Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > LINH TINH > Xả xúp pắp

Chú ý

Xả xúp pắp Xe nóng máy thì phải xả thôi, nghỉ ngơi đi anh em

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 12-09-2008, 11:53 AM
LEMOTO's Avatar
LEMOTO LEMOTO vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Super Moderator
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 2.628
Thanks: 13.753
Thanked 8.066 Times in 1.767 Posts
Mặc định LỊCH SỬ CỦA CẢI LƯƠNG

LỊCH SỬ CẢI LƯƠNG
Cải lương, nghĩa đen là đổi mới, là một loại hình nghệ thuật sân khấu kịch hát của miền nam Việt Nam, trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ, và bản Vọng cổ. Nghệ thuật này ra đời vào năm 1917, chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Tây phương hơn so với các nghệ thuật thuần túy như hát chèo và hát bội. Đề tài của các tuồng cải lương thường liên quan đến các điển tích và những vấn đề xã hội. Hiện nay cải lương vẫn còn thịnh hành, đặc biệt là tại miền nam Việt Nam.
Tiền thân của nghệ thuật cải lương là các tài tử hát ca trong các buổi lễ gia tư, không trên sân khấu hay trước nhiều người. Vào năm 1911, ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều), người lãnh đạo một ban tài tử, muốn có nhiều khán giả nên đã thương lượng với ông chủ của một khách sạn ở Mỹ Tho cho nhóm ông biểu diễn cho các khách. Họ được khán giả đón tiếp nồng nhiệt và được sự để ý của một ông chủ rạp hát bóng gần đó và được đề nghị biểu diễn tại đó. Lúc đó sân khấu rất đơn giản, các tài tử bận quốc phục ngồi trên một bộ ván biểu diễn, không giống cải lương bây giờ. Dần dần cách biểu diễn này được lan tràn vào Sài Gòn và các tỉnh Nam bộ. Đến nay, nhiều ghi nhận cho thấy tên cải lương xuất hiện vào năm 1920 tại bảng hiệu gánh hát Tân Thinh trên câu liên đối:
"Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh"
Theo ghi nhận của soạn giả Nguyễn Phương - định cư ở Canada - thì đôi câu đối trên của ông Lâm Hoài Nghĩa - thầy tuồng của gánh Tân Thinh. Gánh Tân Thinh của ông Trương Văn Thông, và câu đối này xuất hiện khi gánh hát khai trương
• Tố Ánh Nguyệt
• Sầu vương biên ải
• Gánh nước đêm trăng
• Thức trót đêm đông
• Sầu Bạn Chung Tình
• Tôn Tẫn Giả Điên
• Trần Minh khố chuối
• Người vợ không bao giờ cưới
• Đời cô Lựu
• Lá sầu riêng
• Nửa đời hương phấn
• Tiếng hạc trong trăng
• Sân khấu về khuya
• Bên cầu dệt lụa
• Tiếng trống Mê Linh
• Tấm lòng của biển
• Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài
• Lưu Bình - Dương Lễ
Mời các bác tham gia ý kiến cho hoàng thiện môn nghệ thuật Nam Bộ nhé!!!
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 12-09-2008, 12:02 PM
LEMOTO's Avatar
LEMOTO LEMOTO vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Super Moderator
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 2.628
Thanks: 13.753
Thanked 8.066 Times in 1.767 Posts
Mặc định Re: LỊCH SỬ CỦA CẢI LƯƠNG

CẢI LƯƠNG LÀ GÌ?
Ngày nay chúng ta ai ai cũng ghiền nghe và coi hát cải lương, vì cải lương, sau trên 80 năm xuất hiện, hình thành và phát triển ở miền Nam trước và trên toàn lãnh thổ sau đó, phản ảnh đời sống hàng ngày của chúng ta, nói lên những gìmàchúng ta không thể nói được.

Nhà khảo cổ và nghiên cứu hát bội và hát cải lương Vương Hồng Sển, trong quyển "Hồi ký 50 năm mê hát: 50 năm cải lương", tủ sách Nam Chi, do Phạm Quang Khai, cơ sở xuất bản năm 1968, Saigon, không chắc chắn ngày khai sanh của bộ môn hát mới này. Ở Saigon, có tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập hát cải lương vào năm 1966, nghĩa là hát cải lương được mở mắt chào đời vào năm 1916. Vì không có tài liệu viết trên giấy trắng mực đen, nên không thể khẳng định ngày giờ chắc chắn của sự xuất hiện của cải lương.

