23-09-2008, 05:33 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 1.122
Thanks: 5.122
Thanked 7.407 Times in 760 Posts
|
|
HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các của khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Quốc lộ 1: Là con đường bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn theo hướng nam, qua các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa ở miền Bắc, qua các tỉnh duyên hải miền Trung tới Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và kết thúc tại Cà Mau.
Đây là con đường có tổng chiều dài 2260 km, qua 31 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trên quốc lộ 1 có tổng tất cả 400 cây cầu, trong đó có những cây cầu lớn như cầu Chương Dương (Hà Nội), cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Cần Thơ (Cần Thơ).
Quốc lộ 2: Con đường bắt đầu từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai
Quốc lộ 3: Con đường từ Hà Nội theo hướng bắc, qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng
Quốc lộ 4: Từ Quảng Ninh theo hướng tây và được chia thành từng đoạn đường 4A, 4B, 4C, 4D. Qua Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai
Quốc lộ 5: Từ Hà Nội theo hướng đông, qua Hưng Yên, Hải Dương, và kết thúc tại Hải Phòng
Quốc lộ 6: Từ Hà Tây theo hướng tây bắc, qua Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên
Quốc lộ 7: Từ Nghệ An đi về hướng tây đến cửa khẩu Nậm Cắn, nối sang Luong Pha Bang (Lào)
Quốc lộ 8: Từ Hà Tĩnh đi về hướng tây đến cửa khẩu Cầu Treo nối sang Viên Chăn (Lào)
Quốc lộ 9: Từ Quảng Trị đi về hướng tây đến cửa khẩu Lao Bảo nối sang Savannakhet (Lào)
Quốc lộ 10: Từ Ninh Bình theo hướng đông bắc qua Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh
Quốc lộ 13: Từ TP.HCM, theo hướng bắc qua Bình Dương, Bình Phước, qua thị trấn Lộc Ninh đến cửa khẩu Hoa Lư sang Campuchia
Quốc lộ 14: Từ Đà Nẵng theo hướng tây nam, qua Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đaklak, Đắc Nông, Bình Phước
Quốc lộ 18: Từ Hà Nội, theo hướng đông bắc qua Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh
Quốc lộ 1A giữa Phú Yên và Khánh Hòa
Quốc lộ 1A giữa Phú Yên và Khánh Hòa
Quốc lộ 19: Từ Quy Nhơn (Bình Định theo hướng tây đi Pleiku (Kon Tum)
Quốc lộ 20: Từ Đồng Nai theo hướng đông bắc qua đi Lâm Đồng, qua Bảo Lộc và kết thúc tại Đà Lạt
Quốc lộ 22: Từ TP.HCM theo hướng Tây bắc đi Tây Ninh, đến cửa khẩu Mộc Bài
Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu (Tây Ninh), theo hướng bắc lên cửa khẩu Xa Mát
Quốc lộ 24: Từ Quảng Ngãi theo hướng tây lên Kon Tum
Quốc lộ 25: Từ Tuy Hòa (Phú Yên) theo hướng tây bắc đi Pleiku (Kom Tum)
Quốc lộ 26: Từ Khánh Hòa theo hướng tây đi Buôn Ma Thuột
Quốc lộ 27: Từ Phan Rang (Ninh Thuận theo hướng Tây bắc, qua đèo Ngoạn Mục đi Đà Lạt
Quốc lộ 28: Từ Phan Thiết (Bình Thuận theo hướng tây bắc, qua Di Linh (Lâm Đồng) đi Gia Nghĩa (Đắc Nông
Quốc lộ 30: Từ xã An Hữu (Tiền Giang) trên Quốc lộ 1 đi theo hướng tây bắc qua Cao Lãnh, Hồng Ngự (Đồng Tháp)
Quốc lộ 32: Từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua Sơn Tây (Hà Tây), Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu
Quốc lộ 50: Từ TP.HCM, theo hướng nam đi Long An, Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang)
Quốc lộ 51: Từ Biên Hoà (Đồng Nai), theo hướng đông nam đi qua Bà Rịa, đến Vũng Tàu
Quốc lộ 55: Từ Bà Rịa theo hướng đông đi La Gi, Hàm Tân (Bình Thuận)
Quốc lộ 56: Từ Long Khánh (Đồng Nai) theo hướng nam qua các huyện Cẩm Mỹ, Châu Đức tới TX. Bà Rịa
Quốc lộ 60: Từ Mỹ Tho (Tiền Giang) theo hướng nam, qua Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, con đường này phải đi qua 3 con sông lớn là Sông Tiền, sông Cổ Chiên, Sông Hậu bằng phà
Quốc lộ 61: Từ Cần Thơ, qua Hậu Giang, Kiên Giang
Quốc lộ 63: Từ Cà Mau theo hướng bắc đi Rạch Giá (Kiên Giang)
Quốc lộ 70: Từ Phú Thọ theo hướng tây bắc, đi Yên Bái, Lào Cai
Quốc lộ 80: Từ Vĩnh Long theo hướng tây nam qua Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang
Quốc lộ 91: Từ Cần Thơ đi Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang)
* Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đã tráng nhựa.
* Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đã tráng nhựa.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
__________________
What happens...will happen..!
|
23-09-2008, 09:46 PM
|
Senior Member
Xe độ tá lả
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
|
|
Re: HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Quốc lộ 279 là tuyến đường huyết mạch liên tỉnh nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau. Điểm đầu của Quốc lộ 279 tại ngã ba Giếng Đáy giao với Quốc lộ 18 thuộc địa phận thành phố Hạ Long. Điểm cuối tại cửa khẩu Tây Trang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Toàn tuyên dài hơn 600 km, dài thứ tư trong các quốc lộ ở Việt Nam sau Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14 và Quốc lộ 15.
Quốc lộ 279 chạy qua các huyện thị gồm:
Thành phố Hạ Long - Hoành Bồ - Sơn Động - Lục Ngạn - Chi Lăng - Văn Quan - Bình Gia - Na Rì - Ngân Sơn - Ba Bể - Na Hang - Chiêm Hóa - Bắc Quang - Quang Bình - Bảo Yên - Văn Bàn - Than Uyên - Quỳnh Nhai - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ - Điện Biên.
Hầu hết các thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên đều nằm trên tuyến đường này.
Ngoài điểm đầu nằm trên Quốc lộ 18, Quốc lộ 279 còn có một đoạn tráng Quốc lộ 31 tại Sơn Động và Lục Ngạn, tráng Quốc lộ 1A tại Chi Lăng, tráng Quốc lộ 1B tại Văn Quan và Bình Gia, tráng Quốc lộ 2 tại Bắc Quang (Tuyên Quang), giao cắt với Quốc lộ 3B tại Na Rì, tráng Quốc lộ 3 tại Ngân Sơn, giao cắt với Quốc lộ 70 tại Phố Ràng (Bảo Yên), tráng Quốc lộ 32 tại Than Uyên, tráng Quốc lộ 6 tại Tuần Giáo, đi qua điểm cuối của Quốc lộ 12 tại Điện Biên.
Quốc lộ 279 với hướng cơ bản Đông - Tây vượt qua nhiều sông của vùng núi phía Bắc trong đó có sông Đà (với phà Pá Uôn và cầu Pá Uôn đang được xây dựng), sông Hồng (với cầu Bảo Hà), sông Chảy (với cầu Pắc Cuông), sông Lô (phà). Khi thủy điện Sơn La khánh thành, một đoạn quốc lộ 279 đoạn qua sông Đà sẽ bị nhấn chìm. Hiện dự án xây dựng đoạn tránh ngập cho quốc lộ 279 đang được triển khai và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008.
(Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%9 ... %BB%99_279 )
Đây là con đường được xây dựng sau cuộc chiến tranh biên giới thang 2 năm 1979 nên đường có tên 279. Là vòng cung song song QL 4 kéo dài từ Đông Bắc (Giếng Đáy - Quảng ninh) sang Tây bắc cửa khẩu Tây trang - Điện biên. cắt ngang tất cả những dãy núi vòng cung của vùng núi phía bắc : Ngân sơn - Sông Gâm - Bắc sơn - Đồng triều. đi hết con đường này cũng là một niềm tự hào của những kẻ lãng du
|
23-09-2008, 10:11 PM
|
Senior Member
Xe độ tá lả
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
|
|
Re: HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Ðường mòn Hồ Chí Minh: Từ con đường máu đến một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đường mòn Hồ Chí Minh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyên chở binh sĩ và vũ khí từ Bắc vào Nam của quân đội Bắc Việt, tuy nhiên ngày nay, con đường này đã trở thành một nơi thu hút du khách không kém gì các danh lam thắng cảnh khác tại Việt Nam. Cảm nghĩ của du khách nước ngoài đối với sự thay đổi này như thế nào, nhất là các nhà báo và các cựu chiến binh Hoa Kỳ từng có mặt trong chiến tranh Việt Nam? Mời quí vị theo dõi một số chi tiết về sự kiện vừa kể do Trần Nam ghi nhận từ báo chí ở Hoa Kỳ:
Đường mòn Hồ Chí Minh là một hệ thống đường sá chạy dài từ Bắc chí Nam, được Hà Nội thiết lập từ năm 1959 để yểm trợ hậu cần cho quân đội Bắc Việt và du kích quân địa phương tại các chiến trường ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh. Hệ thống này bao gồm những con đường dành cho xe vận tải và những lối mòn cho người đi bộ và xe đạp, lẩn khuất trong những rừng già rậm rạp trong dẫy núi Trường Sơn.
