17-12-2007, 08:17 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
|
|
Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
Nguồn lấy từ Hướng đạo
KỸ NĂNG SINH TỒN NƠI HOANG DÃ
Chuẩn bị vào nơi hoang dã
Các bạn đang chuẩn bị (cho bản thân, người thân, học sinh):
- Thám hiểm, khám phá những vùng đất hoang vu xa lạ.
- Du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ.
- Dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.
- Muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.
- Muốn làm một Robinson Crusoe thời nay.
Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người.
Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp. Không kẻ đưa người đón. Không có cỗ bàn dọn sẵn. Không có phòng ốc tiện nghi... Mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt.... đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng nầy, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, dã ngoại... ngắn ngày. Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.
Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuẩn bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về “mưu sinh thoát hiểm”...
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.
Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là:
- Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật...
- Các phương pháp tìm phương hướng
- Đọc và sử dụng bản đồ và địa bàn
- Kỹ thuật di chuyển vượt chướng ngại
- Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.
- Thủ công, nghề rừng.
- Kỹ thuật săn bắn đánh bắt, mưu sinh thoát hiểm
- Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường
- Cứu thương và cấp cứu
...
CÓ SỨC KHỎE
Không một nhà thám hiểm, khai phá hay một chiến binh nào mà có thể hoàn thành công việc của mình với một sức khỏe èo uột. Vì nơi hoang dã là một môi trường rất khắc nghiệt, đầy dẫy lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc, sông sâu vực thẳm, cây độc thú dữ, thực phẩm thiếu thốn, thuốc men hiếm hoi, tiện nghi nghèo nàn, hoang vắng cô đơn...
Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi.
Ngoài sức khỏe ra, các bạn cũng cần phải có một tinh thần kiên định vững vàng, đam mê khám phá, yêu mến thiên nhiên, không ngại gian khổ... biết bao nhiêu người đã bỏ cuộc chỉ vì thiếu tính kiên nhẫn, lòng đam mê và không vượt qua được những gian khó, cho dù họ có sức khỏe rất tốt. Các bạn hãy nhớ rằng, thực tế không đẹp như một bức tranh phong cảnh hay như một bài thơ trữ tình đâu.
KIẾN THỨC VỀ THIÊN NHIÊN
Là một vấn đề rất quan trọng đối với những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không am hiểu về thiên nhiên, các bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc sinh tồn nơi hoang dã.
Về lý thuyết: Các bạn nên đọc và nghiên cứu thật nhiều qua sách báo, phim ảnh... để tích lũy kiến thức về môi trường sinh thái, về động thực vật, về thời tiết, khí hậu, trăng sao, thủy triều...
Về thực hành: Các bạn nên tham gia nhiều cuộc khảo sát, thám du, chinh phục, cắm trại... để cho quen việc tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt.
Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm.
Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ... có thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.
Tóm lại: Có kiến thức rộng về thiên nhiên bạn mới mong có thể tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã.
[b]TỔ CHỨC
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
18-12-2007, 08:23 AM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
SINH TỒN NƠI HOANG DÃ - VẬT DỤNG MANG THEO
Danh mục các vật dụng dưới đây chỉ để gợi ý cho các bạn chọn lựa mà thôi, chúng ta không thể nào đủ sức để cõng theo tất cả được (trừ khi các bạn thám hiểm bằng cơ giới). Khi chọn lựa, các bạn phải tùy theo nhu cầu, mục đích, nhiệm vụ, địa thế, khí hậu... mà chọn những vật dụng thích hợp và cần thiết để mang theo. Có một số vật dụng hơi khó tìm kiếm trên thị trường, thường chỉ để trang bị cho những người có công tác đặc biệt.
NHỮNG VẬT DỤNG CẦN THIẾT
- Ba lô
- Sổ sách, giấy viết, nhật ký hành trình...
- Bản đồ, và địa bàn
- Thiết bị định vị toàn cầu GPS
- Đồng hồ
- Ống dòm
- Máy chụp hình & phim
- Máy thu thanh (radio)
- Điện thoại di động (nếu vùng có phủ sóng)
- Đèn pin & pin & bóng đèn dự phòng
- Đèn bão, đèn cầy
- Dao săn (hoặc dao rừng, dao mưu sinh...)
- Dao bỏ túi (đa chức năng)
- Rìu, rựa, cuốc, xẻng, cưa...
- Dây đủ cỡ
- Thuốc thoa chống muỗi
- Nhang đuổi muỗi
- Bình lọc nước loại nhỏ (mini filter)
- Tài liệu, sách hướng dẫn (cẩm nang)
Y PHỤC
Tùy theo thời tiết, khí hậu, thời gian hoạt động... để mang theo quần áo sinh hoạt và dự phòng.
- Áo quần sinh hoạt & nón nhẹ
- Áo quần chống lạnh & nón lông
- Áo mưa hay poncho
- Áo quần ngủ
- Áo quần lót
- Áo quần tắm
- Áo khoác
- Giầy vớ
- Dép guốc
- Găng tay
ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN
- Khăn tay, khăn tắm
- Kem & bàn chải đánh răng
- Xà phòng giặt & bàn chải giặt
- Xà phòng tắm
- Dao cạo
- Gương, lược
- Kiếng mát
- Giấy vệ sinh
- Hộp may vá (đựng kim, chỉ, nút, kéo, lưỡi lam...)
DỤNG CỤ NẤU NƯỚNG & ĂN UỐNG
- Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước...
- Dao, thớt
- Đồ khui hộp
- Tô, chén, dĩa, ly, gà mên...
- Vá, muỗng đũa...
- Bình đựng nước & ca uống nước & bao bình đựng nước
- Gàu, xô xách nước, can đựng nước
- Rổ, rá...
- Quẹt gaz ( hay diêm không thấm nước)
- Lò dầu hay bếp gaz nhỏ (mini) & dầu hay gaz dự phòng
THỰC PHẨM
- Gạo, nếp, bắp, đậu, bột...
- Gia vị (muối, tiêu, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn...)
- Thức uống (trà, cà phê, bột trái cây...)
- Thức ăn tươi (thịt, cá, trứng, rau, quả...)
- Thức ăn khô (tôm khô, cá khô, mì, lạp xưởng...)
- Thức ăn đóng hộp
DỤNG CỤ CẮM TRẠI – NGHỈ NGƠI
- Lều, bạt, poncho...
- Cọc, dây, gậy, dùi cui...
- Tấm lót
- Võng
- Túi ngủ, nệm hơi
- Mùng, mền, mùng trùm đầu
DỤNG CỤ CẦU CỨU
- Máy truyền tin
- Hỏa pháo
- Trái khói
- Kính phản chiếu
- Pa-nô, vải màu, cờ...
- Còi báo hiệu
- Đèn hiệu
DỤNG CỤ LEO NÚI
- Nón bảo hộ (helmet)
- Búa bám đá (rock hammer)
- Bao giắt búa (hammer holster)
- Nêm cắm, nêm đóng (pitons)
- Nêm chèn, nêm giắt (chocks & nuts)
- Khoen bầu dục biners (carabiners / snaplink)
- Giầy leo núi (Kletterschuhe/mountaineering shoes)
- Đai (swami belt)
- Dây (rope)
TÚI MƯU SINH
- Aspirin, vitamins
- Quẹt gaz hay diêm không thấm nước
- Băng dán cá nhân
- Dao nhíp, luỡi lam
- Đèn pin nhỏ (mini)
- Kính phản chiếu hay miếng kim loại bóng
- Dây cước, dây dù, lưỡi câu đủ cỡ
- Cưa dây
- Thuốc viên lọc nước
- Súp viên – muối tiêu hay muối xả ớt
- Còi cấp cứu
- Địa bàn nhỏ (mini)
TÚI CỨU THƯƠNG
- 1 chai Betadi (polyvidone iodee)
- 1 chai oxy già
- 1 chai thuốc đỏ
- 1 chai cồn
- 1 chai dầu gió
- 1 chai Amoniaque
- Bột Sulfamid hay bột Penicilline
- Kéo, kẹp, kềm...
- Ống tiêm & kim tiêm
- Thuốc chống sốt, giảm đau (Panadol, Cetamol, Aspirin...)
- Thuốc đau bụng, tiêu chảy (Ganidan, Parregorique...)
- Thuốc chống sốt rét (Chloroquine, Fansidar...)
- Thuốc kháng sinh (Ampicilline, Tetracyline...)
- Túi chữa rắn cắn (Snake bite Kit)
- Ruợu hội, viên hội (chữa rắn cắn)
- Băng vải, băng thun, băng tam giác...
- Băng keo, băng dán cá nhân
- Bông gòn thấm nước – gạc (gaze), compresse
GHI NHỚ:
TÚI CỨU THƯƠNG phải được giữ gìn cẩn thận, treo lên cao. Các loại thuốc phải được dán nhãn, ghi rõ tên thuốc, chủ trị, cách dùng... và phải bổ sung đầu đủ sau mỗi lần dùng.
Riêng về TÚI MƯU SINH, các bạn không nên đem ra sử dụng thường (trừ trường hợp bất đắc dĩ), để khỏi bị hao hụt, thất thoát. Vì nếu không, đến khi các bạn thật cần thì lại không có hoặc không đủ.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
18-12-2007, 09:21 AM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
Thất lạc trong rừng
Có thể do mải mê công việc khảo cứu hay truy đuổi theo dấu vết của con mồi mà bạn thất lạc giữa rừng sâu. Hoặc bạn đi chậm chân rồi tụt hậu sau đoàn lữ hành và bị mất dấu mà không ai biết. Hay đang đi cắm trại, thám hiểm mà bị lũ cuốn trôi dạt vào một nơi hoang vu, mất hết hành lý. Cũng có thể bạn lo trốn chạy, đào thoát khỏi tay kẻ địch hay “thú dữ” đang truy đuổi, mà rơi vào một nơi hoàn toàn xa lạ... vân vân...
Có hai trường hợp thất lạc :
1. Thất lạc không ai biết, không người tìm kiếm
2. Thất lạc có người biết và sẽ tổ chức tìm kiếm
THẤT LẠC KHÔNG NGƯỜI TÌM KIẾM
Trường hợp vì một lý do nào đó mà các bạn bị thất lạc, nhưng không có ai biết để tổ chức những cuộc tìm kiếm, và vì các bạn không chuẩn bị cho những vật dụng cần thiết (hoặc nếu có thì cũng không đầy đủ), cho nên các bạn phải đặt mục tiêu hàng đầu là thoát ra khỏi vùng nguy hiểm càng sớm càng tốt, các bạn phải tìm cho bằng được con đường ngắn nhất đưa các bạn tới khu dân cư hay vùng an toàn gần nhất. Vì vậy, mọi sức lực, khả năng và trí tuệ của các bạn đều phải tập trung vào việc tìm đường thoát nạn. Nếu sau hai ba ngày mà chưa thoát ra được, các bạn sẽ hoang mang lo sợ, mất tự chủ, dẫn đến tình trạng suy sụp từ thể xác đến tinh thần, đây là điều tối kỵ nhất đối với một người bị thất lạc.
