Chào các pác !!!.
Bài này chủ yếu đề cập đến môn máy bay mô hình. Các môn khác như oto, tàu thuyền, thủy phi cơ,...xin được bàn đến ở mục khác.
Phần 1 - Giới thiệu chung
Để chơi được trò chơi này thì có một câu nói mà giới mô hình đã truyền tai nhau từ lâu "Đam mê là điều kiện cần, và kinh tế là điều kiện đủ".
Tại sao đam mê lại đặt trước điều kiện kinh tế, bởi vì đam mê quyết định gần như tất cả. Đến với môn này, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ các vấn đề máy móc hay cách lắp đặt máy bay, cách sửa chữa, học cách làm nghề sơn, tiện, gò hàn, mộc, composite....Bạn thậm chí sẽ mất hàng giờ đắm đuối với những em máy bay của mình để cân chỉnh, cài đặt trong hàng tuần liền và rạo rực khi cất cánh vào cuối tuần và rồi có thể nó cắm đầu xuống đất trong tích tắc...
Và vì thế nên nếu không có sự đam mê theo đuổi đến cùng thì kinh tế có đầy đủ cũng không còn giá trị trong việc chơi môn này. Cái hay của trò này cũng chính là lúc đầu tư thời gian công sức cho việc lắp ráp chỉnh sửa...và lúc đó bạn sẽ thấy vì sao cái cục động cơ tí hon lạnh ngăn ngắt lại hấp dẫn ma lực như vậy, chứ thời gian bay thực tế không nhiều. Cả tuần đi bay 1 buổi, mỗi buổi bay chỉ khoảng 30 phút đến 1h với vài lần cất hạ cánh trong sự sung sướng pha lẫn căng thẳng. Những lợi ích khi chơi môn này, đó là sự chiến thắng và vượt qua chính bản thân mình, đó là cảm giác được làm chủ và áp đặt hoàn toàn theo ý muốn, dưới bảo trên phải nghe . Người chơi máy bay mô hình(MBMH) cũng có nhiều kiểu chơi khác nhau. Người thì thích làm máy bay theo các bản vẽ có sẵn hoặc tự cải tiến thiết kế theo ý mình và bay thử để thử các tính năng bay, người thì chỉ tập trung vào các đường bay biểu diễn, người thích MB động cơ nổ, người lại thích motor điện, người thì chơi MBMH đúc nhựa hay composite....
Ở Hà nội hiện nay có khoảng 3 nhóm bay khác nhau, và thường tụ tập với nhau hàng tháng dưới sự điều động của Quân Chủng Phòng Không Không Quân. Ngoài nhóm máy bay thì còn nhóm khác là oto và tàu thuyền. Nhìn chung thì kỹ năng điều khiển máy bay là khó nhất và nó cũng mang lại cảm giác tột độ nhất, nặng về các bài biểu diễn, nhào lộn...oto thì lại hay ở hệ thống máy móc, gầm bệ, truyền động, hệ thống treo giảm xóc.... và nhất là trên đường đua có tính đối kháng trực tiếp rất cao...tàu thuyền thì lại tao nhã lả lướt với sóng nước....
P51D
Phần 2 - Hướng dẫn bay máy bay cánh bằng
I. Hướng dẫn bay
Chế tạo máy bay điều khiển bằng vô tuyến điện là một trong những môn tiêu khiển thú vị nhất hiện nay. Bộ môn này liên hệ đến nhiều ngành, những qui tắc, và kỹ năng. Có thể kể ra vài khía cạnh chủ yếu như khí động lực học, điện tử, cơ khí, phác thảo và thiết kế, chế tác vật liệu composite, gia công gỗ, và tất cả chỉ trong chiếc máy bay mà thôi. Còn nhiều lĩnh vực khác liên quan đến bộ môn mô hình máy bay, nhưng quá nhiều và đa dạng để có thể liệt kê hết. Rất nhiều người nhận thấy rằng họ phải học hỏi nhiều kỹ năng trước khi họ sẵn sàng để học bay. Bộ môn này cũng thay đỗi đều đặn theo sự phát triễn của kỹ thuật và công nghệ. Một người mới có thể gặp một số trở ngại lúc ban đầu nhưng chắc chắn sẽ không nhàm chán.
