Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Nam

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #21  
Cũ 04-02-2009, 07:07 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Tiếp hình ảnh các hình tượng trang trí trên các cây bửu pháp :





__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
hikari (09-01-2010), thehuy (05-02-2009)
  #22  
Cũ 05-02-2009, 09:53 AM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

Trích:
Nguyên văn bởi tunbo Xem Bài viết

Cổng chính của Tòa thánh - chụp từ phía Thánh đường chụp ra, vì lúc đi vào, tính lúc quay ra chụp, nhưng Tòa thánh ... rộng quá, sợ không đủ thời gian, nên đành chụp từ trong ra (không chụp được trọn vẹn dòng chữ : ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ nữa)
Tặng anh Tunbo tấm này !


P/s


Tòa thánh Cao Đài
__________________
Mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to catwoman For This Useful Post:
tunbo (05-02-2009)
  #23  
Cũ 05-02-2009, 05:56 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Bát Quái Đài là nơi thờ Thượng Đế - Đấng Tạo hóa đã tạo ra càn khôn vũ trụ. Nền bên trong Bát Quái Đài hình bát giác, có 12 bậc thu dần lên cao, mỗi bậc cao lên chừng 10 cm, rộng chừng nửa mét.



Tòa Thánh - nhìn từ phía Bát Quái Đài về phía Hiệp Thiên Đài




Bát Quái Đài nhìn bên ngoài




Tháp trên nóc bát Quái Đài.


Trên đỉnh nóc của Bát Quái Đài có đúc tượng Tam Thế Phật - tượng trưng cho 3 ngôi của Thượng Đế, đồng thời cũng là cơ tuần hoàn của vũ trụ : Sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt.
- Phật Brahma mặt nhìn về hướng Tây, đứng trên lưng con thiên nga (là vị Phật rõ nhất trong hình)
- Phật Krisna mặt nhìn về hướng Nam (là vị Phật thứ hai trong hình)
- Phật Siva mặt nhìn về hướng Bắc (trong hình không thấy được)





Một góc bên trong Bát Quái Đài
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 05-02-2009 lúc 06:19 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
hikari (09-01-2010), thehuy (06-02-2009)
  #24  
Cũ 07-02-2009, 11:39 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Bậc tiếp giáp giữa Bát Quái Đài với Cửu Trùng Đài, gọi là Cung Đạo. Mặt trước, phía bên trên Cung Đạo có một bức hoành phi hình chữ M, trên có tạc tượng các vị Giáo chủ



Tượng các vị Giáo Chủ, Tam Trấn, Ngũ chi Đại Đạo trên bức hoành ở Cung Đạo


Hàng Giáo Chủ, gồm 3 vị (hàng trên cùng, từ trái sang): Lão Tử, Thích Ca, Khổng Tử

Hàng tiếp theo là các vị Tam Trấn : Quan Âm, Lý Thái Bạch, Quan Thánh (Quan Vũ)

Dưới Lý Bạch là Chú Giesu và Khương Thái Công.

(Người ta nói, không phải xếp tượng một vị dưới một vị khác là có ý nghĩa về sự cao thấp)




Bên trái bức hoành. Trái : Quan Âm, giữa : Lão Tử, bên phải, từ trên xuống : Phật Thích Ca (trong hình bị khuất mặt), Lý Bạch, Chúa Giêsu, Khương Thái Công




Bên phải bức hoành. Khổng Tử, Quan Thánh (từ trái sang)


