Văn nghệ - Thơ ca thơ gốc tre ... cũng được |
04-05-2012, 06:39 PM
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: HCM
Bài gởi: 1.934
Thanks: 7.075
Thanked 9.655 Times in 1.199 Posts
Biến số xe: 54K2-0262
|
|
Hai người bạn dừng ôtô ở trước đèn đỏ. Người lái xe không nói gì, còn người bạn quay sang thở dài bảo:
- Phí bao nhiêu thời gian vì đèn đỏ! Với chừng ấy thời gian, người ta có thể viết cả một cuốn sách! Bảo sao ai cũng khó chịu khi phải dừng đèn đỏ.
Người lái xe vẫn không nói gì. Người bạn liền đập vào tay:
- Có nghe tớ nói không?
- Không!
- Tại sao hả?
- Vì tớ đang có việc của tớ.
- Cậu đang làm gì? Tớ có thấy cậu đang làm gì đâu?
- Tớ đang chúc may mắn – Người lái xe đáp – Tớ đã quen mỗi lần dừng đèn đỏ, tớ lại nghĩ tới và chúc một người thân hoặc bạn bè được may mắn. Thật là may vì tớ đã có thời gian để chúc cho rất nhiều người may mắn, mà nếu không có những lúc dừng đèn đỏ, hẳn cả ngày bận rộn tớ sẽ chẳng nhớ ra …
(st)
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
|
The Following 8 Users Say Thank You to mobinam For This Useful Post:
|
|
09-05-2012, 09:20 AM
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: HCM
Bài gởi: 1.934
Thanks: 7.075
Thanked 9.655 Times in 1.199 Posts
Biến số xe: 54K2-0262
|
|
Cu Tí, ngoài giờ học bán trú ở trường. Buổi tối và chủ nhật còn phải thêm môn đàn, học vẽ, học tiếng Anh.
Thằng Tèo nhà bên cạnh bố mất sớm, mẹ nó phải nuôi ba đứa em nên Tèo phải nghĩ học. Hàng ngày mỗi khi nghe thấy tiếng đàn của Tí, Tèo rón rén nép mình bên hàng rào dòm vô.
Nhìn ra thấy Tèo đứng đó, Tí mếu máo:
- Ba ơi, con muốn được như thằng Tèo!
(st)
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
|
The Following 9 Users Say Thank You to mobinam For This Useful Post:
|
|
22-09-2012, 08:54 PM
|
|
Member
Tìm tài liệu độ xe
|
|
Tham gia ngày: Oct 2011
Đến từ: D2 Quận Bình Thạnh
Bài gởi: 94
Thanks: 75
Thanked 67 Times in 31 Posts
Biến số xe: 60-FC-5217
|
|
Chiếc máy điện thoại
Khi tôi còn nhỏ, ba tôi gắn một máy điện thoại để thuận tiện cho việc làm ăn của ông. Đó là cái điện thoại đầu tiên trong xóm tôi. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in cái ống nghe bóng loáng gác lên hộp điện thoại màu đen treo trên tường. Hồi đó tôi còn thấp lắm nên không với tới. Tuy nhiên, tôi vẫn bị mê hoặc khi nghe ba tôi dùng nó để nói chuyện với bạn bè của ông.
Cho đến một hôm, tôi khám phá ra rằng đâu đó trong cái máy tuyệt vời kia có một nhân vật kỳ diệu. Tôi gọi nhân vật ấy là “cô”. Cô biết tất cả mọi thứ trên đời, từ việc cung cấp số điện thoại của mọi người đến việc kể những câu chuyện cổ tích đầy sức cám dỗ. Hôm đó mẹ tôi đi vắng. Tôi lấy đinh và búa để chơi trò thợ mộc. Thay vì đóng búa vào đinh, tôi lại đập một phát đau điếng vào ngón tay của mình. Nhưng tôi vẫn cố không khóc vì nhìn quanh thấy chẳng có ai để chia sẻ nỗi đau “trời giáng” ấy. Tôi chạy quanh nhà, cũng chẳng biết để làm gì. Và kia rồi! Cái điện thoại. Nhanh như cắt, tôi bắc ghế trèo lên và quay số. “Xin vui lòng cho cháu biết…” – tôi nói lí nhí trong miệng. Một giọng nói rõ ràng và nhỏ nhẹ vang lên:
- Cháu cần gì?
- Ngón tay cháu bị đau – tôi bắt đầu rên rỉ. Những giọt nước mắt bị dồn nén khi nãy bây giờ có dịp trào tuôn.
- Có mẹ cháu ở nhà không? – vẫn giọng nói êm đềm ấy.
- Không có ai ở nhà cả, chỉ một mình cháu thôi – tôi thổn thức.
- Cháu có bị chảy máu không?
- Dạ không – tôi trả lời – cháu bị cây búa đập vào ngón tay, đau quá.
- Cháu có thể tự lấy nước đá trong tủ lạnh được chứ? – cô hỏi và tôi nói được.
- Cháu đắp vài cục lên chỗ ngón tay đau – cô nói tiếp – một lúc sau sẽ khỏi ngay thôi.
- Kể từ đó, tôi luôn gọi cho cô để nhờ cô giúp đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Nào là nhờ cô giúp tôi học địa lý, nào là hỏi cô cách giải bài tập toán, nào là…
- Một hôm, com chim hoàng yến của tôi bị chết, tôi buồn đến mất ăn mất ngủ. Tôi bèn gọi tới cô để chia sẻ nỗi buồn. Cô lắng nghe và an ủi tôi. Nhưng tôi vẫn còn buồn lung lắm. Tôi hỏi cô:
- Tại sao những con chim hót hay và mang lại niềm vui cho mọi gia đình lại phải chết cô đơn trong chiếc lồng chật hẹp vậy hở cô?
- Không, nó không chết đâu cháu. Nó chỉ bay sang một thế giới khác để ca hát làm vui lòng những gia đình bên đó.
Chẳng biết sao khi nghe thế, nỗi buồn trong tôi chợt vơi đi rất nhiều.
Một bữa khác, tôi gọi cho cô chỉ để hỏi 24+15 bằng mấy. Sau đó tôi nghĩ chắc cô bực mình tôi lắm vì cứ hỏi cô những chuyện không đâu.
- Tuổi thơ cứ êm đềm trôi đi. Cho đến khi lên chín tuổi, gia đình chuyển về sống ở thành phố. Tôi nhớ cô lắm. Mỗi lần nhớ về ngôi nhà thuở nhỏ là hình ảnh cái máy điện thoại treo trên tường cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Với tôi, đó là hình ảnh cô tiên hiền lành thường đến trò chuyện buổi ấu thơ.
Sau này khi lớn lên, kỷ niệm về những cuộc chuyện trò ấy chưa một lần phai mờ trong ký ức. Tôi biết ơn sự nhẫn nại, niềm thông cảm và lòng tử tế mà cô đã dành cho một đứa trẻ như tôi thuở đó. Một hôm chợt nhớ đến cô, trên đường về nhà tôi ghé vào bưu điện và gọi cho cô. Tôi nhấc ống nghe lên và quay số. Lòng tôi bỗng rộn ràng khó tả. Và kỳ diệu thay, vẫn giọng nói ấy, nhỏ nhẹ và rõ ràng vang lên trong tai tôi.
- Cô vui lòng chỉ cho cháu 24 + 15 bằng mấy – tôi hỏi.
Một thoáng im lặng phía đầu dây bên kia. Và rồi hơi ấm quen thuộc lại về với tôi:
- Bây giờ chắc ngón tay của cháu đã lành hẳn rồi phải không?
Tôi cười sung sướng vì cô vẫn nhận ra tôi sau ngần ấy năm.
- Cô có biết rằng hồi đó cô có ý nghĩa với cháu biết bao không?
Ngập ngừng một lúc, cô thổ lộ:
Thuở đó, tôi chờ điện thoại của chúa hằng ngày. Tôi không có con, vì thế cháu là cả nguồn vui.
Bỗng nhiên tôi bật khóc. Tôi thương cô quá. Tôi đâu có biết đó là lần cuối cùng tôi còn nghe giọng nói của cô.
Ba tháng sau, tôi quay số và chờ đợi. Một giọng nói thật lạ trả lời tôi. Hốt nhiên, tôi linh cảm có điều chẳng lành. Tôi hỏi thăm tin tức về cô và được biết cô đã mất năm tuần trước đó. Người điện thoại viên nói trước khi ra đi cô có để lại cho tôi vài dòng tin nhắn. Rồi cô diện thoại viên đọc cho tôi nghe: “Cháu yêu, có lần tôi nói chim hoàng yến không chết. Nó chỉ bay sang một thế giới khác để ca hát làm vui lòng những gia đình bên đó. Bây giờ tôi cũng vậy”.
Tôi bàng hoàng gác máy điện thoại xuống. Và như thuở nào, những giọt nước mắt cứ trào tuôn. Chỉ khác là lần này tôi không có cô bên cạnh để sẻ chia …
__________________
Có Nghĩa Gì Đâu Một Buổi Chiều
Nó Chiếm Hồn Ta Bằng Nắng Nhạt
Bằng Mây Nhè Nhẹ, Gió Hui Hui
|
The Following 2 Users Say Thank You to thinhlebaoit For This Useful Post:
|
|
23-12-2012, 07:33 AM
|
Senior Member
Xe độ tá lả
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
|
|
Các ông em (Kỷ niệm nghịch ngợm nhưng năm lính tráng nhân ngày 22/12)
Tầm này cuối năm 1988 sau hơn 6 tháng lang thang công tác khắp nơi dọc biên giới, Sơn tây, Bắc giang, ... mình lộn về đơn vị ở Vĩnh yên. Sáu tháng cái ăn cái mặc được cấp phát bằng giấy cung cấp tài chính theo chế độ đặc phái viên mặt trân vì vậy khi về đơn vị tiêu chuẩn của mình còn gần như nguyên lĩnh ra được khoảng 1 tạ gao và 15 kg thịt. Đồng thời Xếp cũng giao cho một cái giấy nghỉ bù phép thông qua tết Dương lịch và một bảng phân công chi chít cho giáo án, đề tài học kỳ tiếp. Gạo thì không vác về Hà nôi được nên gọi dân vào bán hết, năm ấy Vĩnh yên nghèo lắm, dân toàn ăn sắn nên gạo là của hiếm, người dân rất thích mua gạo của bộ đội vì dù gạo không ngon nhưng các chú bộ đội đơn vị mình thường bán rẻ, và không hay kỳ kèo bắt nạt. Còn chỗ thịt mình vác ngay vào nhà một ông đàn anh thân quen từ thủa học viên. Hí hủi chẻ củi, rán thịt cho ra bớt mỡ-Mỡ để lại cho anh chị vì hai Bác ây cũng vất vả lắm cùng với một chút thịt (ngon nhất) còn đống tóp mỡ phi hành sốt cà chua, hái rau sống bày ra mâm chờ ông anh về uống tí rượu chia tay. Bọc nilon nhồi 6kg thịt còn lại vào ba lô. Trong khi chờ ông anhh về lúi húi đi gánh nước. CHiều nhậu sương sương xong 16h lóp ngóp ra ga Vĩnh yên chờ tàu 17 giờ về. Ông anh bảo "Mày ra ga nhanh lên tao thấy bọn điều lênh nó chạy đon chạy đáo cả trưa không biết có nâng cấp báo động không. Nó mà nâng cấp lại hủy phép thì khổ!". Lũn cũn cõng ba lô thịt còn nóng mấy cái quà vùng biên về cho em gái chạy ra ga. Vĩnh yên - Hà nội 55km mà ngày ấy cảm giác như bây giờ ta đi Đồng hới, Huế...
17h không có tàu
19h không có tàu
20h một cái tàu hàng lao vút qua ga chỉ có mấy chú lính ném ba lô vội lên khoang rồi bám lấy cái thang bay người theo tàu! Mình với đóng thịt và quà chịu đành nhìn các ông em nhảy lên tàu vun vút. Ai đã từng đi tàu những năm 80 còn nhớ nó nhung nhuc những người là người cảnh như ở phim các chuyến tàu hỏa từ Ấn độ, Băng la đét...bây giờ.
23h môt chuyến tàu khách có khoảng 5-7 khoang khách và gần chục khoang hàng nhưng được dùng để chở khách. Dân ùn ùn lên tàu la hét chí chóe trong đêm, mình chạy hết toa nọ đến toa kia không làm sao lên tàu được: Cửa ra vào các toa chật kín bao tải, đồ mây đan, rau chuyển từ miền núi về... còn các cửa sổ toa tàu đều bị người trên khoang dật xuống kín mít để không ai có thể trèo vào. Loa nhà ga thì ậm ọe báo tàu sắp khởi hành. Không thể hiền được rồi! Mình tự nhủ Cột gọn gói quà vào ba lô rồi rút phắt cái đòn gánh của một bà bán hàng đang vứt hàng lên nóc cho người nhà gần đó. Dùng đầu đòn gánh chống vào then một cái cửa sổ tàu đóng kín đảy thật mạnh, khoang cửa mở tung mình nhảy phắt lên bám vào thành cửa tống hai chiếc giày Cô sơ ghin hôi rình vào cửa, thấy tiếng lèm bèm chử "DM thằng cha nào máu thế!" Quay mặt về hướng đấy chuẩn bị để đối đầu ở mức cao hơn thì thấp thoáng thấy mái quân hàm "sơ mít " liền nói "Anh đây anh đây!" - Hà hà! Mấy chú học viên nhận ngay ra lão giáo dở hơi hay ngồi đồng trong phòng máy tính, hay đá bóng, "uốn" rượu vội nói "thầy! thầy!" rồi kéo mình vào. Mình đưa tay đỡ mấy gói quà chui vào tàu. Lúc ấy chợt nghe thấy tiếng "Anh ơi cho em lên với! quay lại thì thấy hai cô lính cũng đeo quân hàm học viên! WOW xinh ôi là đẹp! Thế là nhoài người thò tay kéo, bế từng em lên qua cửa tàu.
Cái tàu ngày xưa nó thế chật thì rõ là chật, nhưng cứ nhồi thêm bao nhiêu vẫn có chỗ. Hai cô học viên cứ bấu xát vào mình, mùi tóc, mui da phụ nữ chao cảm xúc đến từng chân lông! Được hơn 1 tiêng tàu qua Phúc Yên dân xuống bớt, sự gần sát cũng đỡ hơn mình bắt đầu tỉ tê nói chuyên hóa ra hai cô là h viên trung cấp Quân Y Sơn tây lên viện 109 thực tập. Cư thể tỉ tê, câu chuyện theo kiểu "Bên trong tuy đã, bên ngoài còn e". Ha ha! Mình nhìn mấy chú em im phăng phắc ra chừng nể phục ông đàn anh -"Thầy giáo đểu" lắm. Gió thời ấy không phần phật bẻ cây bẻ cối như bây giờ mà bay lên lượn xuống khi gần khi xa. Ui cha là ánh mắt là nụ cười thấp thoáng mỗi khi tàu chạy qua chỗ có đèn điện hiếm hoi. Ròi hơi thở nữa, một cô thì gục mặt vào bạn ngủ nhưng rõ ràng là hơi thở rất mạnh... mình đắc ý "giả vờ ngủ nhưng quan sát nghe ngóng lắm đấy!". Gần 6h sáng tàu mới tới Yên viên, Ga ở đây nhiều điện hơn mình chợt thấy ngực hai cô gái có cái gì cộm cộm? Không tự tin ở đôi mắt vốn cú vọ của mình nên cứ phải nhìn lại nhiều lần cho chắc híc nó không chỉ cồm cộm mà còn dịch chuyển nhè nhẹ. Tàu vẫn chạy lờ đờ qua Yên viên vào Hà nội ánh sáng điện ngày một nhiều hơn, đến gần Gia lâm thì trời lờ mờ sáng mình chợt phát hiện ra cái cồm cộm trong ngực các cô học viên là gì!
