29-01-2009, 09:17 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
TÂY NINH - vùng đất thánh của đạo Cao Đài.
Tây Ninh là một tỉnh biên giới - được xếp vào miền Đông Nam bộ - phía Bắc và Tây giáp Campuchia (có 2 cửa khẩu : Mộc Bài và Xa Mat); phía Đông giáp Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp Long An, Tp.Hồ Chí Minh.
Tây Ninh là vùng đất tiếp giáp giữa vùng núi và cao nguyên Nam Trung bộ với miền đồng bằng Tây Nam bộ. Phía Bắc của tỉnh, có nhiều rừng núi, trong đó có núi Bà Đen cao gần 1000m, phía Nam đất bằng phẳng. Có hai con sông lớn chảy qua đất Tây Ninh : sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đông, mà trong đó, nước hồ thủy lợi Dầu Tiếng, chính là nước con sông Sài Gòn bị chặn lại. Sông Vàm Cỏ đông chảy qua đất Trảng Bàng.
Thời chiến tranh, Tây Ninh là một căn cứ địa cách mạng miền Nam, còn hiện nay, Tây Ninh giữ vị trí nối Tp.Hồ Chí Minh với thủ đô PhnomPenh của Campuchia(qua Quốc lộ 22).
Thị xã Tây Ninh cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 90km, chỉ mất gần hai giờ đi xe. Nói đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ tới xứ đạo Cao Đài và núi Bà Đen. Hầu như các du khách đến Tây Ninh đều ghé qua Tòa thánh Tây Ninh - thánh dịa của đạo Cao Đài - và viếng chùa trên núi Bà Đen.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
29-01-2009, 09:47 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Tuy Tây Ninh rất gần Sài Gòn, nhưng nhà Hoangtuden hình như chưa từng có nhóm - tức là cỡ 4 - 5 xe - nào đi Tây Ninh, chỉ có một số người đi lẻ, vì công việc là chính. Tết Kỷ Sửu 2009, không có thời gian dài để đi xa, mình cùng hl2911 mùng 3 Tết rủ nhau chạy đi Tây Ninh, gọi là cho có cảm giác chạy xe . Chỉ có một ngày cho cả đi lẫn về, ghé Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh và lên núi Bà Đen, cuối cùng mới thấy ... như cưỡi ngựa xem hoa, đi đâu cũng vội. Nhưng thôi, đã đến, cũng phải có ít hình ảnh về vùng đất này.
Bắt đầu từ Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh (chỉ có tổng cộng 1 giờ cho việc chụp ảnh, và chuyện trò với những tín đồ Cao Đài ở đây, về vẫn tiếc, vì có những tấm hình đã bỏ qua không chụp, được nghe kể, muốn quay lại chụp thì lại kẹt thời gian - phải di chuyển sang núi Bà Đen).
Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh được xây dựng cách thị xã Tây Ninh khoảng 5km, cách núi Bà Đen khoảng gần chục km. Khuôn viên Tòa thánh rất rộng - theo ước chừng của mình, phải trên 100ha - đất khá vuông vức, mỗi chiều đến cả ki-lo-met.
Có tất cả 12 cổng vào nội ô Tòa thánh - đấy là lúc nói chuyện với mấy vị trong Tòa mới biết thế, chứ đi loanh quanh chưa đủ 12 cổng đã vội ghé Thánh đường chính mất rồi.
Cổng chính của Tòa thánh - chụp từ phía Thánh đường chụp ra, vì lúc đi vào, tính lúc quay ra chụp, nhưng Tòa thánh ... rộng quá, sợ không đủ thời gian, nên đành chụp từ trong ra (không chụp được trọn vẹn dòng chữ : ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ nữa)
Các cổng Tòa thánh nói chung đều theo kiểu cổng tam quan, có đắp nổi và chạm hình Tứ linh : Long, Lân, Quy, Phụng và hình hoa sen. Riêng cổng chính cao và rộng hơn, có đắp tượng Lưỡng Long tranh châu cùng đóa sen và 3 Cổ pháp của Đạo.
