04-08-2009, 12:14 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Ngay sau lưng điện Quán Âm là một sân cỏ rất rộng, có một cái hồ chữ nhật nho nhỏ gần phía điện Quán Âm được trồng súng. Ở phía cuối của thảm sân cỏ này, có đặt một số tiểu cảnh bằng đá.
Đi qua khỏi thảm sân cỏ này, đến khu vực mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu - trụ trì chùa Linh Mụ từ năm 1945.Khu vực xung quanh khuôn viên khu mộ được trồng thông xanh ngút mắt.
Sau lưng điện Quán Âm là một thảm sân cỏ rất rộng
Có một cái hồ nhỏ hình chữa nhật, trồng súng, xa xa là khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Một cụm tiểu cảnh ở góc sân cỏ, gần tháp mộ.
Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905 - 1992) pháp danh là Trừng Nguyên, hiệu là Đôn Hậu, thế danh là Diệp Trương Thuần, người làng Xuân An, tổng An Đồn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhưng lại quy ngưỡng Phật giáo. Thân phụ là cụ Diệp Văn Kỷ, một vị lương y nổi tiếng, về sau ông xuất gia học Phật với Tổ Hải Thiệu, có pháp danh là Thanh Xuân, tự Sung Mãn, đắc pháp với Tổ Tâm Truyền, được pháp hiệu là Phước Điền, khai lập chùa Long An (Quảng Trị) và kế thế trụ trì chùa Sắc Tứ Tịnh Quang. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cựu, mất sớm khi Ngài vừa lên 9 tuổi.
Năm Ngài lên bảy, một hôm Tổ Tâm Tịnh về quê, đến nhà thăm, thấy Ngài diện mạo khôi ngô bèn tỏ lòng ưu ái, huyền ký cho Ngài con đường xuất thế. Nghe vậy cụ ông vui mừng khôn xiết, đặc biệt lưu tâm đến việc học hành của Ngài, liền mời thầy về nhà dạy riêng, để un đúc tương lai cho Ngài với lòng ước mong được như lời Tổ dạy.
Năm 17 tuổi (1922 - Nhâm Tuất), sau mười năm đèn sách, Ngài đã làu thông Nho học. Nhưng tư tưởng về nhơn sanh vũ trụ và phương pháp lập thân xử thế của Lão, Nho đã không làm thỏa mãn được lý tưởng của người thanh niên trí thức ấy khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Phải chăng còn có một chân lý, một lý tưởng cao siêu hơn các nguyên lý Khổng Mạnh mà Ngài đã gặp? Cho đến khi được song thân nhắc lại việc Tổ Tâm Tịnh đã huyền ký ngày xưa, Ngài mới nghĩ đến con đường xuất gia học đạo.
Điều này khiến cho chí xuất trần của Ngài trưởng thành. Năm 19 tuổi, ngày 19 tháng 6 năm Quý Hợi (1923) được sự chấp thuận của phụ thân, Ngài vào chùa Tây Thiên đảnh lễ Tổ sư Tâm Tịnh, xin được xuất gia tại đây.
Một năm sau, cũng đúng vào ngày vía Quan Âm (ngày 19 tháng 6 năm Giáp Tý - 1924), nhờ học hạnh kiêm toàn và chí nguyện xứng đáng, Ngài được đặc cách cho thọ tam đàn Cụ Túc tại Giới đàn chùa Từ Hiếu, do chính Bổn sư làm đàn đầu. Thọ giới được hai năm thì Bổn sư viên tịch (1926), Ngài bèn đến chùa Hồng Khê cầu pháp với sư huynh là Hòa thượng Giác Tiên.
Năm 1927, Ngài được 22 tuổi, trường Phật Học Thập Tháp tại tỉnh Bình Định khai mở, do Tổ Phước Huệ - bậc danh Tăng nổi tiếng làm Giáo thọ, Ngài cùng một số vị khác như Hòa thượng Chánh Huy, Chánh Thống, Viên Quang vào đây tham học.
Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, trường Trung học, Đại học Phật giáo được mở tại Tây Thiên, Tổ Phước Huệ được cung thỉnh từ Bình Định ra làm giáo thọ. Với tinh thần hiếu học cầu tiến không ngừng, Ngài tiếp tục theo học chương trình Đại học tại đây và được bầu làm Thủ chúng cả hai trường. Ngài cũng làm Giáo thọ cho Phật học đường Báo Quốc và Ni viện Diệu Đức - Huế.
Ngay từ lúc còn ngồi ghế Đại học tại Tây Thiên, Ngài được mời làm Giảng sư của Hội An Nam Phật Học. Năm 1936, tốt nghiệp Đại học Phật giáo, với tuổi 32, Ngài được mời làm Giáo sư cho Phật học đường Báo Quốc và Luật sư cho Sơn môn Thừa Thiên, từ đó Ngài đã trở thành một hạt nhân tích cực của phong trào chấn hưng Phật giáo, và là giảng sư nòng cốt, tiền phong của Hội Việt Nam Phật Học. Ngài đã đi giảng dạy khắp các tỉnh miền Trung, nhất là tại Đà Nẵng và Quảng Nam.
Năm 1940 và 1942, Ngài hai lần sang thuyết giảng ở một số tỉnh có đông Việt kiều tại Lào, đàm đạo với vua Sãi và tham lễ tại một số nơi ở Vương quốc Phật giáo này.
Năm 1945, Ngài thay thế Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám giữ chức Chánh Hội trưởng Hội An Nam Phật Học (Thừa Thiên). Cũng trong năm này, Ngài nhận chức trụ trì Quốc Tự Linh Mụ - một di tích lịch sử của cố đô Huế. Sang năm 1946, Ngài làm Chủ tịch Phật giáo Liên hiệp Trung bộ.
Năm 1947, cùng chung số phận với hàng loạt các cơ sở Phật giáo cả nước, chùa Linh Mụ cũng bị Pháp đánh phá và chiếm đóng. Ngài bị Pháp bắt, tra tấn và sau cùng bắt tự đào huyệt chôn mình và suýt bị bắn chết, may nhờ bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) can thiệp mới được thả.
Năm 1948, Ngài làm cố vấn đạo hạnh hội Phật học Trung phần và Tuyên luật sư Đại giới đàn Báo Quốc - Huế. Năm 1949, Ngài thay cố Cư sĩ Chơn An Lê Văn Định giữ chức Chánh hội trưởng Tổng Trị sự hội Phật học Trung phần.
Năm 1951, Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng Giới đàn tại chùa Ấn Quang - Sài Gòn, sau đó được Sơn môn Tăng già Trung phần mời làm Giám luật. Qua năm 1952, Giáo Hội Tăng Già toàn quốc được thành lập tại Hà Nội, Ngài được suy cử làm Giám luật.
Năm 1956, Ngài thành lập và làm Chủ nhiệm Liên Hoa văn tập. Năm 1958, Liên Hoa văn tập được chuyển thành Liên Hoa nguyệt san cũng do chính Ngài làm chủ nhiệm.
Năm 1963, Ngài tham gia đứng trong hàng ngũ lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đêm pháp nạn 20 tháng 8 năm 1963, Ngài bị bắt tại chùa Diệu Đế và bị đưa đi giam giữ.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, Ngài được cử làm Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh.
Năm 1965, Ngài được cung thỉnh làm Yết ma A Xà Lê Đại giới đàn Từ Hiếu tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu - Huế.
Từ năm 1968, Ngài được mời tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Ngài vào chiến khu, ra Hà Nội. Từ đây, Ngài lại càng đẩy mạnh sự nghiệp lợi Đạo ích Đời.
- Tháng 1/1968: Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam. Tháng 6/1968: Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
- Năm 1970, đi tham quan văn hóa, tôn giáo ở Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1971, đi dự Đại hội thành lập tổ chức Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình ở Mông Cổ và được cử làm Ủy viên thường trực Ban Chấp hành Hội Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình.