Để giảm bớt những trở ngại, bạn nên làm quen với những người đã chơi nhằm học hỏi nhhững kỹ năng cần thiết. Có thể thực hiện điều này một cách đơn giản bằng cách tham quan một sân bay và làm quen với những người chơi kinh nghiệm hoặc gia nhập một câu lạc bộ. Những người chơi mô hình này là nguồn kiến thức và kinh nghiệm, có thể là vô giá, đối với người mới, khi anh ta bắt đầu chế tạo mô hình đầu tiên của mình và bắt đầu tập bay. Một người chơi mô hình kinh nghiệm có thể làm một huấn luyện viên dạy người mới những kỹ năng cần thiết để bay, kể cả tránh được những vụ rơi máy bay khó tránh khỏi.
Người mới chơi mô hình phải ý thức rằng một mô hình máy bay điều khiển bằng vô tuyến điện không phải là một món đồ chơi. Nó là một máy bay thật sự vận hành theo những nguyên tắc như một máy bay thật, với sự khác biệt chỉ là kích thước và trọng lượng. Một mô hình trung bình có thể bay với vận tốc 20 đến 60 dặm/giờ và nặng khoảng 5 1/2 - 6 cân Anh (khỏang 2.8 đến 3kg - chú thích của người dịch). Lực mà mô hình có thể va đập một vật thể rất mạnh và nguy hiểm, nhất là đối với con người. Mô hình phải được điều khiển một cách thích hợp nhằm bảo đảm an tòan cũng như sự thú vị.(Nó không phải đồ chơi bởi vì nó là đồ thật có tỉ lệ thu nhỏ. Người ta thường phân biệt rõ ràng Đồ chơi(toy) và Mô hình điều khiển sóng radio(Hobby, RC = Radio Control) P51D.)
Trước khi mua sắm thiết bị, người muốn chơi mô hình phải tự hỏi, Đây là bộ môn mình thử chơi hay sẽ là môn mà mình sẽ chơi lâu dài ?. Nếu có ý định chơi lâu dài, bạn có thể cân nhắc việc mua sắm thiết bị mắc tiền, ví dụ như máy nổ có bạc đạn và bộ điều khiển 6 kênh. Ngược lại, bạn nên giới hạn chi phí ban đầu càng thấp càng tốt. Người mới chơi có thể tậu các thiết bị đã qua xử dụng với cái giá khoảng US$200 - tuy nhiên cần chắc chắn rằng các thiết bị này là đáng tin cậy. Nếu không cẩn thận, người mới có thể tốn cả ngàn đô để mua sắm.
II. Cơ bản về bay
Người bắt đầu chơi nên nắm các khái niệm cơ bản về bay. Lý thuyết về bay được đề cập trong nhiều sách vở. Có những lý thuyết khác biệt, đôi khi trái ngược, và tranh cãi về nguyên do làm sao máy bay có thể bay. Tuy nhiên nguyên tắc chủ yếu được thừa nhận là sức nâng được sản sinh do sức ép của không khí dưới cánh lớn hơn sức ép của không khí bên trên cánh.
Sơ đồ về lực nâng biểu thị một vài thuật ngữ liên quan đến phần cánh. Những thuật ngữ này rất thông dụng trong môn máy bay R/C.
Airfoil
ạng cánh,thường gọi là gân cánh
Chord line :đường thẳng nối cạnh trước và cạnh sau cánh
Angle of attack :góc giữa chord line và hướng bay
Direction of flight :Hướng bay, hướng tương đối của cánh đối với không khí tĩnh.
