Câu hỏi :
Vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là ai? Hãy nói đôi điều về bà.
Trả lời :
Vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là : Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng của triều Lý
Hai Bà Trưng, hoặc có sách gọi là Trưng Nữ Vương, thực ra tự xưng vương, nhưng quan trọng là địa bàn của Hai Bà khi đó chỉ gồm một khu vực trung du và một phần đồng bằng Bắc Bộ - quận Giao Chỉ do bọn đô hộ phương Bắc đặt tên. Khi đó nước ta nằm trong Giao Châu, gồm 3 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam(Giao Châu gồm nhiều quận khác nằm trong lãnh thổ phía Nam trug Quốc hiện nay)
Quận Giao Chỉ khi đó gồm khu vực phía Bắc hiện nay, Quận Cửu Chân (có thể) gồm khu vực Thanh Hóa - Nghệ An, và quận Nhật Nam (có thể) là vùng đất từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam hiện nay. Khi đó chưa có nước Lâm Ấp (tiền thân của Chiêm Thành)
Lý Chiêu Hoàng là công chúa thứ hai của vua Lý Huệ Tông với bà Trần Thị Dung (chị của bà là công chúa Thuận Thiên). Trần thị Dung là em gái của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, là chị em con chú bác của Trần Thủ Độ. Thời Lý Huệ Tông, nước loạn, vua phải chạy lánh về vùng đất của gia đình Trần Thừa, được gia đình này gả Trần Thị Dung, và đem lực lượng quân bản bộ phò tá về lại kinh thành.
Sau đó, họ Trần được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong triều và dần dần khuynh loát triều đình. Trần Tự Khánh cầm đầu lực lượng quân sự, dần dần đánh dẹp gần hết các cuộc nổi loạn, thì mất, quyền lực được đưa vào tay Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ âm mưu cướp ngôi vua về họ Trần (sử sách nói, ông ta trước đó có tình riêng với Trần Thị Dung), nhân vua Huệ Tông có bệnh điên, bèn ép Huệ Tông truyền ngôi cho con gái là Phật Kim mới 7 tuổi, lên làm vua, tức Lý Chiêu Hoàng, và ép Huệ Tông vào chùa Chân Giáo để quản thúc, một thời gian sau, Độ ép Huệ Tông uống thuốc độc chết.
(Các triều đại Đại Việt xưa vẫn xưng thần và triều cống hoàng đế Trung Hoa, việc Lý Chiêu Hoàng lên ngôi, được tiều Tống khi đó công nhận)
Trần Thủ Độ đưa cháu mình là Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa vào cung, làm chức Chánh Thủ phục vụ Lý Chiêu Hoàng, một thời gian sau lập mưu để Lý Chiêu Hoàng cưới Cảnh và nhường ngôi cho Cảnh - tức là vua Trần Thái Tông. Lý Chiêu Hoàng ở ngôi trong vòng trên dưới 1 năm.
Khi bị ép nhường ngôi cho Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng cũng mới chỉ là một đứa bé 7,8 tuổi, còn chưa biết gì. Trần Thái Tông lên ngôi, ở với Chiêu Hoàng hơn chục năm, nhưng Chiêu Hoàng không sinh được con với Thái Tông, Trần Thủ Độ bèn ép Trần Liễu (anh ruột vua Trần Thái Tông) nhừng vợ đang mang thai cho vua.
Vợ Trần Liễu lại là chị ruột của Chiêu Hoàng, tức Thuận Thiên công chúa (Như vậy, hai anh em vua Trần Thái Tông lấy hai chị em Lý Chiêu Hoàng - cũng là anh em họ trực hệ cưới nhau, Trần Thị Dung vừa là mẹ vợ Thái Tông, vừa là cô ruột vua. Sau Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ cũng cưới nhau.Hôn nhân hoàng gia thời Trần từng là mục tiêu đàm tiếu của thiên hạ, vì việc cưới lẫn trong họ, loạn luân, nhưng thực ra, họ chỉ tự cưới lẫn nhau trong họ, chứ không ép dân làm việc đó - do quan niệm sợ ngôi báu lọt ra ngoài tộc. Vả lại, nhà Trần giai đoạn đầu, tuy hôn nhân cận huyết, nhưng lại sản sinh ra rất nhiều vị anh hùng lỗi lạc cả về quân sự lẫn văn hóa, nghệ thuật, và có công lớn trong 3 lần kháng chiến chống đế quốc Nguyên - Mông lẫy lừng lịch sử)
Thái Tông bị Trần Thủ Độ ép cướp vợ Trần Liễu, giáng Lý Chiêu Hoàng xuống làm Chiêu Thánh công chúa. Sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, đem bà gả cho Lê Tần - vị tướng xuất sắc trong cuộc chiến ấy. Về với Lê Tần (sau chiến thắng, Tần được vua ban tên là Lê Phụ Trần), cuộc đời bà mới tìm thấy niềm vui, bà sống bên ông hạnh phúc, có 2 người con. Bà mất năm 60 tuổi
Có một tài liệu dã sử nói rằng, tướng Trần Bình Trọng - người lưu danh sử sách với câu nói bất hủ "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" - chính là con trai của Chiêu Thánh với Lê Phụ Trần, nhưng việc này chưa có kết luận rõ ràng của các nhà nghiên cứu sử.
__________________
Gác kiếm
|