Đối với các phi công Hoa Kỳ lúc bấy giờ thì đường mòn Hồ Chí Minh là một mục tiêu quan trọng mà họ phải giội bom hầu như hàng ngày để ngăn chận sự vận chuyển binh sĩ cũng như vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam bằng mọi phương tiện trên một trục giao thông phức tạp gồm nhiều ngõ ngách và sông rạch chằng chịt dài tổng cộng hơn 9 ngàn 900 dậm mà có nhiều đoạn đã lấn sâu vào lãnh thổ của các nước láng giềng Lào và Kampuchea.
Mặc dù đã tìm đủ mọi cách để phá hủy con đường tiếp tế huyết mạch này nhưng các phi cơ Hoa Kỳ cũng không thể nào ngăn chận được sự vận chuyển những khối hàng tiếp liệu khổng lồ và làn sóng bộ đội ào ạt đổ vào miền Nam.
Còn đối với miền Bắc thì đây là con đường đã góp công lớn vào chiến thắng quyết định của họ ở miền Nam vào năm 1975. Trong 16 năm sau ngày thành lập, con đường này đã chuyên chở hơn một triệu quân Bắc Việt và những số lượng khổng lồ hàng tiếp liệu vào các chiến trường ở miền Nam mặc dầu có những cuộc tấn công dữ dội của phi cơ Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây cũng là con đường có nhiều gian nguy hiểm trở. Ngoài bom đạn của phi cơ Mỹ, những người di chuyển trên tuyến đường này cũng phải đối phó với những nguy hiểm khác như thời tiết khắc nghiệt và bệnh tật, nhất là bệnh sốt rét. Trong những ngày đầu, có đến 10% số dân công chuyển vận đã bị chết vì đau yếu trên con đường này.
Lúc bấy giờ quân đội Bắc Việt phải mất đến 6 tháng mới đi hết con đường Trường Sơn, nhưng sau đó thời gian này đã dần dần được rút ngắn, và kể từ năm 1973 khi phi cơ Mỹ ngưng những vụ giội bom thì thời gian để chuyển quân và trang thiết bị của Hà Nội vào Nam bằng con đường này chỉ mất vài tuần lễ.
Ngày nay tình hình đã đổi khác. Hệ thống đường mòn mà một nhà báo nước ngoài đã gọi là con đường máu vì có rất nhiều người đã bị thiệt mạng vì bom đạn và lam sơn chướng khí trong những năm dài chiến tranh, nay đã được xây dựng thành một xa lộ.
Theo nhà báo Denis Gray thì hầu hết mạng lưới chằng chịt của con đường cũ đã bị cỏ cây vùi lấp theo năm tháng nhưng trục giao thông chính đã được sử dụng để xây dựng một xa lộ mới theo một dự án tái thiết 10 năm, khởi sự từ năm 2000.
Tuy nhiên một số nhà phân tích nhấn mạnh rằng con đường mòn cũ và xa lộ mới không phải cùng một địa điểm mà là cách xa nhau nhiều dậm. Cũng theo các nhà phân tích này thì hầu hết con đường cũ đã lấn sau vào các nước Lào và Kampuchea trong khi xa lộ mới hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay một đoạn đường dài hơn 745 dặm của xa lộ mới đã được mở ra để lưu thông, và đã trở thành một trong những địa điểm du lịch thu hút khá nhiều du khách, nhất là các nhà báo và các cựu chiến binh Mỹ từng có mặt trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Trên con đường mới này, du khách có thể di chuyển bằng xe hơi với tốc độ 60 dặm một giờ qua các thôn xóm hiền hòa và núi non hùng vĩ dọc theo 2 bên đường.
Xa lộ cũng chạy qua những địa danh nổi tiếng vì những trận đánh đẫm máu giữa quân chính qui Bắc Việt với quân đội Mỹ như Khe Sanh và Thung Lũng Ia Drang, vòng quanh những xóm làng trầm lặng của người Thượng trong vùng đồi núi Tây nguyên.
