Nhân những ngày ngơ ngác trên mạng với ban nọ đang múa lộ vòng một vội khoe ngay lên báo, bạn chót lộ ảnh nóng, bạn lại tô tô nói với mọi người là thích hở ngực cho mát .... chợt nhớ đến clib này.
Hình như mọi sự sành điệu hiện thấy đều là sự bắt chươc thô lậu nói nôm là"Quê"
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
Nhớ Hà Nội B52 tháng 12.1972
và tiếng hát Joan Baez …
Nguyễn Thị Minh Thái
Cuối tháng 11.2011, tôi nhận email từ bạn gái Mỹ Kate, nhắc nhiều kỉ niệm giữa chúng tôi, từ tháng 11.2010, cùng dự Hội thảo quốc tế, chủ đề “Chiến tranh và hòa bình” ở Mỹ. Kate báo tin dịp Tết Nguyên đán Việt 2012 Nhâm Thìn, sẽ lại sang Việt Nam. Kate còn viết, việc tôi nhắc đến sự kiện B52 ở Hà Nội năm 1972 trong hội thảo này, khi được thông báo, đã làm nữ ca sĩ Mỹ Joan Baez vô cùng xúc động. Joan bồi hồi nhớ lại ngày ấy, Joan bay từ Mỹ đến hát cho Hà Nội và cả tù binh Mỹ ở Hỏa Lò nghe những bài ca phản đối chiến tranh, những khúc hát đồng quê dịu dàng, êm ái. Joan muốn Kate thư cho tôi, khẩn khoản yêu cầu tôi viết cho Kate những kỉ niệm của tôi khi nghe Joan hát trong những ngày Hà Nội B52 ấy để bà cùng được đọc, được nhớ lại mảnh kí ức Hà Nội chói sáng ấy, và hy vọng, biết đâu, số phận có thể cho bà gặp lại Hà Nội 40 năm sau, vào tháng 12.2012? Và bà còn có thể hát cho Hà Nội nghe, dù đã vào tuổi xưa nay hiếm (Joan Baez sinh năm 1941).
Thế là tôi viết thư này, nhờ dịch sang tiếng Anh gửi Kate…
Kate thân mến,
Tôi quá bận cuối năm, nhưng hôm nay buộc phải viết cho Kate, không thể chần chờ. Tôi cảm biết từ trái tim rằng cả hai vợ chồng Ed Tick và Kate đều nóng lòng đợi tôi hồi âm, bởi chúng ta đã xa nhau dằng dặc cả năm trời, chẳng được nhìn thấy nhau, đúng không? Tôi biết nước Mỹ nơi hai bạn ở Albany, mùa này đã phủ trắng tuyết. Bông tuyết bay ngàn ngạt trắng trời đất, phủ trĩu nặng cành cây phong ngay trước cửa nhà bạn, trên cả mái nhà, mái nhà êm đềm mà tôi đã được ở đó suốt những ngày ta rời hội thảo ở Ohio, tôi cùng hai ông anh người Việt, đoàn Việt Nam 3 người, được các bạn đón về nhà ở Albany, vì không muốn chúng tôi ở khách sạn sang trọng nhưng lạnh lẽo, bất tiện.
Nước Mỹ của bạn đang mùa tuyết, nhưng Hà Nội của tôi mới đang chầm chậm vào tháng 12.2011 rét muộn. Đợt rét đầu đông năm nay đã không đậm hại với cái rét kinh hồn giá buốt như năm ngoái 2010.
Nhờ email của Kate khẩn khoản yêu cầu tôi viết cả cho ca sĩ Joan Baez cùng đọc, mà tôi bỗng dưng nhớ bạn bè Mỹ, nhớ nước Mỹ quá chừng. Nhớ tháng 11.2010, chúng ta cùng dự hội thảo quốc tế “Chiến tranh và hòa bình” ở đại học Case Western Reserve, bang Ohio. Trước đó, một đoàn cựu chiến binh Mỹ do Ed Tick dẫn đầu (đoàn cựu chiến binh Mỹ này là sáng kiến giao lưu văn hóa hậu chiến Việt-Mỹ, của chính Ed Tick, đứng đầu tổ chức “Tâm hồn người lính” của Mỹ, đã sang Việt Nam lần đầu năm 2000), lần sang này là thứ 10, quyết đến Hà Nội dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội. Tôi nảy sinh ý tưởng dẫn các bạn Mỹ về quê ngoại làng Đình Bảng, thăm viếng Đền Đô, thắp hương trên bàn thờ Lý Bát đế, rồi về làng trẻ em Việt bị chất độc màu da cam SOS ở Hà Đông, quay về Hồ Hoàn Kiếm, đến rạp Công Nhân phố Tràng Tiền xem kịch “Dời đô” của Nhà hát Kịch Quân Đội. Và sau đó, đến tận trường ĐH KHXH&NV Hà Nội của tôi giao lưu với giảng viên, sinh viên từng đi chiến trường những năm chống Mỹ. Liền sau đó tôi nhận lời Ed Tick và các bạn mời sang Mỹ dự Hội thảo, ngay sau chuyến thăm Việt Nam lần thứ 10 ấy của tổ chức “Tâm hồn người lính”.