- Năm 1975, miền Nam được giải phóng, Ngài trở về chùa cũ (Linh Mụ) và sau đó được mời làm cố vấn cho Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
- Năm 1976, Ngài đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa VI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cũng chính trong năm này, Ngài được mời giữ chức Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Từ năm 1976 đến 1986, liên tục trong mười năm liền, Ngài giảng dạy kinh luật cho Tăng Ni ở Huế tại các chùa Linh Mụ, Báo Quốc và Linh Quang.
Năm 1977, Đại hội kỳ VII Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang. Ngài được suy cử vào Hội đồng Trưởng Lão của Giáo Hội và giữ chức vụ Chánh Thư ký Viện Tăng Thống.
Năm 1979, đức Đệ nhị Tăng Thống - Hòa thượng Thích Giác Nhiên - viên tịch, Đại hội kỳ VIII chưa tổ chức được, Hội đồng Lưỡng Viện bèn cung thỉnh Ngài kiêm chức vụ Xử lý Viện Tăng Thống.
Năm 1981, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội, đã suy cử Ngài vào Hội đồng Chứng minh với chức vụ Đệ Nhứt Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1977, 1981 và 1983, ba lần Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới đàn tại chùa Báo quốc và Trúc Lâm - Huế.
Ở tuổi ngoài bát tuần, sức khỏe của Ngài đã giảm sút rất nhiều, thân ngũ uẩn như chiếc xe cũ, đèn dầu cạn, nhân duyên hội họp đã mãn. Hóa duyên đã tròn, Hòa thượng an nhiên thu thần hội nhập vào cảnh giới an lạc tịch tĩnh vào ngày 23/4/1992 (nhằm ngày 21/3 Nhâm Thân) tại Tổ đình Linh Mụ thành phố Huế, trụ thế 88 năm, trải qua 68 mùa An cư kiết hạ...
Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu - nguồn PhatViet.net
Sân rộng trước khu tháp
Mộ tháp Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu - trụ trì chùa Thiên Mụ từ 1945.Xung quanh là rừng thông xanh ngút.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
04-08-2009, 12:26 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Từ ngoài Nghi Môn đi vào chùa theo lối bên tay trái, qua khỏi điện Đại Hùng, ở tầm ngang với điện Địa Tạng, cũng về phía tay trái, là một tòa nhà dài, nơi sinh hoạt của các vị tăng lữ trong chùa.
Tòa nhà nằm dọc theo hướng đi vào chùa, bên tay trái, ngang chỗ điện Địa Tạng.
Trai đường.
Từ đây, có một lối nhỏ đi xuôi về phía tháp mộ cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, con đường nhỏ lát bê tông chạy dưới hàng cây mát rượi. Đoạn trên hình như là cây lim - trông giống mấy cây sau điện Địa Tạng. Đến khoảng giữa thảm sân cổ sau điện Quán Âm, con đường nhỏ bẻ ra gặp đường lớn từ ngoài chùa đi vào, cũng từ chỗ đó là rừng thông.
Con đường nhỏ dưới tán cây.
Bộ bàn ghế đá dưới tán thông xanh mướt.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
04-08-2009, 01:19 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Cũng trong huyền thoại Thiên Mụ ngày xưa,ngoài việc làm chùa, bà lão trong huyền thoại còn nói đến việc cầu linh khí trở về - ý nói đến việc san bằng vết trấn yểm của Cao Biền thuở trước. Không biết về việc đó, khi xưa Nguyễn Hoàng đã làm như thế nào, nhưng đến nay có một huyền thoại về phế tích con rùa ở chùa Thiên Mụ.
Hiện nay ở ngoài vòng thành của chùa có một cái hồ nhỏ, được gọi là Bình hồ. Trên bờ phía Tây Nam của hồ, góc Tây của chùa Thiên Mụ, có một phế tích có hình dạng của một con rùa. Có ba thuyết chính về phế tích con rùa này đều liên quan đến việc trấn yểm long mạch của đồi Hà Khê.