Theo sự hiểu biết của tôi, hát cải lương đầu tiên được xuất hiện dưới hình thức ca tài tử tại tư gia khoảng năm 1915. Các tài tử còn ca các bài cũ kiểu "độc thoại " và chưa có ra bộ tịch gì hết. Lúc đó đã có thấy xuất bản một quyển "Bản đờn tranh và bài ca" do Phụng Hoàng Sang soạn, và Đinh Thái Sơn xuất bản, Saigon, in lần thứ ba, năm 1907. Như thế có đoán là lần in thứ nhất có thể vào khoảng 1900. Qua quyển này chúng ta được biết vào thời đó, giới cầm ca hát đờn những bài sau đây : "Lưu Thủy Trường", "Phú Lục", "Bình Bán chấn", "Xuân Tình", "Bình Bán Vắn", " Bát Man Tấn Cống", "Tứ Đại", Phụng Hoàng", "Nam Xuân", "Nam Ai", "Tứ Đại Cảnh". Có người cho rằng ông thầy Ký Trần Quang Quờn đã sáng tác bài "Tứ Đại Oán" và "Văn Thiên Tường". Điều chắc chắn là ông Trần Quang Quờn đã sáng chế nhiều cây đờn như cây đại ba tiêu, tiểu ba tiêu, cây song thương màngày nay không thấy được phổ biến. Có thể nói đây là giai đoạn tượng hình thai nghén của hát cải lương.

Bắt đầu năm 1916, loại ca đối thoại xuất hiện, nhiều người hát chung, và gọi đó là "Ca ra bộ". Bài hát điển hình nhất làbài "Tứ đại oán " (Bùi Kiện thi rớt ) phát khởi từ Vũng Liêm (Vĩnh Long) tại nhà thầy Phó Mười Hai. Tại Vĩnh Long, chúng ta có thể nghĩ là nơi phát xuất của hát "ca ra bô", giai đoạn phôi thai của hát cải lương. Ngoài ông Phó Mười Hai, mỹ danh Tống Hữu Định, ông Trần Quang Quờn, ông Phạm Đăng Đàng là một danh cầm đất Vãng là những người đóng góp đắc lực cho sự hình thành của hát cải lương sau này.

Phải đợi tới gần dứt thế chiến thứ nhứt, dưới chế độ toàn quyền Albert Sarrault, dân được chính phủ bảo hộ nới rộng cho phép lập hội hè hát dân ca nên một số chủ bút thân hào phú hộ tụ tập nhau lại (Huyện Của, Bùi Quang Chiêu, Đốc Phủ Bảy, Hồ Văn Trung, Nguyễn Chánh Sắt, Đặng Thúc Liêng, vv ...) bè n chia nhau các vai tuồng, và lên sân khấu lần đầu, hát quyên tiền giúp Pháp chống Đức. Do sự cải tân từ nghệ thuật hát bội, mới nẩy sinh ra danh từ "Hát bộ" nghĩa là hát ra bộ qua vở tuồng "Gia Long tẩu quốc, Pháp Việt nhứt gia" diễn tại nhà Hát Tây Saigon ngày 16 tháng 11, 1918.

Từ đó, ở miền Nam bắt đầu mọc lên như nấm các nhóm ca ra bộ, rồi cải lương như ở Vĩnh Long có thầy Phó Mười Hai Tống Hữu Định, ở Sa Đéc có gánh xiệc pha ca ra bộ rồi cải lương của André Thận, ở Sóc Trăng có gánh hát của thầy thuốc Trần Văn Minh, ở Mỹ Tho có gánh của Thầy Nă m Tú, ở Chợ Lớn có gánh thầy Mười Vui, ở Saigon có gánh Tân Thinh, ở Long Xuyên có gánh Tập Ích Ban (của Vương Văn Có), vv ...