Thế đấy, chúng ta đã nhờ những cuộc gặp gỡ ân tình ở Hà Nội và nhờ cuộc hội thảo sau đó ở Mỹ mà trở nên rất thân thiết, như đã từng sống chung dưới một mái nhà, như anh chị em, không phân biệt người Mỹ, người Việt, chỉ thuần là những người bạn, không bị mặc cảm theo thói thường, bởi lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Mỹ từng có cuộc chiến tranh kéo dài hàng mấy chục năm, và khi chấm dứt vào năm 1975, cả hai bên đều chịu hậu quả và tổn thất thật nặng nề.
Và trí nhớ tôi quay về một mảnh ký ức sâu đậm nhất: những trận bom B.52 của không quân Mỹ tháng 12.1972, tưởng đâu đã xa vời hoài niệm về một thời Hà Nội đạn bom…đã cách đây sắp tròn 40 năm (1972-2012). Và tôi nhớ lại nguyên tươi một chiều trong chuỗi ngày Hội thảo “Chiến tranh và Hòa bình” ấy (từ 24 đến 31.10.2010 ở Ohio). Trong gian phòng hội thảo quốc tế của khuôn viên rất rộng trường Case Western Reserve, tôi xúc động đứng bật dậy khỏi ghế ngồi. Chủ tọa tuyên bố ai cũng chỉ có hai phút đứng lên kể về kí ức chiến tranh, nhất là cuộc chiến ở Việt Nam. Tôi chọn rất nhanh, dùng hai phút ấy nói về tiếng hát của nữ ca sĩ nhạc đồng quê Joan Baez và Hà Nội tháng 12.1972.
Với tinh thần “phút nói thật về chiến tranh”, tôi sực nhớ trước đó, Ed Tick bạn tôi-vừa là người đứng đầu tổ chức “Tâm hồn người lính”, vừa là thành viên kiến tạo hội thảo-đã tinh tế gợi ý tôi kể về “Hà Nội của bạn những ngày B52”, rồi mỉm cười ý nhị bảo: hội thảo này cần hơn cả là tiếng nói trực tiếp, không ham đọc tham luận lê thê đâu, bạn ạ.
Tôi thích cách ấy, và tôi đã kể trong ngập tràn xúc động.
…Chuỗi 12 ngày đêm B52 ấy rơi đúng vào mùa Hà Nội rét ngọt. Tôi vừa nhận bằng cử nhân văn chương (tôi học khóa 13 (1968-1972, khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp Hà Nội), từ nơi sơ tán Hiệp Hòa Hà Bắc, về nhà tôi ở Ngã tư Vọng, Khu tập thể Đài TNVN đúng mùa Giáng sinh và Năm mới dương lịch, trong không gian chiến sự tột cùng căng thẳng. Bầu trời Hà Nội luôn gầm rú tiếng máy bay B52 của không quân Mỹ, với những đợt oanh kích dữ dội. Cuộc sống thường nhật Hà Nội đứt đoạn thất thường bởi những đợt bom B52. Người Hà Nội suốt ngày đêm lên xuống hầm trú ẩn theo tiếng khẩn cấp báo động của làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam.
Gần ngày Giáng sinh, một chiều muộn rét căm căm, bố tôi chở tôi bằng chiếc xe đạp Liên xô cũ kỹ từ Ngã tư Vọng lên trụ sở Đài TNVN 58 phố Quán Sứ, muốn tôi nghe một nữ danh ca Mỹ phản chiến, vừa bay từ Mỹ sang Hà Nội, hát cho cán bộ nhân viên Đài TNVN. Sau đó, nữ ca sĩ này sẽ sang phố Hỏa Lò, hát mừng Giáng Sinh và Năm mới cho tù binh phi công Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội, đang bị giam giữ tại đó.
