Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Nam

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 10-02-2009, 11:14 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định Di tích lịch sử : DINH ĐỘC LẬP

Trưa mùng 5 Tết Kỷ Sửu 2009 (30/1/2009), Sài Gòn vẫn còn vắng, mọi người đi chơi xuân vẫn còn chưa quay lại nhiều. Các members hoangtuden.com cũng tản mát ở khắp các miền quê, có 4 người không đi được đâu, vì cũng buồn buồn, nên sau khi uống cafe, đã rủ nhau đi làm vài chai bia trong buổi trưa đầu năm (Lẩu cá kèo). Cũng trong bữa ăn ấy, Wonghong đã phát biểu một câu, đại ý rằng : "sao mục "Mọi miền đất nước" có cá bài viết về các vùng xa, phải vất vả đi để chụp ảnh, hỏi han tư liệu, mà ngay Saigon có nhiều cái để viết thì chẳng có ai viết - ví dụ Dinh Độc Lập". Nghe cũng quá ... có lý, nên hôm nay mình mở topic về Dinh Độc Lập đây, trước hết phải cám ơn câu nhắc của Wonghong nhiều :23_30_126::23_30_126:
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 10-02-2009, 11:42 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Sau hơn 1 tuần từ khi có ý tưởng về việc viết về Dinh Độc Lập, mình lò dò vác máy vào Dinh, đầu tiên là đi theo HDV để nghe và ngó, sau đó lại đảo một vòng nữa để chụp - vừa cho đỡ đông người, vừa để biết thứ tự.
Những tài liệu tham khảo trong các bài viết ở đây, gồm cả từ tài liệu mua tại Dinh, vừa từ trên mạng, nhưng trên mạng, họ cũng ghi chú rằng "theo Tư liệu của Dinh Độc Lập", nên nói chung, có thể hiểu ngắn gọn rằng các tài liệu tham khảo, chủ yếu là theo tu liệu của Dinh

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA DINH ĐỘC LẬP

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Ðà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm Dinh Thống đốc và đặt tên là Dinh Norodom (Anh chàng Hướng Dẫn Viên trong Dinh nói rằng, người Pháp xưa lấy tên Dinh là Norodom, vì đó là tên một vị thân vương Campuchia, là người đầu tiên ký hòa ước với Pháp). Công trình được khởi công ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên đá đầu tiên. Từ 1871 đến 1887, là Dinh Thống đốc Nam kỳ.
Từ năm 1887 - 1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.
Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Ðông Dương, Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam.
Tháng 9/1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở thành trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam, kéo dài cho đến năm 1954, khi chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp thất bại nặng nề và buộc phải ký Hiệp định Gieneve, rút quân khỏi Việt Nam. Khi đó Việt Nam bị chia cắt làm 2 : ngoài Bắc là Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, trong Nam là Nhà nước Việt Nam cộng hoà.
Ngày 7/9/1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại tướng Paul Ely với đại diện cầm quyền Sài gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Ðộc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị.
Ngày 27/2/1962, hai viên phi công quân đội Sài Gòn, thuộc phe đảo chính, là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là một trương hợp đặc biệt của giải thưởng Khôi nguyên La Mã, bởi quy định của giải thưởng này khá ngặt nghèo, trong đó có một số điều sau :
- Phải là công dân Pháp (hay Ý, hoặc một số nước Châu Âu nào đó - Mình không nhớ chính xác)
- Dưới 25 tuổi
- Chưa lập gia đình
Trong khi đó, KTS Ngô Viết Thụ khi đó dã 28 tuổi, đã lập gia đình, có con, và ông mang quốc tịch Việt Nam

Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 01.7.1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng TP.HCM). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 02.11.1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31.10.1966 người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập nhưng ông không được sống ở đây ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất lại là Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10.1967 đến 21.4.1975). Từ ngày khánh thành 31.10.1966, Dinh Ðộc Lập mới trở thành cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.
10g45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30 cùng ngày, Trung úy quân giải phóng Bùi Quang Thận - Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ VNCH trên nóc Dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Đó cũng là thời điểm, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng Thống cuối cùng của VNCH là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân đội cách mạng. Nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã xum họp một nhà, thể hiện tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà.
Dinh Độc Lập ngày nay là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo Trung ương cũng như của Thành phố.

Dinh Độc Lập được xây dựng trên khuôn viên 12ha ở trung tâm Thành phố, tòa Dinh có diện tích sử dụng 20.000m2, với gần 100 phòng lớn nhỏ.