Trong cơn hoảng loạn, các bạn sẽ không còn bình tĩnh để cân nhắc suy xét, nên dễ đưa đến việc đi lòng vòng quanh quẩn trong khu rừng, có khi sau một hồi loanh quanh, các bạn lại quay trở về vị trí lúc ban đầu, mà trong dân gian thường gọi là bị “ma dắt”. (Hiện tượng nầy được các nhà khoa học giải thích như sau: Hai bước chân chúng ta không đều nhau, một bước ngắn, một bước dài. Khi đi trên đường, chúng ta tự động chỉnh hướng theo con đường. Còn trong rừng, do đi theo bản năng nên có khuynh hướng đi theo vòng tròn).
Ở đây, chúng tôi không đặt vấn đề đúng hay sai, mà chỉ nhắc cho các bạn lưu ý, đây là một hiện tượng có thật và rất phổ biến. Khi gặp phải trường hợp như thế nầy, các bạn sẽ hoang mang lo sợ, thất vọng, mất hết tinh thần và ý chí phấn đấu... Đây là một điều rất tai hại, nó còn nguy hiểm hơn cả đói khát và bệnh tật. Khi mà bản năng sinh tồn và nghị lực của các bạn không còn, thì tử thần đang chờ sẵn.
Vì vậy, để thoát nhanh ra khỏi vùng xa lạ, các bạn cần phải thật bình tĩnh để tìm cho được hướng ra, vì thường trong các trường hợp nầy, các bạn không cách xa khu dân cư là bao nhiêu.
ĐỊNH HƯỚNG – TÌM ĐƯỜNG
Cho dù các bạn có địa bàn trong tay thì cũng vô ích nếu như các bạn không biết chúng ta phải đi về hướng nào (trong trường hợp nầy, địa bàn chỉ hữu ích khi chúng ta biết khu dân cư ở hướng nào hoặc các bạn có bản đồ cả khu vực mà chúng ta đang đứng và các bạn cũng phải biết mình đang ở vị trí nào trên bản đồ).
Bây giờ coi như chúng ta không có bản đồ hay địa bàn gì cả, thì làm thế nào để chúng ta vẫn có thể tìm được hướng cần phải đi. Hướng đó là con đường ngắn nhất dẫn đến khu dân cư gần nhất.
Để làm được điều đó, các bạn có nhiều cách:
Trước tiên, các bạn chọn một điểm cao nhất trong khu vực như : cây cao, đỉnh đồi, gộp đá... để leo lên đó mà quan sát (Điều nầy cũng rất khó thực hiện nếu như các bạn ở trong một cánh rừng già bằng phẳng, vì khi leo lên cao, các bạn sẽ không trông thấy gì ngoài những ngọn cây trùng trùng điệp điệp).
Khi trèo cây, để được an toàn, các bạn phải trèo sát vào thân cây, đặt bàn chân sát vào nách của cành cây, tay bám vào những cành chắc chắn, cơ thể của các bạn lúc nào cũng ở trên 3 điểm chịu lực (1 chân và 2 tay hay 1 tay và 2 chân).
Nếu ban ngày, các bạn có thể thấy một vài đặc điểm của khu dân cư như : ngọn tháp, cao ốc, đồng ruộng, nhà cửa, khói ...
Nếu ban đêm, các bạn có thể thấy ánh lửa, đèn điện... Những nơi có phố thị, dù ở thật xa, thì ban đêm ánh sáng cũng hắt lên bầu trời một vùng như hào quang.
Nếu khu dân cư ở gần, khi rừng yên ắng, các bạn có thể lắng nghe văng vẳng những tiếng động lớn như còi xe, còi tàu...
Khi đã định hướng được rồi, các bạn chỉ cần có quyết tâm cao và một vài kỹ năng chuyên môn, là bạn có thể thoát nạn.
Thế nhưng nếu chúng ta không thể thấy hay không thể nghe gì thì phải làm sao?
Các bạn hãy cố tìm cho ra một con suối hay một con sông và đi xuôi theo hướng nước chảy về phía hạ lưu. Tuy không dễ dàng gì vì sông suối không bao giờ chảy theo đường thẳng nên lộ trình di chuyển bao giờ cũng dài hơn rất nhiều. Hơn nữa, hai bên bờ sông suối cây cối thường rất rậm rạp, rất khó di chuyển. Có thể nói; đây là con đường an toàn chứ không phải là con đường ngắn nhất.
Nếu gặp con suối cạn, thì các bạn có thể đi theo lòng suối, vừa dễ di chuyển, vừa có hy vọng gặp suối lớn hay sông (và nhiều cơ may tìm thấy nước trong các mạch nước hay những vũng nhỏ). Khi đã đến sông, nếu có thể, các bạn nên đóng bè để thả trôi theo dòng sông
Để tìm ra sông hoặc suối, các bạn có thể trèo lên một điểm cao để quan sát, nếu thấy nơi nào có hàng cây xanh chạy dài (nhất là vào mùa khô, thì hy vọng nơi đó có suối hay sông). Hoặc các bạn di chuyển đổ xuống theo triền dốc của sườn núi hay sườn đồi. Ở cuối dốc, thường có khe hoặc suối nhỏ. Nếu theo dòng chảy, các bạn sẽ gặp sông suối lớn hơn.
Chúng ta di chuyển men theo suối hay suối là do tất cả mọi con suối đều đổ ra sông, mà dọc hai bên sông thường có những khu dân cư hay làng chài hoặc có thể gặp thuyền của ngư dân, của người đi rừng... các bạn sẽ có cơ may được cứu thoát.
Trong lúc đang di chuyển, nếu gặp một con đường mòn thì vận may của các bạn sẽ được nhân lên. Tuy nhiên, các bạn cũng cần xem xét đó là đường mòn cũ hay mới, do người hay thú rừng tạo nên, đường mòn dẫn vào rừng sâu hay đưa ra khu dân cư (Các bạn phán đoán bằng cách quan sát những nhánh rẽ của con đường, nếu đi sâu vào rừng thì thường có hình chữ V thuận, ngược lại, nếu dẫn ra khu dân cư thì nó có hình chữ V nghịch. Nếu không phán đoán được, các bạn di chuyển cho đến khi gặp một con suối cắt ngang qua đường mòn thì có thể trụ lại chờ người đi qua. Vì ở đây, chúng ta có nước uống và cũng có thể để tìm thấy thức ăn ven suối. Nhưng nếu các bạn cảm thấy mình còn đủ khả năng thì sau khi nghỉ ngơi và chuẩn bị đầy đủ nước uống mang theo, chúng ta sẽ lên đường đi tiếp, hãy tin rằng; nơi có người ở không còn xa lắm đâu. Kiên nhẫn lên, các bạn sẽ được cứu thoát.
THẤT LẠC CÓ NGƯỜI TÌM KIẾM
Trước khi vào nơi hoang dã, bạn đã báo tin cho ai đó, nhưng đến ngày hẹn mà các bạn không về... Bạn rời khỏi nhóm, đi đâu đó rồi bị lạc... Bạn được giao đi làm nhiệm vụ ở một nơi xa lạ rồi mất tích... và những trường hợp tương tự như trên, thì người ta sẽ tổ chức những đội cứu hộ đi tìm kiếm các bạn. Nhưng còn bạn ? Bạn phải hành động như thế nào??
Tất nhiên bạn... sẽ bị một cú “sốc” khi biết mình bị lạc. Nhưng bạn hãy bình tĩnh và thư dãn, vì mọi việc không đến nỗi tồi tệ như bạn tưởng đâu.
Hãy cố gắng nhớ lại những kỹ thuật và kỹ năng về mưu sinh thoát hiểm mà các bạn đã học (hay đã đọc đâu đó) rồi đem ra áp dụng, những kết quả của các bài học nầy (cho dù rất nhỏ) sẽ giúp bạn tự tin hơn, tạo cho các bạn thêm nghị lực để phấn đấu, vượt qua mọi trở ngại để tồn tại.
Trong khi chờ người đến cứu, các bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây:
- Ở YÊN TẠI CHỖ, nếu các bạn không tìm được đường ra và chắc chắn mọi người sẽ phát hiện ra được sự mất tích của các bạn và sẽ tổ chức tìm kiếm. Điều nầy rất cần thiết cho các bạn, vì nó hạn chế sự tiêu hao sức lực, năng lượng ... trong khi các bạn đang thiếu thốn thực phẩm và có thể bị tổn thương.
- TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG CHUNG QUANH, để có thể phát hiện nguồn nước, thực phẩm, chỗ trú ẩn, củi...
- DỰNG LÊN MỘT CHỖ TRÚ ẨN tiện nghi thoải mái, sẽ làm cho các bạn an tâm, thư dãn, bớt căng thẳng, lo sợ...
- TẠO RA CÁC DẤU DỄ NHẬN THẤY để cho những người đi tìm kiếm các bạn (hoặc phi cơ bay ngang qua) dễ dàng nhận ra nơi ở của các bạn như: Đốt lửa (ở nơi trống trải), căng những tấm vải màu, quần áo, nón mũ... lên cao hoặc nơi dễ thấy.
- GÂY RA NHỮNG TIẾNG ĐỘNG LỚN như: thổi còi, gõ vào những thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn), bắn súng (nếu có)
- GIỮ LỬA CHÁY LUÔN LUÔN nếu nguồn củi hay nhiên liệu cho phép, để làm tín hiệu, xua đuổi thú dữ, thu dãn tinh thần ... (nhưng phải đề phòng cháy rừng)
- KIÊN NHẪN VÀ THẬN TRỌNG. Đừng nóng nảy vội vàng cố sức tìm đường thoát ra, vì có thể làm cho các bạn lạc càng ngày càng xa hơn, gây thêm khó khăn cho những người đi tìm kiếm các bạn.
- HÃY AN TÂM vì cơ thể của các bạn có thể chịu đựng sự thiếu nước trong 3 ngày và thiếu thực phẩm trong 3 tuần. Điều các bạn cần phải làm là ở yên tại chỗ, người ta sẽ tìm thấy các bạn.
THẤT LẠC MỘT NHÓM
Nếu là một nhóm đã có tổ chức sẵn thì không nói làm gì, còn nếu không thì phải chọn một nguời lanh lợi, tháo vát... để bầu làm “Toán trưởng”, và các thành viên trong nhóm phải tuyệt đối tuân phục người nầy. Nhiệm vụ của Toán Trưởng là:
- Phân công cụ thể cho từng người một, tận dụng mọi khả năng, kỹ năng, sở trường của họ.
- Không để một thành viên nào trong nhóm suy sụp tinh thần, gây hoang mang cho cả nhóm (Toán Trưởng dù có bị dao động cũng không để lộ ra ngoài)
- Toán Trưởng có thể tham khảo ý kiến của tất cả mọi thành viên, nhưng chính mình phải tự quyết định.