Ở đây nói đến Tam Giáo Chủ, Tam Trấn và Ngũ chi Đại Đạo - có tất cả 9 danh vị, nhưng chỉ có 8 tượng. Nguyên do thế này :
- Tam Giáo Chủ : Lão Tử, Thích Ca, Khổng Tử
- Tam Trấn : Quan Âm, Lý Bạch, Quan Thánh - biểu tượng của (từ)BI - TRÍ - DŨNG của Tam Giáo
- Ngũ chi Đạo : Phật đạo (Thích Ca), Tiên đạo (Lý Bạch), Thánh đạo (Giêsu), Thần đạo (Khương Thái Cong và Nhơn đạo (Giáo Tông).
Giáo Tông là Giáo chủ Nhơn Đạo, tức là hàng cõi trần, chắc vì thế không có tượng Giáo Tông trên bức hoành
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
hikari (09-01-2010)
  #25  
Cũ 08-02-2009, 12:12 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Trên nóc Cung Đạo "vòm trời" đúc một hình bầu dục với những tia hào quang ngắn dài xen kẽ, bên trong hình bầu dục có chạm Huệ Nhãn - tượng trưng cho Thượng Đế, một khuôn mặt đàn ông - tượng trưng cho nhân loại, cùng với các hình thù khác - tín đồ Cao Đài giải thích rằng, đó là các công cụ, phương tiện để thực hiện thông công giữa con người và cõi thiêng liêng (Đức Thượng Đế truyền dạy cho con người qua Cơ bút)




Hình đúc trên trần, ở nóc Cung Đạo




Bên tay phải - từ phía Cửu Trùng Đài đi lại - có một cái lư và một quả chuông




Cái lư (chắc thế, cái này quên hỏi)




Quả chuông
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (08-02-2009), hikari (09-01-2010), mobinam (08-02-2009)
  #26  
Cũ 08-02-2009, 02:26 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Phần trung tâm của Bát Quái Đài là nơi đặt quả Càn Khôn.Càn - Khôn là hai quẻ trong Kinh Dịch, tượng trưng cho Trời - Đất. Quả Càn Khôn tượng trưng cho vũ trụ của Thượng Đế.
Khu vực này nằm hướng Đông của Tòa Thánh.
Quả Càn Khôn đặt ở Bát Quái Đài có đường kính 3,3met, màu xanh da trời, được cẩn 3072 vì tinh tú, tượng trưng cho Tam thiên thế giới và Thất thập nhị địa. Ngay trên chòm sao Bắc Đẩu có vẽ Thiên Nhãn - Tài liệu nói thế này, mình mù tịt về khái niệm "Tam thiên thế giới" với lại "Thất thập nhị địa"






Bát Quái Đài - Quả Càn Khôn dường kính 3,3met đặt ở trung tâm Đài


Ngay trước quả Càn Khôn là bàn thờ, gọi là Thiên bàn
Trên Thiên bàn có đủ 12 phẩm vật:

- Thiên Nhãn

- 1 Thái Cực Đăng (ngọn đèn luôn luôn cháy tượng trưng cho linh hồn vũ trụ)

- Hai cây đèn ở hai bên tượng trưng cho lưỡng nghi (âm - dương)

- 1 bình hoa (tượng trưng cho TINH) và 1 dĩa trái cây

- 3 ly rượu (tượng trưng cho KHÍ)

- 1 tách trà (tượng trưng cho THẦN) và 1 tách nước lạnh (nước Âm Dương)

- 1 lư hương

Khi cúng sẽ đốt 5 cây nhang và cắm thành hai hàng: hàng trong 3 cây, hàng ngoài 2 cây. Năm cây nhang tượng trưng cho sự vận chuyển của ngũ hành để cho vũ trụ điều hòa, vạn vật sanh trưởng. Trong phép tu luyện, người tu phải qua 5 giai đoạn tu tập: Giới, Định, Huệ, Tri kiến và Giải thoát.

TINH, KHÍ, THẦN là ba vật báu của con người:

- Tinh : là xác thân do cha mẹ sinh ra, còn gọi là đệ nhất xác thân.

- Khí : là trí não của chúng ta, còn được gọi là đệ nhị xác thân hay là chơn thần, do Đức Phật Mẫu- Mẹ Thiêng liêng ban cho.

- Thần : là yếu tố Thiêng liêng, bất tiêu bất diệt, còn được gọi là đệ tam xác thân hay là chơn linh, do Đức Chí Tôn ban cho. Nhờ có chơn linh, con người mới hiểu biết, khôn ngoan hơn vạn vật.

