22-10-2009, 12:56 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Hoàng thành và Ngọ Môn
Sau khoảng sân rộng như một quảng trường dưới Kỳ đài, là đến khu vực Hoàng thành.
Hoàng thành được bắt đầu xây dựng năm 1804, bao trong lòng nó là khu vực trọng địa số một của Kinh thành. Tường thành được xây bằng gạch, cao 4.16m, dày 1.04m. Chu vi vòng lũy Hoàng thành khoảng 2.5km, mỗi mặt trổ một cửa. Cửa phía Nam là Ngọ Môn, cửa phía Bắc là cửa Hòa Bình, cửa phía Đông là cửa Hiển Nhơn, cửa phía Tây là cửa Chương Đức.
Bên ngoài lũy thành có một hệ thống hào bao bọc Hoàng thành, hào rộng 16m, sâu 4m được kè bằng đá, gọi là Ngoại Kim Thủy
Hệ thống hào Ngoại Kim Thủy bao quanh Hoàng thành, phía sau là bờ tường lũy Hoàng thành
Giữa tường lũy và hào nước bao quanh, là một khoảng đất trống, rộng 13m, được gọi là khu vực phòng lộ (người ta giải thích rằng, đề phòng khi bị tấn công, tường thành có đổ thì gạch sẽ đổ xuống đây, chứ không đổ xuống lấp hào nước, khiến bộ binh địch không dễ dàng xâm nhập)
Có tổng cộng 10 cây cầu xây bằng gạch đá bắc qua con hào Ngoại Kim Thủy để nối Hoàng thành với bên ngoài.
Ngọ Môn - cổng chính của Hoàng thành, với 3 chiếc cầu bắc qua hào Ngoại Kim Thủy
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
22-10-2009, 01:30 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Ngọ Môn - lầu Ngũ Phụng
Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng thành, nằm ở phía Nam. Ban đầu, vua Gia Long cho xây bên trên Ngọ Môn một cái đài nhỏ, gọi là Nam Khuyết đài, đến năm 1833, vua Minh Mạng cho phá bỏ Nam Khuyết đài, xây dựng lại Ngọ Môn mới đồ sộ như ngày nay chúng ta đang thấy. Ngọ Môn, gồm hai phần : phần đài, cổng bên dưới, và lầu Ngũ Phụng bên trên.
Nền đài cao gần 5m, hình chữ U liền với tường thành, đáy dài hơn 57m, cạnh chữ U dài hơn 27m.
"Đáy chữ U" có 3 cổng vào Hoàng thành, được xây bằng đá thanh, các xà gồ trê vòm cổng được làm bằng đồng thau (để đỡ sức nặng của lầu Ngũ Phụng bên trên), tiết diện 15cmx12cm, và "la-phông" là các tấm đồng dát mỏng. Cửa chính Ngọ Môn rộng và cao nhất, chỉ dành riêng cho vua đi (vì thế ngày xưa hầu như nó luôn đóng kín). Hai cửa bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn thấp hơn, dành cho các quan văn, võ theo hầu trong đoàn Ngự đạo của vua.
Hai bên cánh chữ U có hai cửa Tả Dich Môn và Hữu Dịch Môn chạy dọc theo chiều dài cánh chữ U, là lối dành cho voi, ngựa và lính tráng.
Hữu Dịch Môn - bên cánh chữ U bên phải
Tả Dịch Môn - bên chánh U bên trái. 3 cửa chính giữa (từ trái sang phải) Hữu Giáp Môn - Ngọ Môn - Tả Giáp Môn
Cánh cửa gỗ của Hữu Giáp Môn (và cả bên Tả Giáp Môn) được sơn màu đỏ
Cánh cửa Ngọ Môn sơn màu vàng (màu của vua). Cửa Ngọ Môn nhìn thẳng vào Điện Thái Hòa bên trong
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
22-10-2009, 01:55 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Ngọ Môn - lầu Ngũ Phụng
Qua cổng Ngọ Môn (bằng hai cửa Tả, Hữu Giáp Môn) là đã vào đến bên trong Hoàng thành - còn gọi là Đại Nội. Lối lên lầu Ngũ Phụng là các bậc thang xây hai bên phía sau cánh chữ U của Ngọ Môn.
Lối lên lầu Ngũ Phụng từ phía sau Hữu Dịch Môn
Lầu Ngũ Phụng được xây dựng bên trên đài cổng Ngọ Môn, đây là lễ đài được dùng để tổ chức một số cuộc lễ lớn hàng năm của triều Nguyễ xưa. Nền lầu được tôn cao hơn mặt đài cổng 1.15m, cũng chạy ôm theo hình chữ U. Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, tầng dưới lớn, tầng trên nhỏ, với 13 gian kết cấu thành một bộ khung cũng theo hình chữ U như nền đài.
Lầu có hai hệ thống mái. Mái tầng dưới nối liền, chạy vòng quanh che các hành lang (hình chữ U). Mái tầng trên được chia làm 9 bộ to nhỏ, cao thấp khác nhau, trên nóc các bộ mái trang trí nhiều hình chim phụng (nên mới gọi là lầu Ngũ Phụng) - tuy nhiên, nhìn hoài chẳng phân biệt được đủ 9 bộ mái trên lầu Ngũ Phụng
Nền lầu Ngũ Phụng cao hơn mặt nền đài 1.15m. Cái thang gỗ chắc để lên lầu trên.