Thế rồi, đêm ấy, trước mắt tôi, nữ ca sĩ Mỹ Joan Baez bất ngờ xuất hiện trên sân khấu hội trường Đài TNVN. Tiếng vỗ tay vang dậy. Bỗng chốc, tôi thấy tim mình đập mạnh, người ấm nóng.
Joan Baez đẹp quá. Một cái đẹp thuần khiết, trong trẻo. Thân hình mảnh dẻ trong bộ váy áo tha thướt sẫm màu, Joan Baez cúi đầu chào, nói tiếng Anh giọng trầm ấm, chúc mừng Hà Nội mùa Giáng sinh-Năm mới 1972-1973, rồi cúi thấp mình, nói lời xin lỗi nghẹn ngào, sẻ chia tận đáy lòng về cuộc không kích B52 của Mỹ đang đổ xuống Thủ đô Hà Nội, khiến nhiều người chết, phố xá hoang tàn đổ nát. Joan Baez thành thực bày tỏ sự phản đối cuộc chiến phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam và kết thúc diễn từ: “Tôi xin được đứng về phía Hà Nội bằng tiếng hát”.
Joan Baez dáng thanh mảnh, vai khoác dây đàn guitar gỗ, tóc xõa đen dài đổ mượt xuống bờ vai thon, khuôn mặt xinh xắn hình trái oliu, đôi mắt to đen nhìn thẳng, long lanh ngấn lệ, bắt đầu cất tiếng hát. Quả đúng là giọng hát kinh điển của dòng nhạc dân gian Mỹ. (Ca sĩ sinh năm 1941, tiếng hát vào năm 1972 đã mọng chín sau hơn một thập niên hát, năm 1960 đã có album đầu). Và hôm nay, là một tiếng hát rừng rực lửa phản chiến. Giọng hát truyền cảm thật nồng nàn, ấm áp, cùng giai điệu trữ tình dân gian sâu lắng qua cách hát của Joan đã đi thẳng vào lòng người Hà Nội, rồi từ đó ở lại mãi trong trái tim tuổi hai mươi của tôi cho đến tận hôm tôi kể lại cho các bạn Mỹ và đại biểu quốc tế, từ gần 20 nước đến hội thảo này, với kí ức riêng còn hồng tươi màu đau thương. Tôi đã thấu suốt và cẩn trọng cất giữ tiếng hát ấm áp của Joan từ ngày B52 khốc liệt ấy. Và ngay từ ngày ấy, tôi đã đoan chắc rằng, còn có một nước Mỹ khác, với những người như Joan, không tha thứ cho một nước Mỹ với bom B52 nhằm triệt tiêu Hà Nội.
Ngay sau đó, phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai và ngôi nhà của tôi, cùng khu tập thể Đài TNVN ở Đại La, Ngã tư Vọng, bị liên tiếp dội bom B52. Hà Nội ngập trong ngút trời khói lửa đạn bom, và lệnh sơ khán khẩn cấp được ban bố. Lần này thì bố tôi buộc tôi phải sơ tán khỏi Hà Nội. Tôi khoác ba lô, lần theo lưng bố, đi bộ vất vả leo trèo trên ngói tan gạch nát phố Khâm Thiên còn nghi ngút lửa cháy, văng vẳng tiếng khóc than vào một buổi sáng sớm cuối tháng 12, ra đầu ô Cầu Dền lên xe sơ tán. Hình ảnh Khâm Thiên tang thương ấy đeo đẳng suốt dọc đường xe đưa tôi lên Hòa Bình sơ tán, vương vấn quấn quyện cùng tiếng guitar gỗ chập chờn giọng hát say đắm tình yêu Hà Nội của Joan Baez và tiếng Đài TNVN phát sóng tác phẩm ký hào hùng của nhà văn Nguyễn Tuân: “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”…
Mấy ngày sau, chúng tôi rời Ohio, kết thúc tuần hội thảo. “Phút nói thật” được tái lập tại 3 trường đại học ở Albany mà chúng tôi được vợ chồng Ed Tick và Kate mời đến dự giờ những môn học, những hội thảo, triển lãm mĩ thuật: “Phụ nữ và chiến tranh”, Chiến tranh và chính trị”, Chiến tranh và làm lành văn hóa”, “Chiến tranh và văn học nghệ thuật”, “ Chiến tranh và lời nói hòa bình từ trẻ em Việt Nam”…