Nếu Trời có ba báu là Nhựt, Nguyệt, Tinh; Đất có ba báu là Thủy, Hỏa, Phong thì người có Tinh, Khí, Thần.

Mỗi ngày lễ cúng được tổ chức ở bốn thời điểm: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Khi đó, tín đồ sẽ mặc áo dài toàn trắng, còn các chức sắc có đạo phục theo quy định trong Pháp Chánh Truyền

Lễ dâng rượu phải đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) và giờ Tý (12 giờ khuya) vì vào thời đó, ngươn khí của Trời Đất hưng vượng. Cúng vào giờ này, trí não ta được sáng suốt.

Lễ dâng trà phải vào thời Mẹo (6giờ sáng) và giờ Dậu (6g chiều) vì đó là thời điểm ngươn thần của Trời Đất hưng vượng. Cúng vào giờ này, thần người cúng dễ an tịnh.

Dưới quả Càn Khôn là bài vị các Đấng đã kể ở trên. Dưới nữa có một cái hầm đựng tro của các vị chức sắc lớn.

- Tài liệu trong "Tủ sách Đại Đạo"





Bàn thờ phía trước quả Càn Khôn.






Quả Càn Khôn được đặt trên bệ gỗ hình bát giác, có chạm trổ 8 con rồng bạc tỏa ra 8 hướng
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 08-02-2009 lúc 02:49 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
let-it-be (08-02-2009), mobinam (08-02-2009), thehuy (09-02-2009)
  #27  
Cũ 08-02-2009, 02:44 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định





Khác với Cửu Trùng Đài, các cây cột ở Bát Quái Đài cũng chạm rồng, nhưng rồng ở đây màu vàng


Suốt dọc hai bên vách Tòa Thánh, có các ô cửa :



Ở giữa là Thiên Nhãn trong khung tam giác, xung quanh là các tia hào quan tỏa ra, và ngoài cùng là hoa sen.

Ý nghĩa của khung cửa này được giải thích là

- Thiên Nhãn tương trưng cho Thái Cực
- Khung tam giác tượng trưng cho Tam giáo đồng nguyên
- Bụi sen ở trên và dưới tượng trưng cho Lương Nghi (Âm - Dương)
- Bốn trái sen hai bên tượng trưng cho Tứ Tượng
- Tám lá sen tượng trưng cho Bát Quái
- Mười hai ngó sen tượng trưng cho Thập nhị khai thiên

Đấy là tìm hiểu trên các tài liệu về Đạo như thế, chứ mình vẫn chưa đếm hết được những thứ đã nêu
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
hikari (09-01-2010), mobinam (08-02-2009)
  #28  
Cũ 08-02-2009, 03:11 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Ý NGHĨA VIỆC THỜ THIÊN NHÃN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
(Theo tài liệu trong "Tủ sách Đại Dạo")

- Thờ Thiên Nhãn là thờ cái Tâm của con người. Tâm đây là lương tâm, chơn tâm, thiên tâm có sẵn trong chúng ta và giúp ta phân biệt phải trái, biết nhơn nghĩa đạo đức. Tâm Thánh nhân giữ không để vật dục chi phối. Tâm được trau giồi trong sáng sẽ có trực giác, giao tiếp được với cõi Thiêng Liêng vì Trời, Người đồng một Lý.

- Thờ Thiên Nhãn còn có ý nghĩa thờ khối Đại Linh Quang mà con người là một Tiểu Linh quang. Chơn linh hay thường được gọi là Linh hồn chính là khối ánh sáng bé nhỏ được chiết ra từ khối ánh sáng vĩ đại của Thượng Đế. Đức Chí Tôn đã giải thích ý nghĩa việc thờ Thiên Nhãn như sau:

Nhãn thị chủ tâm.

Lưỡng quang chủ tể

Quang thị Thần.