Điên lắm ! Bõ cái mũ bông biên phòng ra đưa hai tay lên để làm đống tác gãi đầu cốt để cho hai cô học viên nhìn thấy hai bàn tay của mình đồng thời vờ làm đông tác vặn mình cái vặn mình thứ nhất vai phải "vô tình" đánh vào ngực cô học viên thứ nhất! Cái vặn mình thứ hai vai trái "vô tình" đánh vào ngực cô thứ hai Hô hô! Hai chú học viên bỗng giật mình thu tay lai hai cô gái thì vẫn ngủ nhưng hơi thở im hẳn
Đến ga Gia lâm mình cũng xuống cùng hai cô gái- mình vẫn hay thích đi bộ qua cầu Long biên ngắm thành phố mỗi khi đi từ đơn vị về! Đỡ hai cô gái xuống tàu, tất cả thày trò và hai cô gái đều im lặng tránh nhìn vào mắt nhau. Mình dẫn hai cô ra đê gầm cầu long biên phía Gia lâm để các cô vãy xe về Học việ Hậu cần gần đấy. Cả ba bước đi dọc theo đường tàu mà chẳng nói gì!
Mãi đến lúc vẫy được cái xe biển HC (Học viện Hâu cần) cho hai cô đỡ ba lô cho các enm mà không biết sẽ nói tạm biệt như thế nào thì em xinh hơn trước khi lên xe ngập ngừng nói nhỏ "Em tưởng đấy là anh!"
Hô hô hô! Tổ sư bố các ông em!
|
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
|
|
28-12-2012, 01:05 PM
|
|
Senior Member
Độ về xe zin
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
|
|
Hô hô hô. Bây giờ em vẫn còn tiếc cho bác...
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
21-01-2014, 05:49 PM
|
|
Senior Member
Xe đã lên hết cốt
|
|
Tham gia ngày: Sep 2008
Đến từ: Saigon
Bài gởi: 459
Thanks: 4.757
Thanked 2.300 Times in 332 Posts
|
|
THẰNG CƯỜI
Nếu hỏi ai lạc quan nhất cả xóm làng chài tôi, mọi người đều nói ngay là Thằng Cười. Nó mập mạp, mặt chi chít mụn ruồi mụn cám, sống với bà mẹ bệnh tật cuối dãy. Điều lạ là lúc nào cũng thấy nó cười.
Biết bọn con gái không dám đến gần, nó cũng cười. Xóm chê nó đần độn, nó cũng nhe răng cười. Mọi người lo không có cá bán, cũng lại cười.Chắc có thể vì cuộc sống quá nhiều lo toan cực nhọc, dân xóm chài cảm thấy ghen tị hơn là thích thú nụ cười của nó. Cứ thế, họ ngồi tụm năm tụm bảy chê bai.Vì Thằng Cười chỉ là thằng cười, không ai thấy được giọt nước mắt của nó.
Rồi một ngày, bà mẹ bệnh tật của Thằng Cười mất. Dân làng đến hỏi chuyện, cốt là để xem Thằng Cười còn có thể cười được nữa không? Nhưng khi thấy nó bước ra, mọi người há hốc mồm kinh ngạc. Tóc điểm bạc vài sợi,nhưng nó vẫn cười thật tươi. Tin nó bất hiếu, cả giọt nước mắt cũng không rỏ xuống lan đi rất nhanh. Họ cho rằng đó chỉ là Thằng Đần Độn mà thôi.
Cuối mùa thu, tôi gặp lại nó, vẫn luôn giữ trên môi nụ cười thường trực. Nó thỏ thẻ nói:
- Lúc mẹ mất bà có nói thích nụ cười của tôi, nhờ vậy mà mới gắng gượng được hai năm nữa. Bà đi rồi, tôi phải cười để bà thấy tôi vẫn còn mạnh khỏe, đâu phải không khóc là bất hiếu đâu, cậu nhỉ?
Tôi một thoáng tư lự, rồi mỉm cười gật đầu. Gần đó,vẫn bốn năm đám tụm lại, nhìn Thằng Cười nghi hoặc.
(Abu-108 sưu tầm)
__________________
COUNT-DOWN TIMER
|
The Following 2 Users Say Thank You to Abu-108 For This Useful Post:
|
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:39 PM.
|