Trong các thời kỳ lịch sủ, Dinh có một số tên gọi :

- Dinh Toàn Quyền - thời Pháp thuộc
- Dinh Tổng Thống, hoặc Phủ Đầu Rồng - thời Việt Nam Cộng hoà. Tên gọi Phủ Đầu Rồng xuất phát từ thuật Phong Thuỷ, Dinh được dặt ở vị trí đầu rồng (đuôi rồng là Hồ Con Rùa)
- Dinh Thống Nhất hoặc Hội trường Thống Nhất - sau Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
catwoman (11-02-2009), funny_bro (13-02-2009), let-it-be (11-02-2009), rongdenxd (11-02-2009), wonghong (11-02-2009)
  #3  
Cũ 11-02-2009, 08:14 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Vài hình ảnh về Dinh Norodom xưa (sưu tầm trên mạng):



Mặt tiền Dinh Norodom năm 1873. Dinh Norodom được xây dựng theo bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư Hermite - cũng chính ông là người phác thảo đồ án Tòa thị chính Hương Cảng.




Dinh Norodom năm 1920




Dinh Độc Lập (cũ, tức Dinh Norodom) bị đánh bom ngày 27/2/1962
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 11-02-2009 lúc 09:20 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (11-02-2009), funny_bro (13-02-2009), wonghong (11-02-2009)
  #4  
Cũ 11-02-2009, 08:21 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định





Hình ảnh Dinh Độc Lập ngày nay


Một số góc nhìn từ cửa Dinh ra tháp phun nước trước sân :







Sau màn nước là cổng chính, thẳng ra Đại lộ Lê Duẩn
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (11-02-2009), funny_bro (13-02-2009), thehuy (11-02-2009), wonghong (11-02-2009)
  #5  
Cũ 11-02-2009, 08:34 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Dưới bàn tay thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Dinh Độc Lập kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương Đông. Toàn thể mặt bằng của Dinh làm thành hình chữ CÁT - Có nghĩa là Tốt lành, may mắn.



Mặt bằng Dinh làm thành hình chữ CÁT


Lầu thượng - mang tên "Tứ Phương Vô Sự Lâu" hình chữ KHẨU - có ý nghĩa đề cao sự giáo dục và tự do ngôn luận.



Lầu thượng hình chữ KHẨU


Hình chữ KHẨU, với cột cờ chính giữa, như một nét sổ dọc, tạo thành chữ TRUNG, Tứ Phương Vô Sự Lâu không dùng để tiếp tân hay giải trí, mà chỉ dùng cho vị nguyên thủ quốc gia tĩnh tâm mỗi khi có một quyết định về vận mệnh đất nước.



Chữ TRUNG.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (11-02-2009), catwoman (11-02-2009), funny_bro (13-02-2009), rongdenxd (11-02-2009), thehuy (11-02-2009), wonghong (11-02-2009)
  #6  
Cũ 11-02-2009, 08:47 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Các nét gạch ngang được tạo bởi : Mái hiên lầu Tứ Phương; Bao lơn danh dự; và mái hiên lối vào tiền sảnh, đã tạo thành hình chữ TAM - theo quan niệm dân chủ hữu tam : Viết nhân, Viết minh, Viết võ



Chữ TAM


Chữ TAM, được nối liền bằng nét sổ dọc, tạo thành chữ VƯƠNG, kỳ đài trên cùng tạo ra nét chấm trên chữ VƯƠNG, tạo thành chữ CHỦ - có ý nghĩa tượng trưng cho chủ quyền đất nước.



Chữ CHỦ (bỏ đi nét chấm của kỳ đài bên trên, nó là chữ VƯƠNG)


Toàn bộ mặt tiền của Dinh, gồm : Mặt trước Dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3, kết hợp với mái hiên lối vào chính, cùng với hai cột bọc gỗ phía dưới mái hiên, tạo thành chữ HƯNG - mang ý nghĩa cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.



Chữ HƯNG




Sơ đồ toàn cảnh khuôn viên Dinh Độc Lập
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 11-02-2009 lúc 09:04 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 10 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
1stLady (11-02-2009), MissCD (11-02-2009), catwoman (11-02-2009), funny_bro (13-02-2009), hl2911 (11-02-2009), jimmy nguyen (11-02-2009), khoaton (11-02-2009), rongdenxd (11-02-2009), thehuy (11-02-2009), wonghong (11-02-2009)
  #7  
Cũ 11-02-2009, 09:18 AM
bơm-bớm's Avatar
bơm-bớm bơm-bớm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Member
Tìm tài liệu độ xe
 