Thần thị Thiên

Thiên giả ngã giả

Dịch :
Con mắt làm chủ cái Tâm

Hai ánh sáng trong mắt là phần chủ tể

Ánh sáng ấy là Thần

Thần là Trời

Trời là ta vậy

- Việc thờ Thiên Nhãn còn có ý nghĩa trong việc luyện Đạo vì Thần có hiệp cùng Tinh, Khí thì mới có thể siêu phàm nhập Thánh. Người tu đoạt Pháp sẽ có thêm con mắt thứ ba gọi là Huệ Nhãn, thấy được cõi vô hình. Mở Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã hứa sẽ ‘‘hườn nguyên chơn thần các con đắc đạo’’

-Thờ Thiên Nhãn với con mắt mở tượng trưng Trời thấy và hiểu tất cả những gì con người làm và nghĩ. Vẽ con mắt trái vì bên trái thuộc Dương. Trời Dương, Đất Âm. Con mắt trái là hình thể hữu vi. Thiên Nhãn là cái lý màu nhiệm huyền bí thuộc lãnh vực siêu hình, biểu tượng sự sáng suốt tột cùng bao trùm cả Càn khôn vạn loại.

- Đạo Cao Đài có tôn chỉ qui Tam Giáo, hiệp Ngũ chi nên việc thờ Thiên Nhãn có tính đại đồng và chỉ thờ một con mắt vì số một là số khởi thủy của các số: Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sinh vạn vật. Thế nên, thần học Cao Đài là “nhất nguyên luận”.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
hikari (09-01-2010)
  #29  
Cũ 08-02-2009, 10:43 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Điều đặc biệt, Đền Thánh được xây dựng trong những năm 30,40 của thế kỷ trước, không có máy móc, không có một vị kiến trúc sư hay kỹ sư nào cả, mà dưới sự chỉ dạy của các Đấng Thiêng liêng (qua Cơ bút), những người thợ xây dựng nghèo khó, ít học, nhưng cần cù và giàu đức tin, đã làm nên một công trình kiến trúc độc đáo, ẩn chứa nhiều điều màu nhiệm về bí pháp. Thời đó, họ đã biết sáng tạo ra beton cốt tre, làm được mái beton giả ngói với mái cong ba tầng. Ngoài ra, các cây cột được đắp hình rồng, sen khiến công trình không còn đơn điệu. Gió và ánh sáng cũng được chú ý để tràn ngập trong Đền sự thoáng mát, không lo đến sự ẩm thấp


Trong nội ô rộng lớn của Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh còn có rất nhiều các công trình kiến trúc khác, mà trong có hơn một giờ đồng hồ, mình không thể chụp đủ - thậm chí đến giờ đã quên mất khá nhiều tên các kiến trúc ấy, dù lúc đó có để ý ghi nhớ .




CD trước Đền Thờ Phật Mẫu




Tunbo + hl2911 cùng cặp chiến mà tại cổng Đền thờ Phật mẫu (Hikari bấm máy)




Tunbo + Hikari (hl2911 bấm máy)




hl2911 + Hikari

(Hôm đó mình và hl2911 đi từ Saigon, bạn Hikari nhà ở Tây Ninh, làm hướng đạo và ... coi xe ở trước Đền Thánh luôn)

Đền thờ Phật Mẫu là nơi thờ Mẹ Thiêng liêng của nhân loại, cũng là nơi diễn ra Hội Yến Diêu Trì Cung vào rằm tháng Tám hàng năm (Mandalat bảo rằng, đây là Lễ Hội lớn, quan trọng nhất hàng năm của người Cao Đài)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
hikari (09-01-2010), jimmy nguyen (09-02-2009), khoaton (08-02-2009), mobinam (08-02-2009), thehuy (09-02-2009)
  #30  
Cũ 09-02-2009, 10:37 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Thêm vài hình ảnh về nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh.



Con đường chạy ngang trước cửa Đền thờ Phật Mẫu, nhìn về phía Đền Thánh




Nhìn về phía ngược lại, xa xa là một cổng nội ô.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:33 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.