Leading edge :mép cạnh trước của cánh
Trailing edge :mép cạnh sau của cánh
Có bốn lực cơ bản tác động vào một máy bay đang bay: lực đẩy(thrust), lực nâng (lift), lực cản (drag) và trọng lực (weight). Lực đẩy tạo ra từ sự kết hợp của động cơ và cánh quạt, kéo máy bay tiến về phía trước. Lực cản là lực kháng lại sự di chuyển của máy bay do lực của không khí đối với mặt phẳng tiến về phía trước. Trọng lực do bởi sức hút của trái đất. Để duy trì tốc độ, lực đẩy và lực cản phải bằng nhau. Để duy trì cao độ, lực nâng phải cân bằng trọng lực.
Lực nâng tăng lên khi dòng không khí di chuyển qua cánh tăng hoặc khi góc cánh tăng trong khi dòng khí chảy qua cánh vẫn liên tục. Quá trình bay đạt được khi lực nâng cân bằng với trọng lực.
Chuyển động của một máy bay diễn ra quanh ba trục: hướng (yaw axis), hay trục thẳng kiểm soát bởi rudder; cao độ (pitch axis) hay trục đứng kiểm soát bởi elevator; roll (roll axis), hay trục lăn tròn kiểm soát bởi ailerons. Máy bay có thể đổi trạng thái theo một trong ba trục riêng biệt hoặc kết hợp, dựa vào các mặt điều khiển và hướng bay.
Khi rudder bẻ sang phải, máy bay sẽ hướng sang phải theo trục thẳng và ngược lại. Khi elevator nâng lên, máy bay sẽ hướng mũi lên. Ailerons thì hoạt động theo hướng ngược lại: Khi aileron trái nâng và aileron phải hạ, tàu sẽ roll sang trái, và ngược lại.
III. Máy bay huấn luyện cơ bản
Thông thường, người yêu thich mô hình tham quan một sân bay và quan sát. Anh ta thấy đủ loại tàu bay, từ huấn luyện,đến tàu nhào lộn đến loại tàu kiểu đệ nhị thế chiến. Anh ta thường thích thú hơn với những máy bay có dáng. Anh ta nghĩ, mình phải có một chiếc Mustang như thế. Anh ta liền lập tức tậu một chiếc P-51 và bắt đầu việc lắp ráp mô hình của mình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Phải mất nhiều giờ huấn luyện và thực hành trước khi một tân binh có kỹ năng cần thiết để lèo lái một tàu bay cao cấp hơn. Một tân binh phải có những nỗ lực cần thiết để đạt được kỹ năng có thể bay loại tàu thoạt tiên thu hút anh ta. Anh ta phải nhập môn với một tàu huấn luyện cơ bản, dần dần tiến bộ qua nhiều trình độ tàu khác nhau cho đến khi đạt được mục tiêu.
Tàu bay huấn luyện là một loại mô hình đặc biệt, được thiết kế để bay rất ổn định. Loại tàu này có khả năng tự điều chỉnh, vượt qua những tác động đổi hướng, để có thể bay thẳng và thăng bằng. Đa số máy bay huấn luyện được thiết kế để chúng có thể bay ổn định ở vận tốc thấp, nên việc hạ cánh cũng rất dễ dàng.
