Lốp xe máy - những đìêu nên biết
Các loại lốp xe đều có cùng cấu tạo gồm : hoa lốp, lớp đai (lớp lót tăng cứng), lớp bố (bố tròn hoặc bố chéo), lớp lót trong và dây mép lốp.
[IMG]http://images.timnhanh.com/xe/images/20080319/image/lop-2.jpg[/IMG]
1. Các kiểu hoa lốp
[IMG]http://images.timnhanh.com/xe/images/20080319/image/lop-7.jpg[/IMG]
- Kiểu gân dọc: thường gồm nhiều rãnh hình chữ “chi” chạy dọc theo chu vi của lốp, kiểu này thích hợp nhất với mặt đường trải nhựa, tốc độ cao. Loại này thường có đặc tính làm giảm tối đa sức cản lăn của lốp, sức cản trượt ngang của lốp và rất có lợi cho tính năng điều khiển xe nhưng khả năng kéo kém hơn so với lốp kiểu vấu.
- Kiểu vấu: các rãnh lốp thường chạy ra mép lốp theo hướng gần như vuông góc. Loại này tạo được lực kéo lớn, sức cản lăn hơi cao, sức cản trượt ngang thấp hơn, các vấu lốp có thể mòn không đều, phù hợp với đường gồ ghề hoặc đường không trải nhựa, tốc độ chậm.
- Kiểu gân dọc và kiểu vấu kết hợp: kiểu này kết hợp được các tính năng của cả hai kiểu trên, giảm được độ trượt ngang, nâng cao tính năng dẫn động và phanh, chạy được cả trên đường trải nhựa hoặc đường gồ ghề.
- Kiểu khối: Các hoa lốp được chia thành các khối độc lập, sử dụng ở hầu hết các lốp chạy trên đường có tuyết và các lốp sợi bố tròn. Thường dùng cho xe du lịch vì nó tạo ra tính năng dẫn động và phanh cao, giảm độ trượt dài và trượt quay trên đường có nhiều bùn và tuyết phủ nhưng loại lốp này thường mòn nhanh hơn kiểu gân dọc và vấu đặc biệt khi chạy trên bề mặt cứng.
- Ngoài ra còn một kiểu hoa lốp nữa đó là kiểu lốp một chiều. Các lốp này có hoa lốp được định hướng về chiều quay. Các rãnh ngang được bố trí theo một chiều quay nhất định mục đích là để tăng tính năng thoát nước và như vậy khi đi trên đường ướt, nó tăng tính năng điều khiển xe. Tuy nhiêu nếu lắp sai chiều quay của lốp tính năng của nó sẽ bị kém đi.
2. Độ mòn của lốp
Độ mòn của lốp là sự tổn thất hay hư hỏng bề mặt lốp như mòn các hoa lốp và các bề mặt cao su khác do lực ma sát phát sinh khi lốp quay trượt trên đường. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mòn của lốp như áp suất bơm của lốp, tải trọng, tốc độ, phanh, điều kiện đường xá và các yếu tố khác.
- Nếu ta bơm lốp quá non hoặc quá căng đều làm cho áp suất lốp không đúng tiêu chuẩn và như vậy lốp sẽ uốn cong quá mức khi nó tiếp xúc với mặt đường dẫn đến mòn nhanh. Áp suất lốp quá cao có nghĩa là lốp càng cứng tuy nhiên nó sẽ không hấp thu được các chấn động từ mặt đường dẫn đến tình trạng xe chạy không êm. Mỗi xe có một áp suất lốp tiêu chuẩn ứng với tải trọng và đặc tính của xe vì vậy khi bơm lốp cần chú ý điều này. Ngược lại áp suất lốp quá thấp sẽ làm lốp bị bẹp, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hoa lốp với mặt đường do vậy tăng sức cản khiến cho tay lái nặng hơn.
[IMG]http://images.timnhanh.com/xe/images/20080319/image/lop-9.jpg[/IMG]
- Tải trọng cao sẽ làm tăng tốc độ mòn của lốp cũng giống như khi giảm áp suất bơm. Lốp cũng mòn nhanh hơn trong lúc xe quay vòng khi chở nặng vì lực ly tâm lớn hơn khi quay vòng tác động vào xe sẽ làm phát sinh lực ma sát lớn hơn giữa lốp và mặt đường.
[IMG]http://images.timnhanh.com/xe/images/20080319/image/lop-10.jpg[/IMG]
- Các lực dẫn động và phanh, lực ly tâm lúc quay vòng tác động vào lốp tăng theo tỷ lệ bình phương của tốc độ xe. Do đó, việc tăng tốc độ xe sẽ làm tăng các lực này lên gấp bội, và tăng lực ma sát giữa hoa lốp và mặt đường; và do đó làm tăng tốc độ mòn của lốp. Ngoài các yếu tố này, điều kiện của đường cũng có ảnh hưởng mạnh đến độ mòn của lốp: rõ ràng là đường thô nhám làm cho lốp mòn nhanh hơn đường nhẵn.
[IMG]http://images.timnhanh.com/xe/images/20080319/image/lop-11.jpg[/IMG]
Độ mòn của lốp không ảnh hưởng nhiều đến tính năng phanh khi đi trên đường khô. Tuy nhiên khi đi trên đường ướt và trơn nhiều thì quãng đường phanh sẽ dài hơn đáng kể vì các hoa lốp bị mòn đến giới hạn và không thể xả nước giữa các hoa lốp và mặt đường dẫn đến hiện tượng lướt nổi (khi xe quay trượt trên đường phủ nước, nếu tốc độ của xe quá cao làm cho hoa lốp không có đủ thời gian để đẩy nước khỏi mặt đường kiến nước vẫn bám chắc lốp xe. Lý do của hiện tượng này là khi tốc độ của xe tăng lên, sức cản của nước cũng tăng tương ứng, buộc các lốp “nổi” trên mặt nước. Người ta gọi hiện tượng này là hiện tượng lướt nổi hoặc lướt ván).
3. Những hiện tượng mòn không bình thường ở lốp xe
- Mòn ở hai vai hoặc phần giữa lốp: Nếu áp suất lốp quá thấp, các vai mòn nhanh hơn phần giữa. Sự quá tải cũng gây ra hậu quả như vậy. Nếu áp suất lốp quá cao, phần giữa mòn nhanh hơn các vai.
- Sự mòn vết: Nếu các ổ bi bánh xe, các khớp cầu, các đầu thanh nối... có độ rơ quá mức, hoặc nếu trục bị cong, lốp sẽ bị đảo ở các điểm cụ thể khi nó quay ở tốc độ cao gây ra lực ma sát mạnh và độ trượt, cả hai tác động này đều dẫn đến sự mòn vết. Một trống phanh bị biến dạng hoặc mòn không đều cũng dẫn đến sự mòn vết trên một khu vực tương đối rộng theo chiều chu vi.
-sưu tầm & trích lược-
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao.... To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Cho chừa cái tội.....
|