- Giải quyết linh động và hợp lý những vấn đề thường xuất hiện trong toán như : mệt nhọc, đói khát, bệnh tật... và những va chạm, cãi cọ, gây chia rẽ ...
- Tạo nên một bầu không khí lạc quan, phấn chấn, một tinh thần đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. An ủi động viên những người bị suy sụp tinh thần . Đó là sức mạnh và sinh lực giúp nhóm tồn tại để thoát ra khỏi nơi nguy hiểm.
ĐỀ PHÒNG THẤT LẠC
Để đề phòng không bị thất lạc ở trong rừng sâu, nơi hoang dã, các bạn nên làm theo những lời khuyên sau đây :
TRƯỚC KHI VÀO RỪNG HAY NƠI HOANG DÃ:
- Thông báo cho người thân (hay giới chức có thẩm quyền) biết các bạn sẽ đi đâu? Làm gì? Lộ trình dự kiến?... và khi nào thì các bạn về?
- Rèn luyện thể lực, nhất là đôi chân của các bạn, để có thể vượt qua những chặng đường dài 20 – 30 km một ngày.
- Tập thành thói quen mang theo trong người những vật dụng cần thiết như: dao xếp (đa năng), bật lửa, địa bàn... nhất là những người thường xuyên đi rừng.
- Không nên rời “TÚI MƯU SINH” khi đi rừng.
- Học tập và rèn luyện khả năng sử dụng tối đa mọi trang bị, thông thạo về các kỹ năng mưu sinh thoát hiểm, biết các phương pháp sử dụng bản đồ và địa bàn, có kiến thức về thiên nhiên, có thể phân biệt và lý giải được các dấu vết, tiếng động, mùi vị, đặc tính của các vật thể và sự việc chung quanh.
- Biết cách xử lý các trường hợp sơ cứu khẩn cấp và chữa trị bệnh tật.
KHI VÀO RỪNG
Có bản đồ :
- Cứ mỗi 20 – 30 phút, kiểm tra lại điểm đứng của các bạn trên bản đồ, so sánh xem có phù hợp với cảnh quang thực tế chung quanh hay không?
- Theo dõi và so sánh hướng gió và hướng di chuyển của các bạn, nếu thấy gió bị lệch hướng so với lúc ban đầu, hãy kiểm tra lại hướng di chuyển.
- Chọn một điểm chuẩn để đi tới, như vậy, cho dù các bạn có đi vòng vèo, cũng không bị lệch hướng (Xin xem phần DI CHUYỂN & VƯỢT CHƯỚNG NGẠI)
- Ghi nhớ thời gian và tốc độ di chuyển của các bạn, để ước tính đoạn đường đã vượt qua.
- Đánh dấu trên bản đồ những điểm đặc biệt dễ nhận thấy (nhưng không có in trên bản đồ) như : cây đại thụ, gộp đá, dị hình, gò mối, hang đá, túp lều thợ rừng, mạch nước...
KHÔNG CÓ BẢN ĐỒ
- Để lại dấu vết dễ nhận thấy làm tín hiệu trên đường đi của các bạn như : vạt một nhát dao vào thân cây, bẽ gãy những cành cây, cột túm những bụi cỏ cao, sắp xếp đá hay cành cây theo một quy ước, cột vải vụn lên các cây nhỏ... Những dấu hiệu nầy phải dễ dàng phân biệt được với những dấu vết do thú vật hay thiên nhiên tạo ra.
- Phác thảo một sơ đồ, ghi chép những điểm đặc biệt của địa thế, những điểm chủân của địa hình, các cảnh quang đặc biệt, đánh dấu những lần đổi hướng.
- Theo dõi và ghi nhớ hướng gió, hướng mặt trời, mặt trăng lặn mọc, quan sát các chòm sao....
ÓC TƯỞNG TƯỢNG – SỰ ỨNG BIẾN
Óc tưởng tượng và sự linh động ứng biến cũng có thể cải thiện được phần nào tình thế. Nó làm cho các bạn tăng thêm nhuệ khí và nâng đỡ tinh thần của các bạn.
Hãy luôn luôn ghi nhớ : mục đích của chúng ta là sự sống còn, vậy hãy tự nâng đỡ minh bay bổng bằng những “giấc mơ đẹp”, bằng những “dự án lớn” cho tương lai. Chính những điều nầy sẽ tạo cho các bạn sức mạnh để vượt qua hoàn cảnh hiện tại.
Giữ gìn sức khoẻ và sinh lực: Nếu lúc nầy mà đau ốm hay bị thương thích gì, thì vận may của các bạn trong việc mưu sinh thoát hiểm sẽ giảm đi rất nhiều.
Đói khát, lạnh lẽo, hoang mang... làm giảm bớt sự hiệu quả của sức chịu đựng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho các bạn hoa mắt, mệt mỏi, chán nản, bất cẩn, thấy những ảo ảnh, hành động như người mất trí... Tuy nhiên, khi thấy những hiện tượng như thế, các bạn hãy an tâm, đó chỉ là hậu quả của cơ thể quá mệt mỏi, không có gì nguy hiểm, chỉ cần bình tâm nghỉ ngơi là hết.
Sự ứng biến còn bao gồm việc các bạn có thể ăn được cả côn trùng, động vật và những thức ăn hiếm hoi lạ lẫm khác mà các bạn có thể tìm thấy trong rừng.
Khi cô độc trong rừng sâu, nếu các bạn không biết để cho đầu óc bay bổng, không biết ứng biến, thì rừng sâu sẽ nhấn chìm các bạn.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
21-12-2007, 07:54 AM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
KỸ NĂNG SINH TỒN NƠI HOANG DÃ - ĐẦM LẦY
Dấu hiệu để báo cho các bạn biết vùng lầy lún hoặc cát lún là sự hiện diện của những mạch nước trào từ từ ở dưới đất lên. Những mạch nước nầy giữ cát, bùn và các tạp chất lơ lửng một lớp (có khi) rất mỏng. Chúng ta thường gặp những nơi như thế nầy ở vùng đầm lầy nhiệt đới (có khi rộng hàng ngàn hecta). Đất ở đầm lầy xốp, mềm, đi đứng khó khăn, ở đó còn có những chỗ có sức lún khủng khiếp, nếu người hay động vật lọt vào mà không biết cách tự cứu, có thể bịt dìm chết. Ngoài ra, sự nguy hiểm còn do khí hậu ở đầm lầy rất ẩm ướt, lạnh giá, đủ sức làm cho người ta chết cóng. Đây là một khu vực rất tồi tệ, nếu chúng ta bị lạc vào một vùng như thế nầy thì thật là tai hoạ.
Trường hợp các bạn buộc phải di chuyển băng qua đầm lầy, thì xin các bạn lưu ý những điểm sau:
- Cầm theo gậy nhẹ, dài, vừa dò đường vừa làm vật cản để bám víu khi bị sa lầy.
- Đi men theo vùng đất có cây cối, đặt chân lên những bụi cỏ, nếu dẫm mạnh mà thấy mặt đất rung rinh thì đừng bước tới mà đi vòng để tránh.
- Những nơi có mặt đất bằng phẳng, không cây cỏ, có màu xanh đen hay đóng rêu thì thường là vũng lầy. Hãy cẩn thận.
- Tuyệt đối không di chuyển trong đầm lầy vào ban đêm, hay khi mưa gió, sương mù, tuyết đổ… Những lúc nầy nên tìm chỗ trú ẩn khô ráo, kín gió, chờ cho đến lúc thuận tiện.
- Không nên cởi ba lô, áo mưa…. Khi di chuyển trong đầm lầy. Nếu bị lún, những vật nầy sẽ tăng thêm lực cản như những cái phao.
- Nếu có bạn đồng hành, tốt nhất nên dùng dây cột lại với nhau để có thể cứu viện cho nhau.
- Vì phải tránh những vũng lầy và chướng ngại, cho nên các bạn rất dễ bị mất phương hướng. Phải kiểm tra bằng địa bàn thường xuyên. Nếu không có địa bàn, phải chọn một điểm chuẩn dễ trông thấy để làm đích mà đi tới.
- Nước đầm lầy tuy nhiều, nhưng phần lớn là không uống được. Chúng ta nên thu thập nước mưa hay nước ở các dòng chảy mạnh.
- Cố gắng giữ quần áo khô ráo, vì ban đêm ở vùng đầm lầy thường rất lạnh, dễ bị thương tổn do rét cóng.
- Nếu phải trụ lại ở vùng đầm lầy, các bạn nên tạo những con đường đi lại bằng cách lót ván, thân cây, cành cây, cỏ khô… hoặc đánh dấu những nơi có thể đi lại được.
Nói chung, đầm lầy là một nơi tồi tệ khi các bạn cần di chuyển hay sinh sống. Nếu có thể được, các bạn nên đi vòng để tránh.
SA LẦY
Nếu phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn. Các bạn hãy bình tĩnh sử dụng một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp 1
Nhanh chóng và nhẹ nhàng ngã người ra phía sau, nằm ngửa mặt hướng lên trên. Đồng thời giang rộng hai tay để tăng diện tích tiếp xúc với mặt lầy. Nếu có gậy dò đường thì lót nằm ngang ở dưới cơ thể.
Sau khi đã nằm xuống thì nhẹ nhàng rút chân lên, dùng tư thế như bơi ngửa chậm rãi di chuyển về phía đất cứng vừa mới đi qua. Vói tay lên đầu, nếu có gốc cây, gốc cỏ… thì nắm lấy để mượn lực mà kéo người tới.
Cẩn thận từng động tác một, chầm chậm để cho bùn và cát có đủ thời gian lấp đầy những chỗ trống do tứ chi hay cơ thể rút đi.
Phương pháp 2
Dang tay ra, nằm sấp xuống, bụng và ngực ép sát trên bùn, lót gậy dò đường xuống dưới ngực. Tìm cách rút một chân lên, co lại, dùng toàn bộ cẳng chân đó tì lên mặt lầy rồi từ từ rút chân kia lên. Khi đã rút được hai chân lên rồi, thì từ từ trườn tới như rắn hay như tư thế bơi sấp. Phân bố trọng lượng cơ thể cho đều.
• Nếu có người đồng hành bị sa lầy, thì không nên vội vàng liều lĩnh lao tới cứu, mà bảo người đó nằm ngửa, bất động. Sau đó, cẩn thận thăm dò từng bước chân. Chỉ khi nào biết chắc là đất dưới chân mình có thể chịu đựng được thì mới tiến tới gần nạn nhân, ném dây hay đưa gậy cho họ nắm lấy, rồi cùng với sự hỗ trợ của chúng ta, đưa nạn nhân đến chỗ an toàn.
• Nếu chân dưới đất của các bạn không được rắn chắc, thì các bạn cần nằm sát xuống để tăng diện tích tiếp xúc trước khi ném dây hay đưa gậy cho họ.
