Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Trung

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #41  
Cũ 06-09-2009, 12:47 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng


Lối dẫn lên Bi Đình là các bậc thang được lát đá, lan can phía dưới là 2 con rồng đá lớn được tạc ẩn hiện trong mây, nhưng trông rất uy nghiêm.


Lan can của lớp bậc thang thứ hai, nơi bao lơn nhô ra, là hai con rồng đá nhỏ hơn


Lan can của lớp bậc thang trên cùng.

Lăng Ming Mạng được thiết kế theo một trục dọc, toàn thể lăng giống như một thân người với trục trung tâm gọi là trục Thần Đạo. Phần Bi Đình trở về phái trước, mật độ bố trí các công trình rất thưa, càng về phía sau càng dày đặc, tương ứng với cơ thể con người : phần mật độ kiến trúc thưa tương ứng với đôi chân, phần mật độ kiến trúc dày tương ứng với phần thân và đầu.


Từ Bi Đình nhìn về phía sau là khu vực Tẩm điện. Đầu tiên là sân triều lễ chia làm 4 bậc cấp từ thấp đến cao, qua sân triều lễ là đến Hiển Đức Môn. Hiển Đức Môn vào thời điểm hiện tại đang được trùng tu, nên xung quanh đang đầy giàn giáo và các loại vật liệu xây dựng.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (11-09-2009), funny_bro (12-09-2009), jimmy nguyen (07-09-2009), mobinam (06-09-2009), pechi (06-09-2009), simba (06-09-2009)
  #42  
Cũ 06-09-2009, 03:06 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Do Hiển Đức Môn đang đóng cửa trùng tu, phải đi ngược ra bên hồ Trừng Mình để tiếp tục vào phía sau của lăng.


Tường đổ nát rêu phong, phía hông bên phải Bi Đình


Ven theo bờ hồ Trừng Minh, đến ngang với Hiển Đức Môn, có cửa nhỏ này để vào khu Tẩm điện. Đợt tour 30/4/2009, mình mới đi đến đây, đã gặp mọi người từ trong kéo ra để ... về
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (11-09-2009), funny_bro (12-09-2009), pechi (24-09-2009), simba (06-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #43  
Cũ 06-09-2009, 03:30 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực Tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý niệm trời tròn, đất vuông). Điện Sùng Ân nằm ở giữa được coi là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Điện (trước) và Tả, Hữu Tùng Phòng (sau) như những vệ tinh chung quanh.


Điện Sùng Ân - trung tâm của khu vực Tẩm điện

Trong Điện Sùng Ân thờ bài vị của vua Minh Mạng và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Về nguyên tắc, BQL lăng không cho chụp ảnh bên trong điện, nhưng do một may mắn ngẫu nhiên, vì khi tôi đến đó còn rất sớm, vào đến điện Sùng Ân mới chỉ hơn 7g sáng một chút. Cả khu lăng khi ấy còn rất vắng, dù nắng đã vàng rực trên các khóm cây, khi tôi vào điện, chỉ có duy nhất tôi là khách, cùng một anh chàng bảo vệ ngồi ở cái bàn ngay sau cửa ra vào. Anh ta nói ngay : " Yêu cầu anh không được chụp ảnh trong điện thờ, có bảng cấm chụp ảnh kia kìa". Lúc ấy cậy vắng người, cứ mồm thì vâng dạ, tay thì ... bấm máy. Nhưng trời còn sớm, dù ngoài sân có nắng, nhưng trong điện còn khá tối, tôi đánh liều nấp sau một cây cột và nhá đèn flash để chụp. Anh chàng phát hiện ra, ròi bàn tiến lại ... ngó mặt mình một hồi, rồi đột nhiên hạ giọng : "Giờ đang vắng, anh muốn chụp thì chụp nhanh mấy kiểu, rồi thôi đi, tôi canh cho. Nhưng nếu có người đến, tôi bảo thôi là phải thôi ngay đấy". Hì, đúng là số hên (nhưng sau đó chừng 10 phút có một cặp khoai Tây trung niên đến, quay phim mà chả bị nhắc - chắc người ta không muốn cho chụp có flash nhá sáng trong khu vực tôn nghiêm).