Thuyết thứ nhất : kể đại ý rằng, trên bờ của Bình hồ có một tảng đá lớn trông giống hệt một con rùa. Tương truyền khi chùa xây xong, có con rùa từ sông trước bò ngang qua chùa để ra phía sau, nhưng gần tới hồ thì trời nổi cơn giông tố, sét đánh chết con rùa, và biến con vật thành phiến đá.
Người ta giải thích rằng, khi Nguyễn Hoàng làm xong chùa, tức là có động đến việc hoàn nguyên long mạch, nên phù phép trấn yểm xưa của Cao Biền hết linh, con rùa yểm phải trồi lên bò qua chùa sang hồ, để rồi bị trời đánh chêt - một kiểu lý giải rất ... dân gian, vì các tài liệu sau này nói rằng, phế tích hình con rùa ấy không phải bằng đá, mà được xây bằng vôi gạch.
Thuyết thứ hai : thuyết này cho rằng cái hồ ở sau chùa Thiên Mụ là do người địa phương đào để yểm lại, ngoài việc đào hồ, người ta còn đắp bằng vôi gạch bên cạnh hồ một con Rùa Mốc lớn. Đắp Rùa mốc, vì ngày xưa, người ta dùng từ "Rùa mốc" để ám chỉ những việc không đáng sợ, không đáng lo ngại.
Thuyết này có một số điểm hợp lý, nói đúng về thực tiễn phế tích, lại nói lên được tinh thần phản kháng mạnh mẽ của dân ta chống lại sự phá hoại về mặt tâm linh của kẻ địch. Tuy nhiên nó cũng có những điểm bất hợp lý, vì Rùa vốn là một loài linh vật từ xưa, khi An Dương Vương dựng nước, rồi sau đến Lê Lợi đuổi giặc Minh, cũng có truyền thuyết về Rùa Vàng cho mượn gươm báu. Vì thế, nếu theo thuyết này, tại sao người xưa lại đắp tượng con rùa vĩ đại đến thế - nếu với ý nghĩa khinh thường, kiểu "đồ rùa mốc"?
Thuyết thư ba : nghe có vẻ ít màu sắc huyền thoại nhất, người ta nói rằng, Con rùa này do nhà chùa đắp nên, vì ngày xưa trong chùa có 2 con rùa thường xuống uống nước dưới Bình hồ. Một hôm, chỉ có 1 con về lại chùa, người ta đi tìm và thấy nó nằm chết bên hồ. Nhà chùa bèn chôn con rùa ngay chỗ đó, và đắp lên trên một tượng rùa lớn, ghi dấu lại nơi con vật quý đã chết.
Mầy mò bao nhiêu tài liệu linh tinh về chùa Thiên Mụ, biết được có cái phế tích rùa này, nhưng lúc đến Huế thì lại không đến xem được. Một phần vì lúc quay lên đến khu nhà ở của các tăng lữ (đúng phía Tây chùa) để tìm cách ra ngoài vòng thành, thì trời bỗng đổ mưa - trong dịp cả nước nóng như rang, hơn nữa, lúc ấy tự dưng bị chuột rút (vọp bẻ), không tài nào quốc bộ được nữa, ngồi núp mưa xong thì trời đã sập tối, đành về, để lần sau ghé chùa,sẽ lại tìm xem sau vậy.
Kết thúc Part 1 trong 28 giờ ở Cố đô Huế
__________________
Gác kiếm
|
The Following 9 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
06-08-2009, 11:59 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 2 : Huế đêm - lung linh cầu Tràng Tiền
Cuộc đi bộ ở chùa Thiên Mụ buộc phải kết thúc đột ngột vì cơn mưa lớn đổ xuống, và cái cẳng bị chuột rút. Cũng lạ, trong vòng hơn 10 ngày trước đó, khắp nơi nóng kinh khủng, Huế cũng không phải ngoại lệ, hai, ba hôm trước nhiệt độ cũng lên lới 36 độ C, và ngay ngày hôm ấy, khi tôi đặt chân đến Huế vào đầu giờ chiều, cũng nắng đến hoa cả mắt. Nhưng rồi cuối chiều thì mưa tới, tầm tã. Part 1 kết thúc sau 2 giờ đồng hồ.