Về 3 cổ pháp của Đạo, những người trong Tòa thánh cho biết, gồm :
- Bình Bát Vu : là bình đựng thực phẩm của tăng ni Phật giáo dùng khi khất thực
- Cây Phất Chủ : tức cây phất trần, bửu bối của Thái Thượng lão Quân, tượng trưng cho Tiên giáo
- Sách Xuân Thu : tên cuốn sách do Đức Khổng Tử viết, tượng trưng cho Nho giáo
Như vậy, đạo Cao Đài chọn 3 cổ pháp trên để nói lên sự hợp nhất của Phật giáo, Tiên giáo và Nho giáo trong nền Đại đạo.
Cổng chính được gọi là CHÁNH MÔN, qua khỏi CHÁNH MÔN có tòa bảo tháp gồm ba tầng, chứa nhục thể của các vị khai sáng đạo, gồm Đức Hộ Pháp (ở giữa), Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh (Bài này để 2 hình, để sau này có hình còn edit bổ sung).
Qua ba tòa bảo tháp, có tượng Thái tử Tất-Đạt-Đa (Phật Thích Ca Mâu Ni - lúc chưa đắc đạo) cưỡi ngựa tìm đạo, theo sau là người hầu cận ( mình quên mất tên rồi)Có thể thấy cụm tượng này ở tấm hình bên trên
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 30-01-2009 lúc 11:00 PM
|
The Following 10 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
30-01-2009, 03:42 PM
|
|
Member
Tìm tài liệu độ xe
|
|
Tham gia ngày: Aug 2008
Bài gởi: 60
Thanks: 221
Thanked 69 Times in 14 Posts
|
|
Anh Tunbo ui, hình Núi Bà thì sao ? Có chưa vậy ^_^
|
30-01-2009, 10:48 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
@ hikari : cứ tà tà, chưa đi vào trong Thánh đường Cao Đài cơ mà, tà tà rồi đến núi Bà nhé.
Qua khỏi CHÁNH MÔN, qua tượng thái tử Tất-Đạt-Đa cưỡi ngựa đi tìm đạo, là đến Cửu Trùng Thiên - là khối bát quái gồm chín bậc, được sơn ba màu : Vàng, Xanh, Đỏ
(Đành lấy lại hình cũ). Cửu Trùng Thiên ngay sau tượng Thái tử Tất-Đạt-Đa. Đó là một khối bát giác có chín bậc, lên cao thu nhỏ dần, được sơn ba màu :
- Đỏ - tượng trưng cho Ngọc, thuộc Nho
- Xanh - tượng trưng cho Thượng, thuộc Lão
- Vàng - tượng trưng cho Thái, thuộc Phật
Thái, Thượng, Ngọc là ba ngành chức sắc chính trong đạo Cao Đài
Qua khỏi Cửu Trùng Thiên là một khoảng sân rộng mênh mông, được gọi là Đại Đồng Xã (ý nghĩa là : chia sẻ cùng nhau trên tinh thần đại đồng để chung sống trong hòa bình). Dọc hai bên Đại Đồng Xã (theo hướng từ CHÁNH MÔN vào) có hai dãy khán đài nằm dọc hai con đường dẫn vào Thánh đường (trông rất giống một cái sân vận động nhỏ) tiếc là không chụp được hình, để bổ sung sau vậy. Giữa sân Đại Đồng Xã có một cây Bồ Đề lớn, cạnh đó là một cột (cờ?) lớn có 3 mặt, treo một lá cờ (hay phướn gì đó) của đạo Cao Đài. Nghe nói, cây Bồ Đề đó được một vị đại sư người Ấn Độ (hay Nê-Pan, mình không nhớ rõ) tặng hồi năm 1953, cây được chiết từ cội Bồ Đề đạo tràng - nơi Thái tử Tất-Đạt-Đa ngồi thiền và đắc đạo thành Phật Thích-Ca-Mâu-Ni.