Điện Sùng Ân là điện thờ chính của lăng Minh Mạng, kiến trúc tuy đơn giản, nhưng nội thất trang nghiêm và rất đẹp. Trên các xà ngang là các tấm bảng gỗ nhỏ được trang trí bằng nghệ thuật chạm trổ, sơn son thếp vàng với các chữ Hán và nhiều kiểu cành dây leo, hoa lá cách điệu.


Bức gỗ ghi tên Sùng Ân Điện




Ban thờ chính trong Điện Sùng Ân


Bài vị của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa - mẹ đẻ của vua Thiệu Trị (miếu hiệu của vua Minh Mạng là Thánh Tổ Nhân Hoàng đế)


Phía hiên hậu của Sùng Ân Điện có bàn thờ này
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (11-09-2009), funny_bro (12-09-2009), mobinam (11-09-2009), pechi (24-09-2009), simba (06-09-2009)
  #44  
Cũ 06-09-2009, 03:45 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Trong khu vực Tẩm điện, Điện Sùng Ân là trung tâm, phía trước có Tả, Hữu Phối Điện, sau Hiển Đức Môn. Trong đó một tòa đã xuống cấp nặng, mái ngói lưu li ngày xưa đã bị vỡ nát, thay bằng mái tole cũng đã hoen rỉ gần hết.




Tả, Hữu Phối Điện - không rõ người ta tính theo hướng từ Hiển Đức Môn nhìn vào hay là từ Sùng Ân Điện nhìn ra, lại quên không đọc bảng hướng dẫn, nên không rõ cái nào là Tả, cái nào là Hữu.


Bên trong tòa điện còn mái ngói lưu li


Ngói lưu li cùng bộ đòn, xà mái bằng gỗ - hiện vật trưng bày.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (11-09-2009), funny_bro (12-09-2009), jimmy nguyen (07-09-2009), mobinam (11-09-2009), pechi (24-09-2009), simba (06-09-2009)
  #45  
Cũ 06-09-2009, 03:52 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Ngay phía sau lưng Sùng Ân Điện là hai tòa Tả, Hữu Tùng Viện ở phía Đông và Tây của Sùng Ân Điện, làm nơi sinh hoạt, ăn ở của các phi tần, thái giám cùng những người hầu lo việc hương khói ở đây sau khi vua băng hà. Hiện chỉ còn một tòa, tòa kia đã đổ nát chỉ còn nền.




Tả, Hữu Tùng Viện ngay sau lưng Sùng Ân Điện, một tòa đã bị đổ.

Bức tường bao xung quanh, chính là lớp tường thành hình vuông bao bọc khu vực Tẩm điện, biểu trưng cho Mặt đất.
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 17-09-2009 lúc 10:41 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (12-09-2009), jimmy nguyen (07-09-2009), simba (06-09-2009), sonbenly (06-09-2009)
  #46  
Cũ 11-09-2009, 01:36 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Tả, Hữu Tùng Viện là phần cuối của khu vực Tẩm điện, được bao bọc bởi lớp tường gạch hình vuông xây bao xung quanh. Để đi tiếp đến khu vực tiếp theo, phải qua Hồng Trạch Môn.


Hồng Trạch Môn - kiến trúc cuối cùng của khu Tẩm điện


Hai cái vòng đồng trên cánh cửa gỗ của Hồng Trạch Môn

Qua khỏi Hồng Trạch Môn, liền thấy ngay Minh Lâu trước mặt. Minh Lâu - có nghĩa là Lầu sáng - được xây dựng trên một cái gò nhỏ, được gọi là đồi Tam Đài Sơn. Chắc ý tưởng ban đầu, đây là nơi để nhà vua suy tư công việc, nhưng do vua băng trước khi tòa lầu xây dựng xong, nên giờ đâu, có lẽ Minh Lâu là nơi đi về của linh hồn ngài.

