Em lang thang thì đọc được bài này khá hay và bổ ích cho buổi dự thảo về ánh sáng vào chủ nhật.Anh chị em tìm hiểu thêm thông tin để có 1 số kiến thức mà nã a Sonbenly vào chủ nhật nhé...hihi
Tổng hợp về kỹ thuật đo sáng bằng tay máy DSLR
Cái này là một hạn chế của mình, nên tổng hợp lại đây, xong là có thể coi là hoàn thiện phần lý thuyết rồi
- Phần đầu tiên là định nghĩa
“Đo sáng là gì”
Bản chất của nhiếp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối, khi ta chụp ảnh, một cánh cửa sẽ mở ra, và ánh sáng từ bên ngoài tràn vào sẽ tác động vào film hay sensor để cho ra một bức ảnh.
Đo sáng là việc xác định độ mở ống kính ( khẩu độ – apeture – fstop), tốc độ chụp (shutter speed), và độ nhạy sáng (iso) để có được một bức ảnh đúng sáng.
- Cộng, trừ EV (Exposure Value, giá trị phơi sáng)
Một vật chúng ta nhìn thấy được bằng mắt thường phải đáp ứng một trong hai điều kiện: thứ nhất vật đó tự phát sáng (mặt trời, ánh đèn), và thứ hai, vật đó phản chiếu ánh sáng từ những nguồn sáng khác.
Những nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo không có nhiều, vì vậy khi chụp ảnh, ánh sáng film/sensor nhận được do phản chiếu ánh sáng từ những nguồn sáng khác là chủ yếu.
Những vật có màu sắc, bề mặt khác nhau thì phản chiếu ánh sáng khác nhau. Một vật nhìn sáng, hay tối phụ thuộc vào hai yếu tố: cường độ nguồn sáng và độ phản chiếu của ánh sáng của bề mặt.
Từ tính chất này, ông Ansel Adam (1902-1984) đã đưa ra một biểu đồ vùng hệ thống (Zone system chart) như sau:
Từ vùng (zone) 1 đến vùng 9 màu sắc chuyển dần từ đen sang trắng, và theo đó, độ phản chiếu ánh sáng cũng tăng dần. Độ phản chiếu ánh sáng của vùng n gấp đôi vùng n-1, và bằng một nửa vùng n+1.
Vùng 5 (màu xám, gray) nằm giữa vùng 1 và vùng 9, nó phản chiếu 18% và hấp thụ 82% cường độ ánh sáng chiếu đến nó, và đây cũng là vùng phản chiếu ánh sáng phổ biến nhất.
Người ta chọn vùng 5 là vùng tiêu chuẩn để thiết lập hệ thống đo sáng của máy ảnh. Nói một cách dễ hiểu, khi đo sáng, máy ảnh xem tất cả những ánh sáng nó nhận được đều phản chiếu từ vùng 5.
Vì vậy, máy ảnh sẽ không biết cường độ nguồn sáng của vật, hay chiếu đến vật là bao nhiêu, nó
mặc định tất cả ánh sáng từ vật đều được phản chiếu từ một vùng có độ phản chiếu là 18%.
Khi chụp ảnh ở chế độ tự động, chúng ta dễ thấy trường hợp khi chụp nền trời trong, xanh thì hình sẽ tối đi. Ngược lại, khi chụp hình trong bóng râm, hình sẽ sáng hơn. Người ta tạo nên một cơ chế cộng, trừ EV để khắc phục tình trạng này.
Khi chủ thể sáng, chúng ta chủ động cộng EV. Lúc này, hệ thống đo sáng của máy ảnh sẽ hiểu rằng ánh sáng nó nhận được từ một nguồn sáng có cường độ ánh sáng lớn hơn, hoặc từ vùng có độ phản chiếu ánh sáng lớn hơn 18%.
Và ngược lại cho trường hợp ánh sáng yếu, chúng ta trừ EV, hệ thống sẽ nhận biết được ánh sáng nó nhận được là từ một nguồn sáng có cường độ yếu hơn, hay từ một vùng có độ phản chiếu ánh sáng nhỏ hơn 18%.
Nhận biết “zone 5” là một kỹ thuật cơ bản để làm chủ được ánh sáng trong nhiếp ảnh. Một cách đơn giản, chúng ta có thể dùng gray card (phản chiếu ánh sáng 18%) để đo sáng. Một số người đưa lòng bàn tay trước ống kính để đo sáng. Trong trường hợp này, kết quả đo sáng chỉ đúng khi người đó biết được lòng bàn tay của mình ở zone nào.
- Khẩu độ, tốc độ, hay độ nhạy sáng ?
Thông thường khi đo sáng, người ta sẽ cố định 02 yếu tố, và điều chính yếu tố còn lại. Với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, họ sẽ tùy biến một lúc 03 yếu tố để có một bức ảnh ưng ý.