Tham gia ngày: Oct 2008
Đến từ: mặt trăng
Bài gởi: 79
Thanks: 5
Thanked 9 Times in 6 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới bơm-bớm
Mặc định

bài viết này rất bổ ích, e thì chỉ biết lịch sử hình thành của dinh thôi,nhưng không ngờ là kiến trúc của dinh còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa Á Đông như vậy,
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Cũ 11-02-2009, 11:46 AM
MissCD MissCD vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
THỦ QUỸ
Xe đã lên hết cốt
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Đến từ: Thủ Đức
Bài gởi: 423
Thanks: 293
Thanked 1.643 Times in 313 Posts
Mặc định

Em dự định cuối tuần sau đi tham quan dinh...Tx bài viết của anh Tun...Thích ảnh minh họa hơn là những tư liệu lịch sử dài dòng ( đọc xong thì hok nhớ gì hết )
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Cũ 11-02-2009, 06:23 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Ngay tiền sảnh tòa nhà là dãy ghế cho khách ngồi nghỉ mệt(bên tay trái tòa nhà) và bàn của nhân viên bảo vệ và hướng dẫn viên. Mình lò dò lên sảnh (cùng một bác bạn nữa) vào giữa trưa, giờ nghỉ, nên phải chờ đến giờ chiều (13g) mới được vào, hai anh em đang đứng nói chuyện, bỗng chàng HDV bước lại, hỏi bằng giọng Bắc, tiếng Việt rất ... sõi :"Xin lỗi, hai anh là người Lào hay người Thái ạ?" - Bó toàn thân, thà hỏi bằng tiếng Anh, đằng này lại hỏi bằng tiếng Việt. Về sau chính anh chàng này làm HDV cho đoàn khách mà mình đi theo, nên cũng hỏi han hắn được mấy cái hay hay.

Thẳng từ sảnh nhìn vào là cầu thang lên lầu(ảnh bị hỏng hết rồi, bực quá), sau cầu thang là Phòng Khánh Tiết, bên phải trước khi tới cầu thang là Phòng họp Nội các, đối diện Phòng họp Nội các là Phòng Đại yến - đó là ba căn phòng mà khách được phép tham quan.



Phòng Khánh Tiết - giờ nó chỉ là một cái hội trường lớn, toàn ghế là ghế, có cờ Đảng, cờ Tổ quốc và tượng Bác Hồ trên bục.

Vì thế, chả có gì đặc sắc, căn phòng đã được sắp xếp lại - vì nó vẫn thường được sử dụng cho các hội nghị (hiện tại).
Nhưng vẫn còn một thứ từ xưa trong căn phòng này, nó là bức tranh ở bức tường ngang cuối phòng :



Bức tranh : Vua Hùng Quốc tổ


Đây là bức tranh do họa sĩ Trọng Nội vẽ, được treo lên vào ngày khánh thành Dinh Độc Lập (mới), 31/10/1966. Đây thuần túy là bức tranh đưowcj vẽ ra do sự tưởng tượng của người họa sĩ về khung cảnh triều đình Vua Hùng xa xưa. Bức trnah vẽ Vua Hùng ngồi trên ngai, hai bên là các hàng tướng văn võ, trước mặt Vua Hùng, trên án là bức chiếu (hoặc gì đó tương tự) có hai chữ "Văn Lang"



Vua Hùng - dưới nét vẽ và sự tưởng tượng của họa sĩ Trọng Nội






Hai hàng lang tướng hai bên, trên án là tờ chiếu có hai chữ : VĂN LANG
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
catwoman (11-02-2009), funny_bro (13-02-2009)
  #10  
Cũ 11-02-2009, 06:35 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Qua tiền sảnh, ngay bên tay phải là Phòng họp Nội các



Cửa Phòng họp Nội các




Bên trong Phòng họp - nội thất này hình như được giữ nguyên từ xưa, mỗi vị một cái micro trước mặt


Đối diện thẳng cửa với Phòng họp Nội các, bên tay trái là Phòng Đại yến.





Phòng Đại yến


Ngày nay, căn phòng này vẫn được sử dụng, nên HDV nói rằng, nội thất (chủ yếu là bàn ghế) trong Phòng Đại yến là nội thất hiện đại, không phải đồ xưa.
Tuy nhiên cũng giống Phòng Khánh Tiết, trong Phòng Đại yến có một vật có mặt từ xưa : Bức tranh sơn mài mang tên "Sơn hà cẩm tú"



Bức tranh SƠN HÀ CẨM TÚ trong Phòng Đại yến

Đây là tác phẩm của chính Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - tác giả thiết kế Dinh Độc Lập - nó cũng được treo lên vào ngày 31/10/1966
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
MissCD (11-02-2009), funny_bro (13-02-2009), mobinam (11-02-2009)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:19 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.