Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Trung

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #31  
Cũ 31-08-2009, 11:45 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 3 : Đàn Nam Giao - lễ Tế Nam Giao

Sau một giấc ngủ ... thẳng cẳng , y hẹn với tay xe ôm, 5g30 đã lò dò gọi Lễ tân để trả phòng (vì biết sẽ đi một mạch đến lúc rời khỏi Huế). Nhưng vác theo một cái balo to đùng mà cuốc bộ đi mấy khu lăng và Đại Nội, thì cũng chết, nên tuy trả phòng, nhưng lại tiếp tục gửi đồ ở Lễ tân.
Có một điều thú vị, chị Lễ tân cứ nhìn một cách ... soi mói, và hỏi :
- Em đã đến nghỉ ở đây lần nào chưa?
- Dạ, em ở đây hồi 30/4 vừa rồi.
- Ah - chị ta la lên - mặt đầy râu, đi với đám moto hả?
Thế là : "Cứ gửi vô tư đi em, lấy vé đi Hà Nội chưa, hay để chị đặt vé cho luôn, chiều vòng qua lấy đồ rồi nó đến đón ở đây". Sau vài phút điện thoại, thế là có vé, xe chạy 18g. Càng yên tâm vác máy đi chơi.

6g sáng, trời đã thấy oi bức nóng nực. Tay xe ôm tận lúc đó mới ló ra, cười :
- Hôm qua anh giai cuốc bộ đến mức chuột rút, mà sáng dậy sớm thế?
Đầu tiên, lo thiếu thời gian, tính đi lăng ngay, nhưng đường tới cụm lăng lại đi ngang qua đàn Nam Giao, thế là ... tạt ngang.

Tài liệu về đàn Nam Giao thì nhiều, nhưng lần này, tôi lược trích tài liệu viết về đàn Nam Giao và lễ tế Nam Giao dưới con mắt của một người phương Tây : Léopold Cadière - một người Pháp đã gần như sống và làm việc, nghiên cứu cả đời ở Việt Nam (63 năm), và đã chết ở Huế năm 1955.

Cảm thức về quyền năng tối thượng của Trời đã ấn dấu sâu xa trong tâm thức tôn giáo người Việt. ngôn ngữ bình dân không thiếu những dẫn chứng bày tỏ niềm tin vào quyền lực của Trời : người ta viện dẫn Trời như một nhân chứng, kêu đến Trời như một quan án, cầu Trời như một vị cứu tinh. Trời thấu suốt mọi chuyện, Trời phán xét và trừng phạt, Trời nhân từ, Trời yêu thương, Trời tác sinh, Trời bảo vệ : Trời làm chủ vận mạng nhân sinh.
Tuy vậy, các biểu lộ thờ Trời lại khá hiếm hoi. Nhiều nơi thì ý niệm về Trời bao la, thông suốt, toàn năng lại được ẩn dấu và thu nhỏ trong những hình thái mông lung, mơ hồ của chư thần lão đạo, tuy vậy lại được thường xuyên thờ cúng. Đôi khi, vào lúc tuyệt vọng, khi con người kiệt lực mà thần thánh cũng vô phương thì tâm hồn người Việt lại hướng về Trời bằng những động thái tín ngưỡng tuyệt đẹp bởi vì vô cùng đơn giản.
Có lẽ việ tế Trời được tập trung nhiều nhất trong việc Tế Nam Giao. Trong nghi lễ này, việc tế tự mang sắc thái hoành tráng uy nghi tương xứng với sự cao cả của Đấng tôn thờ, thể hiện sự tinh tuyền của niềm tin vào Trời, phản ánh những tâm tình sâu lắng mà Trời khơi dậy trong tâm hồn họ. Hoàng đế được xem như vị thừa ủy, đại diện của toàn dân : nhân danh hết thảy thần dân, ông ta phủ phục, dâng tế, tạ ơn và cầu khẩn. Nếu như niềm tin vào quyền năng cao cả của Trời là cao quý nhất, thuần khiết nhất của toàn bộ tín ngưỡng người Việt, thì việc Tế Nam Giao thể hiện một cách trang trọng tín ngưỡng ấy cũng là hành vi cao cả nhất của việc sùng bái tôn thờ của họ.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (01-09-2009), cuabien (01-09-2009), funny_bro (01-09-2009), mobinam (05-09-2009), simba (05-09-2009)
  #32  
Cũ 01-09-2009, 10:33 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 3 : Đàn Nam Giao - lễ Tế Nam Giao