Tôi nhớ hôm đầu đến Albany, ngay sau “phút nói thật”, chúng tôi về nhà Ed Tick. Vừa bước qua cửa nhà, luôn được một chú Rùa Hồ Gươm bằng đá xanh Ed mua ở VIệt Nam canh giữ, Ed vội kêu lên: “Tôi đã chuẩn bị cho các bạn, nhất là Minh Thái, một món quà đặc biệt!” Rồi Ed thành kính đốt nén hương trầm theo tục lệ Việt trên bàn thờ, cũng bày biện theo cách Việt, lầm rầm khấn vái trước di ảnh ông bà bố mẹ của cả hai bên thông gia, lục lọi trong phòng làm việc, đưa tôi một đĩa nhựa cũ kĩ, khá to của Joan Baez được sản xuất tại Mỹ từ năm 1973, ngay sau những ngày B52 Joan hát ở Hà Nội Việt Nam. Ed đã chuyển sang đĩa CD, cho vào đầu máy, bấm nút. Trong ngào ngạt hương trầm Việt, bất ngờ, cả một không gian đầy-âm-thanh-đặc-sệt-Hà-Nội-B52 trở về: tiếng máy bay gào rú, tiếng thất thanh kêu cứu, tiếng khóc thảm thiết, tiếng nổ bom ầm ầm, tiếng đạn phòng không chát chúa, tiếng Đài phát thanh kêu gọi người Hà Nội khẩn cấp xuống hầm, tiếng ai đó đọc thơ Việt trầm ấm…. Và sau cuối là tiếng hát Joan Baez cất lên đắm say, trữ tình, lồng lộng cảm thương ngay trên nền âm thanh tràn ngập bi thương ấy. Tôi nhớ nhất ca khúc “Ở đâu bây giờ Sơn Mỹ”. Ed Tick và Kate cùng cúi đầu nghe, không ngăn được nước mắt. Giọng trầm trầm, Ed kể ông đã xuống đường biểu tình chống chiến tranh Mỹ ở Việt Nam từ năm 1970, khi còn là sinh viên đại học. Cùng năm ấy, 4 sinh viên đại học Kent State bang Ohio (cùng sinh vào đầu thập niên 50, cùng tuổi ông và tôi, đã bị cảnh sát Mỹ bắn chết giữa sân trường, (trên đỉnh đồi trường Kent State bây giờ còn lưu niệm biểu trưng 4 ngôi mộ của họ), vì họ đã biểu tình chống chiến tranh Mỹ ở Việt Nam. (Chúng tôi đã theo Ed tới đó thắp hương). Ông từ lâu yêu mến tiếng hát của Joan, xúc động vì bà đã chống chiến tranh Mỹ ở Việt Nam bằng tiếng hát và không quản ngại đạn bom mà đến tận lòng Hà Nội hát vào năm 1972 ấy. Nước mắt lưng tròng, Kate ôm lấy tôi xin lỗi về những trận bom B52 đã ném xuống “Hà Nội của bạn”.
Chúng tôi ngồi như thế rất lâu, cùng đắm chìm rưng rưng hoài cảm trong tiếng hát thiết tha đẫm đầy thương cảm của Joan về một thời Hà Nội đạn bom và hào hùng…
Ed Tick khẽ lau nước mắt, cho hay: Tháng 10 mới đây, Joan Baez đã đến hát ở Albany-thành phố của gia đình ông và tháng11 này, Joan đã trở về San Fransisco hát tiếp. Tiếng hát của nữ ca sĩ gần tuổi thất thập sao vẫn tròn đầy, dạt dào tình cảm, vẫn được công chúng Mỹ hâm mộ, đặc biệt là chiến binh Mỹ trải qua chiến tranh Việt Nam. Sau này, khi đưa chúng tôi đến Niuyork thăm tượng Nữ thần Tự Do, nhân ghé thăm bạn, tôi đã được chính người bạn ấy của hai vợ chồng tặng một CD của Joan Baez, sau khi cùng nghe trọn đĩa CD ấy, và ôn lại kỷ niệm Hà Nội.