Cây cột lớn giữa Đại Đồng Xã có tiết diện tam giác, cao khoảng 20 met, treo một lá phướn lớn có 3 màu tượng trưng của Đạo. Nghe vị tín đồ Cao Đài nói rằng, trên lá phướn có thêu hình "Song long chầu nhật", và ở dải màu xanh (ở giữa) có thêu hình Thiên nhãn, 3 Cổ pháp của Đạo, cùng dòng chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ bằng chữ Hán (Nhưng nắng quá, và sân Đại Đồng Xã rộng quá, ngại đi lại gần cây cột, không nhìn thấy hình và chữ thêu trên lá phướn)
__________________
Gác kiếm
|
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
31-01-2009, 10:02 AM
|
Senior Member
Xe lên cốt 1
|
|
Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 238
Thanks: 1.984
Thanked 340 Times in 125 Posts
|
|
Hoan hô lảo khọm, đi một ngày đàng học nhiều sàng khôn thật.hì.hì...
__________________
BIỂN.SÓNG đừng xô nhau..nhau.
|
31-01-2009, 01:52 PM
|
|
Senior Member
Xe lên cốt 2
|
|
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: Biên Hòa
Bài gởi: 262
Thanks: 214
Thanked 53 Times in 22 Posts
Biến số xe: 60?? - ????
|
|
Chưa đi chưa biết Bà Đen
Đi rồi mới biết vẫn trắng hơn Bà nhà!!!!!!!!!!
|
31-01-2009, 05:02 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 1.983
Thanks: 2.024
Thanked 20.467 Times in 1.456 Posts
|
|
Trích:
Nguyên văn bởi thangnv
Chưa đi chưa biết Bà Đen
Đi rồi mới biết vẫn trắng hơn Bà nhà!!!!!!!!!!
|
chào Thắng,
Đây là bài viết rất nghiêm túc, không nên bình luận như vậy...
__________________
Trời....ký nhầm...
|
The Following 2 Users Say Thank You to sonbenly For This Useful Post:
|
|
31-01-2009, 05:03 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Qua khỏi sân Đại Đồng Xã là đến tòa Thánh đường chính của đạo phái - tín đồ Cao Đài gọi là Đền Thánh.
Mặt tiền Đền Thánh - nhìn từ Đại Đồng Xã
Toàn cục tòa Đền Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (tên đầy đủ, còn Cao Đài là tên tắt, ngắn gọn).
Trước khi đi vào các hình ảnh về kiến trúc Đền Thánh, xin kể một cách rất khái quát về Quá trình xây dựng Đền Thánh, và lịch sử Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Mình không có ý muốn, và cũng không đủ kiến thức để đi sâu vào bàn về Đạo Cao Đài, chỉ nói về những nét chung nhất để kể về quá trình xây dựng Đền Thánh. Tài liệu có được, một phần nhờ hỏi chuyện trực tiếp các tín đồ Cao Đài ngay tại Đền Thánh, một phần nhờ các tài liệu về Đạo Cao Đài trên mạng. Lịch sử hình thành và phát triển cũng như giáo lý, tôn chỉ của Đạo, hệ thống chức sắc, vv...vv, khá phức tạp, mình đọc hoài vẫn có nhiều điểm còn rất mơ hồ, nên không dám lạm bàn
Sơ lược về lịch sử đạo Cao Đài
Tên đầy đủ của đạo là : "Đại đạo Tam kỳ phổ độ", được thành lập vào đúng đêm Noel 1925, theo các tài liệu của "Tủ sách Đại Đạo", những vị sáng lập đạo buổi ban đầu gồm :
- Ông Lê Văn Trung : ông chính là Đức quyền Giáo Tông(*) - là (Đệ nhất) Giáo Chủ của Đạo
- Ông Phạm Công Tắc : ông là Đức Hộ Pháp, cũng là (Đệ nhị) Giáo Chủ của Đạo.
- Ông Cao Quỳnh Cư : ông chính là Đức Thượng Phẩm
- Ông Cao Hoài Sanh : ông chính là Đức Thượng Sanh.
Ngày 7/10/1926 - sau gần một năm truyền đạo khắp Nam Bộ, các vị khai lập Đạo (247 vị) gửi Tuyên ngôn Khai Đạo đến Thống đốc Nam Kỳ khi đó là Le Fol, chính thức thông báo (hoặc là xin) mở đạo Cao Đài, và được chấp thuận.
Nội dung Giáo Lý của đạo Cao Đài là sự kết hợp, hòa trộn các giáo lý của các tôn giáo đã có từ trước, từ Đông sang Tây.Đạo Cao Đài có chủ trương : QUY NGUYÊN TAM GIÁO - HỢP NHẤT NGŨ CHI, tức là :
- QUY NGUYÊN TAM GIÁO : (Phật - Lão - Nho)hợp nhất tư tưởng của ba đạo lớn : Từ bi của Phật giáo; Bác ái của Đạo giáo; Công bằng của Nho giáo
- HỢP NHẤT NGŨ CHI : có ý là thống nhất 5 ngành đạo :
+ Nhân đạo của Khổng tử
+ Thần đạo của Khương Thái Công
+ Thánh đạo của Giêsu
+ Tiên đạo của Lão tử
+ Phật đạo của Thích Ca Mâu Ni
Đạo Cao Đài bộc lộ là "tôn giáo của tôn giáo", do đó nội dung giáo lý là một sự dung hợp rất phức tạp. Giáo lý của đạo Cao Đài đề cao sự huyền diệu của cơ bút(**)
Đạo phục chung của đạo Cao Đài là màu trắng, riêng các chức sắc thì phục sức theo màu riêng của từng ngành:
- Ngành Thái, thuộc Phật, màu vàng
- Ngành Thượng, thuộc Lão, màu xanh
- Ngành Ngọc, thuộc Nho, màu đỏ
Luật đạo có rất nhiều, nhưng quan trọng nhất, chung nhất là "Ngũ giới cấm" và "Tứ đại điều quy"
- Ngũ giới cấm (5 điều cấm kỵ) gồm : Bất sát sinh, bất du đạo, bất tửu nhục, bất tà dâm, bất vọng ngữ
- Tứ đại điều quy gồm :
1. Tuân lời dạy bề trên, lấy lẽ hòa người (ôn hòa)
2. Giúp người nên Đạo, không khoe tài, kiêu ngạo (cung kính)
3. Đừng vay mượn không trả
4. Đừng kính trước, khinh sau
(*) : Đạo Cao Đài thờ nhiều vị, nhưng trên tất cả là Đức Chí Tôn, tức Ngọc Hoàng Thượng Đế, có nhiều chỗ trong những bài thuyết giảng của Đức Hộ Pháp còn gọi là Đức Đại Từ Phụ. Tiếp đó là các vị Giáo tổ :
- Đức Phật Thích Ca
- Đức Lão Tử
- Đức Khổng Tử
- Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
- Đức Lý Thái Bạch
- Đức Quan Thánh Đế Quân (Quan Công)
- Đức Chúa Giêsu
- Đức Khương Thái Công
- Đức Môhamet
Về tổ chức trung ương của đạo, gồm ba đài : Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài
- Bát Quái Đài : là nơi thờ phụng của đạo, thờ các vị Thánh, thần, tiên, Phật,... do Lý Thái Bạch (còn gọi là Lý Đại Tiên) thay mặt Thượng Đế làm chưởng quản, tài liệu của đạo gọi là Đức Lý Giáo Tông (giống như một chức vụ Giáo Chủ thiêng liêng ở cõi trên của Đạo)
- Hiệp Thiên Đài : vừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan tư pháp của đạo, do Đức Hộ Pháp đứng đầu
- Cửu Trùng Đài : cơ quan hành pháp của đạo, do Đức Giáo Tông đứng đầu.
Ở đây, Lý Thái Bạch nắm quyền Giáo Chủ tâm linh của đạo - Đức Lý Giáo Tông (tức là Đức Giáo Tông họ Lý), còn người đứng đầu Cửu Trùng Đài là ông Lê Văn Trung, được gọi là Đức quyền Giáo Tông - tức là vị Giáo Chủ ở cõi "đời", cõi "thực" của đạo, do đó gọi là quyền Giáo tông (giống như quyền Chủ tịch). Sau này, khi Đức quyền Giáo Tông đăng tiên, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc trở thành lãnh tụ tối cao, nắm cả Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài (còn được gọi là "Nhị hữu hình Đài" - vì Bát Quái Đài được coi là cõi thiêng của các bậc bề trên, ở cõi trên
(**) : Cơ bút - là chữ viết tắt của "Cầu cơ - Chấp bút". Đó là một phong trào khá sôi nổi ở Nam bộ lúc bấy giờ (đầu những năm 20 của thế kỷ trước). Đây là sự kết hợp giữa trào lưu "Thần linh học" ở phương Tây, với tục cầu hồn của dân Việt. Trong các bài thuyết giảng của Đức Hộ Pháp - được Tòa Thánh ấn hành sau này, có rất nhiều chi tiết Ngài giảng về các cuộc gặp với Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông (Lý Thái Bạch). Hoặc như việc xây Đền Thánh là do các vị Khai Đạo lâp đàn cầu cơ, và được Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông vẽ cho họa đồ kiến trúc, bày cho đi tìm cuộc đất lập Đền - thực sự khi đọc các tài liệu này, mình thấy còn rất mơ hồ.
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 31-01-2009 lúc 05:15 PM
|
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
31-01-2009, 06:06 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Sự kiện xây dựng Đền Thánh
(lược theo sử Đạo)
- Ngày 7/10/1926, Quý vị Khai sáng đạo gửi Tuyên ngôn lập đạo đến Thống đốc nam Kỳ là Le Fol, và được chấp thuận.
- Ngày 19-11-1926, Quý vị tiền khai mượn Chùa Gò Kén (Từ Lâm Tự) tỉnh Tây Ninh, do Hoà Thượng Như Nhãn trụ trì, tổ chức đại lễ “Khai Minh Đại Đạo” trọng thể, kéo dài suốt mấy ngày với hàng vạn tín đồ. (Trong một tài liệu khác trong "Tử sách Đại Đạo", có nói kỹ hơn, đại ý rằng : nhờ Đức Chí Tôn dẫn dụ, mà Hòa thượng Như Nhãn đồng ý cho mượn chùa
Mấy tháng sau, chùa bị đòi lại nên Đức Lý Giáo Tông dạy các vị Cao Quỳnh Cư (Đức Thượng Phẩm), Phạm Công Tắc(Đức Hộ Pháp), Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang,.. đi tìm đất để cất. Chọn mua được hơn 100 mẫu rừng cấm. Về phong thủy, khu rừng này có địa thế rất tốt vì sâu dưới lòng đất có 6 mạch nước tụ lại gọi là Lục Long phò ấn. (Trong các tài liệu của đạo kể về những việc này, đọc thấy rất huyền diệu, mơ hồ. Chuyện cầu cơ xin ý kiến chỉ dạy của Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông, rồi chuyện ý của hai vị này mâu thuẫn với nhau, khiến các vị tiền bối khai đạo nhiều phen lúng túng, không biết theo đường nào)
- Từ tháng 1/1927), Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông đã dạy tất cả chi tiết, kích thước trong họa đồ, nhưng vì tín đồ còn ít và quá nghèo nên một Tòa Thánh tạm được cất lên đơn sơ.
