anh, mịn màng.

Ngư dân địa phương cho biết, hệ sinh vật ở Bàu Sen rất phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt rất ngon. Trong hồ còn có loại cá trắm cỏ nặng đến 30kg! Ngày xưa ở đây còn có cả cá sấu, nhưng con cá sấu cuối cùng đã được bắt cách đây 25 năm. Sen ở đây mọc tự nhiên, hầu như nở cả bốn mùa. Mỗi năm người dân địa phương thu hoạch cả tấn hạt sen để làm mứt, nấu chè trong những dịp tết.

Ðến với Bàu Sen - Bạch Hồ, bạn có thể thuê chiếc xuồng của ngư dân ven vùng dạo chơi, ngắm cảnh trên hồ, hay câu cá cũng rất thú vị. Nếu thích tắm, nước ở đây trong vắt, mát lạnh, sạch sẽ. Còn muốn cắm trại, bên phía bờ Bắc có khu rừng dương mát rượi, bạn tha hồ mắc võng nằm nghỉ ngơi, đàn hát. Ðừng quên mang theo máy chụp hình để ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp mà không phải nơi đâu cũng có.
Ðồi cát "trinh nữ"



Khác với đồi cát Tuy Phong là nơi đây cát hoàn toàn trắng chứ không phải cát vàng, đứng xa nhìn nó giống hình ảnh người phụ nữ đang nằm để lộ trần bộ ngực trắng, chính giữa là đường nét cong thăm thẳm chạy dài tạo thành 1 vùng trũng ẩn hiện tranh tối tranh sáng.

Khi đến Mũi Né mà không ghé thăm quan và biết về đồi cát là 1 phần thiếu sót. Nó đã nuốt hàng triệu cuộn phim, hàng cây số thước phim của khách trong và ngoài nước cũng như các nhà nhiếp ảnh.

Nó làm say mê và sự vất vả của con người là sự thay đổi hình dáng của đồi cát từng ngày.

Trong mùa gió, những cồn cát được thay đổi biến dạng qua từng cơn lốc, nó thay đổi từng giờ khó bắt gặp những hình ảnh ấy được tái dựng lại. Vì lẽ đó có những nhà nhiếp ảnh lên ăn dằm nằm dề ngày này qua ngày khác, vượt qua dăm ba đồi dốc vẫn không tìm được cho mình 1 góc cảnh thích hợp, một góc nhìn trong khoảng không gian vừa ý để bấm máy. Nhưng cũng có vị mới đặt chân đến lần đầu đã bắt kịp góc nhìn đúng sự kiện xảy ra và đã có những tác phẩm để đời.

Trước khi chia tay rời vùng biển ấm tình người, du khách được thưởng thức 1 đêm lửa trại ngoài trời, thưởng thức hương vị rượu cần, đưa cay bằng thịt bê thui hoặc sò nướng. Ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên đầy sao trên bầu trời, thả hồn lâng lâng theo men rượu, hòa nhịp cùng nhịp sóng vỗ, tạo nên khúc nhạc du dương dạt dào tình cảm.

DU LỊCH HÒN RƠM
Từ TP.Phan Thiết đi Mũi Né (22km), rồi theo đường bờ biển thêm 4km nữa các bạn sẽ đặt chân đến khu du lịch Hòn Rơm. Bờ biển sạch đẹp, nước biển trong xanh, êm ả, lời ru của gió mơn man qua những rặng dừa mát rượi, trịu quả. Những đồi cát vàng, cát trắng nối tiếp nhau ….. Tất cả đã tạo nên vẻ hoang sơ quyến rũ, mời gọi các bạn đến với điểm du lịch nổi tiếng này cùng chinh phục sa mạc cát, và các bạn còn được nhìn thấy nét đẹp kiêu hãnh của suối Hồng bên cạnh những đồi cát hùng vĩ.