Lược đồ một tàu huấn luyện cơ bản cho thấy các thành phần của một tàu huấn luyện thông dụng:
Aileron : bộ phận cử động được ở cuối cánh, kiểm soát trục roll
Cowling : một phần thân tàu, vỏ che máy
Engine : máy, động cơ, 2 thì (hoặc 4 thì - người dịch)
Elevator : phần cử động được của đuôi ngang, khiểm soát hướng tàu lên xuống
Fin : đuôi đứng, tạo ổn định trục hướng dọc thân tàu
Fuselage : thân tàu, nền nối kết các thành phần của máy bay, đồng thời chứa các đối tượng chuyên chở
Landing gear : bộ phận đáp, bao gồm càng đáp và bánh đáp
Prop : propeller, cánh quạt
Rudder : bộ phận cử động được của đuôi đứng kiểm soát việc chuyển hướng trái phải
Spinner : bộ phận che đầu trục cánh quạt
Stabilizer : đuôi ngang, tạo ổn định theo trục đứng (hướng lên xuống)
Wing : cánh, mặt phẳng nằm ngang, bộ phận tạo lực nâng
Một số tiêu chuẩn cần thiết mà một tàu huấn luyện cần có để hỗ trợ tốt cho người nhập môn:
1. High wing - cánh cao, thường gọi là cánh trên. Mô hình cánh trên tự nhiên ổn định hơn hơn tàu cánh dưới (low wing - cánh thấp) nhờ vào hiệu ứng treo. Do trọng lực tàu nằm bên dưới cánh, thân tàu có xu hướng lắc xuống như con lắc để cân bằng lực.
2. Flat bottom wing - cánh đáy phẳng, thường gọi là cánh bằng. Loại cánh có gân đáy phẳng, cách bay nhẹ nhàng, cần thiết cho người nhập môn.
3. Dihedral - độ chếch của cánh. Thuật ngữ này chỉ góc tạo ra bởi mút cánh cao hơn phần giữa cánh. Cánh có dạng chữ V. Tàu huấn luyện thường có cánh có dihedral. Tác động của dihedral là nhằm tạo cân bằng lực và giữ cho cánh thăng bằng hoặc đưa cánh trở về vị trí cân bằng.
4. High aspect ratio - Tỉ lệ sải cánh tối thiểu khoảng 5 1/2 bề rộng cánh. Tỉ lệ này giảm độ nhạy của tàu đáp ứng với điều khiển của người lái, giúp người mới học có đủ thời gian phản ứng.
5. Constant cord - bản cánh đều. Bề rộng cánh từ giữa cánh đến mút cánh nên bằng nhau. Thiết kế này chia đều trọng lượng tàu cho diện tích cánh.
6. Low wing loading: tải trọng trên cánh thấp: trọng lượng tàu chia cho diện tích cánh không nên vượt quá 19 oz/feet vuông. Đặc tính này giúp tàu có thể hạ cánh với tốc độ chậm.
7. Kích thước vừa phải: Đa số tàu huấn luyện có máy cỡ .15 đến .60. Máy cỡ nhỏ thường kém ổn định đối với các tác động bởi gió và thường có tải trọng cánh lớn, đơn giản là vì trọng lượng của bộ radio. Tàu cỡ lớn thì dễ bay và cũng dễ nhìn thấy hơn, nhưng khó chuyên chở hơn. Hầu hết các tàu huyến luyện thường ở cỡ máy .40. Cỡ tàu này được công nhận là cỡ tối ưu.
8. Sự chắc chắn: Tàu huấn luyện phải chịu được các lỗi của người tập lái. Điều này đặc biệt cần thiết cho việc hạ cánh mạnh tay. Tàu phải có khả năng chịu đựng những cú crash nhỏ với những hư hỏng nhẹ, đồng thời tàu cũng phải dễ sửa chữa.
Một tàu huấn luyện đạt những yêu cầu trên sẽ phục vụ người tập một cách mỹ mãn không gặp trở ngại có thể có như đối với các tàu không đạt. Với sự hướng dẫn đúng đắn, người mới tập lái có thể tiến bộ nhanh chóng để bay solo vượt qua giai đoạn nhập môn, và vẫn còn có thể bay thể thao với tàu huấn luyện này hàng nhiều năm sau.