Đứng từ Hồng Trạch Môn nhìn tới, có 3 cây cầu nhỏ bắc qua eo hồ Trừng Minh để đi tới Minh Lâu. Cầu ở giữa có trên là Trung Đạo (Trung Đạo Kiều), bên trái là cầu Tả Phù, bên phải là cầu Hữu Bật


Minh Lâu nhìn từ Hồng Trạch Môn, 3 cây cầu nhỏ bắc qua hồ Trừng Minh, nối Hồng Trạch Môn với Minh Lâu


Trung Đạo Kiều dẫn thẳng tới Minh Lâu


Sau cánh cửa Hồng Trạch Môn là một khung cảnh tuyệt đẹp
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 17-09-2009 lúc 10:41 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
DRAGON76 (11-09-2009), Tuanrocker (11-09-2009), funny_bro (12-09-2009), jimmy nguyen (11-09-2009), mobinam (11-09-2009), simba (12-09-2009)
  #47  
Cũ 11-09-2009, 06:49 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Đứng từ trên Hồng Trạch Môn nhìn về phái Minh Lâu, hồ Trừng Minh vốn nằm vắt đều hai bên trục Thần Đạo (trục dọc) của khu lăng, thông hai nửa với nhau tại nơi có 3 cây cầu nối từ khu Tẩm điện sang Minh Lâu. Đối xứng hai bên, dọc theo trục Thần Đạo còn có nhiều những công trình phụ nữa, nhưng thời gian và chiến tranh đã làm đổ nát mất khá nhiều.
Bên phải Minh Lâu (theo hướng nhìn từ Hồng Trạch Môn), còn lại một tòa kiến trúc nhỏ : Nghênh Lương Quán, đối xứng với Nghênh Lương Quán về phái bên kia Trung Đạo KiềuĐiếu Ngư Đình, chỉ còn lại phế tích nền móng. Đây là 2 công trình nhỏ bên bờ hồ Trừng Minh, được tính dùng làm nơi nhà vua ngắm cảnh, câu cá và nghỉ ngơi. Nghênh Lương Quán là tòa nhà hình vuông, Điếu Ngư Đình ngày xưa hình tam giác.


Nghênh Lương Quán bên hồ Trừng Minh - nhìn từ Hồng Trạch Môn


Hồ Trừng Minh, nhìn từ Nghênh Lương Quán


Cây cầu nhỏ gần cổng vào hiện nay.


Từ Nghênh Lương Quán nhìn lại Hồng Trạch Môn
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (12-09-2009), funny_bro (12-09-2009), simba (12-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #48  
Cũ 11-09-2009, 07:08 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng


Minh Lâu trên đồi Tam Đài Sơn - nhìn từ Nghênh Lương Quán - nằm giữa xanh ngát cây cỏ.


Các bậc đá dẫn lên Minh Lâu, từ cầu Trung Đạo


Bên trong Minh Lâu


Thang gỗ lên gác Minh Lâu
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (12-09-2009), funny_bro (12-09-2009), jimmy nguyen (12-09-2009), mobinam (14-09-2009), simba (12-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #49  
Cũ 13-09-2009, 11:52 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Các vị vua đầu triều Nguyễn nói chung đều giỏi thơ (vua Gia Long trong đời mắc chinh chiến nhiều, không rõ về khoản văn thơ thì thế nào, còn Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều là những vị vua giỏi về thơ).