• Nếu gần đó có cây cối thì dùng một đầu dây cột vào gốc cây, đầu dây kia ném cho nạn nhân hay cột vào người của chúng ta trước khi đi cứu nạn nhân.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
23-12-2007, 12:18 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
VƯỢT ĐỒI NÚI
LÊN DỐC
Khi lên dốc, các bạn phải sử dụng sức nhiều, nên rất dễ bị mệt, vì vậy, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chọn một đôi giầy tốt, vừa chân, có độ bám cao, sẽ giúp các bạn đắc lực khi leo núi.
- Giữ cho hơi thở điều hoà, nếu thở nhanh hay hổn hển có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút (không nên nghỉ lâu, vì bắp thịt sẽ bị lạnh và giãn cơ, gây đau nhức do bị phản ứng).
- Nếu dốc núi hơi lài, thì với một cây gậy chống, các bạn cứ thong thả mà đi lên. Mỗi lần đặt chân lên một cục đá, nên ướm thử độ bám cũng như độ kết cấu của nó.
- Nếu dốc hơi đứng thì các bạn men theo triền để đi lên theo hình chữ Z, cộng với sự hỗ trợ của hai tay bám vào các mô đá, cành cây, khe đá, thân cây…
- Nếu dốc quá đứng hay vách đá bụôc phải dùng dây, thì cử một hay hai người hỗ trợ (Belayer) là những người khoẻ mạnh, leo núi giỏi, trang bị gọn nhẹ leo lên trước, cột dây neo vào một điểm chịu chắc chắn. Những người nầy có nhiệm vụ thâu dần sợi dây theo từng bứơc leo của các bạn, giữ chặt dây khi các bạn bị trượt té, cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Những người còn lại, từng người một, sẽ dùng đầu dây làm thành một nút ghế đơn (hay ghế kép, nếu là dây đôi), quàng vào ngang ngực. Dùng hai tay để bám víu, hai chân tìm điểm tựa để làm bàn đạp, rồi cùng với sự giúp sức của người hỗ trợ, các bạn sẽ leo lên. (Xin xem phần LEO VÁCH ĐÁ)
- Người sau cùng, trước khi leo lên, phải kiểm tra lại tất cả hành lý và dụng cụ mang theo còn sót, cột lại cho các bạn của mình kéo hết lên trước, rồi mình mới leo lên.
XUỐNG DỐC
Khác với lúc leo lên, xuống núi tuy ít mệt hơn, nhưng lại nguy hiểm không kém, hơn nữa, lúc nầy chân cẳng của các bạn đã rã rời, sau khi leo qua những quãng dốc dài. Khi xuống núi, các bạn cần phải cẩn thận, không nên đi quá nhanh (cho dù trọng lượng của cơ thể và hành lý như đẩy các bạn chạy về phía trước), vì các bạn rất dễ bị vấp té, lăn lông lốc xuống dưới.
Khi xuống dốc, khom người và rùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định, và cân đối trên lưng của các bạn, trọng tâm của ba lô nằm phía trước chân đế, chịu cả bàn chân xuống mặt đất. Nếu đi thẳng người, trọng tâm balô sẽ nằm phía sau chân đế, dễ bị trượt té.
Nếu dốc khá đứng, thì các bạn xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám chịu mà leo xuống. Khi leo xuống, lúc nào cơ thể các bạn cũng phải chịu trên 3 điểm tựa, một tay với hai chân hay một chân với hai tay. Sử dụng tay hay chân còn lại để tìm điểm tựa thấp hơn. Khi đặt tay hay chân vào điểm tựa mới, phải ướm thử sức chịu đựng trước khi tì cả sức nặng của mình lên đó.
TUỘT DÂY XUỐNG NÚI
Nếu gặp vách núi dựng đứng, thì các bạn nên dùng dây để tuột xuống, vừa nhanh chóng vừa an toàn và tiện lợi. Có nhiều cách tuột dây xuống núi, sau đây là những cách đơn giản và dễ thực hiện hơn cả:
Cách thứ nhất:
Các bạn chỉ cần có một sợi dây đủ chắc chắn mà không cần thêm phụ tùng nào cả. Hãy thực hiện theo từng bước sau:
- Choàng dây qua một gốc cây hay một gộp đá chắc chắn làm điểm neo chịu, rồi chập đôi dây lại.
- Luồn dây qua háng (từ trước ra sau)
- Vòng qua hông trái (nếu thuận tay mặt, hoặc ngược lại)
- Vắt chéo lên vai phải, vòng ra sau lưng
- Lòn trong nách trái rồi nắm giữ dây lại bằng tay trái.
- Tay mặt (là tay điều khiển) nắm lấy dây phía trước mặt để giữ thăng bằng. Nghiêng người gần thẳng góc với vách núi.
- Tay trái (là tay phanh) thả từng đoạn dây ngắn, vừa thả vừa đi chậm chậm xuống theo vách núi.
- Khi mọi người xuống hết, rút một đầu dây để thu hồi sợi dây.
Cách thứ hai:
Cách nầy đòi hỏi các bạn phải có một số dụng cụ cần thiết như:
- Một cuộn dây dài và chắc
- Mỗi người một sợi dây ngắn chừng 3 mét, một đôi găng tay dầy, một khoen bầu dục (carabiner)
THỰC HIỆN
Trước tiên, các bạn dùng đoạn dây 3 mét thắt một cái đai theo cách hướng dẫn sau:
1- Gập đôi sợi dây lại, đặt chỗ gập cố định bên hông trái (nếu thuận tay mặt, hay ngược lại). (Trong hình minh hoạ thì đặt bên mặt)
2- Vòng dây qua người làm một vòng khoá trước bụng
3- Lòn xuống dưới háng rồi kéo lên hai bên hông
4- Quấn hai đầu dây một vòng vào hai bên hông.
5- Vòng hai đầu dây qua hông trái (nếu thuận tay mặt…) và cột lại bằng nút dẹt. Móc khoen bầu dục vào.
• Cột cố định đầu sợi dây dùng để tuột vào gốc cây hay một điểm thật chắc chắn.
• Làm một vòng khuy tròng vào khoen bầu dục.
• Tay trái (là tay hướng dẫn) nắm lỏng sợi dây phía trước mặt để giữ thăng bằng.
• Tay phải (là tay phanh) giữ phần dây thòng xuống, vắt qua hông phải. Tay nầy dùng để điều chỉnh tốc độ.
• Muốn tuột xuống, các bạn nới lỏng dây ở tay phải ra. Muốn dừng lại, các bạn nắm chặt dây ở tay phải lại, đồng thời áp sát dây vào mông (tay trái luôn luôn nắm lỏng dây)
• Nếu người của các bạn không chạm vào vách đá (treo tòn ten) thì các bạn có thể tuột một đoạn thật dài (nhưng phải coi chừng găng tay chịu không nổi).
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
24-12-2007, 07:35 AM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
SINH TỒN NƠI HOANG DÃ - NƯỚC
Nước là nhu cầu số một và cũng là chìa khoá của sự sống và sự mưu sinh ở nơi hoang dã. Cơ thể của chúng ta chứa 75% nước, nhưng cũng rất dễ mất nước qua hệ bài tiết, cho nên chúng ta phải kịp thời bổ sung số lượng nước đã mất, nếu không cơ thể sẽ suy kiệt nước, và nguy đến tính mạng. Người ta có thể nhịn đói hàng tuần nhưng không thể nhịn khát vài ngày…
Khi cần di chuyển để tìm đường thoát thân, chúng ta càng phải biết dè sẻn nước uống, dù khát đến đâu thì cũng chỉ nên nhấp từng ngụm nhỏ cho đỡ khát mà không nên tu ừng ực, vì trước mắt, chưa chắc chúng ta đã tìm thấy nước. Hơn nữa, khi đang mệt, uống nước nhiều sẽ lả người, có thể dẫn đến ngất xỉu.
Trong cuộc sống nơi hoang dã, việc tìm ra nước là một vấn đề cấp bách, khẩn thiết và sinh tử, cho nên các bạn bằng mọi cách, phải kiếm cho ra nguồn nước.
TÌM NGUỒN NƯỚC & MẠCH NƯỚC
Ngoài những nơi mà chúng ta có thể tìm thấy nước dễ dàng như : Sông, suối, ao, hồ, mương, lạch, giếng, mạch nước… Chúng ta còn có thể tìm thấy nước ở những nơi như:
- Dọc theo bờ biển hoặc bờ hồ nước mặn, các bạn đào một lỗ ở nơi vùng đất trũng, cách bờ khoảng 30 mét. Hoặc sau một đụn cát đầu tiên, nếu thấy nơi đó có cỏ mọc hay đất ẩm ướt, hy vọng có nước ngọt hay nước có thể uống được.
Đào lỗ ở những vùng nầy, các bạn nên chú ý: Khi đến lớp cát ẩm, các bạn phải ngưng đào để cho nước rỉ ra từ từ, không nên đào sâu nữa, vì sẽ gặp nước mặn.
- Đi lần theo những con sông, suối khô cạn, tìm dưới những lớp đá chồng chất ở những khúc quanh của lòng sông hoặc bờ sông. Hay đào những hố nhỏ nơi có cát ẩm ướt. Vì ở đây có thể ẩn chứa những mạch nước.
- Đi ngược về nguồn sống, suối cạn, ở đó có thể còn những mạch nước rỉ hay đất ẩm chứa nước.
- Đào lỗ ở vùng trũng thấp, giữa những đồi cát, nơi có cỏ xanh hoặc đất ẩm.
- Các bạn cũng có thể tìm thấy những vũng nhỏ chứa nước ở các khe mương, sau các tảng đá lớn, dưới chân các vách núi… Những vũng nầy không thấm xuống đất, vì nó nằm trên một lớp đá hay đất sét nhão. Cũng ít bị bốc hơi vì được che khuất ánh nắng mặt trời.
- Đào một lỗ nhỏ ở khu vực sình lầy hay đá ẩm ướt, sâu khoảng từ 3 – 6cm, chỗ đất mềm. Nước sẽ từ từ rỉ ra trong hố. Nước nầy có thể lọc để dùng.
Nếu chỉ có cát ướt hay bùn nhão thì các bạn dùng một miếng vải sạch hay áo sạch, bỏ vào trong đó, túm lại rồi vặn xoắn mạnh, nước sẽ chảy ra.
Nước «sản xuất» theo kiểu nầy thường không được trong sạch, cần phải lọc và khử trùng trước khi sử dụng.
- Các bạn còn có thể tìm thấy nước mưa đọng lại từ trong các hốc cây đại thụ, hoặc trong các lóng tre bị mắt kiến (tre bị kiến đục mắt). Nếu lắc mà nghe tiếng óc ách, thì khía phía dưới từng lóng tre để hứng nước. Ta thường gặp ở những cây tre bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) cũng chứa nước.