Người ta kể rằng, hàng năm vào mùa mưa, điều kiện khí hậu gặp nhiều thuận lợi nên cỏ dại mọc rất nhiều. Khi mùa khô đến, dưới cái nắng chói chang, cỏ dại trở nên vàng úa, nhìn từ xa giống như những đống rơm khổng lồ .Cái tên Hòn Rơm xuất phát từ đó . Ngày nay, đến Hòn Rơm, ngoài tắm biển, đốtt lửa trại, bạn còn có thể ghé thăm suối Hồng, chinh phục đồi cát Mũi Né và câu cá . Được thưởng thức những con cá tươi rói - tặng vật của biển - do công sức mình bỏ ra và ngắm cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ quả không còn gì bằng.

DU LICH "KỲ ẢO SUỐI TIÊN"
Suối Tiên Hàm Tiến là nơi giao thoa của màu sắc thiên nhiên. Phía bên này chạy ra biển bạc sóng là màu xanh ngút mắt của dừa, của cỏ. Chạy theo dòng nước ra tới biển là bạt ngàn thảm muống biển nở hoa tím. Chen trong dừa xanh có hàng anh đào, mùa xuân nở hoa phơn phớt hồng, cứ ngỡ như buổi sáng mùa xuân Đà Lạt Có lần chạy ra Mũi Né, đi qua Suối Tiên thấy ngào ngạt hoa bưởi, hoa chanh, ghé vào thấy cả vườn chanh ra hoa trắng như tuyết thơm lừng. Còn phía bên kia suối là đồi cát trải dài, biến đổi theo đường đi của gió lộng, có lúc như bình nguyên, lắm khi là dốc thẳm. Từ đây vệt lửa cháy trên cát chạy băng băng tới tận Hàm Thuận, Tuy Phong, có khi nhao ra biển như những hàm răng của rồng lửa. Và trên tất cả là bầu trời xanh ngát bình yên.

Đặc sản Suối Tiên lại là con Giông, sinh vật ngoan cường của vùng cát. Chính con giông đã dựng lên một phong tục nơi đây có thể gọi hội giông. Hội giông thường diễn ra trước tết ÐOAN NGỌ ( 5-5 ÂM LỊCH) một thời gian. Chính xác là khi giông nước mưa đầu mùa rơi xuống làm bừng tỉnh thiên nhiên. Những chú giông bao ngày năm im trong hang nhấm đuôi mình, giờ lao lên mặt cát nhấm nháp những con kiến cách, mối cánh béo ngọt. Chỉ vài ngày sau, các chú giông choai béo lẳn.
Dân Hàm Tiến mũi Né có thể chế biến đủ món ăn từ con giông: bánh xèo, cà ri, nướng, rán, ram, kho dừa. Và ngay cả đám cưới, nếu thiếu món giông này thì coi như chưa đủ vị. được biết nhiểu cánh bắt giông bằng bẫy hay đào, nhưng tôi thích nhất cách làm của một cậu bé vê lá cỏ tranh làm thành tiếng vi vi, ri ri như tiếng dế vừa lãng mạn vừa lung linh.
Suối Tiên vẫn chảy kỳ ảo và nên thơ dưới mỗi bước chân người tới đây.

Hòn Ghềnh - điểm dã ngoại mới ở Mũi Né



Hòn Ghềnh, nhìn từ Mũi Né.

Cách Mũi Né chưa đầy 1 km, Hòn Ghềnh còn có tên là Hòn Lao. Trước đây thắng cảnh này không có tên trong bản đồ du lịch của Phan Thiết - Bình Thuận, vì còn khá nguyên sơ và không có người ở.
Từ khi các khu du lịch mới như Siva, Ghềnh Mũi Né... mọc lên ở bãi sau Mũi Né, ốc đảo xinh đẹp này mới được các đơn vị du lịch nhắm tới và bắt đầu đưa khách đến tham quan.