Xa lộ cũng có những ngã rẽ để di chuyển một cách dễ dàng đến một số thắng cảnh hàng đầu khác của Việt Nam như cố đô Huế, cửa Hội An, và những bãi biển cát trắng ở miền Trung.
Nhà báo Denis Gray của Hãng Thông Tấn AP mới đây đã khởi sự một chuyến đi bằng xe hơi tại thành phố Vinh mới được tái thiết, ở gần xa lộ này. Hầu hết nhà cửa trong thành phố này đều bị hư hại nặng nề trong thời kỳ chiến tranh vì những vụ giội bom của phi cơ Mỹ nhằm ngăn chận làn sóng ngoại viện ào ạt của khối cộng sản qua hải cảng của thành phố này. Đây cũng là nơi mà các phi công Mỹ chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Khi đề ra dự án biến trục giao thông chính của con đường mòn này thành xa lộ Hồ chí Minh, chính quyền Cộng Sản Việt Nam hy vọng rằng xa lộ này sẽ kích thích kinh tế tại một số vùng xa xôi hẻo lánh và nghèo nàn nhất của đất nước ở miền Trung, đồng thời giải quyết nạn ứ đọng xe cộ trên Quốc Lộ số một nối liền Nam Bắc hiện nay, và phát triển ngành du lịch.
Tuy nhiên tính đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy những hy vọng phát triển của chính quyền được thể hiện trong khu vực này. Tại Trung phần Việt Nam, trên một đoạn đường dài, thỉnh thoảng người ta mới bắt gặp các chiếc xe tải từ thời Sô Viết cũ, những xe kéo móc hậu cũ kỹ hoặc xe trâu di chuyển. Người ta cho rằng phải mất thêm nhiều thời gian và tiền bạc thì xa lộ này mới có thể phát triển, khi các thành phố cũng như các cơ sở thương mại được thiết lập dọc theo 2 bên đường, để xe cộ có thể dùng con đường này làm gạch nối giữa các thành phố đó như người ta vẫn thường thấy trên các xa lộ ở những nước tiên tiến trên thế giới.
Trước đây dự án xây cất xa lộ cũng đã vấp phải nhiều chỉ trích, cả ở quốc nội lẫn quốc ngoại. Khi dự án này được cựu Thủ Tướng Vỏ Văn Kiệt đưa ra cách đây nhiều năm, một số giới chức tại Hà Nội và các đại biểu Quốc Hội đã chống đối vì quá tốn kém. Tuy nhiên chính phủ Hà Nội đã quyết định tiến hành kế hoạch này vào đầu năm 2000 sau khi hạ thấp kinh phí xuống còn 3 tỉ rưỡi đô la, so với 5 tỉ lúc ban đầu. Còn những người chỉ trích ở nước ngoài thì cho rằng việc khai quang để thiết lập xa lộ sẽ gây nguy hại cho môi trường sinh thái trong những khu rừng đang càng ngày càng bị thu hẹp, gây khó khăn cho đời sống hoang dã tại nhiều khu vực đang được bảo vệ. Quỹ Thế Giới Bảo Vệ Thiên Nhiên có có trụ sở tại Thụy Sĩ đã mô tả dự án thiết lập xa lộ này là một đe dọa lớn nhất trong dài hạn cho tình trạng sinh thái đa dạng tại Việt Nam.
Ngoài ra sự kiện này cũng gây khó khăn cho người dân ở miền thượng khi làn sóng người từ vùng đồng bằng duyên hải di cư một cách ào ạt đến những khu vực của các sắc tộc thiểu số trên cao nguyên, gây xáo trộn cho đời sống yên ổn của những người dân tại địa phương.
Hiện nay tại một vài địa điểm như thị trấn A Lưới trong thung lũng A Shau, nơi chỉ có vài căn lều và nhà cửa được dựng lên cách đây 5 năm, du khách đã thấy có những dấu hiệu phát triển với những ngôi nhà mới, một ngôi chợ bán các loại trái cây đựng trong rổ, và các mặt hàng nước ngoài như đồng hồ Nhật, bánh mì Pháp.
Từ xa lộ này người ta có thể thấy một ngọn đồi ẩn hiện dưới làn sương mỏng cách đó không xa. Các binh sĩ Hoa Kỳ gọi đó là Hambuger Hill, hay là Đồi Thịt Băm, vì số người bị thiệt mạng quá nhiều trong những cuộc giao tranh đẫm máu giữa đôi bên vào năm 1969 chung quanh ngọn đồi này.
Ngày nay mọi việc đều thay đổi. Những du khách Mỹ và người dân địa phương không còn nhìn nhau bằng đôi mắt nghi kỵ, và người ta không còn thấy những dấu vết nào về sự hiện diện đông đảo của quân đội Hoa Kỳ trước đây tại thị trấn A Lưới. Chỉ có những người lớn tuổi mới còn nhớ cái bãi đáp trực thăng của quân đội Mỹ tại khu vực này cách đây hơn 30 năm, nơi mà bây giờ đã trở thành một sân chơi của học trò. Tiếng cười đùa vô tư của các em trong khi vây quanh các du khách nước ngoài đến thăm viếng cho thấy rằng các em không biết gì về những cuộc giao tranh đẫm máu đã từng xảy ra tại đất nước này.
Nguồn http://www.voanews.com/vietnamese/archi ... -voa11.cfm
|
23-09-2008, 10:25 PM
|
Senior Member
Xe độ tá lả
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
|
|
Re: HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Đường mòn Hồ Chí Minh hiện nay chỉ là 1 phần của mạng đường Trường sơn trong lịch sử. Con đường trên bản đồ bắt đầu từ bắt đầu từ Ngã ba Hoà Lạc-Thực tế nếu kéo dài hơn thì điểm đầu ở thị xã Sơn tây kéo dài vế phía nam đến Khe Gát thì chia làm hai nhánh Đông và Tây.
Nhánh đôngthực tế là một nhánh từ Khe gát đến gần Đòng hới rồi nối với QL 15 đi qua nghĩ trang Trường sơn và gặp đường QL 9 ở Cam Lộ
Nhánh Tây từ Khe Gát đi men theo biên giới Việt Lào gặp QL 9 ở Khe sanh. Đoạn nối tiếp vẫn có tên là đường Hồ Chí Minh chính đường QL14 con đường Quốc lộ dài thứ hai (889Km) sau QL1 kéo dài từ cầu Đắc - KRông (QL 9) kéo dài đến ngã ba Chơn thành
|
23-09-2008, 10:40 PM
|
Senior Member
Xe độ tá lả
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
|
|
Re: HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Quốc lộ 1 còn có các đoạn song song nhau do việc làm QL 1 mới như:
Hà nội -Bắc giang : Có hai đường QL1 đường cũ đi qua thành phố Bắc ninh cao tốc kô qua Bắc ninh
Chi lăng (Đồng Bành ) đi Lạng sơn Cũng có 2 đường như trên- DDuwongf cũ đi qua Ải Chi lăng cũ trong Lịch sử và đèo Sài hồ - Đường mới không qua nhưng có bảo tằng Chi lăng nên mọi người dễ bị nhầm nếu thăm địa danh này
Đường 1D từ Quy nhơn dọc bờ biển tuyệt đẹp đên Sông Cầu (mới mở)
Về Quốc lộ Chính xác hơn Quốc lộ 14 kéo dài từ Chơn Thành Đến Cầu Đắc-Krông gặp QL9(A đeng) chứ không chỉ dừng lại ở Kontum
Đương 14 có nhánh
14B từ Thạch Mỹ ra đến ngã ba Tuý Loan-Hoà Vang - Đà nẵng
14C từ Plei - kần (Ngọc hồi) đi cửa khẩu Lệ thanh gần Pleiku- Đến Đắc Mil - Kết thúc ở của khẩu Bù Đrang
14D Từ Thạnh Mỹ Ra cửa khẩu Đác-Điêng của CPC
14E Từ Khâm đức (Phước Sang) đi ra Ngã baThăng bình - Hà Lam giữa Hội an và Tam Kỳ
Bổ xung thêm thông tin về Quốc lộ 27: Con đường này từ Phan rang nhưng không dừng lại ở Đà lạt mà nối tiếp qua cao nguyên Lâm đồng - Hồ Lắc và kết thúc ở Buôn Ma Thuột
Bổ Xung thêm thông tin nữa - Con đường RẤT ĐẸP từ Đà lạt thẳng xuống Nha trang dựa trên việc Tỉnh lộ 723 của Lâm đồng và Tình lộ số 2 của Khánh hoà qua Klong-Klanh( trên bản đồ ghi là Long lanh 8O) Sau này đường chắc phải là Quốc lộ vì rộng và đẹp (khi VND qua 8/2008 còn một số đoạn nhỏ đang làm dở)
|
23-09-2008, 11:50 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
|
|
Re: HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Cảm ơn các bài viết của Bác Lê Anh, biết khi nào mới trải nghiệm được hết các cung đường theo chân Bác được?!
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:45 PM.
|