Suy đi nghĩ lại, điểm mà ai cũng đồng ý là hát cải lương bắt nguồn từ hát bội. Lúc ban sơ, các tuồng hát đều dựa theo tuồng cổ của hát bội như "Trảm Trịnh Ân", "Ngưu Cao tảo mộ", "Thoại Khanh Châu Tuấn". Ở hát bội, câu ca không cần bị gòbó theo nhạc đàn, tuy rằng căn bản phải gìn giữ đúng với âm điệu, do đó diễn viên được tự do sáng tạo, được phát huy sở trường, câu hát cao hay thấp, mau hay chậm, ngân nga hay kéo dài không bị giới hạn, chỉ cần phải hòa với nhạc đàn ở những nhịp chính là được. Còn trong cải lương, câu ca phải đúng với điệu đàn, phải hợp với giai điệu và tiết tấu. Để tránh những cử chỉ tượng trưng quá nhiều và hát hay thét lớn cùng những tuồng tích xưa, hát cải lương với những bài ca mùi mẫng, với nhừng tranh dàn cảnh huy hoàng, với những tuồng gần với xã hội Việt Nam, với lời văn đơn giản của ngôn ngữ thường ngày, với những động tác tự nhiên đã đổi mới nghệ thuật diễn xuất, nhạc điệu. Về âm nhạc thì bỏ những lối hát nam, hát khách, bỏ luôn lối xướng, bạch, hường, tán, chỉ giữ và phát triển thêm lối nói lối cho thật mùi hợp với tiếng đờ n tài tử. Số vốn ca nhạc của sân khấu cải lương ngày từ buổi đầu cũng đã rất phong phú. Về điệu "Lý ", có "Lý Ngựa Ô", "Lý Con Sáo ", "Lý Giao Duyên ", "Lý Ngựa Ô Nam", "Lý Thập Tình ", "Lý Chuồn Chuồn". Về ngâm thì có ngâm Sa Mạc, Bồng Mạc, Ngâm Sổng, hoặc lối ngâm mới trong cải lương áp dụng theo dây Oán . Có ba bài Nam : "Nam Xuân", "Nam Ai " và "Nam Đảo", bốn bài oán như "Tứ Đại Oán", "Phụng Hoàng", "Giang Nam", "Phụng Cầu ", và bốn bài oán phụ như "Văn Thiên Tường", "Bình Sa Lạc Nhạn ", "Bộc Thủy Ly Tao", và "Thanh Dạ Đề Quyên". Ngoài ra những cảnh vui thì có 5 bản vui và ngắn như "Bình Bán Vắn ", "Tây Thi Vắn", "Khổng Minh Tọa Lầu", "Mẫu Tầm Tử", "Long Hổ Hội". Sáu bài Bắc lớn như "Lưu Thủy Trường", "Phú Lục", "Bình Bán chấn", "Xuân Tình", "Tây Thi", "Cổ Bản". Bảy bài lớn dùng trong nhạc lễ như "Xàng Xê", "Ngũ Đối Thượng", "Ngũ Đối Hạ", "Long Đăng ", "Long Ngâm ", "Vạn Giá ", "Tiểu Khúc ". Đó là chưa kể 8 bài ngắn khác dùng trong nhiều trường hợp vui buồn khác nhau như "Ái Tử Kê ", "Chiêu Quân", "Trường Tương Tư", "Đường Thái Tôn ", "Bát Man Tấn Cống", "Duyên Kỳ ngộ", "Ngự Giá ", "Kim Tiền Bản", và sau cùng là 10 Liên Hoàn (Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Hồ Quản g, Liên Hoàn, Bình Nguyên, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ, Tẫu Mã).

Giai đoạn tiên khởi của cải lương bắt đầu bằng gánh hát của thầy André Thận vào năm 1917. Đến năm 1918, gánh André Thận rã, thầy Nă m Tú ở Mỹ Tho mới gom góp các tài tử của André Thận lập nên gánh Thầy Năm Tú, sắm thêm y phục, tranh cảnh, và có Trương Duy Toản là thày soạn tuồng đàng hoàng.