NGƯNG TỤ HƠI NƯỚC :
Phương pháp thứ nhất :
Đào một cái hố hình phểu, đường kính khoảng một mét, sâu cũng khoảng một mét, ở những khu vực ẩm ướt. Đặt ở dưới đáy hố một vật dụng đựng nước (ton, tô, chén…) rồi phủ lên trên miệng hố một tấm nylon sạch và trong suốt, dằn đất, đá cho kín chung quanh mép, ở giữa bỏ một cục đá làm cho tấm nylon thụng xuống ngay ở miệng vật chứa nước. Sức nóng của mặt trời làm cho đất ẩm bốc hơi, đọng lại dưới tấm nylon, chảy dài xuống và nhỏ vào vật chứa nước để dưới đáy hố.
Các bạn có thể áp dụng phương pháp nầy ở những vùng hoang mạc khô cằn, nhưng trước đó, các bạn phải lót một số thân cây mọng nước đã được chặt nhỏ (như xương rồng, sống đời…)
Hoặc những cành lá còn xanh tươi xuống đáy hố để tạo ẩm. Nếu có thể thì dùng một ống nylon hay ống trúc thông mắt, để cắm một đầu vào vật đựng nước, một đầu ra khỏi miệng hố, khi cần thì có thể hút nước qua ống mà không phải mở tấm đậy lên.
Nước được «sản xuất» theo kiểu nầy rất tinh khiết.
Phương pháp thứ hai :
Các bạn tìm một bụi cây thấp, thật nhiều lá xanh. Đào một cái hố chứa nước nhỏ gần gốc cây, chỗ thấp nhất. Lót một tấm nylon xuống lỗ và chung quanh gốc cây với một độ nghiêng tập trung vào hố.
Trùm một tấm nylon khác trong suốt và sạch, lên bụi cây, dằn kín.
Dưới ánh mặt trời, lá cây sẽ bốc hơi, ngưng tụ dưới bề mặt tấm nylon, rồi chảy về phía hố tích lũy. Nước nầy cũng tinh khiết, có thể dùng ngay.
LẤY NƯỚC TỪ SƯƠNG MÙ
Đây là một phương pháp lấy nước mới nhất do các kỹ sư của Canada và Chile phối hợp nghiên cứu. Họ đặt ở sa mạc Atacama phía Bắc Chili, 75 mảnh lưới bằng Polystyrene, mỗi mảnh rộng 12m x 4m. Những mắc lưới đó đã thu những giọt nhỏ của sương mù góp lại thành những giọt nước. Nó chảy tự nhiên vào một cái máng ở dưới những mảnh lưới, rồi theo những ống dẫn, đổ vào bể chứa. Mỗi mét vuông lưới thu được trung bình từ 3 đến 4 lít nước một ngày (?), đủ để cung cấp cho một làng chài trong vùng Chungungo.
Những đề án tương tự cũng đang được thực hiện trong vùng núi khô cằn ở Pérou, Equateur, Kenya, Ấn Độ, Yémen và Philippine. (Science et Vie. 1/94)
QUAN SÁT & THEO DÕI CÁC ĐỘNG VẬT
Ở trong sa mạc hay những vùng khô cằn, quan sát và theo dõi các động vật, côn trùng là phương pháp giúp chúng ta có thể phát hiện ra những nơi có nước.
- Côn trùng rất phụ thuộc vào nước, chúng chỉ sống ở những nơi mà nước chỉ ở trong tầm bay của chúng (nhất là loài ong). Các bạn hãy theo dõi và quan sát kỹ hướng bay của chúng.
- Các động vật thường đi tìm nước uống vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối. Theo dõi tìm kiếm các lối mòn của chúng, vì có khi những con đường mòn nầy chúng đã sử dụng từ rất nhiều năm, dẫn đến những nơi có nước.
- Chim cu rừng thường hay có thói quen đậu trên các cành cây, lùm bụi, ở những nơi gần nước vào mỗi buổi chiều.
- Chim chóc thường bay đến và bay đi từ nơi có nước, ở nơi có nước, chúng bay vòng vòng hoặc tập hợp lại thành đàn lớn.
- Theo dấu chân của bầy voi rừng, chắc chắn sẽ dẫn các bạn đến khu vực có nguồn nước.
Những con chim săn mồi thường sử dụng máu của con mồi như là một loại chất lỏng, nên ít dùng đến nước.
Người Bédouins ở sa mạc Sahara cho rằng: Những con chim bay đến nơi có nước thì bay thấp và bay thẳng, còn những con chim bay từ chỗ có nước về, thì bay nặng nề, đập cánh mạnh mẽ (tiếng vỗ cánh kêu lớn) và thường xuyên đậu lại để nghỉ ngơi.
CHƯNG CẤT NƯỚC
Phương pháp nầy dành cho những người đã có chuẩn bị hay những người tìm được dụng cụ thích hợp. Ở trong những vùng nước mặn, nước bẩn, nước nhiễm phèn…
Nếu các bạn có chuẩn bị sẵn bằng những dụng cụ chưng cất có bán trên thị trường thì rất tốt. Bằng không, nếu kiếm được một số dụng cụ và vật liệu, các bạn có thể tự chế các bình chưng cất nước.
Phương pháp chưng cất nầy dựa theo nguyên lý hơi nước nóng gặp lạnh sẽ đông lại thành nước, cho nên các bạn phải giữ cho phần làm lạnh lúc nào cũng phải «lạnh».
LỌC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC
Dù có khát đến đâu, các bạn cũng đừng uống nước dơ bẩn hay nước tiểu. Các chất cặn bã ngay trong nước tiểu hay vi khuẩn trong nước dơ thừa sức đốn ngã bạn bằng các bệnh tả, lỵ, thương hàn…
Nếu muốn có nước sạch để sử dụng, các bạn phải biết cách lọc và khử trùng nước đơn giản.
LỌC NƯỚC
1. Bình lọc nước:
Để chuẩn bị chu đáo cho một chuyến thám hiểm dài ngày, các bạn nên mua những bình lọc và bơm lọc mini dành cho các nhà thể thao, du lịch thám hiểm… rất gọn nhẹ.
Với loại bình lọc nầy, người ta có thể lọc sạch nước bằng phương pháp cơ học đơn giản. Không dùng bất cứ hoá chất nào. Bộ màng lọc nầy có thể ngăn chận tất cả chất bẩn và nấm độc từ các nguồn nước trong thiên nhiên.
Bộ lọc nầy có thể sử dụng trên 1000 lần, mỗi lần lọc một lít nước.
2. Tự chế hệ thống lọc nước:
Ở những nơi hoang dã, các bạn không có đủ vật liệu để chế những hệ thống lọc nước hoàn hảo, nhưng các ban cũng có thể lọc nước với những hệ thống đơn giản như sau:
- Dùng một ống lon đục nhiều lỗ ở đáy (hay một filter cà-phê), đổ cát vào làm bình lọc.
- Dùng một lóng tre hay một đoạn thân cây rỗng, một đầu nhét cỏ, hay một nùi vải (hoặc cả vải lẫn cỏ), đổ cát vào để làm bình lọc nước.
- Các bạn cũng có thể dùng ba mảnh vải để làm thành giàn lọc nước như hình trên. Hai mảnh trên các bạn đựng cát, mảnh dưới cùng, nếu có thể thì đựng than.
KHỬ TRÙNG NƯỚC
Sau khi lọc xong, các bạn cần phải khử trùng nước trước khi uống. Có nhiều phương pháp khử trùng, nhưng các bạn chỉ chọn những phương pháp khả thi với những gì mà các bạn có trong tay.
- Đun sôi: Đây là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất, chỉ cần đun sôi nước chừng 5 – 10 phút là có thể triệt tiêu mọi vi khuẩn.
- Dùng thuốc lọc nước (drinking water tablets): Là loại thuốc có bán trên thị trường, ở các nhà thuốc Tây. Tuy nhiên, bạn chỉ có nó khi bạn đã được chuẩn bị từ trước. Bỏ thuốc vào trong nước (theo sự hướng dẫn trong toa thuốc) lắc đều, chừng vài phút sau thì uống được.
- Nếu không nồi, xoong để đun sôi, các bạn đào một lỗ ở dưới đất, lót một tấm plastic dầy hay một tấm da thú, đóng cọc dằn chung quanh, đổ nước vào.
Đốt một đống sỏi thật nóng, rồi gắp bỏ từ từ vào, cho đến khi nước sôi lên, bỏ vào thêm vài cục than hồng đang cháy để khử mùi.
NƯỚC TỪ THỰC VẬT
Khi không kiếm được nguồn nước tự nhiên như sông, suối, đầm lầy… hay mạch nước, các bạn có thể tìm kiếm nguồn nước từ thực vật. Nhưng dĩ nhiên là không phải cây nào cũng cho chúng ta nước, hay là nước cây nào cũng uống được, cho nên các bạn phải cẩn thận, chỉ sử dụng những cây mà mình đã biết khá rõ.
Dây leo
Hầu như tất cả các loại dây leo trong thiên nhiên đều chứa nước, nhất là các loại dây leo thân mềm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các bạn cũng phải biết rõ tính chất loại dây leo đó.
Để lấy nước, các bạn chặt xiên mũi mác ở phần gốc, gần mặt đất. Kê bình chứa vào để hứng nước. Sau đó với lên, hoặc leo lên một đoạn, chặt mở miệng một vết sâu hơn phân nửa dây leo, nước sẽ từ từ chảy vào bình.
Các bạn cũng có thể chặt đứt hẳn một đoạn dây leo dài khoảng 1 mét (chặt gốc trước ngọn sau). Cầm dựng thẳng lên, kê phần gốc vào miệng, nước sẽ chảy từ từ xuống. Khi hết nước, các bạn chặt một đoạn khác.
Các loại nước ở dây leo có những mùi vị khác nhau, có khi gây ngứa cổ, cần phải nếm thử, nhưng hầu hết là tinh khiết.
Cây chuối
Là một loại cây mọc hoang và được trồng rất nhiều ở những vùng nhiệt đới để lấy trái ăn. Người ta còn dùng là để gói đồ, thân (bẹ) xẻ nhỏ phơi khô để làm dây cột.
Muốn có nước, các bạn chặt ngang thân chuối, cách mặt đất chừng 1 gang tay (20cm). Khoét một lỗ hình chén ở giữa, sâu xuống cho đến phần gốc (củ). Chừa bẹ chung quanh vừa đủ dầy để giữ nước. Khoảng một giờ thì nước trào lên, các bạn múc đổ vào bình chứa nước, và cứ tiếp tục như thế cho đến khi kiệt nước.
Mỗi gốc chuối làm như thế, có thể cho ta nước từ 4 – 5 ngày.
Cây dừa
Được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong những vùng nhiệt đới, gần bờ biển hay các hải đảo…
Nếu chúng ta đi lạc vào một vùng có cây dừa, thì sự sống của chúng ta khá an toàn. Vì từ cây dừa, nó sẽ cho chúng ta những sản phẩm như:
- Nước dừa: Chứa rất nhiều axit amin, axit hữu cơ… là một loại nước giải khát hảo hạng.
- Cùi dừa: Có chứa 65% chất béo, 20% gluxit, 8% protit, 4% nước. Là một loại thực phẩm rất tốt.
- Gáo dừa: Dùng làm đồ đựng thay tô, chén, gáo múc nước… và làm chất đốt.
- Lá dừa: Dùng để lợp nhà, làm vách chắn, chất đốt…
- Gân lá dừa: Bện hay bó lại để làm chổi, làm tăm xỉa răng, đan rổ rá…
- Xơ dừa: Bện dây thừng, làm thảm chùi chân, chất đốt…
- Đọt non dừa (Củ hủ): Là một loại thực phẩm cao cấp, có thể ăn sống, luộc, xào, nấu…
- Thân cây dừa: Dùng làm cột nhà, làm cầu, thủ công và các tiện nghi khác.
Trường hợp gặp cây dừa mới ra hoa, mà chúng ta thì rất cần nước. Hãy níu cuống hoa cho cong xuống (có thể dùng dây để trì giữ lại), và cắt chỗ giáp cuống với buồng hoa. Dùng bao nylon chụp lại để hứng nước. (Đừng để không khí tiếp xúc nhiều với vết cắt, nếu không, thì cứ 12 giờ lại phải cắt thêm một lát mỏng, vì váng đã đóng bít các lỗ hỗng dẫn nước.)
Với cách nầy, mỗi cây dừa sẽ cho các bạn 1 lít nước trong một ngày đêm.
Cây thốt nốt
Được trồng nhiều ở những vùng cực Nam Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và một số nước trong vùng nhiệt đới.
Cây thốt nốt được trồng chủ yếu để lấy nước làm nguyên liệu chế biến thành đường và rượu.
Để lấy được nước, người ta cắt một đoạn ở đầu cuống hoa, rồi buộc bao nylon hay ống dẫn nối với bình chứa.
Nếu cắt vào chiều tối và để suốt đêm, các bạn sẽ có khoảng một lít nước có vị ngọt và thơm.
Quả thốt nốt non ăn mát như thạch. Quả già có màu vàng, thơm như mít, nếu giã ra, đem lọc, sẽ cho chúng ta một thứ bột làm bánh ăn rất ngon.
Cây báng
Còn gọi là cây Bụng Báng, là những cây có dạng tương tự như: cây Đoác, cây Kapác, cây Xế, cây Rui, cây Đủng Đỉnh (Đùng Đình)… đều có công dụng giống nhau.
Là những cây mọc hoang, thường được thấy nhiều ở các tỉnh miền Trung và Bắc Việt Nam, và một số nước trong vùng nhiệt đới.
Những cây nầy co thể cho ta nước lấy từ ngọn, tinh bột từ thân cây, đọt non có thể luộc hay nấu canh như các loại rau cải…
Muốn lấy nước, người ta chặt lưu thân (không đứt hẳn) cho cây ngã xuống theo triền núi (làm sao cho phần gốc nằm cao hơn phần ngọn). Bóc hết lá trên ngọn cho đến đọt. Đẽo vạt phần đọt non làm thành máng dần. Trùm bao nylon hay kê đồ để hứng. Trung bình một ngày, một cây có thể cho chúng ta từ 4 – 5 lít nước. Khi lượng nước giảm, các bạn vạt thêm vào khoảng 1 cm, nước sẽ chảy tiếp.
Các bạn lưu ý: Khi chặt cây Đùng Đình (người Bắc gọi là cây Móc), nếu bị vướng vào buồng trái của nó thì rất ngứa phải rất cẩn thận.
Một cây Kapác cao từ 12 – 15 mét, sẽ liên tục cho chúng ta từ 150 – 170 lít nước trong vòng 40 ngày.
Ruột của thân cây đem giã, lọc, sẽ cho chúng ta một loại bột để làm bánh.
Cây dừa nước
Là loại cây thân bẹ thấp, lá như lá dừa, mọc thẳng đứng vươn lên cao. Cây thường mọc ở những vùng đầm lầy ngập mặn, phù sa, nhiễm phèn, ven sông rạch có thuỷ triều lên xuống…
Cây dừa nước mọc rất nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, có nơi phát triển thành rừng tự nhiên.
Cây dừa nước cũng cho trái, mỗi buồng dừa có khoảng vài chục trái, kết với nhau thành buồng có dạng khối tròn. Trái dừa nước có cùi dầy, màu trắng đục, có vị hơi ngọt và rất béo, có thể ăn tươi, nấu chè…
Lá dừa dùng để lợp nhà với hai kiểu lợp: Lá chằm và lá xé, làm chỗ trú mưa nắng rất tốt.
Bập dừa nước dùng để chẻ lạt, gọi là lạt dừa. Nó còn là loại phao nổi tự nhiên dùng để vượt sông.
Nhưng quan trọng nhất là nhựa dừa, được dùng để uống và chế biến thành đường, cồn, rượu, dấm, nước giải khát, bánh kẹo…
Muốn lấy nước thì chúng ta cũng dùng các phương pháp như đối với cây dừa và cây thốt nốt: Cắt đầu cuống hoa còn non, buộc bao nylon hay ống dẫn để hứng nước.
Cây xương rồng
Ở những vùng đất khô cằn hay hoang mạc, người ta thường gặp những cây xương rồng khổng lồ Saguaro (không thấy ở Việt Nam) thân cây chứa rất nhiều nước.
Để lấy nước, người ta lựa những cây thấp, mọng nước (khía căng, không lõm sâu), cắt ngang thân cây, rồi dùng gậy hay tay quậy một lúc ở trong ruột cây, nó sẽ cho chúng ta một chất nhờn tựa như thạch, có thể ăn để đỡ khát.
NƯỚC TRONG VÙNG BĂNG TUYẾT
Ở trong những vùng băng tuyết, các bạn có thể lấy nước ở những dòng suối chảy nhanh không kịp đóng băng. Nhưng nếu sông, suối, hồ… đã đóng băng rồi, các bạn tìm những chỗ có tuyết phủ (vì có thể băng ở đây mỏng hơn chỗ khác), dùng rìu băng hay khoan đục thủng một lỗ. Khi đục, nhớ cột dụng cụ vào đầu một sợi dây, đầu kia neo vào đâu đó trên băng, để nếu băng vỡ bất ngờ, các bạn không xẩy tay tuột mất dụng cụ. Ban đêm, để cho lỗ thủng không đóng băng trở lại, các bạn đậy trên lỗ một miếng vải rồi phủ tuyết lên.
Nấu chảy băng tuyết trên lửa cũng là một các tạo ra nước. Các bạn bỏ băng tuyết vào nồi (băng cứng cho nước nhiều hơn tuyết xốp) và nấu trên lửa.
Một cách khác để lấy nước là bỏ băng tuyết vào một cái bao vải sạch, đoạn treo lên cạnh một ngọn lửa. Đặt một cái chậu phía dưới để hứng nước. Sức nóng của ngọn lửa sẽ làm cho tuyết tan ra chảy xuống chậu, và cũng sức nóng đó, giữ cho nước trong chậu không đóng băng.
Vào những ngày trời nắng, các bạn lấy một tấm nylon lớn, màu đen, đem trải phủ ở sườn đồi. Rải tuyết lên phân nửa phía trên tấm nhựa, tuyết sẽ tan chảy xuống phần dưới tấm nhựa. Các bạn chỉ việc lấy đồ hứng.
ĐỒ ĐỰNG NƯỚC
Để chứa nước hay đi lấy nước, các bạn phải có một số vật dụng dùng để chứa nước như : can nhựa, thùng, gàu, bình đựng nước…
Nhưng nếu không có, các bạn phải biết tận dụng vật liệu thiên nhiên sẵn có để chế tạo thành những đồ đựng nước.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
16-01-2008, 03:01 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
THỰC PHẨM
Sau nước, thực phẩm là một nhu cầu tối cần thiết của con người, nếu thiếu thực phẩm, chúng ta sẽ suy kiệt sinh lực và sức chịu đựng, tinh thần hoang mang mơ hồ, không còn ý chí, nghị lực để phấn đấu… sinh mạng sẽ bị đe doạ.
Nhưng để tìm kiếm được thực phẩm từ thiên nhiên hoang dã, các bạn phải là người có kinh nghiệm. Tuy thiên nhiên thật hào phóng, nhưng cũng rất khắc nghiệt. Bên cạnh những thực vật, động vật có thể nuôi sống được con người, thì cũng có những cây trái và sinh vật có thể giết chết con người trong nháy mắt. Đã vậy, sự khác biệt giữa “lành” và “độc”, lại không sai biệt nhau là bao nhiêu, nhất là ở trong các loài thực vật. Thí dụ: Cây “Chè vằng” ăn được lại rất giống cây “Lá ngón” cực độc, chỉ cần ăn vài lá là vô phương cứu chữa. Hoặc giữa cây khoai môn và cây môn nước, một loại thì ăn rất ngon, còn một loại ăn vào thì ngứa như cào cổ. Những cây nầy, chỉ có người kinh nghiệm mới phân biệt được.
Nói như thế không có nghĩa là bạn khoanh tay nhịn đói chờ chết, chúng tôi chỉ muốn nói là các bạn hãy thận trọng, nên ăn những gì mà các bạn biết rõ, cả về tính chất lẫn cách chế biến (chẳng hạn như củ nần, củ nâu, thì phải ngâm nước và luộc nhiều lần. Củ nưa phỉa luộc với vôi. Măng tre thì phải luộc hay nấu, không thể nướng hay ăn sống được…)
Về động vật, tuy ít có con mang chất độc trong thịt, nhưng nếu các bạn không biết cách làm và chế biến, thì cũng có thể trúng độc. Nhiều người đã chết do ăn Cóc và cá Nóc làm không kỹ. Các bạn không nên ăn những lòng, ruột, trứng.. của các loại cá và động vật mình không biết rõ, và cũng đừng đụng tới những sinh vật và côn trùng hay nấm có màu sắc sặc sỡ, vì đó là lời cảnh cáo của thiên nhiên.
Để tìm thực phẩm từ trong thiên nhiên, chúng ta có 2 nguồn chính: từ THỰC VẬT và từ ĐỘNG VẬT.
THỰC PHẨM TỪ THỰC VẬT.
Đây là một nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng, dễ tìm kiếm, rất thích hợp cho những trường hợp phải di chuyển. Tuy nhiên, cũng rất dễ bị ngộ độc, các bạn phải cẩn thận.
Thường thì cây, trái, củ, hạt, mầm… nào mà chim, thú (nhất là khỉ) mà ăn được thì chúng ta cũng có thể ăn được. Nhưng đó không phải là công thức, vì một số loài chim có thể ăn những trái độc (Mã tiền, Mặt quỷ…) mà nếu các bạn ăn vô thì chắc chắn “ngủm”.
Nếu nghi ngờ thì các bạn có thể thử bằng những cách sau đây:
- Ngắt một đọt cây, cuống lá, mà thấy nhựa trắng như sữa thì đừng ăn.
- Nhai thử, thấy có vị đắng, cay, hay buồn nôn, thì đừng ăn.
- Nấu lên trong 15 – 20 phút, bỏ vào miệng ngậm một lúc, nếu thấy không có phản ứng gì thì từ từ ăn thêm, nhưng đừng quá nhiều, cho đến khi hoàn toàn tin tưởng.
Trong sự hạn chế của một chương sách cũng như về khả năng, chúng tôi không thể trình bày được hết tất cả các loại cây trái có thể dùng làm thực phẩm. Chúng tôi cũng không đề cập đến các loại cây đã được thuần hoá từ lâu và được trồng khắp nơi như: lúa, bắp, đậu, mè… khoai lang, khoai tây, khoai mì… cam, quýt, xoài, ổi, mít, mận… mà chúng tôi thiên về những cây mọc hoang, hoặc đang được thuần hoá. Nhất là ở Việt Nam và các nước lân cận.
NHỮNG CÂY HOANG DÃ DÙNG LÀM THỰC PHẨM
KHOAI MÀI – HOÀI SƠN – SƠN DƯỢC
Nơi mọc: Ở khắp vùng rừng núi nước ta.
Thân cây: Dây leo bò trên mặt đất
Lá: Lá đơn, hình tim, mọc đối hay so le
Hoa: Hoa đực, hoa cái khác gốc
Quả: Củ con ở nách lá gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”
Phần làm thực phẩm: Củ (có thể dài 1 mét)
Chế biến: Luộc hay nạo, giã để nấu canh
Mùi vị: Thơm, bùi.
SẮN DÂY – CÁT CĂN – CAM CÁT CĂN
Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng khắp nơi
Lá: Lá kép gồm 3 lá chét hình trứng
Hoa: Màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá
Quả: Dài 9 – 10 cm, vàng nhạt, nhiều lông
Phần làm thực phẩm: Củ
Chế biến: Luộc, chế thành bột
Mùi vị: Bùi, ngọt
HOÀNG TINH – CỦ CÂY CƠM NẾP
Nơi mọc: Mọc hoang ở những nơi rừng ẩm
Thân cây: Cây loại cỏ sống lâu năm
Lá: Hình mác, mọc vòng 4 – 5 lá một
Hoa: Mọc ở kẽ lá, rũ xuống, mỗi cuống mang 2 hoa hình ống, màu tím đỏ.
Quả: Quả mọng, khi chín có màu tím đen
Phần làm thực phẩm: Củ
Chế biến: Luộc hay giã làm bột
KHOAI NƯA – KHOAI NA
Nơi mọc: Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt
Thân cây: Cây sống lâu năm
Lá: Lá đơn, có cuống dài, màu xanh lục nâu, có đốm trắng, phiến lá khía nhiều và sâu
Hoa: Bông mo tận cùng bằng một phần bất thụ, hình trụ, màu tím (mo màu nâu sẩm)
Phần làm thực phẩm: Củ
Chế biến: Luộc với vôi cho hết ngứa
CỦ NÂU – KHOAI LENG
Nơi mọc: Mọc hoang tại các vùng rừng núi
Thân cây: Dây leo thân nhẵn, gốc nhiều gai
Lá: Hình trứng hơi mác, mọc cách ở gốc, mọc đối ở ngọn
Hoa: Mọc thành bông
Phần làm thực phẩm: Củ
Chế biến: Luộc nhiều nước.
KHOAI MÔN – KHOAI SỌ
Lá: Hình tim, có cuống dài, không ướt
Hoa: Bông màu trắng, hoa bất thụ vàng
Phần làm thực phẩm: Thân hoá củ
Chế biến: Luộc
CỦ CHUỐI – CHUỐI HOA
Nơi mọc: Mọc hoang, trồng làm cảnh, thích nơi ẩm.
Thân cây: Thân thảo, đa niên, cao khoảng 1m50.
Lá: To, tròn hơi mác, mọc cách, màu lục, trơn láng
Hoa: Xếp thành chùm, có một cái mo chung
Quả: Quả nang có nhiều gai mềm như lông
Phần làm thực phẩm: Củ
Chế biến: Luộc – giã làm bột
CỦ NĂN – MÃ THẦY
Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng ở nơi ngập nước.
Cây cỏ củ to, mọc ở dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, phía trong có nhiều vách ngang. Hoa tự chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn, hoặc không có hoa.
Phần làm thực phẩm: Củ
Chế biến: Ăn sống, nấu với thịt, nấu chè
CỦ ẤU - ẤU NƯỚC – KỴ THỰC
Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng ở các ao đầm
Thân cây: Thân ngắn, có lông
Lá: Lá nổi có phao: ở cuống, hình quả trám
Hoa: Hoa trắng, mọc đơn độc hay ở kẽ lá
Quả: Thường gọi là “củ”, có hai sừng
Phần làm thực phẩm: Quả (củ)
Chế biến: Luộc hay giã bột làm bánh.
TRẠCH TẢ - MÃ ĐỀ NƯỚC
Nơi mọc: Mọc hoang ở ao, đầm, ruộng nước
Thân cây: Thân rễ trắng, hình cầu hay hình con quay
Lá: Hình thuôn hay hình tim, có cuống dài
Hoa: Màu trắng, cuống dài, thành tán
Quả: Là một đa bế quả
Phần làm thực phẩm: Thân củ
Chế biến: Luộc
SƠN VÉ
Nơi mọc: Mọc hoang từ Quảng Trị đến Nam Bộ
Thân: Đại mộc, cao 20m, nhánh non hình vuông
Lá: Xoan thon, chót nhọn, gân phụ mảnh
Hoa: Đơn tính màu đồng chu
Trái: Tròn nhỏ, màu vàng lục có hột to 6 – 8 mm
Phần ăn được: Trái
Chế biến: Không
TRÔM – TRÔM HOE
Nơi mọc: Mọc hoang và thường được trồng để làm nọc tiêu hay trụ hàng rào (rất dễ trồng)
Thân: Đại mộc cao 6 – 9 mét
Lá: Lá kép gồm 7 – 9 lá phụ không cuống, có lông hoe ở mặt dưới
Phần sử dụng: Nhựa cây tươi hay phơi khô
Chế biến: Ngâm nước cho nở ra và ăn như thạch.
BÁT
Nơi mọc: Mọc hoang (hay trồng) theo lùm bụi
Thân: Dây leo đa niên có vòi cuốn
Lá: Hơi dầy, không lông
Hoa: Màu trắng, năm cánh, hơi giống hoa bìm bìm
Trái: Khi non màu anh vân trắng, khi chín màu đỏ
Phần sử dụng: Trái và lá
Chế biến: Ăn tươi, luộc hay nấu canh.
CHÙM NGÂY
Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng ở Nam bộ
Thân: Thân mọc cao từ 4 – 9 mét có nhánh to.
Lá: Kép 3 lần, màu xanh mốc, không lông
Hoa: Màu trắng, to, hình giống như hoa đậu
Trái: To dài đến 55cm, khô nở thành 3 mảnh
Phần sử dụng: Trái, lá và hột
Chế biến: Lá, trái non xào nấu như rau, hột ép dầu
GAN TIÊN THƠM – CHÂU THI
Nơi mọc: Mọc hoang ở các vùng núi cao Bắc Bộ
Thân: Tiểu mộc, cao 3m, nhánh nằm, không lông
Lá: Phiến hình bầu dục, thon, không lông
Hoa: Chùm ở nách lá, màu trắng
Trái: Nang tròn, chứa nhiều hột
Phần sử dụng: Trái
GĂNG NÉO
Nơi mọc: Mọc hoang ở các rừng còi duyên hải, có trồng nhiều ở Côn Sơn.
Thân: Đại mộc, nhánh ngắn, vòng đều quanh thân
Lá: Phiến dài bầu dục, không lông
Hoa: Chùm hoa màu trắng
Trái: Phì quả to 1,5cm, cơm vàng, hột dẹp láng
Phần sử dụng: Trái
SẾN MẬT
Nơi mọc: Mọc hoang ở Bắc bộ và được trồng ở Nam bộ, dọc theo sông Cửu Long
Thân: Đại mộc, cao khoảng 20m
Lá: Phiền bầu dục, mặt dưới có gân lồi, lông nhung
Hoa: Chùm ở nách
Trái: Phì quả cao 3cm, có từ 1 – 3 hột
Phần sử dụng: Trái
DUNG CHÙM
Nơi mọc: Mọc hoang từ cao độ 1000 – 2000 mét.
Thân: Đại mộc nhỏ, cao khoảng 8m, vỏ nứt sâu
Lá: To, phiến xoan bầu dục, mặt trên xanh đậm
Hoa: Chùm đơn, màu trắng hay vàng, thơm
Trái: Hình thoi, dài khoảng 1cm, không lông
Phần sử dụng: Trái và lá
Chế biến: Lá nấu uống như trà, trái ăn tươi
XAY
Nơi mọc: Khắp núi rừng từ Trung đến Nam bộ
Thân: Tiểu mộc, cao khoảng 5m, nhánh non có lông
Lá: Hình muỗn dài, nhỏ, đầu tròn, không lông
Hoa: Hoa nhỏ, chùm ở nách lá, không lông
Trái: Tròn, từng chùm, khi chín màu đen mốc
Phần sử dụng: Trái và lá
Chế biến: Trái ăn tươi, lá nấu canh
MÓC CỘT
Nơi mọc: Rừng thưa ở độ cao 1000 – 2000 mét
Thân: Đại mộc, cao 8 – 12 m, nhánh có khi có gai
Lá: Đáy tròn, chót có mũi ngắn, rụng theo mùa.
Hoa: Màu trắng, chùm tụ tán
Trái: Tròn, chót có thẹo của đài
Phần sử dụng: Trái
DUM LÁ HƯỜNG
Nơi mọc: Mọc hoang các vùng núi cao trên 1000m
Thân: Bụi, có lông mịn, có gai nhỏ.