Có một số tàu huấn luyện trên thị trường đạt được, thậm chí vượt xa những đòi hỏi này. Những chiếc này bao gồm từ những bộ kit chưa lắp ráp, những bộ ARF (Almost Ready to Fly = gần sẵn sàng để bay) đến những bộ VRTF (Virtual Ready to Fly = sẵn sàng cất cánh) có sẵn cả máy nổ và radio. Có nhiều yếu tố cân nhắc để chọn một tàu huấn luyện nhưng hai yếu tố cơ bản là thời giờ và giá cả.
Ráp một tàu huấn luyện từ kit thì, trong nhiều trường hợp, thường kinh tế hơn.Lựa chọn này giúp cho người chơi có sự thú vị trong việc láp ráp, sự chọn lựa màu sắc và trang trí, thêm kiến thức về kết cấu và sửa chữa tàu. Trở ngại lớn nhất là thời gian tiêu tốn trong khi người mới chơi lẽ ra nên tập bay. Trong vài trường hợp còn một trở ngại khác đó là người tập bay sợ hỏng công trình của mình.
Lợi thế lớn nhất của loại tàu ARF là chúng có thể được lắp ráp hoàn tất chỉ trong vài giờ và người tập lái có thể nhanh chóng bắt đầu tập bay. Bất lợi là giá cả, kết cấu tàu không rõ và đôi khi yếu, và trang trí định sẵn. Hầu hết các tàu ARF trên thị trường có thể bay tương đương hoặc gần như các tàu ráp từ kit. Nếu mua tàu ARF, bạn nên nhờ một người chơi có nhiều kinh nghiệm kiểm tra trước khi bắt đầu ráp. Một người chơi mô hình kinh nghiệm có thể chỉ ra chỗ nào phải dán keo lại hoặc gia cố thêm.
Có nhiều tàu huấn luyện được nhìn nhận rộng rãi như là loại tàu tốt nhất mặc dù có những bất đồng về loại tàu tốt nhất mọi thời đại. Danh sách dưới đây không bao gồm tất cả nhưng là các hiệu máy bay được chấp nhận rộng rãi và được giới thiệu bởi những người chơi kinh nghiệm. Vài loại dùng máy .20 và .60 nhưng đa số là loại .40.
Tên Hãng Mô tả
Stick 40+ Balsa USA Bộ kit cơ bản nhất, kinh tế, dễ ráp,dễ bay, khó hỏng
Kadet LT40 SIG Mfg., Inc kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
Kadet Senior SIG Mfg., Inc kit chất lượng rất tốt, khó ráp,dễ bay.
Eagle II Carl Goldberg kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
Aerostar 40 Midwest kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
Telemaster 40 Hobby Lobby kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
PT40 MkII Great Planes kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
Trainer 40 Thunder Tiger ARF chất lượng tốt, dễ ráp, dễ bay.
Trainer 40&60 Tower Hobbies ARF chất lượng tốt, dễ ráp, dễ bay.
Theo kinh nghiệm của các phi công trong đội HN thì hiện nay chiếc Wasp do cơ sở Tuấn Hải TPHCM sản xuất là loại máy bay tập lái tốt và ổn định nhất, giá khoảng 500.000 - 550.000VND/1 bộ kit ARF, được sản xuất dành cho loại động cơ 0.46)
Hầu hết các tàu này đều được nhận xét đánh giá bởi những tạp chí về mô hình. Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết này để quyết định nên mua loại nào cũng như những gợi ý, chú ý khi lắp ráp. Tuy có những lời khuyên từ những người kinh nghiệm, chọn lựa cuối cùng vẫn thuộc về Bạn. Chọn lựa một mô hình là một chọn lựa cá nhân và tất cả những sự thuận lợi hay bất lợi nên được cân nhắc. Mỗi người sẽ có sự thích thú riêng về kiểu dáng và cách chiếc máy bay thể hiện, và chiếc nào thì phù hợp với những yêu cầu này.
Theo SaigonPilot
(Dịch từ tài liệu "Beginners Guide to R/C Flight" viết bởi Howard Sullivan)