Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > THÔNG TIN CHUNG > Hoạt động xã hội

Chú ý

Hoạt động xã hội Thông tin hoạt động xã hội, ủy lạc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 29-10-2008, 10:02 AM
1stLady's Avatar
1stLady 1stLady vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: somewhere on Earth
Bài gởi: 2.825
Thanks: 12.375
Thanked 21.495 Times in 2.010 Posts
Mặc định Đói quay quắt giữa U Minh Hạ

[IMG]http://i425.photobucket.com/albums/pp338/amifidele_2008/UMH.jpg[/IMG]
Căn nhà của chị Lê Thị Hương. Hai bé gái con chị đã ăn cháo từ mấy ngày qua -Ảnh: Đặng Đại

Không ai ngờ giữa miền U Minh Hạ lừng danh “trên cơm dưới cá” mà lại đói! Không chỉ đói mà là đói quay quắt. Những ngày này, mười nhà thì hết hai, ba nhà ăn cháo cầm hơi, lay lắt qua ngày.

Trên cánh đồng láng nước thuộc các ấp 10 và 11 của xã Nguyễn Phích (huyện U Minh, Cà Mau), cái đói đang len vào từng ngõ ngách. Bà Sáu Thành - 60 tuổi - than với mấy chị em láng giềng rằng “hình như mình già rồi nên không thể chịu nổi những bữa rau cháo thay cơm như mấy năm trước. Bữa nào ăn cháo, ban đêm xót ruột ngủ không được, nằm nuốt nước miếng tới sáng”.

Ăn cháo cầm hơi
Vì sao phải ăn cháo? Bà Sáu ủ ê: “Thì ai cũng khổ nên mượn gạo không ra. Còn một nắm gạo, nấu cơm ai ăn ai nhịn? Nên nấu cháo để cả nhà cùng ăn. Quanh xóm này, nhà Sơn, nhà Tấn, nhà Toàn... đều ăn cháo thay cơm hết”.

Chị Trần Thị Phương, vợ anh Nguyễn Thanh Toàn, buồn bã: “Nghèo tới mức ăn cháo nói ra quá nhục, nhưng gần như cả xóm đều vậy nên tôi cũng chẳng ngại gì. Từ khi ruộng lúa bị ngập hết trong nước, hơn một tuần nay nhà tôi ăn cháo bốn lần. Chiều nay chỉ còn một lon gạo, lại nấu cháo nữa thôi...”.

Ba đứa con của chị ngồi quanh mẹ, mắt buồn rượi. Đứa con gái út 8 tuổi, tên Nguyễn Thị Gọn, lay chân mẹ nài nỉ nấu cơm nhão, đừng nấu cháo. Chị vỗ đầu con gái nói “có khách, chút mẹ tính cho”. Hai hôm trước, con bé đã đề nghị như vậy và được mẹ đáp ứng. Nó ăn no một bữa đến cành hông.

Nghe vợ kể chuyện các con phải ăn cháo thay cơm, anh Toàn không giấu được nỗi thống khổ của người chồng, người cha. Anh kể rằng ngày về đây nhận đất làm ruộng, anh mang theo trên 3 triệu đồng, một con heo và chiếc xuồng máy đuôi tôm. Tất cả đã trôi theo những mùa ruộng thất bát. Chẳng những vậy mà hiện anh còn mang món nợ trên 6 triệu đồng là tiền vay mượn để làm ruộng và bù cái ăn trong những tháng thiếu đói. “Làm cha mà để con phải ăn cháo trừ cơm, tôi thiệt nhục!” - anh òa khóc.

Khắp những xóm làng chúng tôi đi qua, người ta nói toàn về chuyện đói. Đói tới độ đứa con gái 4 tuổi của chị Lê Thị Hồng Riêng toát mồ hôi, xỉu. May vừa lúc có bà ngoại ghé thăm, thấy vậy chạy mua gói mì, “nấu cho ăn xong là nó tỉnh”. Nhà chị còn được vài lon gạo vì “vừa rồi bán được con chó 200.000 đồng”.

Anh Bùi Minh Phụng, chủ tiệm tạp hóa ở ấp, than: “Cuốn sổ nợ tui thay liên tục vì đầy. Mấy năm trước còn bán được, càng về sau người ta càng khổ. Mua thiếu mua chịu nhiều nhất là gạo. Có người chỉ mua món hàng 1.000-2.000 đồng cũng thiếu”. Có người vì thiếu vài giạ gạo mà bỏ xứ đi luôn. Cô vợ anh, chị Võ Ngọc Kiệp, chỉ thằng con 4 tuổi: “Có người mua nợ tui lúc mang bầu thằng này giờ vẫn chưa trả nổi dù chỉ vài trăm bạc”.

Xung đột lúa - rừng
Ông Tô Văn Vĩnh - 63 tuổi - ấm ức: “Đói là do người chớ không phải do trời”. Ông dắt chúng tôi băng qua cánh đồng ngập nước tới bẹn, lơ thơ những bụi lúa vàng choét, rồi hỏi: “Nước ngập vầy mà không cho xả thì lúa nào sống nổi?”.

Không thể xả nước vì một lẽ: giữ nước để phòng cháy rừng. Ông Trần Văn Sử, giám đốc Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết công ty đang quản lý 29.000ha đất rừng, toàn bộ diện tích này đều được quây kín bằng những con kênh chứa đầy nước. Vì làm nhiệm vụ giữ rừng nên lâm trường không dám để thiếu nước. Mà giữ nước thì làm lúa úng ngập. Nhưng để cứu rừng thì làm sao cứu được người (đói)? Ông Sử chua chát: chịu! Ông Sáu Vĩnh than: “Mỗi lần xuống mạ đều phải cấy tới cấy lui vài ba bận cây lúa mới sống nổi vì lúc nào cũng bị ngập sâu. Lắm lúc gần tới mùa gặt thì trời mưa to, lúa ngập lút luôn, coi như trắng tay. Vậy hỏi làm sao không đói?”.