Lúc đầu là phụ diễn trước khi chiếu phim hát bóng. Các tài tử đều ngồi trên bộ ván gõ, và mặc quốc phục chỉnh tề, vừa ca vừa ra bộ. Thầy Năm Tú có công trong việc đưa nhạc cải lương đến với mọi tầng lớp người Việt trên toàn cõi xứ Việt Nam qua các dĩa hát 78 vòng mà những người từ bát tuần trở lên đều nhớ mỗi khi nghe dĩa hát bát đầu bằng cầu "Đây là bạn hát cải lương của Thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho, hát cho dĩa Pathé Phono nghe chơi"

Từ đó trở đi, các gánh đua nhau mọc lên như nấm. Nào gánh Tập Ích Ban, gánh Tân Thinh Ban, gánh Văn Hý Ban, gánh Võ Hý Ban, gánh Phước Cương, gánh Trần Đắc, gánh Huỳnh Kỳ, gánh Phụng Hảo, vv ... đã tạo cho sân khấu cải lương một nền móng vững chắc. Những tài tử cải lương gạo cội tiền bối người còn người mất (hiện nay chỉ còn có bà Phùng Há, bà Bảy Nam ở Saigon) như các bà Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam, Hai Nhỏ, Ba Út, Năm Sa Đéc, Thanh Tùng, Kim Thoa, và các nam nghệ sĩ như Từ Anh, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Năm Nghĩa, Tám Danh, Ba Du, vv… đã đưa nghệ thuật diễn xuất cải lương từ chỗ sơ khai đến chỗ toàn hảo.

Từ năm 1938 đến năm 1945, nhóm Kim Thoa của Tư Chơi và gánh Kim Chung tìm cách pha nhạc Tây vào câu ca bài bản cổ Việt.

Đến giai đoạn hồi cư (1946-47), hát cải lương xuất hiện trở lại và chỉ đem tuồng cũ ra diễn lại mà thôi.

Từ năm 1950 trở về sau, cải lương lại pha thêm đấu kiếm, đánh võ, đánh chưởng, vừa ca vừa hát giọng Tàu (Hồ Quãng), giọng Âu Mỹ, rồi lại sinh ra loại tân cổ giao duyên.

Tuồng tích cải lương được phân chia ra nhiều loại : tuồng tàu, tuồng dã sử, tuồng chiến (gánh hát của Bảy Cao), tuồng La Mã, Phù tang, tuồng xã hội, tuồng chưởng, tuồng hồ quãng, vv...

Giai đoạn 50-60, những nghệ sĩ hữu hạng và thượng thặng mà đa số chúng ta đều biết tiếng như là Út Trà Ôn (từ trần năm 2001), Thành Được (hiện sống ở San Jose, Hoa Kỳ), Thanh Tú (hiện ở Saigon, Việt Nam, Hùng Cường (từ trần ở California, Hoa Kỳ), Dũng Thanh Lâm (hiện sống ở California, Hoa Kỳ), vv ... về phía nam, và Út Bạch Lan (hiện sống ở Saigon), Thanh Nga (từ trần), Bạch Tuyết (hiện sống ở Saigon), Ngọc Giàu (Saigon), Thanh Thanh Hoa (Saigon), Ngọc Nuôi (Hoa Kỳ), Kim Chưởng (Saigon), vv ... về phía nữa.

Một số hề nổi tiếng như Ba Vân (từ trần), Sáu Đước (gánh Tân Đồng Ban, từ trần), Tư Rọm (gánh Việt Hùng Minh Chí, từ trần), Hề Trường, Hề Tỵ (gánh Tân Hí, Mộng Vân, Phát Thanh), Lê Tám (gánh Hoa Sen), Hề Phúc Lai, Hề Tư Vững, Hề Giác, Hề Minh, Hề Hai Vinh,vv ...là những người đã đem sức đem hơi ra chọc được tiếng cười dòn tan của khán giả. Tất cả các danh hề kể trên đã sang bên kia thế giới.

Từ năm 1970 trở đi, các nghệ sĩ trẻ như Minh Phụng, Minh Cảnh, Tấn Tài, Chí Tâm (hiện sống ở Hoa Kỳ), Vương Kiệt, Lệ Thủy, Hương Lan (sống ở Hoa kỳ), Phượng Liên (hiện sống ở Hoa kỳ) vv ... nối tiếp con đường đã vạch sẵn của các bậc tiền bối.