Các đàn tế Trời ngày xưa được gọi là đàn Nam Giao (cái này hình như dùng theo từ của người Trung Hoa, việc xuất xứ tên gọi này và các vấn đề xung quanh nó thực ra rất dài dòng và ... lằng nhằng. Tài liệu thì cũng có, nhưng mà đi sâu vào mấy vấn đề đó là việc của các nhà nghiên cứu văn hóa). Đàn Nam Giao được lập nên để các vua chúa phong kiến ngày xưa tế Trời. Ở Việt Nam hiện còn các di tích :
- Đàn Nam Giao Huế (triều Nguyễn)
- Đàn Nam Giao SƠn Tây
- Đàn Nam Giao nhà Hồ (ở Thanh Hóa)
- Gần đây người ta còn phát hiện dấu tích Đàn Nam Giao triều Tây Sơn ở Bình Định.
Trong số đó, Đàn Nam Giao Huế là di tích hiện còn nguyên vẹn nhất.
Đàn Nam Giao (Huế) đầu tiên được xây dựng vào năm 1803, đặt tại làng An Ninh, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế.


Không ảnh Đàn Nam Giao - sưu tầm Internet

Đàn tế được xây 3 tầng chồng lên nhau, tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân.
- Tầng dưới cùng: hình vuông, lan can quét vôi màu đỏ, tượng trưng cho con người. Có kích thước 165x165 m, nền cao 0,85 m.
- Tầng giữa : hình vuông – Phương Đàn – tượng trưng cho Đất, lan can quét vôi màu vàng.Kích thước 83×83 m, cao 1 m. Khi tế, người ta dựng lều vải màu vàng, gọi là Hoàng Ốc.
- Tầng trên cùng: hình tròn – Viên Đàn – tượng trưng cho Trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh. Đường kính 40,5 m cao 2,8 m. Trên nền Viên Đàn có lát những phiến đá Thanh được khoét lỗ tròn. Đến kỳ tế lễ, những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh hình nón, gọi là Thanh Ốc.

Cả ba tầng đều trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc.
Xung quanh ba tầng đàn này còn có các công trình như Trai Cung (dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế vài ngày), Thần Trù (nhà bếp, nơi chuẩn bị các con vật cúng tế), Thần Khố (kho chứa đồ dùng cho cuộc tế) và một số công trình phụ khác.


Đàn Nam Giao nhìn từ cổng vào chính hiện nay.
(Về nguyên tắc phong thủy ngày xưa, cổng chính của đàn tế Nam Giao phải quay về hướng Nam, nhưng cổng chính hiện tại của đàn lại quay về hướng Bắc, và ở hướng này, tôi không thấy tấm bình phong như ở 3 cổng kia - không hiểu nó bị phá đi hay là sao, cũng không hiểu ngày trước người ta tiến vào hành lễ tại đàn tế bằng lối hiện tại, hay đi vòng xuống cửa phía Nam để vào. Vì đứng trên Viên Đàn nhìn ra cổng phía Nam, thấy rừng thông quây kín đàn tế, trong khi một số bức ảnh tư liệu ngày xưa cho thấy sân hành lễ phía dưới đất có lát gạch - giống như sân ở lối vào cửa bắc hiện tại)


Ba tầng đàn tế Nam Giao nhìn từ cổng vào.


Phương Đàn và Viên Đàn - nhìn từ tầng dưới cùng.


Viên Đàn - nhìn từ Phương Đàn
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 01-09-2009 lúc 11:44 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (05-09-2009), jimmy nguyen (01-09-2009), mobinam (05-09-2009), simba (05-09-2009), sonbenly (06-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #33  
Cũ 01-09-2009, 12:05 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 3 : Đàn Nam Giao - lễ Tế Nam Giao


Trên Viên Đàn nhìn ra cửa phía Bắc (cửa chính hiện tại)


Cửa phía Tây (bức bình phong mờ mờ)


Cửa phía Nam
(giờ nhìn lại mấy tấm này, thấy các lối lên đàn tế đều lát gạch cả, ở lối lên đàn từ phía Nam, trên nền Phương Đàn còn thấy 4 lỗ, chắc để chôn cột dựng lều)


Cửa phía Đông. Bóng núi xa xa, chính là núi Ngự Bình.


Trai cung - ảnh sưu tâm Internet.
(tài liệu nói Trai cung nằm ở phía Tây Nam đàn tế - nhưng lúc leo lên Viên Đàn, chả thấy gì, có thể do vướng rừng thông)

Khuôn viên xung quanh đàn tế có rất nhiều cây thông mọc như rừng, xanh ngắt. Tương truyền, ngày xưa vua Minh Mạng trong một lần tế lễ Nam Giao, đã tự tay trồng 1 cây thông, và lệnh cho các quan cũng phải trồng cây thông vào đó mỗi dịp lễ tế. Sau này (ngày nay) người ta vẫn trồng thêm bổ sung và chăm sóc chu đáo.
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 05-09-2009 lúc 11:29 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (05-09-2009), funny_bro (01-09-2009), jimmy nguyen (01-09-2009), mobinam (05-09-2009), pechi (05-09-2009), simba (05-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #34  
Cũ 05-09-2009, 12:33 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Thời kỳ đầu triều Nguyễn, mỗi năm một lần, triều đình cho tổ chức lễ Tế Nam Giao vào tháng 2 âm lịch. Từ năm 1890 trở về sau, lại quy định cứ ba năm mới tổ chức một lần.

Vào ngày đầu của lễ tế, triều đình tổ chức một đoàn ngự đạo cho lễ tế với nhiều thành phần như hoàng thân quốc thích, quan lại, binh lính đầy đủ tất cả các loại phẩm phục, áo mão, nghi trượng, cờ quạt, tàn lọng… Đoàn ngự đạo chia thành 3 tốp: tiền đạo, trung đạo và hậu đạo với số lượng thành phần được huy động khá đông từ khoảng trên 1 ngàddeeens gần 5 ngàn người tùy theo mỗi giai đoạn. Những lần tế giao cuối thời Nguyễn số lượng và thành phần tham gia lễ tế giảm lược rất nhiều.

Vào 8 giờ sáng, từ Hoàng Thành, nhà vua ngồi ngự liễn theo đoàn ngự đạo lên Nam Giao để trai giới chuẩn bị cho cuộc tế. Tại Trai Cung, chỗ vua ngự có đặt một tượng đồng nhỏ gọi là tượng đồng nhân, tượng trưng cho sự thanh tịnh. Nhà vua ngồi đối diện với pho tượng đồng nhân như đối diện với chính mình, bản thân nhà vua luôn phải giữ những suy nghĩ thanh tịnh, lòng thành kính luôn hướng về trời đất.

Ngày hôm sau, lễ tế sẽ chính thức diễn ra từ 2 giờ sáng, vua rời Trai Cung, đến đàn làm chủ tế. Lễ tế ở Viên Đàn tiến hành trước khi tế ở Phương Đàn. Trình thức của lễ tế Nam Giao hết sức phức tạp với hàng trăm nghi tiết khác nhau. Gắn liền với những nghi tiết của lễ tế là các mục như cử Đại nhạc, nhạc Bát âm, múa Bát Dật… Gắn với từng các nghi tiết của lễ là nội dung của các nhạc chương được trình tấu như An thành chi chương, Triệu thành chi chương, Mỹ thành chi chương, Đoan thành chi chương, Vĩnh thành chi chương, Lai thành chi chương… Đây là những bài bản có ca từ bằng chữ Hán, tất cả các bài đều gắn với chữ Thành với ý nghĩa là thành công.

Toàn bộ các nghi tiết trong lễ tế kéo dài đến khoảng 8 tiếng đồng hồ. Sáng hôm sau, các quan làm lễ khánh hạ, lạy mừng vua hoàn tất lễ. Sau đó đội hình của đoàn ngự đạo lại được tổ chức trở lại như cũ (cũng gồm ba đạo với trật tự như khi lên Trai Cung) bắt đầu hồi cung… Trong những màu sắc rực rỡ, trong những âm thanh rộn rã… đoàn ngự đạo lộng lẫy, uy nghi trở về Hoàng Thành. Khi vua về đến Đại Cung Môn bên trong Hoàng Thành đội hỏa pháo sẽ nổ 9 phát súng mừng và lễ Tế Giao chấm dứt.

Trong thời gian tế lễ diễn ra, dân chúng nô nức đổ về xem khắp các trục đường khi đoàn ngự đạo đi qua. Cuộc lễ Tế Giao lần cuối cùng vào thời Nguyễn diễn ra vào ngày 23 tháng 3 năm 1945 dưới triều vua Bảo Đại.

(lược trích từ các tài liệu trên Internet - Léopold Cadière miêu tả rất chi tiết về Đoàn rước, về việc Bố trí hiện trường, và về Nghi thức tế, nhưng ... phức tạp quá)

Một số hình ảnh phục dựng lễ Tế Nam Giao trong dịp Festival Huế 2006 (tháng 6/2006) - sưu tầm Internet.






Đoàn rước rời hoàng cung




Đội nhạc lễ và lá cờ sao.


Dưới chân đàn tế, chuẩn bị lễ tế chính
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (05-09-2009), mobinam (05-09-2009), pechi (05-09-2009), simba (05-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #35  
Cũ 05-09-2009, 12:39 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 3 : Đàn Nam Giao - lễ Tế Nam Giao






Một số hình ảnh lễ tế


Đồ cúng tế




"Hoàng đế" thực hiện nghi lễ

(ảnh phục dựng lễ tế Nam Giao, tại Festival Huế 2006 - sưu tầm Internet)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (05-09-2009), mobinam (05-09-2009), pechi (05-09-2009), simba (05-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #36  
Cũ 05-09-2009, 12:43 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 3 : Đàn Nam Giao - lễ Tế Nam Giao


Kết thúc lễ tế, "Hoàng đế" lên kiệu hồi cung

Có một số tấm ảnh tư liệu cũ chụp lễ tế Nam Giao năm 1935, nhưng ảnh đen trắng, mờ quá, khó xem.


Lễ tế Nam Giao 1935 - tư liệu trên mạng.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (05-09-2009), mobinam (05-09-2009), pechi (05-09-2009), simba (05-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #37  
Cũ 05-09-2009, 01:29 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh mạng

Đến Huế mà không đi thăm các khu lăng tẩm triều Nguyễn thì cũng thật phí. Đi khắp các khu lăng cũng tốn khá thời gian, mặt khác, cũng không thể bỏ qua Đại Nội, nên cuối cùng là dung hòa : đi cả hai nơi, xem trước để lần sau đi kỹ hơn. Ghé qua đàn Nam Giao chỉ là vì nó nằm ngay trên đường đi đến khu lăng, mà trời thì còn sớm quá. Đàn Nam Giao hiện tại cũng không có gì nhiều để chụp chẹp, nên chỉ gần nửa tiếng là rời đàn, tiếp tục hướng về phía Tây Nam thành phố để tới khu vực các lăng tẩm.

Các lăng tẩm Huế có một chủ đề tư tưởng chung, nhưng lại mang các phong cách nghệ thuật riêng.

- Lăng Gia Long : hoành tráng
- Lăng Minh Mạng : thâm nghiêm
- Lăng Thiệu Trị : thanh thoát
- Lăng Tự Đức : mơ mộng
- Lăng Dục Đức : đơn giản
- Lăng Đồng Khánh ; xinh xắn
- Lăng Khải Định : tinh xảo

Lẽ ra nên đi lăng Gia Long trước, nhưng lăng đó xa nhất, lại rộng lớn nhất, đi cả ngày mới xong, nên đành hẹn lần sau. Lần này thời gian có hạn, đi lăng Minh Mạng trước.

Minh Mạng là vị vua thứ hai của triều Nguyễn, được sử sách đánh giá là một vị vua thuộc hàng xuất sắc nhất triều Nguyễn. Trong thời kỳ tại vị, ông ta đã làm được rất nhiều việc, từ các công việc cải cách bộ máy triều đình, tổ chức thi cử, chinh phạt ngoại bang,... bên cạnh đó, ông ta cũng đã cho xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.

Năm Minh Mạng thứ 7 (1826) nhà vua bắt đầu sai các quan giỏi địa lý phong thủy tiến hành đi coi đất chuẩn bị xây lăng cho mình. Nhưng mãi 14 năm sau (1840) vua mới chọn được địa điểm cùng đồ án kiến trúc ưng ý - là vị trí lăg hiện nay.
Năm 1840, khi lên xem lại chỗ đất, vua đổi tên vùng núi Cẩm Kê ở đó thành Hiếu Sơn. Tháng 9/1840 triều đình huy động quân lính, thợ thuyền lên khu đất để điều chỉnh mặt bằng và xây vòng La thành bao quanh khu vực kiến trúc.
Qua đầu năm sau, nhà vua băng hà (20/1/1841), vua Thiệu Trị lên nối ngôi. Một tháng sau, 20/2/1841 vua Thiệu Trị tiếp tục cho tiến hành xây dựng lăng. Triều đình điều lên công trường gần 10.000 lính và thợ, lại cử Đại Học sĩ Trương Đăng Quế thường xuyên lên kiểm tra, trông coi công việc.
Ngày 20/8/1841, quan tài vua Minh Mạng được đưa vào chô ở Bửu thành bằng đường toại đạo. Tấm bia Thánh đức thần công trong Bi đình được dựng ngày 25/1/1842, nhưng phải sang đến năm 1843, công việc xây lăng mới hoàn tất.


Sơ đồ lăng Minh Mạng - ảnh sưu tầm Internet

Toàn bộ khu lăng trông giống như một người đang nằm ngủ, đầu gối lên một ngọn đồi cao, tứ chi xuôi duỗi ra thoải mái.


Không ảnh lăng Minh mạng - ảnh sưu tầm Internet
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (05-09-2009), mobinam (05-09-2009), pechi (05-09-2009), simba (05-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #38  
Cũ 05-09-2009, 01:48 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Các lăng tẩm ở Huế, một số có các vòng La thành được xây dựng (như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức,..) một số lại tận dụng địa thế tự nhiên làm La thành, chứ không xây dựng La thành cụ thể (lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị).
Vua Minh Mạng là người nghiêm khắc, khoa học. Bố cục lăng có thể cho thấy cá tính của nhà vua. Bên trong La thành, các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua một đường trục chính xuyên tâm lăng (sơ đồ). Tất cả đều được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống - giống như xã hội đương thời, được nhà vua tổ chức theo chính sách trung ương tập quyền.
Ở phần trước lăng, các kiến trúc khá thưa, càng vào sâu, mật độ các công trình kiến trúc càng dày đặc. Bửu thành là nơi có mộ nhà vua, được xây theo hình tròn, biểu thị vua là mặt trời.
mặc dù mang tính uy nghiêm đường bệ, lăng Minh Mạng vẫn có những nét đẹp quyến rũ của thiên nhiên đã được những người thợ tài hoa ngày xưa chỉnh trang lại để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc.


Con đường đất vào lăng hiện tại. Lúc này mới khoảng 7g sáng mà đã nắng.


Bức Bình phong của lăng Minh Mạng


Phía sau Bình phongĐại Hồng Môn.