Mưa dứt ở chùa Thiên Mụ, lên xe ôm quay về khách sạn (cũng chính là cái nhà khách Quân đội mà đoàn đi tour 30/4/2009 ghé ở). Nhưng mới chạy ngang Kinh thành Huế, thì lại bắt đầu mưa trở lại, đành tấp luôn vào núp mưa dưới Ngọ Môn.
Mưa lại bắt đầu trở lại.
Dường như vừa qua đợt nắng nóng kéo dài, nên mọi người khá vui khi có mưa xuống. Chỉ có một kẻ cảm thấy xui xẻo. Nhưng cũng trong cái xui rủi, cũng có cái may. Đứng núp mưa ở ngay dưới cổng Ngọ Môn, y chộp được cầu vồng phía trên Kỳ đài Huế.
Đây là những hình ảnh ... chuyển tiếp giữa buổi chiều với buổi đêm. Buổi chiều là lung linh cầu vồng trên Kỳ đài Huế, ban đêm là lung linh cấu Tràng Tiền trên sông Hương.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 9 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
07-08-2009, 12:22 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 2 : Huế đêm - lung linh cầu Tràng Tiền
Ở một thành phố lạ một mình, nếu nằm không thì thật là phí. ( Đối với tôi, đến lúc ấy Huế vẫn là một thành phố lạ, bởi mặc dù đã đi qua Huế khá nhiều lần, nhưng đây mới là lần thứ hai dừng lại Huế, lần đầu là ở tour 30/4/09 vừa qua, trong khi Đà nẵng thì không thể nói là lạ được). Vì thế, mặc dù lúc ở chùa Thiên Mụ bị chuột rút, nhưng sau khi về tắm rửa và nạp ... nước lọc, lại lên đường ra phố. Bắt buộc phải ra phố, vừa là đi xem Huế đêm, vừa là vì chưa măm gì, mà cũng đã gần 19g30 - không phải là ... quá sớm cho bữa chiều nữa.
Đúng đêm bế mạc Festival các Làng nghề Huế - 2009, lại đúng vào tối chủ nhật. Đường phố đầy màu sắc. Lại được thêm cơn mưa mát mẻ ban chiều, nên khi bước ra đường, thấy người đông quá.
Đám rước lân, rồng với chiêng trống ầm ầm ở góc ngã tư Hùng Vương - Lê Lợi, ngay đầu cầu Tràng Tiền
Vì thấy đám rước lân, rồng đèn đuốc còn dài trên đường Lê Lợi, phía thượng nguồn sông Hương, nên trong lúc bị xô đẩy theo dòng người (đang ùn lại vì bị công an chặn đường, ưu tiên cho đám rước Bế mạc Festival), cứ bị "trôi" dần ra phía bờ sông. Đang tìm cách chen trở lại thì thấy cầu Tràng Tiền rực rỡ trong ánh đèn màu.
Tiện thể, bắn luôn mấy phát, vì nghe người ta nói rằng, hôm nay có Festival nên mới chiếu đèn màu.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 9 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
07-08-2009, 12:32 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 2 : Huế đêm - lung linh cầu Tràng Tiền
Đi tới đi lui, nhưng người đông quá, chụp ảnh bị nhòe, tìm cách chen lại lên ngã tư được, thì đám rước đã qua cầu gần hết.
Còn cái đuôi của đám rước.
Mấy cái đầu rồng cuối cùng đang chạy theo đoàn phía trước.