Tại miền Nam trước 1975 có trên 50 gánh hát lưu diễn quanh năm. Ngày nay số gánh hát vẫn tương đương và tiếp tục phát triển nghệ thuật cải lương ở Việt Nam, trong khi ở hải ngoại ngành cải lương không còn thu hút khán giả nữa, và các nghệ sĩ cải lương tỵn nạn đã phải tìm một nghề khác để mưu sinh.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 12-09-2008, 12:07 PM
LEMOTO's Avatar
LEMOTO LEMOTO vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Super Moderator
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 2.628
Thanks: 13.753
Thanked 8.066 Times in 1.767 Posts
Mặc định Re: LỊCH SỬ CỦA CẢI LƯƠNG

VỌNG CỔ LÀ GÌ?
Ai sáng tác bài "Vọng cổ"? Theo đa số các nhà nghiên cứu Việt Nam, ông Sáu Lầu (tên thật là Cao Văn Lầu), người gốc gác tỉnh Bạc Liêu, nhân nghe trống điểm văng vẳng từ một chòi canh gần thôn xóm nhà, thấy tâm hồn xúc động mà nẩy ra ý nhạc viết thành bài "Dạ Cổ Hoài Lang" (nghĩa là nghe trống canh khuya nhớ chồng). Ông Sáu Lầu, sau khi chung sống với vợ 8 năm mà không có một mụn con, ba má của ông mới bắt ông phải kiếm một người vợ khác để hy vọng có con nối dõi tông đường. Vào nă m 1920 ông Sáu Lầu mới dùng cây đờn cò để sáng tác bài "Hoài Lang" (nhớ tới người yêu của mình". Sau đó ông Sáu Lầu mới đờn bài này cho ông Tần Xuân Thơ (gọi là Thống, thầy tuồng của gánh Tân Minh Kế ở Bạc Liêu) nghe. Chính ông Tần Xuân Thơ viết lời cho bài "Hoài Lang" được sửa lại là "Dạ Cổ hoài lang", nhịp hai. Khi hát cải lương thành hình trong thập niên 20, bài "Dạ Cổ hoài lang" được các ông thầy tuồng đưa vào các vở cải lương và dần dần thay thế bản Tứ đại oán.

Chuyện gia đình của ông Sáu Lầu được thu xếp ổn thỏa. Vợ chồng ông Sáu Lầu được yên bề và sau đó hai người sanh được mấy mụn con. Ông Tần Xuân Thơ mới đề nghị cùng ông Sáu Lầu đổi tên bài lại thành "Vọng cổ" (tức nhớ chuyện dĩ vãng).

Khoảng năm 1925-27, bài "Dạ Cổ hoài lang" được phổ biến rộng rãi trong giới cải lương. Nhịp hai không đủ chỗ để viết lời cho nên bài "Vọng cổ" được tăng lên thành nhịp 4. Bài "Tiếng nhạn kêu sương" của ông Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) có thể là bài đầu tiên viết theo bản "Dạ Cổ hoài lang nhịp tư".

Thầy Giác là người khởi xướng bài "Dạ Cổ hoài lang nhịp 8 " vào khoảng nă m 1929-1930. Nhưng phải đợi tới năm 1935-37 nghệ sĩ Năm Nghĩa chính thức phổ biến trong giới yêu cải lương qua bài "Văng vẳng tiếng chuông chùa".

Bài "Vọng cổ nhịp 16" được chính thức thành hình vào năm 1938 qua tiếng đờn của nhạc sĩ Bảy Hàm với tiếng hát của cô Tư Sạng trong bài "Tình Mẫu Tử". Nhưng phải đợi vài năm sau (sau thế chiế n thứ 2) với tiếng hát điêu luyện của nghệ sĩ Út Trà Ôn trong bài "Tôn Tẩn Giả Điên", bài "Vọng cổ nhịp 16" mới được phổ biến rộng rãi hơn.

Từ năm 1954 trở đi, bản "Vọng cổ nhịp 32" xuất hiện qua các dĩa há t do các hãng dĩa Asia, Hồng Hoa, Lam Sơn, Hoành Sơn xuất bản. Bài "Đội Gạo Đường Xa" của Kiên Giang do nghệ sĩ Hữu Phước hát được kể là tiêu biểu nhứt.

Từ năm 1964, soạn giả Viễn Châu mới đưa tân nhạc vào tạo thành loại hát "tân cổ giao duyên". Cách đưa tân nhạc vô bài Vọng cổ bắt buộc phải rút ngắn bản Vọng cổ làm bài Vọng cổ 6 câu còn lại 4 câu thôi.