Khi chụp chân dung, tĩnh vật, bạn sẽ ưu tiên khẩu độ. Lúc này giá trị khẩu càng lớn càng tốt, lúc này vùng nét của bức ảnh (dof) sẽ mỏng đi, làm nổi bật chủ thể. Nhưng đừng quên rằng với các ống kính “hai khẩu”, tiêu cự càng lớn (tử số) thì giá trị khẩu (mẫu số) sẽ nhỏ lại theo công thức f/giá trị khẩu. Đối với các ống kính một khẩu thì bạn không phải lo lắng điều này.
Khi chụp ảnh phong cảnh, bạn sẽ ưu tiên tốc độ. Lúc này bạn sẽ chọn khẩu độ nhỏ, tốc độ chụp nhỏ để bức ảnh có độ nét sâu. Trường hợp chụp thác nước, bạn sẽ làm mọi cách để tốc độ càng chậm càng tốt để dòng nước trong và mượt.
Hãy cẩn thận khi lựa chọn giá trị ISO, vì nó là một con dao hai lưỡi. Trong điều kiện ánh sáng yếu, ISO lớn là một lợi thế khi bạn có thể chụp chủ thể với tốc độ lớn. Nhưng ISO càng lớn thì bức ảnh càng dể bị noise, bể hình.
Căn bản thì có 3 dạng đo sáng ( metering) trong thân máy.
1. Matrix metering : Đo sáng lấy trị số trung bình trên gần hết bề mặt hình ảnh
2. Center metering : Đo sáng trong một vùng nhỏ trung tâm hình ảnh
3. Spot metering : Đo sáng tại điểm trung tâm.
Tùy theo cấp độ máy, có thể không có đủ các loại đo sáng kể trên hoặc có thay đổi trong từng loại đo sáng. Với công nghệ hiện nay thì các chức năng đo sáng đã thay đổi khá nhiều. Ví dụ như matrix metering được chia thành nhiều điểm hơn nên trị số trung bình trên toàn ảnh được đo chính xác hơn.
Bản chất của thiết bị đo sáng trong thân máy như đã giải thích ở trên,nên khi chụp mặc dù đã đo sáng nhưng chuyện hình ảnh không đúng sáng vẫn xảy ra là chuyện bình thường. Chẳnh hạn như trường hợp hình ảnh toàn màu sắc sặc sỡ… thì đo sáng trong trong thân máy khó chính xác.
- Để các bạn hiểu rõ hơn về chức năng bù sáng, ta làm một cái test nhỏ sau.
Hình ảnh được chụp bằng chế độ AV, đo sáng Spot Metering.
Hình đầu tiên chụp đo sáng vào Graycard 18% làm chuẩn.
Loạt hình tiếp theo chụp đo sáng trực tiếp vào nền trắng của xe
Rõ ràng các bạn dễ dàng nhận thấy nền trắng của xe lúc này được hạ xuống để có độ sáng tương đương với Graycard. Để có được nền trắng thì phải bù sáng theo hướng tăng (+).
Đặt quyển catalog vào điểm đo sáng ta có kết ngược lại như sau:
Ảnh chụp ra trở nên dư sáng vì máy đã nâng nền đen của quyển catalog để có độ sáng tương đương graycard. Lúc này cần phải bù sáng theo hướng giảm (-) để có được nền đen đúng với thực tế.
Kết quả cho thấy đo sáng của máy hoàn toàn phụ thuộc vào độ sáng của điểm đo sáng do đo sáng bằng phương thức phản xạ. Nếu có graycard chuẩn hay máy đo sáng trực tiếp thì việc đo sáng sẽ chính xác hơn và bạn sẽ không phải quan tâm nhiều đến việc bù sáng trong những trường hợp thông thường.
Tóm lại là thế này:
Đo vào chỗ sáng thì ảnh sẽ tối => Cần phải bù sáng +
Đo vào chỗ tối thì ảnh sẽ sáng => Cần phải bù sáng -
Đấy là lý thuyết, còn cách
thực hành đo sáng như thế nào?
- Chọn chế độ bác quen dùng: A, S, P, M hay các chế độ khác, chọn ISO và tốc hoặc khẩu theo ý muốn rồi nhấn nửa cò, ghi nhớ thông số hiện trên máy. Chuyển sang chế độ M, cài đặt các thông số vừa có được,
điều chỉnh tốc, khẩu, ISO theo ý đồ chụp sao cho không thay đổi lượng sáng vào (tức là tăng tốc thì phải mở khẩu hoặc tăng ISO tương ứng…). Đến đây thì xong bước đo sáng background.
- Chỉnh flash, lấy nét, chụp: tính toán công suất flash phù hợp để bù sáng vào mẫu theo ý đồ chụp, sau đó lấy nét vào mẫu và nhấn nút chụp. Vì lúc này máy ở chế độ M nên nếu bác để AF thì máy chỉ auto focus khi bác nhấn nửa cò, các thông số đã được set ở bước trên.
- Nút * trên máy Canon (hay AE-Lock trên máy Nikon)là nút “khóa sáng“, bình thường bạn di ống đến đâu máy đo sáng đến đó liên tục nhưng khi ấn nút khoá sáng thì máy sẽ khoá luôn giá trị khẩu tốc hiện tại, lúc đó thì ta thoải mái bố cục, lấy nét