- Năm 1931 đào móng, làm nền, đào hầm Bát Quái Đài. Ngài Thái Thơ Thanh trông coi. (Đọc nhiều tài liệu của Đạo, sau mình mới biết "Thái Thơ Thanh" là một dạng tên đạo của vị này, nói lên rằng, vị ấy thuộc ngành Thái, thuộc Phật. Còn chữ "Thanh" phía sau, thấy có rất nhiều vị chức sắc có chữ ấy ở sau tên, mà vẫn chưa hiểu ý nghĩa lắm)
- Năm 1933 Đức quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Nữ Đầu Sư Hương Thanh tiếp nối công trình được thời gian ngắn rồi ngưng lại. (Đức quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) là người thuộc ngành Thượng, thuộc Lão, nên có tài liệu còn gọi Ngài là Thượng Đầu Sư)
- 13-10 Giáp Tuất (1934), Đức Quyền Giáo Tông mất.
- Năm 1935 cất lầu Hiệp Thiên Đài, đúc cột, đổ tấm trần. Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh trông coi.
- Sau khi Đức Quyền Giáo Tông đã đăng tiên, Đức Hộ Pháp được giao nắm quyền chưởng quản cả hai Hội Thánh Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài và lập kế hoạch xây cất thành công Tòa Thánh.
Ngài huy động được 500 người làm công quả. Tất cả đều lập nguyện trường chay và không lập gia đình để có đủ tinh khiết trong thời gian công quả xây dựng Đền Thánh. Tiến hành liên tục trong suốt bốn năm rưỡi thì chánh quyền Pháp khủng bố, bắt Đức Hộ Pháp đày đi Madagascar ở Phi Châu.
Đến 30-8-1946, Đức Hộ Pháp mới được trở về. Ngài huy động số người làm công quả trở lại tiếp tục công trình.
- Ngày 27-1-1947, Đức Hộ Pháp làm Lễ Trấn Thần Tòa Thánh
- Ngày 29-1-1947, tổ chức Lễ An vị Quả Càn Khôn
- Tuy nhiên phải 8 năm sau, ngày1-2-1955, nhân ngày Vía Đức Chí Tôn, Đại lễ khánh thành Toà Thánh mới được Đức Hộ Pháp tổ chức vô cùng trọng thể.
Sử liệu của Đạo còn ghi lại một câu chuyện mang đầy tính huyền diệu, đại ý rằng : Trong thời gian Đức Hộ Pháp bị chính quyền thực dân đày đi Madagasca, quân Pháp chiếm đóng Tòa Thánh - lúc đó mới xong phần thô, chưa kịp trang trí, hoàn thiện - bèn vào đóng quân trong Tòa Thánh luôn, chúng đuổi các chức sắc còn lại của Đạo, cũng như các tín đồ và đội thợ công quả ra khỏi khuôn viên Tòa Thánh. Trong thời gian khoảng 3 năm đồn trú tại đây, quan Pháp đã bí mật chôn một trái địa lôi (mìn) chứa 1 tấn thuốc nổ ngay dưới nền Hiệp Thiên Đài, với âm mưu rằng, khi nào cần là kích chi mìn nổ, phá hoại toàn thể Đền Thánh. Việc làm ấy của quân Pháp cự kỳ bí mật, không ai biết. Sau, năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp rút đi, rồi quân Nhật rút đi, Đức Hộ Pháp trở về đất Thánh, tiếp tục kêu gọi các tín đồ hoàn thiện Tòa Thánh, mà cũng không hay biết chuyện trái mìn. Sau này, Ngô Đình Diệm đàn áp tôn giáo, năm 1956, Đức Hộ Pháp phải lưu vong sang Nam Vang. Tại đất khách, có người trong đạo đọc thấy trên tờ báo tiếng Pháp Paris-Macht một mẩu tin của viên chỉ huy quân Pháp cuối cùng đồn trú trong Đền Thánh trước khi bị Nhật hất cẳng. Tin đó nói rằng, ông ta biết chỗ chôn trái mìn dưới nền Hiệp Thiên Đài, đúng ra, người Pháp chôn mìn, đề phòng khi quân Nhật đến, khi rút khỏi Đền Thánh sẽ cho kích nổ trái mìn, nhưng người tiền nhiệm của ông ta đồn trú ở đó, khi bàn giao, có nói rõ vị trí trái mìn, nhưng tuyệt không nhắc tới việc kích nổ trái mìn khi rút, nên ông ta không có hành động gì, nay đăng tin, để người Tòa Thánh liên hệ, ông ta sẽ chỉ vị trí mà trục trái mìn lên. Sau Đức Hộ Pháp cũng không quá quan tâm, ngài chỉ nói rằng, không có đấu giây kích hoạt, lâu ngày nó cũng thành đất mà thôi, không cần để tâm. Sự việc này được Tòa Thánh tin là có một sự dẫn dụ huyền bí của các Đấng bề trên
Kích thước Tòa Thánh
Theo Sử Đạo, ban đầu Đức Lý Giáo Tông dạy làm Tòa Thánh với các kích thước :
- Nền cao 1.8 m, rộng 27m, dài 135m
- Hiệp Thiên Đài dài 27m, có lầu chuông, và lầu trống cao 36m
- Cửu Trùng Đài dài 81m, có tháp tròn ở giữa gọi là Nghinh Phong Đài cao 25m
- Bát Quái Đài dài 27m. Tháp cao 30m
Sau, Đức Chí Tôn giáng cơ, dạy rằng, trong lúc khó khăn về tài lực, có thể làm theo thiết kế của Đức Lý Giáo Tông, nhưng thay vì dùng kích thước theo thước tây(mét), có thể dùng thước ta (khoảng 0,452 mét), cho nên thực tế kích thước của Tòa Thánh (lấy tròn số) là :
- Chiều rộng 22m, dài 97.5m, trong đó:
- Hiệp Thiên Đài dài 13.5m
- Cửu Trùng Đài dài 63m
- Bát Quái Đài dài 21m
__________________
Gác kiếm
|
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
01-02-2009, 01:11 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Nhìn từ bên ngoài, Tòa Thánh là một kiến trúc khá đồ sộ
Theo tấm hình này, đầu tiên là Hiệp Thiên Đài, ở khúc giữa là Cửu Trùng Đài, phía xa nhất là Bát Quái Đài. Nhìn từ bên ngoài, có thể thấy sự phân chia các Đài qua các kiến trúc trên mái Tòa Thánh, hoặc là sự nâng cao dần mặt nền về phía Bát Quái Đài phía sau. Hiệp Thiên Đài ngoảnh hướng chính Tây.
Mặt tiền Hiệp Thiên Đài, nhìn từ sân Đại Đồng Xã
Hai tòa Lầu hai bên vươn lên cao hơn 25 met. Lầu bên trái (theo hướng nhìn của tấm hình) là Lầu Chuông, gọi là Bạch Ngọc Chung Đài; lầu bên phải là Lầu Trống, gọi là Lôi Âm Cổ Đài, giữa lầu chuông và lầu trống là tòa nhà, tầng dưới được gọi là Tịnh Tâm Điện, tầng trên gọi là Phi Tưởng Điện.
Người ta nói rằng, kiến trúc Tòa Thánh giống hình tượng Long Mã bái sư - Long Mã là linh vật huyền thoại xưa, mang trên mình bức Hà đồ, giúp gợi ý cho Phục Hy vẽ nên Bát Quái Tiên Thiên.
Lầu chuông và Lầu trống như hai sừng của Long Mã, Tịnh Tâm Điện giống miệng Long Mã đang há ra, còn Phi Thưởng Điện giống như cái trán, với hai cửa hai bên như hai con mắt, giữa là Thiên Nhãn, trên cao là tượng Phật Di Lặc ngồi trên tòa sen đặt trên lưng cọp
Phi Thưởng Điện, với tượng Phật Di Lặc trên cao (nghe nói rằng tượng đặt trên lưng cọp, nhằm nghi nhớ năm mở đạo công khai là năm Bính Dần 1926)
Phần Hiệp Thiên Đài, nhìn từ phía sau lại.
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 02-02-2009 lúc 06:15 PM
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:05 PM.
|