Lá: Lá kép do lá phụ mọc đối, mép có răng cưa
Hoa: Ở chót nhánh, cánh tròn, màu trắng, thơm
Trái: Tròn, to 2 cm
Phần sử dụng: Trái
Chế biến: Lá nấu như trà, trái ăn tươi
TU LÚI – NGẤY LÁ NHỎ
Nơi mọc: Mọc hoang bình nguyên đến cao nguyên
Thân: Bụi trườn, nhánh mảnh, có lông và gai cong
Lá: Lá bẹ, lá phụ nhỏ, mặt trên không lông, mặt dưới đầy lông trắng
Hoa: Tản phòng ở ngọn, màu hường, dài đầy lông, có gai nhỏ
Trái: Hình bán cầu, màu đỏ, vị chua
Phần sử dụng: Trái
THIÊN TUẾ
Nơi mọc: Mọc hoang và còn được trồng làm kiểng
Thân: Cao 1 – 6 m
Lá: Dài 0,5 – 2m, có thứ diệp từng cặp một
Hoa: Ít khi có hoa
Quả: Hình xoan, màu vàng hay đỏ (có độc)
Phần làm thực phẩm: Thân cây
Chế biến: Lấy lõi thân cây giã thành bột làm bánh hay chế biến các món khác
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
22-01-2008, 03:09 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
ĐẶT BẪY
Đây có lẽ là phương pháp mưu sinh xưa nhất trong lịch sử của nhân loại. Từ thưở còn săn bắn hái lượm, con người đã biết đánh bẫy. Vì bẫy là một công cụ tự động bắt thú, giúp cho con người có thêm nguồn thực phẩm, trong khi con người còn dành thời gian cho những việc khác.
Từ các loại bẫy thô sơ thời cổ đại cho đến các loại bẫy tinh vi hiện nay, tất cả đều dựa trên một nguyên tắc cơ bản từ xa xưa, cho nên chỉ cần hiểu nguyên lý vận hành của một vài cái bẫy, là các bạn cũng hiểu các cài đặt các bẫy khác. Tuy nhiên, không phải cứ có bẫy tốt, tinh vi, là chúng ta đánh được thú. Không phải cứ sắm cần câu đắt tiền là chúng ta câu được cá,… mà chính ở bản thân chúng ta phải có kinh nghiệm và am hiểu tập tính cũng như thói quen của các loài động vật, nhất là những loài mà chúng ta dự tính đánh bắt.
Thật ra, cũng chẳng có gì là khó khăn lắm, nếu các bạn chịu khó quan sát, tìm hiểu, lý giải các loại dấu vết, mạnh dạn bắt tay thực hành, cộng thêm một vài lần… thất bại, thì chỉ trong vòng một thời gian ngắn, các bạn cũng sẽ tích luỹ được một số kinh nghiệm.
Có rất nhiều loại bẫy khác nhau dành cho từng loại chim thú khác nhau. Có loại bẫy giết chết con mồi, có loại bẫy bắt sống. Có loại dành cho thú lớn hay thú dữ, có loại dành cho thú nhỏ. Có loại phải dùng mồi nhử, có loại không. Có loại cài xong chúng ta chỉ phải đi thăm một hay hai ngày một lần, nhung cũng có loại chúng ta phải chủ động đứng nhìn để khởi động bẫy… các bạn phải tùy theo hoàn cảnh, tình huống,… mà chọn cách đặt bẫy, để không hao tốn công sức nhiều mà hiệu quả cao.
CHỌN NƠI ĐẶT BẪY
Hầu hết các loại thú đều có hai môi trường sinh sống. Thí dụ: Rừng rậm là nơi trú ẩn và đồng cỏ là nơi kiếm ăn. Hoặc thảo nguyên là nơi sinh sống và ao hồ là nơi uống nước… Do đó, các bạn nhất thiết phải tìm cho được con đường mà chúng thường xuyên lui tới để ăn uống, săn mồi, nghỉ ngơi (có nhiều loại thú lui tới chỉ bằng một con đường mòn nên rất dễ nhận thấy).
Vào đầu mùa mưa, cỏ non mọc nhiều nên các loài thú di chuyển kiếm ăn nhiều hơn. Đây là thời điểm đánh bẫy hiệu quả nhất. Còn vào mùa khô, các bạn nên tập trung các giàn bẫy ở những vùng có nước.
Tuy nhiên, các loài thú hoang dã rất nhút nhát và cảnh giác cao, nhất là những vùng bị săn bắn nhiều như ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Nếu các bạn không ngụy trang kỹ và để cho thời gian làm mất hơi người ở nơi đặt bẫy, thì khó lòng mà đánh lừa được các con thú… Cho nên khi đặt bẫy, các bạn không nên cày xới hay dẫm đạp nhiều làm cho hơi người lưu lại quá lâu.
Các bạn cũng không nên quá tin vào những công thức của sách vở, tài liệu của nước ngoài. Vì ở đó thú hoang được bảo vệ và gần gũi với con người, cho nên rất dễ đánh bắt..
Nếu trên con đường mòn của thú đi lại mà có một thân cây ngã nằm ngang từ lâu thì rất tốt. Các bạn đặt hai bên thân cây (trên con đường mòn) mỗi bên một bẫy. Nếu con thú nghi ngờ bên này, nó sẽ rướn mình để nhảy sang bên kia thì cũng bị dính.
Dưới đây là những nơi mà các bạn nên cài đặt bẫy để cho có hiệu quả cao:
- Những đường mòn xuyên qua vành đai bụi rậm dẫn đến ao, hồ, suối, nguồn nước, rừng rậm, đầm lầy,…
- Những hẻm núi.
- Những nơi có nguồn thức ăn phong phú.
- Dọc theo hai bờ sông suối.
- Những vũng nước còn đọng lại trong mùa khô.
Nhưng tốt nhất là các bạn nên rấp luồng.
Rấp luồng:
Vào đầu mùa mưa, các bạn chọn những vùng có nhiều chim thú qua lại, chặt nhiều cành cây cắm thành một hàng rào zic zắc thật dài, càng dài càng tốt (có nhiều người rấp một luồng dài hơn 10 cây số), mục đích của luồng là làm cho con thú không dám vượt qua hàng rào này mà ép chúng nó phải vào góc. Ở mỗi góc zic zắc, các bạn trổ một cửa và gài vào đó một cái bẫy (tuỳ theo kinh nghiệm cũng như loại thú để chúng ta chọn bẫy cho thích hợp). Một luồng như vậy, có khi phải cần đến hàng trăm cái bẫy.
CÁC LOẠI BẪY THÚ
BẪY HẦM
Khi cần đánh bắt thú lớn mà thiếu công cụ trong tay, bẫy hầm là một loại bẫy hiệu quả nhất.
Các bạn chọn nơi mà con thú thường qua lại hay buộc phải qua lại như hẻm núi, đường mòn, luồng,… để đào một cái hầm rộng khoảng 1.5m x 1.5m (có thể rộng hơn hay hẹp hơn tuỳ theo địa thế và loài thú mà chúng ta định đánh bắt). Sâu khoảng hơn 2 mét, đáy hơi hẹp để cho thú khó lòng xoay xở. Bên trên các bạn gác ngang dọc nhiều cây nhỏ rồi phủ cỏ và lá cây lên. Trải một lớp đất mỏng trước khi ngụy trang bằng lá khô (nếu chung quanh phủ đầy lá khô). Vì đào xới nhiều cho nên loại bẫy này cần một thời gian khá lâu, hoặc qua một vài cơn mưa làm mất hơi người thì mới có kết quả. Khi thú bị sập hầm, các bạn có thể giết bằng lao hay đưa lên bằng thòng lọng.
BẪY ĐÂM (THÒ, LAO CHÔNG)
Đây là loại bẫy cực kỳ nguy hiểm, dùng để giết chết con mồi, cho nên khi cài đặt loại bẫy này, các bạn phải chắc chắn rằng: đây là nơi không có dân cư qua lại, và nên để những dấu hiệu báo nguy cho mọi người và cho chính cả bạn (nếu các bạn có nhiều người thì không nên cài loại bẫy này).
Có hai loại bẫy đâm thông dụng:
1. Loại dùng chính sức nặng của con thú
2. Loại dùng lực tác động bên ngoài
Loại dùng chính sức nặng của con thú
Đơn giản nhất trong loại này là hầm chông (tức kết hợp giữa bẫy hầm và chông). Sau khi đào hầm xong (không cần sâu lắm) các bạn cắm một vài cây chông. Khi thú sụp hầm sẽ bị chông đâm xuyên qua người.
Loại dùng lực tác động bên ngoài
Các bạn chọn một cây tre đực già (loại tre gần như đặc ruột) để làm cần bật, có gắn một vài mũi lao như hình minh họa. Các bạn có thể cài từ trên đập xuống hay từ một bên phạt ngang qua. Điều chỉnh cao thấp làm sao cho vừa tầm với con thú.
BẪY SẬP - BẪY ĐÈ
Có lẽ đây là một loại bẫy kém hiệu quả đối với những con thú lớn, vì thường loại bẫy này cần phải có mồi nhử, mà thú lớn thì rất cảnh giác với các loại mồi lạ. Nhưng cũng khá hiệu quả đối với các loài thú nhỏ như chuột, sóc, nhen,…
Bẫy được làm bằng những vật năng như đất, đá, lóng cây,… để đè chết con mồi. Bẫy thường được cài đặt nơi thú thường lui tới kiếm ăn nên nhất thiết phải có mồi.
BẪY THÒNG LỌNG
Người ta dùng nút thòng lọng để làm nhiều loại bẫy khác nhau, có hiệu quả rất cao, trong đó, giản dị và hữu hiệu nhất là bẫy cò ke (xem hình vẽ). Đây là một loại bẫy rất bén (nhạy) bất kỳ loài chim thú nhỏ nào đi dưới đất (kể cả loài bò sát) đều có thể bị dính cả.
Bẫy thòng lọng rất đa dạng. Có loại dùng cần bật. Có loại dùng chính sức trì kéo của con thú. Có loại kèm thêm mồi nhử. Có loại siết cổ. Có loại siết chân.
Hoặc dùng thòng lọng kết hợp với vòng hom bằng cây hay bằng thép. mục đích của hom không hẳn là để giữ chân thú lại, mà để cho những sợi thòng lọng bằng cáp kịp thời siết chân con mồi để không bị sẩy.
Bẫy thòng lọng còn dùng để đánh bắt các loại chim như các kiểu sau đây:
Dò (nho)
Dùng để bẫy chim. Được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo (mây rã). Kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm, …) Được cài đặt trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn,… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
14-03-2008, 04:26 PM
|
Senior Member
Xe đã lên hết cốt
|
|
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: Thủ Đức, Q4 - TPHCM
Bài gởi: 409
Thanks: 150
Thanked 1.127 Times in 215 Posts
Biến số xe: 0123456789
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
Không ai cảm ơn bác Duyanh đã có một bài bổ ích àh. Cảm ơn bác Duyanh!
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
14-03-2008, 07:27 PM
|
Senior Member
Xe lên cốt 3
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: middle of nowhere
Bài gởi: 384
Thanks: 1
Thanked 346 Times in 78 Posts
|
|
Re: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã
tuyệt vời, chắc kiểu này in ra thành sách mang theo mỗi tour quá, quá hay, mà em thấy "trong hình minh họa thì bên hông phải" trong đấy, bác có thể post hình luôn được không? Many thanx
__________________
xe đã về, xe đã về, ngàn hoa hé môi cười tươi đón gió mới...
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:41 PM.
|