Để đến được Hòn Ghềnh, bạn có thể đi bằng hai cách, đi theo dịch vụ đưa đón khách từ làng nghỉ dưỡng Siva hoặc thuê ghe của ngư dân tại Mũi Né với giá khoảng 200.000 đồng/thuyền 10 người, bao gồm cả lượt đi và về.
Từ Mũi Né, thuyền chạy chừng 10 phút, đưa bạn đặt chân lên đảo. Ấn tượng đầu tiên ở đây là nước biển trong vắt, có thể nhìn thấy những tán san hô dưới đáy rất đẹp và lạ mắt. Quanh đảo, những ghềnh đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau, bạn phải vượt qua chúng mới leo dần lên được đỉnh. Từ đỉnh Hòn Ghềnh, có thể bao quát được cả một vùng trời biển bao la, tận hưởng luồng gió mát của đại dương. Một bên là dãy Mũi Né duỗi dài, một bên là Hòn Rơm, chúng tạo thành vòng cung như đôi cánh tay ôm lấy biển.
Ngắm cảnh Hòn Lao, đi vào buổi chiều là đẹp nhất, bởi bạn sẽ thấy được ráng chiều và hoàng hôn phủ dần trên biển. Sáng sớm là thời gian thích hợp cho những tay câu nghiệp dư. Ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Công ty Lương thực Bình Thuận, chủ đầu tư làng du lịch Siva, cho biết sắp tới sẽ xây dựng cầu cảng, lều nghỉ, nơi câu cá... để Hòn Lao trở thành một điểm dã ngoại - sinh thái cho du khách khi đến tham quan Siva.

NGẢNH TAM TÂN (HÀM TÂN)
Đó là một đoạn bờ biển đẹp thuộc xã Tân Hải (Hàm Tân), có bãi cát rộng phẳng, mịn màng và nhiều mỏm đá nhô lên mặt sóng đó từng bầy chim về phơi cánh tung tăng. Câu chuyện về những người tù vượt Côn Đảo, trên chiếc bè tắp vào bờ biển, trong đó có nhà cách mạng Tú Kiên sau này là Bí thư kỳ bộ Tân Việt Nam Kỳ được dân địa phương cứu thoát.

Thuở đầu nhà Nguyễn Trung Hưng ở đây có một đồn binh được truyền lại câu thơ buồn như lời than thở"

"Phong táp sơn yên truyền pháo hưởng
Triều phiên hải giác trợ bề thanh"
(Gió thổi trên lưng núi như tiếng súng vọng về, từng làn sóng âm vang dội về góc biển).

Bờ biển Tam Tân còn giữ được cảnh quang sinh thái, những cây dương liễu xanh liên hoàn với địa danh dốc Ông Bằng, với dinh Thầy Thím đã trở thành điểm du lịch, nghỉ ngơi của khách mọi nơi.

Cà Ná - một thắng cảnh biển



Nằm cách Phan Rang 30 km về phía Nam, Cà Ná với vịnh biển được ôm ấp bởi một vòng cung dải cát vàng dài 3 km, bên cạnh biển là núi xanh trùng điệp, đây là một trong những nơi lý tưởng cho tắm biển, trị liệu, du lịch núi và du lịch làng chài.

Chưa hết, dọc thềm biển nhô lên vài cụm đá, chấm phá vài loại cây vùng khô hạn Nam Trung bộ, theo đó, một hệ thống hạ tầng khách sạn, nhà nghỉ kiểu sàn Tây Nguyên, dịch vụ ăn uống đặc sản biển và các tuyến tham quan…Tất cả đều được xây dựng sát quốc lộ 1A, tạo thuận lợi cho du khách khi đến tham quan.

Cách khoảng 3 km về phía Đông Đông Bắc bờ biển Cà Ná là làng biển Lạc Nghiệp. Đây là một trong những làng biển lâu đời dọc ven biển hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nó cùng với làng Vĩnh Hy, làng La Gàn được xếp vào những làng chài lâu đời nhất của người Việt vùng Nam Trung bộ.

Cạnh làng biển Lạc Nghiệp là Xí nghiệp muối Cà Ná, một địa điểm sản xuất muối công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam. Ngoài khơi cách Cà Ná chừng 10 km về hướng Nam là Cù Lao Câu (còn gọi là Đảo Cái Hồn người), ở đó hoàn toàn là một đảo đá với cỏ và dứa dại. Trên đảo có nhiều chim muông, dưới thềm đảo có nhiều loại hải sản quý, nhưng ngon nhất và lạ nhất như ốc nhảy, loại ốc có càng như cua. Đảo này thực sự là một “vệ tinh” du lịch kỳ thú của Cà Ná.