Thời trị vì của vua Minh Mạng có thể nói là một thời kỳ cực thịnh của văn thơ Việt thế kỷ XIX với nhiều tên tuổi lừng danh như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Trứ, cùng những tài thơ con vua như Nguyễn Phước Miên Tông (Vua Thiệu Trị), Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu và ba Công chúa Trọng Khanh, Trúc Khanh, Quý Khanh.
Hiếu Lăng có thể nói là một bảo tàng thơ của nhà vua. Thơ của ông được khắc lên khắp nơi ở 4 công trình chính của lăng : Bi Đình, Hiển Đức Môn, Sùng Ân Điện, Minh Lâu! Số thơ ở Hiếu Lăng lên đến trên 120 bài tứ tuyệt (ngũ ngôn và thất ngôn) được khắc từng câu thành 500 ô chữ tách biệt trên các chi tiết gỗ của các công trình trên. Tuy nhiên, sự sắp xếp các câu thơ chữ Hán của nhà vua trên các công trình ở Hiếu Lăng không phải là theo thứ tự thành các bài thơ hoàn chỉnh, mà có những quy tắc đặc biệt. Các nhà nghiên cứu Huế sau này mất rất nhiều công lao nghiên cứu các ô chữ ở Hiếu lăng, rồi lại phải đem nghiên cứu mối liên hệ với những bài thơ của nhà vua được khắc trong các công trình ở Đại Nội, mới có thể "dịch" và "giải mã" được một số bài thơ theo đúng nguyên tắc, luật lệ và cấu trúc vốn phải có của thơ. Tuy nhiên vẫn còn một số chưa thể dịch được, có thể do một số chữ bị mất do sự tàn phá của thời gian, của chiến tranh.
Thơ của nhà vua khắc trên các công trình ở Hiếu lăng, chủ yếu là thơ ca ngợi giang sơn gấm vóc, cảnh đẹp núi sông, đất nước thái bình, triều đình bền vững.


Một bài ở Bi Đình :

Cao lĩnh tình quang chiêm ái ái
Viễn phong thự sắc đỗ thương thương
Bạch vân xuất động tu du tán
Lục thọ bình phô ý đài trường


Trời quang núi dựng tầng tầng
Non xa một dải xanh dần dần xanh
Rời hang mây trắng tan nhanh
Đất bằng hiện rõ cây xanh rêu dài
(Nguyễn Trọng Tạo dịch)


Bài thơ về hoa sen, khắc ở Sùng Ân Điện :

Sen đẹp như người đẹp
Chuối tơ màu lục non
Gió mát tình dào dạt
Ngắm hoa ý thơ tràn
(Tấn Hoài dịch)


Một bài khác miêu tả thôn xóm giàu có sung túc, cũng khắc ở Sùng Ân Điện :

Thương dĩ doanh thu cốc
Dã tương mậu hạ hoà
Minh già vô thú thán
Kích dưỡng hữu nông ca


Dịch :

Vụ thu thóc đã đầy kho
Ngoài đồng mùa hạ lúa ngô bời bời
Không lo lính thú nên vui
Say sưa đập đất hát bài nhà nông



Trên Minh Lâu có bài thơ vịnh ngôi nhà của đạo sĩ ở ẩn :

Long lanh ngọc đính trên sa
Thảnh thơi một mái khuất xa thị thành
Thú vui cao sĩ ẩn mình
Nằm trong mây khói bồng bềnh cuối thu
(Hoàng Phủ Ngọc Tường dịch)


Hoặc bài tả cảnh đêm thôn quê :

Thanh thanh thuỳ thuý mạc
Diệu diệu quải kim luân
Tứ dã nghiêm sương túc
Cửu tiên trạm lộ tân


Đêm xanh buông thả tấm màn
Lửng lơ treo bánh xe vàng trên cao
Ruộng đồng sương đọng từ lâu
Trời con gieo tiếp giọt châu trong ngần
(Nguyễn Trọng Tạo dịch)

Một số ý kiến cho rằng, các bài thơ của vua Minh Mạng là do vua Thiệu Trị (con vua Minh Mạng) cho khắc vào để "khoe" tài vua cha, nhưng thực tế thì Minh Mạng đã mất đến 14 năm để quyết định chọn vị trí, duyệt đồ án thiết kế lăng, và bắt đầu công việc xây lăng được ít lâu mới băng, chứ không phải ông ta không có sự chuẩn bị, nên chắc chắn những bài thơ được khắc trong các công trình ở Hiếu Lăng, Minh Mạng có chủ ý từ trước.
Làm thơ nhiều như thế, nhưng Vua Minh Mạng không coi mình là nhà thơ: "Thơ ta làm ra là để làm vui khi rỗi việc đó thôi...". Ông còn nói: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy cái ăn là Trời. Tuy có cảnh tình, mây lành, chim phụng kỳ tập, kỳ lân ra đời, chẳng bằng được mùa là điềm lành trên hết!".

Nói chung, đánh giá về vua Minh Mạng có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, nhưng đều có một điểm chung : đây là vị vua có tư chất minh mẫn, có tính hiếu học và hay làm, việc gì cũng xem xét rất tỉ mỉ và tự phê duyệt rồi mới cho làm.


Một đoạn đánh giá về vua Minh Mạng trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim in năm 1919 :

Trong đời vua Thánh tổ, pháp luật, chế độ, điều gì cũng sửa sang lại cả, làm thành một nước có cương kỷ. Nhưng chỉ vì ngài nghiêm khắc quá, cứ một mực theo cổ, chứ không tùy đời mà biến hóa phong tục; lại không biết khoan dung cho sự sùng tín, đem giết hại những người theo đạo, và lại tuyệt giao với ngoại quốc làm thành ra nước Nam ta lẻ loi một mình.
Đã hay rằng những điều lầm lỗi ấy là trách nhiệm chung cả triều đình và cả bọn sĩ phu nước ta lúc bấy giờ, chứ không riêng chỉ một mình ngài, nhưng ngài là ông vua chuyên chế một nước, việc trong nước hay dở thế nào, ngài cũng có một phần trách nhiệm rất to, không sao chối từ được. Vậy cứ bình tĩnh cũng có nhiều điều dở : ngài biết cương mà không biết nhu, ngài có uy quyền mà ít độ lượng, ngài biết có dân có nước mà không biết thời thế tiến hóa. Bởi vậy nên nói rằng ngài là một ông anh quân thì khí quá, mà nói rằng ngài là ông bạo quân thì không công bằng. Dẫu thế nào mặc lòng, ngài là một ông vua thông minh, có quả cảm, hết lòng lo việc nước, tưởng về bản triều(*) nhà Nguyễn chưa có ông vua nào làm được nhiều công việc hơn ngài


(*) : Trần Trọng Kim in cuốn Việt Nam sử lược này vào năm 1919 - dưới triều vua Khải Định. Từ "bản triều" chỉ triều Nguyễn đương thời. Ông Trần dù sau này có làm Thủ tướng chính quyền Việt Nam thân Nhật một thời gian ngắn năm 1945, nhưng đó là việc chính trị của ông ấy, còn về cơ bản, ông ta là nhà nghiên cứ lịch sử, nhà giáo. Các ý kiến của ông ta trong cuốn sách tương đối khách quan, hiện đại (vào thời điểm ấy)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (14-09-2009), jimmy nguyen (14-09-2009), mobinam (14-09-2009), simba (17-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #50  
Cũ 14-09-2009, 12:48 AM
trang11's Avatar
trang11 trang11 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: tp Huế + tp ĐN = tp HCM
Bài gởi: 1.873
Thanks: 10.231
Thanked 6.646 Times in 1.034 Posts
Biến số xe: 22 391 FA
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới trang11
Mặc định

Lăng Tự Đức ở gần nhà em, hôm 30/4 mọi người đồng ý đi lăng Tự Đức thì em mời về nhà em chơi luôn rồi.
================================================== ================================
Những ai muốn chúng kiến tận mắt lễ tết đàn Nam Giao thì Festival Huế 2010 (khoảng trung tuần tháng 6) sắp tới mọi người đến sẽ có cơ hội được chứng kiến
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Hết mực rồi, sao ký đây !
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to trang11 For This Useful Post:
tunbo (14-09-2009)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:47 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.