Vềsau có người đưa bài Vọng cổ lên thành Vọng cổ nhịp 64 và Vọng cổ nhịp 128 nhưng không thành công. Cho nên tới hôm nay, sau gần 50 năm bản Vọng cổ nhịp 32 vẫn còn "ăn khách" và được phổ biến mạnh mẽ.

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, chưa bao giờ chúng ta được thấy một bài nhạc biến chuyển và phổ biến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và trong lòng của đại đa số người Việt trong cũng như ngoài nước. Tuy là một bài buồn nghe muốn "đứt ruột, nhức xương ", làm cho người xa nhà, nhớ quê hương, mà cũng có thể làm cho người lính hy sinh tánh mạng nơi chiến trường để giữ vững bờ cõi, hay nung nấu lòng phục quốc của người di tản hiện nay. Thường thì bài buồn dùng âm điệu buồn, bài vui dùng âm điệu vui như chúng ta biết trong cách sử dụng viết nhạc. Đây là một trường hợp ngoại lệ, mà nếu có dịp, tôi sẽ phân tích tường tận hơn.

Vọng cổ chỉ là một bài trong phần nhạc cải lương. Biết hát vọng cổ chưa có thể nói là biết hát cổ nhạc, biết hát cải lương. Hát vọng cổ theo loại nhạc thính phòng hay loại nhạc "xa-long" (tiếng Pháp là "Salon") hoàn toàn khác với hát vọng cổ trong cải lương. Người hát vọng cổ theo loại nhạc thính phòng cố gắng hát cho thật hay trong cách ngân nga, luồng giọng cho ngọt, nhịp nhàng cho chắc. Người đệm đàn cho bài vọng cổ trong loại nhạc thính phòng chỉ cần giữ nhịp cho chắc, và có thể nhấn vuốt tùy theo tài nghệ của người đánh đờn. Hát vọng cổ trong cải lương có khi chỉ hát hai câu, 4 câu, hoặc 5 câu, ít khi hát 6 câu từ đầu đến cuối. Sự khác biệt giữa hai cách hát rất quan trọng. Có người chỉ biết hát hoặc hoặc đờn vọng cổ cho loại nhạc thính phòng mà không thể hát hay đờn vọng cổ cho hát cải lương.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 12-09-2008, 12:14 PM
LEMOTO's Avatar
LEMOTO LEMOTO vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Super Moderator
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 2.628
Thanks: 13.753
Thanked 8.066 Times in 1.767 Posts
Mặc định Re: LỊCH SỬ CỦA CẢI LƯƠNG

CỔ NHẠC LÀ GÌ?
Cổ nhạc, nói chung, bao gồm nhiều loại nhạc khác nhau: nhạc cung đình, nhạc tôn giáo, nhạc thính phòng, nhạc tuồng (hát bội, chèo, cải lương), nhạc dân gian từ bài hát ru con, các loại đối ca, đến loại hò đưa linh. Nói một cách khác, cổ nhạc là nhạc của người dân Việt từ thời lập quốc đến giai đoạn hiện đại do người Việt sáng tác theo truyền thống truyền khẩu. Trong phạm vi bài này, tôi không thể tạm gác một bên các loại nhạc đồng bào thiểu số vì không thể kê khai nhạc của 54 sắc tộc sống trên xứ Việt ngư người Thái, Mông, Mường, Mán, Thổ, Tày, Dao, Ra-đê, Ba-na, Mnong, Sê Đăng, Ê Đê, Chàm, vv...

Nhạc cung đình được Lương Đăng phỏng theo nhạc cung đình nhà Minh bên Trung quốc vào thế kỷ thứ 15. Đến thời nhà Nguyễn (1802-1945), nhạc cung đình gồm các loại : Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ Tự nhạc, Đại Triều nhạc, Thường Triều nhạc, Cứu Nhựt nguyệt giao trùng nhạc, cung trung chi nhạc, Yến nhạc, văn nhạc, võ nhạc do nhiều dàn nhạc như đại nhạc, tiểu nhạc với số nhạc công rất đông. Đó là chưa kể một số điệu vũ như văn vũ, võ vũ, tứ linh vũ, hoa đăng vũ, bát man tấn cống vũ, vv …

Nhạc tôn giáo gồm có nhạc Khổng giáo bây giờ không cò n nữa (chỉ còn nghe tại Đài Loan và Đại Hàn mà thôi ), nhạc Phật Giáo rất phong phú với các điệu niệm, tán, tụng đầy nhạc tính, nhạc Cao Đài đặc biệt miền Nam trên điệu Nam (Nam Xuân, Nam Ai, Oán), và tất cả các loại nhạc dính liền với các tế lễ như chầu văn, hầu văn, rỗi bóng, lên đồng, nhạc đám ma.