Đại Hồng Môn nhìn từ bên ngoài La Thành, sau bức Bình phong, hai con nghê đá hai bên. Đại Hồng Môn là cổng giữa, hai bên là Tả Hồng MônHữu Hồng Môn. Đại Hồng Môn chỉ được mở một lần để đưa thi hài vua vào lăng, và được đóng chặt lại đến bây giờ (về nguyên tắc là thế, nhưng hình như tôi đã từng nhìn thấy một bức ảnh chụp cánh cổng gỗ của Đại Hồng Môn đang mở, mà chưa tìm lại được)


Để vào thăm lăng, hiện tại phải đi qua cửa bên phải, thẳng con đường đất rợp bóng cây, sau đó qua cây cầu nhỏ này để đến trước Sân chầu (Bái Đình)
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 06-09-2009 lúc 12:50 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (05-09-2009), jimmy nguyen (05-09-2009), mobinam (05-09-2009), pechi (05-09-2009), simba (05-09-2009), sonbenly (06-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #39  
Cũ 06-09-2009, 12:09 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng


Qua bên trong vòng La thành, để vào lăng, phải đi qua cây cầu nhỏ qua hồ Trừng Minh (nghĩa là Lắng trong, không tì vết)


Phía bên trong các Hồng Môn có 3 dãy bậc thang, ứng với 3 cửa, được phân chia bởi 2 cặp rồng đá như lan can.


Cánh cổng gỗ của Đại Hồng Môn, mà theo truyền thuyết, chỉ mở một lần duy nhất khi đưa thi hài vua vào lăng.

Qua Đại Hồng MônSân chầu (Bái Đình), nói chung ở các lăng tuy có khác nhau đôi chút về số lượng hoặc kích thước các công trình, nhưng đều gồm các phần chính : Cổng chính - Sân chầu - Bi Đình - Khu vực Tẩm điện (nơi thờ thần vị của vua và hoàng hậu, cùng các công trình kiến trúc khác làm nơi ở của những bà phi làm công việc hương khói sau khi vua mất) - Bửu thành (mộ vua).
Sân chầu là một khoảng sân rộng lớn, được lát bằng gạch Bát Tràng. Hai bên là hai dãy tượng quan văn võ, tượng, mã và con Nghê. Thường là mỗi dãy tượng gồm 5 vị quan văn võ đứng chầu, cùng 1 mã, 1 tượng.


Dãy tượng nhân mã bên trái Sân chầu (chụp 30/4/2009, trời mưa)


Dãy tượng nhân mã bên phải Sân chầu (chụp 14/6/2009, trời nắng)
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 06-09-2009 lúc 12:51 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (11-09-2009), jimmy nguyen (07-09-2009), mobinam (06-09-2009), simba (06-09-2009), sonbenly (06-09-2009), trang11 (14-09-2009)
  #40  
Cũ 06-09-2009, 12:23 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng


Bi Đình (Nhà bia)

Bi Đình lăng Minh Mạng là một tòa lầu được xây trên một cái gò nhỏ - được gọi là đồi Phụng Thần Sơn, bên trong có tấm bia Ngự chế bằng đá lớn, được trang trí tỉ mỉ. Bia này được gọi là bia Thánh Đức Thần Công (Đức ngang bậc Thánh, Công sánh bậc Thần), thường là của vua đời sau ca tụng công đức của vị vua nằm trong lăng. (Tuy nhiên trong số các lăng tẩm ở Huế, tấm bia ở lăng Tự Đức do chính nhà vua chấp bút soạn, còn lăng Dục Đức không có bia)


Chữ khắc trên bia và các hoa văn trang trí


Chân đế bia chạm đầu rồng ở giữa.
Tấm bia trong lăng Minh Mạng do vua Thiệu Trị chấp bút soạn lời, và được dựng lên ngày 25/1/1842.
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 06-09-2009 lúc 12:52 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (11-09-2009), mobinam (06-09-2009), pechi (06-09-2009), simba (06-09-2009), sonbenly (06-09-2009), trang11 (14-09-2009)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:31 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.