Người đã vãn, chân lại bắt đầu mỏi mỏi, nên lại quay xuống bờ sông rình màu để chụp cầu.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 12 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
Tuanrocker (01-09-2009), beemer (09-08-2009), cuabien (01-09-2009), funny_bro (07-08-2009), jimmy nguyen (07-08-2009), mobinam (07-08-2009), pechi (01-09-2009), simba (05-09-2009), sonbenly (09-08-2009), thehuy (12-08-2009), trang11 (07-08-2009), wonghong (07-08-2009) |
08-08-2009, 10:22 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 2 : Huế đêm - lung linh cầu Tràng Tiền
Sau khi bắt đầu thấy chân đau trở lại, mới chợt nhớ là ... đói quá, đã gần 20g30 rồi mà chưa măm gì. Gọi cho ku Tráng (đang ở Đà Nẵng) để hỏi chỗ ăn, ku chỉ cho cuốc bộ tóe mồ hôi, đến nơi người ta đã dọn hàng, gọi tiếp, nghe hướng dẫn ... nhức cả đầu, nên ngoắc phát xích lô cho ... lành (hy vọng thế). Một cuốc xích lô vòng khắp Huế (tất nhiên với người chưa thạo đường Huế như mình, thì làm sao biết thế nào là đủ một vòng Huế, nhất là ban đêm nữa) chỉ đòi có 50.000đ, thế là Ok.
Đầu tiên là yêu cầu chở đến chỗ ăn đã, hehe. Vì đói và mệt - do vừa cuốc bộ tìm quán ăn hụt - nên chỉ ngồi ngắm Huế đêm thôi, đúng dịp lễ hội, nên phố xá cũng chăng đèn kết hoa rực rỡ. Phố xá ở Huế có vẻ giống với ở hà nội cách đấy mười mấy năm, cũng nhỏ, hẹp, nhiều cây và các cửa hàng lấn ra vỉa hè.
Ăn xong lại tiếp tục XếloTour, nhưng chụp ảnh đêm khi xe đang cahyj lóc xóc thật không dễ ăn, vì ... tất cả ảnh đều tèo hết. Chỉ còn một lô ảnh chụp cầu Tràng Tiền từ trên cầu Phú Xuân là con nhìn tạm tạm (vì thế Part 2 toàn ảnh cầu Tràng Tiền đêm)
Các đèn màu được cho chạy đuổi nhau, nên cây cầu đổi màu liên tục.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
08-08-2009, 10:25 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 2 : Huế đêm - lung linh cầu Tràng Tiền
__________________
Gác kiếm
|
The Following 9 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
08-08-2009, 10:32 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 2 : Huế đêm - lung linh cầu Tràng Tiền
Xich lô qua cầu Phú Xuân, sang bờ Bắc sông Hương.
Bờ Bắc sông Hương vốn là phần đất có Kinh thành Huế xưa, có thể coi sông Hương chia Huế ra làm 2 phần : phía bờ Bắc là phần thành phố cổ, cũ; phía bờ Nam là thành phố mới với các con đường dài, rộng và các cao ốc đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Tất cả các tấm ảnh chụp phố ở bờ Bắc sông Hương, cũng tèo sạch , chỉ còn mấy cái chụp cổng Ngọ Môn là nhìn còn đỡ đỡ.
Ngọ Môn về đêm
4 khẩu thần công (hình như cái cửa gần đó là Cửa Ngăn - nhờ ku Tráng hiệu chỉnh cho đúng nhé)
__________________
Gác kiếm
|
The Following 8 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
08-08-2009, 10:44 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 2 : Huế đêm - lung linh cầu Tràng Tiền
Lúc qya lại bờ Nam sông Hương cũng đã khuya, gần nửa đêm, cũng qua cầu Phú Xuân, để ngắm lại cầu Tràng Tiền lần nữa. Đêm về khuya, đèn được tắt bớt, xung quanh cũng đã bớt hẳn ánh đèn trên con đường Lê Lợi. Lại thấy cầu Tràng Tiền lung linh theo một ... cách khác, nên lại nhảy xuống chụp mấy chụp :
Cầu Tràng Tiền lúc nửa đêm.
Đúng là "Lung linh cầu Tràng Tiền", toàn chụp được có mỗi cây cầu, những tấm ảnh đó là kết thúc của Part 2, vì ngay sau đó, tay Xích lô bắt đầu có những đề nghị ... không phù hợp, nên phải bảo y đưa trở lại Trần Cao Vân, ngồi uống thêm chai bia cho dễ ngủ, hehe. Ở Huế đã hơn 10 tiếng.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 9 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:41 AM.
|