Cuối tháng 11, từ biệt hai vợ chồng Ed, xuống San Fransisco chơi một tuần trước khi về Hà Nội, tôi chứa chan hy vọng gặp lại Joan Baez, nữ ca sĩ Mỹ, người đàn bà đã hát cho Hà Nội ngày ấy dịu cơn đau bị ném bom B52, nhưng đã không có duyên may nghe bà hát. Thật tiếc! Mùa đông năm 2010, ở Mỹ, tôi thấy mình vẫn tự cất giữ riêng tư tiếng hát tươi trẻ, dạt dào tình tự của Joan trong trái tim và đem theo từ Mỹ về Hà Nội đĩa CD được bạn của Ed Tick tặng “Farewell, Angelina”. Cho những đêm đông giá lạnh mất ngủ ở Hà Nội năm ngoái và cả năm nay. Nghe Ed Tick thông báo lại câu chuyện tôi kể về Joan Baez ở hội thảo 2010 tại Mỹ, Joan đã thật cảm kích khi biết ở Việt Nam vẫn còn nhiều người Hà Nội cất giữ tiếng hát của bà trong kí ức từ 1972.
Joan muốn tôi viết câu chuyện này trong thư gửi Kate, cho bà cùng được đọc, được nhớ Hà Nội B52 ngày ấy… Thì tôi đã viết đây.
Ed bảo hai vợ chồng, nhất là Kate, đã thuyết phục và Joan đã rất hào hứng đồng thuận cho cuộc trở về Hà Nội, hát lại những bài bà đã hát cho mùa đông Hà Nội 1972. Tôi quá mừng, và lập tức ước ao rằng, JoanBaez sẽ trở lại Hà Nội, lần nữa, sau 40 năm, chỉ với cây guitar gỗ giản dị, lại cất tiếng hát quyến rũ đắm say ở đúng số nhà 58 Quán Sứ và nhà số1 duy nhất của phố Hỏa Lò, giờ đã thành di tích lịch sử Hà Nội. Và rất nhiều người Hà Nội, trong đó có tôi, của những ngày B52 ấy, cũng sau 40 năm, sẽ lại được nghe Joan hát qua Đài phát thanh, Đài truyền hình, báo mạng…của Việt Nam, và cả ở Nhà Hát Lớn Hà Nội nữa, để nhớ, nhớ mãi, không bao giờ quên, không thể nào quên những ngày Hà Nội B52 ấy, trong tiếng hát nồng nàn thơm thảo, đầy ắp sẻ chia tận đáy lòng của nữ ca sĩ Mỹ Joan Baez. Chắc chắn, Hà Nội sẽ chẳng bao giờ quên người bạn ca sĩ Mỹ đặc biệt này, của một thời chiến tranh khốc liệt đã qua và của cả một thời hòa bình tươi đẹp hôm nay…
Kỷ niệm 23 năm "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biien giới!" - Nhớ ơn bao người đã ngã xuống!
Hồn tử sĩ (Lưu Hữu Phước -Trần Khánh và Hợp xướng Đài TNVN)
Đêm khuya âm u
Ai khóc than trong sương mù ?
Gió rít qua lũy tre như nghiến răng vương mối thù
Hồn ai kia đau xót chơi vơi ?
Hồn quân Nam căm uất chưa nguôi.
Uất khí ngất đất,
Bao lớp mây che kín trời
Sóng thét qua bãi lau như nhắc người xưa anh dũng
Đã hy sinh giữ gìn nước non
Lòng Bà Trưng vững bền sắt son
Làn gió đưa sóng trào, nước pha máu hồng rừng gươm đao
Cờ Bà Trưng lướt gió
Nước sông Hát cuốn mau.
Rền rĩ như có người, thoáng nghe gió gọi từ xa xôi
Có tiếng loa rộn rã núi đồi
Nào ai yêu nước nhà, yêu giống nòi thề một lòng
Vùng lên trong mưa gió trong gươm súng
Đoàn quân anh dũng tiến lên gìn giữ lấy non sông
Tường đồng là nhân dân
Là ngàn người chung sức như một đứng lên,
Ta cùng tiến!
Quyết giết hết quân thù,
Đón ánh sáng chiếu rạng nước nhà thắm tươi
Đến muôn đời
Nhân dân đau thương
Ghi nhớ ơn của bao người
Chiến đấu dâng tấm thân cho nước nhà, cho giống nòi
Nhìn gương xưa liệt sỹ nêu cao
Lòng sôi lên kiên quyết noi theo
Nước mắt rớt xuống,
Bao xót thương bên nấm mồ
Khói bốc nghi ngút bay quyện lá cờ
Chưa nguôi máu những con yêu thác vì nước non
Ngàn muôn năm Tổ Quốc ghi ơn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post: