Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > HỘI QUÁN TAO ĐÀN > Văn nghệ - Thơ ca

Chú ý

Văn nghệ - Thơ ca thơ gốc tre ... cũng được

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 12-12-2008, 10:05 AM
duyanhpt's Avatar
duyanhpt duyanhpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
Mặc định Phong tục tập quán của người Việt Nam

Người Việt chúng ta mỗi vùng miền đều có các phong tục tập quán riêng , qua chủ đề này em mong anh em chúng ta nếu biết phong tục tập quán ở vùng miền nào thì post lên cho mọi người biết ạ.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi


To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 12-12-2008, 10:08 AM
duyanhpt's Avatar
duyanhpt duyanhpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
Mặc định

1- Phong tục Tết miền Nam
Ở miền Nam trước đây thông thường người ta chuẩn bị tết từ rất sớm. Mỗi gia đình nông dân đều có dành một thửa ruộng trên khu đồng của mình cấy một giống nếp ngon thêm để đồ xôi, làm bánh. Khi những dé lúa nếp bắt đầu lấm tấm những hạt đỏ ở đuôi (chưa chín già) nhà nào cũng chọn cắt ít bó về đâm cốm dẹp. Trong những đêm đầu tháng chạp, khắp xóm thôn đâu đâu cũng rộn ràng tiếng chày giã cốm "cúp cum" nghe rất vui tai.

Khi mùa màng thu hoạch xong thì không khí tết ở thôn làng rộn lên trong tiếng chày quết bánh phồng. Loại bánh nay làm bằng gạo nếp nấu chín bỏ vào cối giã như giã giò, quết cho thật nhuyễn, rồi ngắt từng viên cỡ nắm tay dùng ống tre xoa mỡ cán mỏng ra thành hình tròn như chiếc bánh đa nem, dày độ một ly. Gọi là bánh phồng, vì khi để trên lửa nướng nó phồng tướng lên cả chiều dày lẫn vòng tròn. Chiếc bánh mỏng như chiếc đĩa ấy, khi nướng chín nó nở to bằng cái chậu thau rửa mặt và chiều dày phồng lên hơn một phân tây. Người ta còn phơi những nong bột nếp phơi khô để dành gói bánh ếch.
Ở miền Nam, bắt đầu từ hai mươi tháng chạp ta, khắp nơi mở những phiên chợ Tết cho đến giao thừa đêm ba mươi. Quầy hàng hoa tươi, rau quả, bánh mứt, vải vóc, thịt cá... đều trang hoàng hấp dẫn. Nhưng đông vui nhất phải nói là chợ dưa. Tại các chợ, thuyền chở dưa đổ lên chất thành đống như núi. Nỗi tiếng nhất là dưa Trảng Bàng, Trà Vinh... Bỗ quả dưa ra, ruột đỏ như son, hạt đen huyền nhỏ rít, thịt óng ánh như hạt đường kính, ăn ngọt tê cả răng. Người ta mua dưa về trước để cúng tổ tiên ngày tết trên bàn thờ nhà nào cũng thấy hai quả dưa hấu to cỡ quả ấm tích. Người ta dán lên lớp vỏ xanh mượt của mỗi quả một miếng giây hồng điều cắt thành hình bông hoa xinh xắn, và đặt nó ngồi chễm chệ giữa mấy nải chuối chín vàng tươi xếp vây tròn quanh một chiếc đĩa bằng sứ màu trắng. Mỗi quả dưa đội trên đầu một trái hồng khô ép dẹp như trùm lên chiếc mũ nồi màu xám. Người ta còn đặt lên trên cùng, một quả quýt đỏ mọng, giống như cái mào gà ngất ngưởng. Cạnh hai trái dưa, bắt buộc phải có hai bánh đường phỗi. Ðường phỗi không phải là đường mà là một thứ quả ngọt chế tạo bằng đường cát và lòng trắng trứng gà. Hình bánh đường ấy giống hệt một lá phỗi người và bên trong có nhiều lỗ hỗng cũng như phỗi người. Ðường ấy cứng như đá, để cả năm cũng không chảy nước và chỉ đập ra cho trẻ con ăn chơi sau tết, mặc dầu dùng đường này nấu chè thì rất ngon. Có nhà bầy mâm ngũ quả, mà nhiều khi số trái cây lại vượt quá con số năm. Người ta chú ý đến bốn thứ trái cây: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài".

Cũng có nhà đĩa trái cây, dưới hết là năm bảy nải chuối, bắt buộc là chuối sứ, không phải nghi lễ nào cả, mà vì chuối sứ chín rất chậm, sau ba ngày tết chuối vẫn còn chưa rục. Trên chuối phải có hai món bắt buộc nữa, không biết lý do, là cam Tàu, loại cam mà Âu Châu không gọi là Orange mà gọi là Tangerine và hồng phơi khô, cả hai thứ này đều là hàng nhập cảng từ Trung Quốc gởi sang, vào dịp Tết ta, còn ngày thường thì xưa kia không bao giờ có bán như sau này.

Gần đến tết, người ta sắm tranh Tết, hoa Tết, thường có cành mai cắm trên lọ độc bình trên bàn thờ và trang hoàng từ trong nhà đến ngoài ngõ. Trước đây người ta hay cắt giấy vàng bọc thành những ô vuông hay hình quả trám dán trên cỗng, cửa, cột nhà, chuồng trâu, chuồng heo, cối xay, cối giã, lu nước, cây ăn trái trong vườn... Người ta cũng đem lư đồng ô trầu chén dĩa, ly tách chậu hoa, bình rượu ra đánh bóng, lau sạch.

Ngày Tết, ngày xuân là ngày hội đoàn tụ, đoàn viên, nếu không thì là những ngày nhớ thương da diết nhất. Trước tiên là nghĩ đến những người đã chết, họ tổ chức đi chạp mộ để tỏ lòng "uống nước nhớ nguồn". Chiều 23 tháng chạp, "đưa ông Táo về trời". Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ "rước ông bà" và sau đó đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ "đưa ông bà".

Người ta cũng dựng nêu, đốt pháo, nhưng lại thích gói bánh tét chứ không gói bánh chưng. Bánh tét có nhiều loại: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Người ta chỉ trộn đo đen vào nếp rồi gói lại đem nấu. Có thể cho thêm vào cùi dừa nạo nhuyễn để tăng vị béo. Gói bánh tét mặn, người ta trải gạo nếp trên lá chuối, rải lớp đo xanh lên, rồi đặt một thỏi mỡ gần bằng ngón chân cái dài suốt đòn bánh như một sợi bấc, xong cuộn tròn lại buộc chặt. Bánh tét ngọt nhân làm bằng đo xanh xào đường.

Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. Tục xưa quan niệm rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. Trong số những câu liễn treo ngày Tết có câu: "Bộc trúc nhất thanh trừ cựu tuế, Ðào phù vạn hộ khánh tân xuân" (một tiếng pháo tiễn đưa năm cũ; muôn nhà, bùa đào tức cây nêu đón chào năm mới).

Giao thừa là thời điểm thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, khi đất - trời giao cảm, muôn vật như tạm thời ngưng đọng trong giây phút để rồi bừng ra một sức sống mới, một sự tái sinh kỳ diệu.

Ba ngày tết là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Một tập quán phỗ biến là trong những ngày đầu năm, mọi người đều chỉ nói ra những lời hay, ý đẹp, gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ý. Bao điều không vui, không vừa lòng năm trước đều bỏ đi. Sách Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Ðức, trong mục "Phong tục chí" có đoạn: "Phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu mới được nhắc đến.

mồng một người ta thường hay đến cúng vái và thăm hỏi những nhà bên họ nội, mồng hai sang lễ tết bên nhà vợ và mồng ba đến thăm thầy, vì thế có câu "mồng một tết cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy". Khi đến thăm họ hàng, bạn bè, người ta thường chúc nhau mạnh khỏe, sống lâu, may mắn gọi là "làm tuổi", và "lì xì" tức là cho tiền vào phong bao giấy đỏ "mừng tuổi cho trẻ em".

ở miền Nam, bốn món cúng và là bốn món ăn ngày Tết, món thứ nhất là thịt hầm. Bắt buộc phải là thịt bắp đùi, hầm cho nhừ với vài vị thuốc Bắc. Món này chỉ để ăn chơi chớ không ăn với cơm. Món thứ nhì là thịt kho tàu, bắt buộc phải là thịt ba rọi (ba chỉ) và bắt buộc phải lớn miếng phải to ít lắm cũng bốn phân trên bốn phân và bắt buộc phải đo vào nồi thịt kho ấy ít lắm cũng một trái dừa xiêm, để cho món thịt kho ấy lạt đi, hầu ăn được to miếng. Món thứ ba là khỗ qua nạp ruột dồn thịt heo bầm nát vào đó rồi cũng hầm y như hầm món thịt nói trên. Món thứ tư thật ra là hai món nhưng chỉ để ăn chơi nên xem như một, đó là nem và bì. Rau chỉ có một thứ độc nhất và cũng bắt buộc, ấy là món dưa giá tức là giá sống ngâm trong nước có ít muối. ¡n bất kỳ món nào trong bốn món kể trên cũng bắt buộc ăn với dưa giá.

Những món trên đây chỉ cúng và ăn tới chiều mồng hai thì thôi, sang ngày mồng ba phải cúng và ăn món khác như gà, cá. Muốn cho đỡ ngấy vì thịt mỡ, người ta thường nấu một nồi cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.

Ngày tết thường có nhiều trò vui đặc biệt như đá gà, đá cá lia thia, thi cây kiểng, đu tiên, đua ghe, đánh bài, đánh me và xóc đĩa...
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi


To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to duyanhpt For This Useful Post:
1stLady (12-12-2008), roadmaster (12-12-2008)
  #3  
Cũ 15-12-2008, 03:39 PM
duyanhpt's Avatar
duyanhpt duyanhpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
Mặc định

2- Tết và Hội tết
Tết về có bao lễ tiết, bao phong tục, bao điều vui, cũng có biết bao trò chơi lý thú nhằm nhắc lại lịch sử làng xóm: rèn luyện thân thể, thi thố tài năng, trí thông minh và đức tính nhẫn nại, kiên trì khắc phục khó khăn, vốn là đức tính của người Việt Nam xưa và nay.

Bao hội thi được mở ra trong những ngày đầu, tuần đầu, tháng đầu của mùa xuân đẹp nhất trong một năm.

Từ hội thổi cơm thi...
Thổi cơm thi là một phong tục có từ lâu đời và khá phỗ biến ở làng quê Việt Nam trước đây.

Vào các dịp hội xuân hàng năm, nhân dân thường tổ chức trò vui thỗi cơm thi khác nhau. ở những làng cạnh sông nước thì thổi cơm thi trên thuyền thúng, gió thổi tứ bề ngồi bập bềnh trên nước. Có nơi vừa đi vừa thổi, hoặc vừa dỗ trẻ em đun nòm ướt, được cơm chín, dẻo ngon mới giành được giải thưởng.

Muốn có nồi cơm sôi rồi chín, phải có chất đốt tốt cho đượm ngọn lửa. Do đó cuộc thi còn gây thêm khó khăn về chất đốt. ở huyện Từ Liêm xã Nghĩa Ðô (xưa), bắt dùng mía tươi làm củi, người thi phải ăn mía lấy bã mà nấu cơm.

Tại Tây Mỗ, hàng năm có thi thổi cơm theo kiểu vừa đi, vừa nấu. Bất kể nam, nữ, người dự thi có cành tre dẻo như cần câu, buộc chặt ra đằng sau lưng, vắt đầu mềm ra đằng trước để buộc quanh nồi đã có sẵn gạo, nước, người dự thi mang theo hai thanh giang hoặc nứa khô để kéo lửa và một bùi nhùi rơm nhỏ để tiếp lửa. Cả hội đứng sẵn trước vạch vôi xuất phát, trước ngực lủng lẳng quang nồi. Một hồi trống chuẩn bị. Mọi người tước mía, nhá kỹ cho khô thành củi, đợi dứt hồi trống thứ hai thì nổi lửa nấu cơm và đi tới đích, không được dừng lại. Qua mỗi bước đi, nồi gạo lại rung rinh, ngọn lửa bị gió tạt, phải khôn khéo lựa bề che đậy. Ai vừa đi vừa nấu, tới đích sớm nhất, cơm vừa chín tới ngon dẻo thì được trao giải.

Tương truyền: Lối thổi cơm thi này nảy sinh từ thời An Dương Vương trong hoàn cảnh vừa hành quân cấp tốc, vừa phải nấu cơm ăn.

ở Tây Tựu có năm vừa thi thổi cơm trên thuyền vừa thi thỗi cơm trên cạn, rất sôi nổi nhộn nhịp.

Thổi cơm thi cũng là một hình thức thể thao dân tộc, vui nhộn có ý nghĩa nhiều mặt ở các vùng quanh Thăng Long.

... Và Hội đâm đuống.
Ðâm đuống được tổ chức chủ yếu vào dịp tết Nguyên Ðán.

Ðâm đuống thực chất là hình thức giã gạo, nhưng là giã gạo trong hội lễ, có tính tổ chức và nghệ thuật.

Ðồng bào Mường (Vĩnh Phú) giã gạo bằng cối gỗ hình chiếc thuyền, lườn dài từ hai tới ba sải tay, chiếc chày giã cũng dài như đòn gánh, giữa thân thon để vừa tay cầm. Ðâm đuống hội lễ là giã gạo chày tay vào cối đuống và chỉ do phụ nữ biểu diễn. Cả làng cùng giã, nhưng nhà nào giã ở nhà ấy.

Mở đầu, một bà nhiều tuổi nhất trong nhà đứng đầu cối, giã ba tiếng để mở màn, thành ba tiếng "Kênh, kênh ,kinh". Nghệ thuật ở đây là làm sao giã thành ba âm thanh như trên. Chày người già khai mạc như thế gọi là "Chày cái". Sau đó đến con gái, cháu gái trong nhà giã, gọi là "chày con", "chày cháu".

Trong nhà có bao nhiêu phụ nữ là phải chuẩn bị bấy nhiêu cái chày và đủ số cụm lúa mà vẫn giữ đúng nhịp điệu, hòa âm nhịp nhàng cùng hàng trăm chày khác. Vì âm thanh cối đuống là "kênh, kênh,kinh" nên đồng bào bảo rằng đó là cối đuống hát "vui xuân mới, vui xuân mới", hoặc "cơm cơm trắng, cơm cơm trắng".

Theo nhịp tay đâm đuống mau hay chậm mà tiếng chày chuyển điệu sang những âm thanh khác nhau có nhịp hai xen nhịp ba, nhịp một xen nhịp ba... Khi đôi nhịp, là tất cả từng ấy chày trong thôn đều cùng đổi, chẳng hạn: "kênh, kinh, kênh kinh" hay "kênh kênh kinh, kênh kinh", "kinh kinh, kinh kinh".

Ðâm đuống thật sự là một cuộc hòa nhạc bằng cối giã có động tác múa đơn giản. Vì ở đây động tác giã đã được nghệ thuật hóa nhằm làm đẹp, mua vui chứ không mang ý nghĩa thực dụng như giã gạo ngày thường.

Ðồng bào còn gọi đâm đuống là "chàm đuống". Chàm là đâm từ trên xuống.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi


To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to duyanhpt For This Useful Post:
roadmaster (16-12-2008), tunbo (15-12-2008)
  #4  
Cũ 15-12-2008, 03:46 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Bài sưu tầm hả Duy? Nếu sưu tầm thì cho cái nguồn nhé.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Cũ 16-12-2008, 08:08 AM
duyanhpt's Avatar
duyanhpt duyanhpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
Mặc định

Trích:
Nguyên văn bởi tunbo Xem Bài viết
Bài sưu tầm hả Duy? Nếu sưu tầm thì cho cái nguồn nhé.
em chả nhớ là ở trang nào, vì lúc xem thấy hay nên chép vào trong máy luôn, văn nghệ thơ ca thì trong máy em đầy he he post từ từ thui.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi


To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Cũ 16-12-2008, 08:19 AM
jimmy nguyen's Avatar
jimmy nguyen jimmy nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Rao bán xe
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới jimmy nguyen
Mặc định

Trích:
Nguyên văn bởi duyanhpt Xem Bài viết
em chả nhớ là ở trang nào, vì lúc xem thấy hay nên chép vào trong máy luôn, văn nghệ thơ ca thì trong máy em đầy he he post từ từ thui.
Thế thì ghi là "sưu tầm"
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Cũ 16-12-2008, 10:27 AM
kenvinnguyen kenvinnguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã lên hết cốt
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Bài gởi: 417
Thanks: 183
Thanked 349 Times in 118 Posts
Mặc định

Thanks Duyanhpt... mình biết thêm 1 chút về đất nước
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Cũ 16-12-2008, 11:12 AM
duyanhpt's Avatar
duyanhpt duyanhpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
Mặc định

3- Hội mùa

Các dân tộc thiểu số ở rừng Việt Bắc hay trên cao nguyên Tây nguyên, hàng năm khi ngô lúa ngoài nương rẫy đã thu hoạch xong, cái ăn đã chắc chắn trong nhà, thế là cả bản, cả buôn ăn tết được mùa.

Cái Tết vui được mùa luân lưu khắp các nhà trong xóm kéo dài suốt tháng, đến khi ngoài trời có mưa mới, lại bắt đầu vào mùa mới.

Ở các vùng đồng bằng sông hồng, sông cửu long, các làng mạc từ miền bắc vào miền nam, tết mừng được mùa gọi là tết cơm mới ngày 10 tháng10 đương giữa mùa gặt.

Vui được mùa, mong được mùa, ý nghĩa to lớn ấy là mừng lo và cầu mong của cả đất nước. Truyền thống phong tục ân nghĩa ấy có từ xa xưa tới nay.

4- Phong tục thờ cúng

Tín ngưỡng phổ biến của người Việt Nam là thờ cúng tổ tiên. Nhà nào, ở đâu cũng đều bày một bàn thờ ông bà ở một chỗ trang trọng. Người dân Việt Nam quan niệm rằng, dù người đã khuất bao đời, nhưng hồn người và tinh thần người vẫn ở với con cháu trên trần gian. Tết đón năm mới thì ngày tất niên, cúng “tiên thừơng” mời các cụ dưới âm về vui tết với cả nhà.

Những ngày cuối năm nhà nhà đi tảo mộ, thăm nôm mồ mả gia tiên, đồng thời đến tháng ba đi thăm mộ tiết thanh minh . Rồi hằng năm đến ngày giỗ, ngày kỵ phải đèn hương khấn vái tưởng nhớ người đã khuất.

Mỗi năm, tết rằm tháng bảy, tết xá tội vong nhân, người ta thà cá, thả chim tượng trưng cho phóng sinh làm điều lành được phúc, cúng cho các cô hồn làng thang không người cúng giỗ.

Ngày năm, tháng năm và rằm tháng tám, tết vui của con trẻ là mầm non của nòi giống. Những ngày nao nức ấy, trẻ con đeo bùa túi màu sặc sỡ, ăn quả mận uống nước dừa, bôi vôi vào rốn cầu tránh ốm đau, mong ước khoẻ mạnh.

Tết rằm tháng Tám, nhà nào cũng làm vui cho trẻ, có khi cả xóm, cả phố cùng bày cổ, bánh trái, hoa quả, đánh trống, rước sư tử, chơi đèn lòng đèn kéo quân đến lúc trăng lên tròn vành vạch lưng trời, trẻ con xúm vào tưng bừng phá cổ chơi trăng.

5- Lễ cưới

Là sự kiện quan trọng trong đời của người vn. Bởi đây là thời điểm trai gái thành vợ chồng.

Trình tự một lễ cưới ngày xưa rất phức tạp: Đầu tiên là lễ dạm hỏi ( nhà trai mang sính lễ đến nhà gái ăn hỏi)

Sau lễ dạm hỏi, đôi trai gái được coi như là đã hứaaa hôn với nhau; sau đó là lễ sếu ( nhà trai mua hoa quả đến biếu nhà gái; lễ thành hôn (cưới) tiến hành theo ngày giờ đã chọn (ngày lành tháng tốt), nhà trai đến nhà gái đón dâu.

Hôm sau là lễ lại mặt, vợ chồng mới cưới đưa nhau về nhà vợ làm lễ gia tiên. Nghi lễ cưới ngày xưa rất tốn kém.

Ngày nay trình tự dẫn đến lễ cưới thường có bốn bước: tìm hiểu, ăn hỏi, đăng ký kết hôn và cưới. Nghi lễ trong việc ăn hỏi và cưới cũng đơn giản hơn.

6- Sinh con

Là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của người Việt Nam. Người mẹ khi mang thai thường được chăm sóc chu đáo, phải ăn kiêng nhiều thứ, tránh những hoạt động nặng nhọc để khi sanh con được "mẹ tròn con vuông".

Sau khi sinh con, người mẹ phải nằm bếp tha, kiêng ra ngoài gió và chỉ ăn uống thanh đạm. Thực phẩm cho người me thường là trứng gà, vịt; chân giò lợn (được coi là thực phẩm mang lại nhiều sữa nuôi con)

Khi đứa trẻ đầy tháng, gia đình làm lễ "cúng mụ" (do quan niệm là có 12 bà mẹ nặn ra đứa trẻ) lễ cúng thường có một số lễ vật, mội thứ phải có 12 phần. Ngày nay các nghi lễ "cúng mụ" đã được thay đổi thường được tổ chức thành buổi liên hoan mừng trẻ con đầy tháng.

7- Mừng thọ

Trong đời thì ở mỗi tuổi lại một sự đáng trân trọng khác nhau, do tự bản thân gìn giữ hoặc làng xóm nhắc nhở và tôn vinh.

Ngày xưa, bốn mươi tuổi đã được trong làng trong họ quí như lão ông, Lịch sử Việt Nam, đời nhà Trần thế kỷ XII và XIII, vua Trần bốn mươi tuổi nhường ngôi cho con lên trông coi việc nước, còn vua thì nghỉ ngơi và đi tu.

Trong làng, năm mươi tuổi làm lễ lên lình, sáu mươi tuổi lên lão. Dẫu không phải các nhà chức viêc trong làng, nhưng những dịp hội hè đình đám, các cụ lình lão ra chốn đình trung ngồi riêng có trải chiếu cạp điều. Phong tục trọng lão ấy đến bây giờ vẫn được giữ gìn và còn sâu xa ý nghĩa hơn.

Trong gia đình, con cháu nhằm dịp sinh nhật để làm lễ mừng thọ bố mẹ, ông bà. Vợ chồng ăn ở với nhau song toàn 40 năm, 50 năm thì ăn mừng "lễ cưới vàng". Mỗi xã, mỗi phường bây giờ đều có hội thọ của các cụ co tuổi. Các lão ông, các lão bà được trọng vọng như nhau, các cụ bảy, tám mươi tuổi được hội thọ biếu áo điều và chụp ảnh, tặng ảnh lưu niệm.

8- Dâng hương-nét văn hóa Việt Nam

Dân tộc ta có tục dâng hương làm lễ tế thần linh, ông bà, tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc. Qua mỗi thời đại, tục dâng hương đã có ít nhiều thay đổi và ngày càng thêm những nét mới, phù hợp với sự phát trển của nền kinh tế-xã hội nói chung và đời sống tâm linh nói riêng.

Trong “Việt Nam phong tục”, học giả Phan Kế Bính cho biết: “Trương Tân là Thứ sử Giao Châu, thường đốt hương ở nhà Cát Lập tinh xà để đọc đạo thư. Tục ta có lẽ khởi đầu từ đó”. Tục dâng hương đến nay đã dần như ổn định trong tín ngưỡng của các dân tộc. Người dân dâng hương cúng bái gia tiên, gia thần vào các kỳ giỗ chạp. Tại các đình, miếu hay chùa chiền đều có dâng hương vào các dịp tết Nguyên đán, tiết Khai hạ (mồng bẩy tháng giêng), tiết Thượng nguyên (mười lăm tháng giêng), Phật đản (mùng tám tháng tư), tiết Trung nguyên (mười lăm tháng bảy)... Hàng năm, theo truyền thống, nước ta có những kỳ lễ dâng hương lớn ở một số địa phương: Hà Nội, ngày mồng 7 tháng 3 ở phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, ngày 3 đến 6 tháng 2 ở đền Hai Bà Trưng, ngày 9 tháng 4 ở đền Gióng; Hải Dương, ngày 20 tháng 8 hội lễ đền Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo; Nam Định, từ 1 đến 10 tháng 3 hội Phủ Giầy; Phú Thọ ngày 10 tháng 3 lễ hội Đền Hùng...

Cung kính thắp nén hương, lòng người cảm thấy thanh thản, như được giao hòa cùng trời đất. Đằng sau hành động “đốt”, “cắm”, là những điều cao cả hướng vào tâm linh con người. Chính vì vậy mà việc dâng hương mang giá trị văn hóa, đạo lý.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Dâng hương tại gia để thờ cúng tổ tiên và những người đã khuất. Dâng hương ở các đình, chùa, miếu, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng còn có mục đích thoả mãn nhu cầu văn hoá truyền thống. Như vậy, nét hay của đạo lý trong tục dâng hương là ở lòng thành và nét đẹp thẩm mỹ, đạo đức, văn hóa lại thể hiện ở nghi thức dâng hương. Đó là triết lý dân tộc, là giá trị văn hóa tinh thần mỗi chúng ta phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Sưu tầm
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi


To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to duyanhpt For This Useful Post:
mickey (16-12-2008), roadmaster (16-12-2008)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:01 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.