THẮNG CẢNH HÒN BÀ (HÀM TÂN)
Là một hòn đảo nhỏ nằm cách bờ biển khoảng 2 cây số, Hòn Bà có hình dáng con Rùa khổng lồ đang ngẩng đầu vươn mình trên sóng biển. Hòn bà là ngọn núi trẻ, trên núi có nhiều cây cổ thụ lớn. Quanh năm cây xanh cổ thụ rợp bóng và là nơi trú ngụ của loài chim biển mỏi cánh bay về. Trên đảo có thờ Bà Chúa Ngọc Thiên Y A diễn bà với nguyên bản là một tảng đá tự nhiên mang hình dáng người mà người dân địa phương gọi là tương bà. Hàng năm vào ngày 23 tháng 3, ngư dân tổ chức lễ vía bà rất long trọng. Từ huyền thoại đầy tính sử thi về sự thủy chung, ghen giận, phân ly để rồi còn lại dấu vết Hòn Bà như một dấu chấm than buồn trên biển sóng mênh mông.

Nữa đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một ngôi đền thờ nữ Thần Thiên Ya Ana - vị thần thiêng liêng của Vương Quốc Chăm-pa cổ. Cũng từ đây hòn đảo có tên gọi là Hòn Bà. Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của ngườI Việt cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với Nữ Thần. Mặt khác ở những thế kỷ trước đây, nghề biển là nghề chính thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của những làng ngư cổ vẫn còn. Do vậy, việc thờ tượng nữ Thần ở đây là sự cầu mong cho nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi thường đến đây làm lễ cầu mưa và các nghi lễ tôn giáo khác.
Hòn Bà người ta biết đến và ngưỡng mộ không phải chỉ bằng chính ngôi đền cổ mà bởi ở đây là hòn đảo cheo leo giữa biển hấp dẫn mọi người bằng chính cảnh đẹp của nó cộng với sự hùng vĩ mênh mông của biển cả và đồi dương bên trong bờ càng làm cho phong cảnh ở đây đẹp thêm.
Hòn Bà đuợc ví von là Động Tiên sa vì nơi đây dưới chân đảo là những tảng đá muôn hình muôn vẽ chồng chất lên nhau tạo ra những hang động huyền ảo. Tiếng sóng vỗ vào khe đá giữa gió đại dương ầm ào để Hòn Bà càng thêm hoang sơ và thơ mộng
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi


To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 09-01-2008, 08:56 AM
Yell Yell vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Junior Member
Đang tìm xe
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 10
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Yell
Mặc định Re: Bình Thuận

Trích:
Chụp được dồi, nhưng mẫu phi mất, chán! quay qua chụp cái khác
mẫu phi lên bàn nhậu rùi bác ơi ,món này là đặc sản đó :mrorange:
__________________
Tư lự một cách vô tích sự
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Cũ 06-03-2008, 06:10 PM
Viktor's Avatar
Viktor Viktor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 666
Thanks: 383
Thanked 407 Times in 102 Posts
Mặc định Re: Bình Thuận

Trích:
Nguyên văn bởi Yell
Trích:
Chụp được dồi, nhưng mẫu phi mất, chán! quay qua chụp cái khác
mẫu phi lên bàn nhậu rùi bác ơi ,món này là đặc sản đó :mrorange:
Nhìn mẫu này nhớ đến dĩa Nhông xào lăn bằm xúc bánh tráng với que Nhông nướng muối ớt! hiz hiz ... chẹp chẹp ...
__________________
"đời - là những chuyến đi!"
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề giống nhau
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Bình xăng da bơm khoaton Kinh nghiệm sửa xe Honda CD Benly 43 04-03-2011 12:31 AM
Bình Thuận 14,15/6/2008 tunbo Nhiếp ảnh đường xa 20 08-06-2009 09:52 AM
Đất và người TIỀN GIANG tunbo Miền Nam 27 20-03-2009 12:20 AM
Help....Bình Xăng con mouse84 Bảo dưỡng, kỹ thuật và các vấn đề khác 15 03-10-2008 05:22 PM
Bình Thuận - Hải đăng Khe Gà (hải đăng cồ nhất VN) Viktor Miền Trung 1 16-07-2008 02:41 PM


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:56 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.