Nhạc thính phòng (tạm gọi là thính phòng theo nghĩa Tây phương), là một bộ môn rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Có ba loại nhạc thính phòng đặc thù của ba miền : miền Bắc có "Hát Ả Đào", miền Trung có "Ca Huế ", và miền Nam có "Đàn Tài Tử ". Hát ả đào còn gọi là "Ca Trù ", "Hát Cô Đầu" không còn được thịnh hành tại miền Bắc vì không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại mặc dù đã được chấn hưng từ 20 năm nay. " Ca Huế ", với các bài Nam Ai, Nam Bằng, Tứ Đại Cảnh, 10 bài ngự vẫn còn được ưa thích. "Đàn Tài Tử " được bành trướng mạnh mẽ tại miền Nam với các đại hội liên hoan được tổ chức tại các tỉnh miền Nam (Tân An, Mỹ Tho, Bạc Liêu). Chính "Đàn Tài Tử " đã đóng góp rất nhiều cho sự hình thành nhạc hát cải lương.

Nhạc dân gian Việt Nam rất giàu. Miền Bắc có biết bao nhiêu dân ca đã làm sống lại những nét đẹp của phong cảnh, của phong tục nghìn xưa như loại hát quan họ Bắc Ninh với phong tục kết bạn, ngủ bọn (liền anh, liền chị), hát thi hát lấy giải; rồi hát trống quân, hát giậm, hát phường vải, hát ví, hát xoan, cò lả, hội sim. Ngoài ra còn có hát xẩm. Miền Trung có hò sông Mã, hò mái nhì, mái đẩy, mái sấp, hò hụi, hò nện, các điệu lý như lý mười thương, lý con sáo, lý giao duyên. Trong Nam những điệu hò thay đổi từng miền, từng vùng như Hò Đồng Tháp, hò Bạc Liêu, hò Bến Tre, hò lơ, hay các điệu lý như Lý Ngựa Ô, lý chuồn chuồn, lý con khỉ Đột, lý dĩa bánh bò, lý che hường, vv ... Hầu hết các điệu lý, hò, đối ca đều dựa trên thể thơ lục bát rất đặc biệt Việt Nam. Dân ca Việt Nam, nhờ vào những cuộc hát thi lấy giải và óc sáng tạo nhạy bén mà ngày nay có trên mấy ngàn bài được phổ biến khắp nơi.

Qua bài này, các bác sẽ có một khái niệm đại cương về thế nào là "Vọng cổ", thế nào là "Cải lương", thế nào là "Cổ nhạc". Biết được nguồn gốc nhạc Việt là một điều cần thiết nhứt là cho kiến thức văn hóa cho mỗi người trong chúng ta lúc phải bị lìa xa quê hương. Hiểu được nhạc mình, biết qua nhạc người, dung hòa hai nền nhạc Âu và Việt để đừng bị mất gốc mất rể và có thể dạy dỗ con cháu thuộc thế hệ sau. Tự hào nhạc Việt, cũng như tự hào tiếng nói Việt, văn hóa Việt là nung nấu chí khí quật cường bất khuất của dân tộc Việt, là nuôi dưỡng tình yêu quê hương, tình thương dân tộc để xứng đáng là con cháu dòng dõi Lạc Hồng.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề giống nhau
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới
LỊCH SỬ CỦA NHỮNG CHIẾC MOTO cuabien Xe đó đây 18 09-10-2009 02:16 PM
MỘT ĐAM MÊ – MỘT LỊCH SỬ khoaton Thông tin chung về xe CD 9 20-09-2009 04:08 PM
TÚi THUỐC DU LỊCH khoaton Bán 1 06-12-2007 06:29 PM


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:36 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.