Đói nên người dân bất chấp, họ kéo nhau đi phá đập. Ở ấp 20, anh Đàm Văn Nguyễn chỉ một đoạn kênh bị phá, cho biết người dân ban ngày ra đắp đập giữ nước cho lâm trường nhưng đêm lại phá ra. Ông Nguyễn Hoàng Gắt, chủ tịch xã Nguyễn Phích, cho biết: “ở xã này, các con đập từ số 1 đến số 7 đang bị phá. Hiện xã đang chỉ đạo các ấp cố gắng giữ đập. Chỉ đạo là vậy nhưng chắc giữ không nổi, bởi dân không sống nổi thì họ phá đập, không làm sao cản”.

Lối ra nào cho người dân?
Ba ngày ở U Minh Hạ, ở với nhiều nhà dân, lần đầu tiên tôi thấy có đĩa thịt trong bữa ăn là nhờ nhằm ngày giỗ kỵ ở nhà anh Lê Văn Thông. Còn lại, bữa ăn chỉ có vài con cá nhỏ trong lõng bõng nước. Nhưng việc chứng kiến một bữa ăn, điều rất bình thường, cũng là hiếm hoi. Vào giờ cơm trưa, chúng tôi ghé vào hàng chục căn nhà, tuyệt không nhà nào nổi lửa. Những cái lò trên bếp lạnh tanh. Những xoong nồi úp chỏng chơ, còn rổ rá được treo rất ngăn nắp như lâu lắm rồi chưa được dùng.

Ở vùng Bảy Kinh, chúng tôi ghé vào nhà anh Phạm Văn Hải. Cô con gái đầu Phạm Thùy Trang - 15 tuổi, rất xinh nhưng suốt cuộc gặp chưa bao giờ nở nụ cười. Anh Hải bảo Trang học rất giỏi nhưng nhà nghèo quá, mẹ lại bệnh nên đã nghỉ học từ lớp 5. Em Trang, Phạm Chí Nguyện, cũng vừa nghỉ học. Cuộc sống của cả nhà chỉ trông chờ vào vận may của người cha đi đặt lọp bắt cá, bắt rắn mỗi đêm. “Có hôm trúng được năm, bảy chục ngàn. Cũng có khi không được đồng nào”.

Vậy còn tiền giữ rừng, trồng rừng, khai thác rừng? Những người dân U Minh Hạ giận dữ: không thể đủ sống. Rừng ở đây được giao cho dân theo tỉ lệ ăn chia, nôm na lâm trường là ông chủ, dân làm và nộp thuế. Ông Trần Văn Sử cho biết: cứ 1ha rừng tốt người dân có thể khai thác được 15 triệu đồng/chu kỳ 13 năm, nhưng người dân không đồng tình: rừng lâm trường giao là rừng nghèo kiệt, chỉ làm ra 5-6 triệu đồng/ha/chu kỳ. Mỗi gia đình được giao bình quân 3ha rừng, 13 năm mới thu được khoảng 15 triệu, tính ra một năm được... 1 triệu! “Sống sao nổi?” - ông Nguyễn Ngọc Bá (ở kênh số 10) nói.

Vậy thì lối ra nào đây? Ông “chủ rừng” Trần Văn Sử bức xúc: phải tách lúa ra khỏi rừng để người dân được tự quyền canh tác, không bị ảnh hưởng bởi nước giữ rừng. Đó cũng là nội dung của “Đề án tổ chức lại sản xuất và bố trí lại dân cư khu vực rừng tràm tỉnh Cà Mau” đang được tỉnh này xúc tiến triển khai.

Ông Trần Văn Thức, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, nhìn nhận: “Chúng tôi đã thấy được nỗi khổ của nông dân khi bị bó buộc trong những cơ chế quản lý bảo vệ rừng tràm U Minh Hạ. Đề án tổ chức lại sản xuất và bố trí lại dân cư sẽ giải quyết được bế tắc trên. Mục tiêu cơ bản của đề án là trao quyền độc lập sản xuất, không bị chi phối bởi cơ chế giữ rừng cho khoảng 6.000 hộ dân dưới tán rừng U Minh Hạ hiện nay”.

Ông cho biết thêm kinh phí thực hiện đề án lên đến 482 tỉ đồng và được thực hiện từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn đang là đề án, nằm trên giấy. Đề án trên cũng chỉ mới nghe chứ người dân chưa được thấy, được biết. Nhưng cái mà ở đây ai cũng thấy, cũng biết là đói hằng ngày, hằng tháng.


ĐẶNG PHƯƠNG - TRẦN VŨ
Báo Tuổi Trẻ (29/10/2008)
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Nắng có vàng bằng răng em không
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 29-10-2008, 10:18 AM
kenvinnguyen kenvinnguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã lên hết cốt
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Bài gởi: 417
Thanks: 183
Thanked 349 Times in 118 Posts
Mặc định Re: Đói quay quắt giữa U Minh Hạ

Nơi Này nghèo lắm Vân ơi,. anh có lần đi vào khu này rồi.. thiếu đủ thứ.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề giống nhau
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Đường mòn Hồ Chí Minh – Lý tưởng cho người đi xe máy khoaton Mọi miền đất nước 11 28-09-2017 05:16 PM


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:31 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.