Mái lầu, đếm hoài không ra 9 bộ
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
22-10-2009, 02:17 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Ngọ Môn - lầu Ngũ Phụng
Tòa lầu Ngũ Phụng là một lầu gỗ, bao gồm tổng cộng 100 cây cột lim, trong đó có 48 cột thông suốt cả hai tầng lầu. Các con số ở Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng đều tuân theo nguyên lý Dịch học phương Đông, đó là các con số : 5; 9 và 100.
- Số 5 - năm lối đi - tượng trưng cho ngũ hành
- Số 9 - chín bộ mái lầu - tượng trưng cho hào "Cửu Ngũ" trong Kinh Dịch, ứng với chân mạng Thiên tử.
- Số 100 - 100 cây cột lim trong lầu Ngũ Phụng - bằng tổng của hai số 55 và 45. Trong đó, 55 là tổng các con số của Hà Đồ, còn 45 là tổng các con số của Lạc Thư.
Hà Đồ - Lạc Thư, là hai bộ họa đồ rất cổ xưa trong truyền thuyết Trung Hoa. Truyền thuyết nói rằng, thời vua Phục Hy - vào khoảng năm 4500 trước Công nguyên, trên sông Hoàng Hà bỗng xuất hiện một con Long Mã, trên lưng có các vết như một bức đồ hình, nhà vua bèn chép lại, sau gọi là Hà Đồ - đồ hình trên sông Hà.
Sau đó, vào khoảng những năm 2000 trước Công nguyên, khi vua Vũ trị thủy sông Lạc Thủy, lại thấy có một con rùa nổi lên, trên mai của nó cũng có những nét vạch kỳ dị, ngài cũng chép lại, bức đồ hình được gọi là Lạc Thư - bức họa từ sông Lạc.
Đồ hình Hà Đồ - Lạc Thư cổ - ảnh sưu tầm Internet
Sau này, (nghe nói), từ các bức họa đó, Phục Hy lập nên Bát Quái Tiên Thiên, vua Vũ lập nên Bát Quái Hậu Thiên
Hà Đồ dưới dạng số - tổng các con số của Hà Đồ là 55 - ảnh sưu tầm Internet
Lạc Thư - tổng các con số của Lạc Thư là 45 - ảnh sưu tầm Internet
Đọc các sách bàn về Dịch học phương Đông, hoặc chỉ là vào các diễn đàn về dịch lý số, đọc về các cách diễn giải Hà Đồ - Lạc Thư, cùng các ứng dụng của chúng, ôi hoa hết cả mắt, đọc mãi không hiểu tí gì, thấy phục các bác nghiên cứu món này quá.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
22-10-2009, 09:56 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Ngọ Môn - lầu Ngũ Phụng
Tầng dưới bên trái của lầu Ngũ Phụng có một chiếc chuông đồng lớn, đúc vào năm 1822 (năm Minh Mạng thứ 3). Chuông được đúc tinh xảo, cả giá chuông cũng được chạm trổ đầu rồng.
Quả chuông ở lầu Ngũ Phụng
Trên thân quả chuông có khắc một bài minh, sách Từ Ngọ Môn đến Thái Hòa Điện - NXB Trẻ 1994 -dịch tóm tắt bài minh :
Khi hoàng thượng tại vị được 3 năm, nghĩ đến việc đúc chuông lớn biểu lộ tiếng nói của mình, ra lệnh các quan có tài viết thành văn để ghi lại. Trộm nghĩ chuông là khí cụ phát ra âm thanh của nguyên khí. Âm thanh này được dùng trong buổi triều hội, yến tiệc. Âm vang của nó khiến nhân tâm cảm động để thấm nhuần cái đức của Trời Đất mà không kể công mình... Đó là bằng chứng của sự thịnh trị thời thái bình vậy. Nay, chúng thần chấp tay bái để xin hiến bài minh rằng :
Thánh hoàng khổ trị
Trăm phép quang minh
Nay chuông được đúc
Đều đúng quy trình
Không bày, không vẽ
Vang rộng nguyên thinh
Xa vang, gần rõ
Cùng hưởng hòa bình
Ngàn năm sau nữa
Cùng hưởng công thành
Bên phía phải lầu Ngũ Phụng, đối xứng với quả chuông, là một cái trống lớn. cũng được để trên giá sơn son thếp vàng (mỗi tội lúc đó giữa trưa, có mấy gia đình du khách thấy chỗ ấy gió mát, kéo nhau ... nằm kềnh ra ngủ, nghỉ, nói khó mãi, họ mới khó chịu ngồi dậy ra chỗ khác cho mình chụp cái trống, vừa bấm xong 1 phát, họ lại kéo nhau nằm kềnh trở lại)
Các cột lim bên trong lầu Ngũ Phụng ở tầng dưới
Bức tranh (hình như sơn mài) treo trong phòng chính ở tầng dưới lầu Ngũ Phụng, vẽ lại cảnh bá quan văn võ tụ tập ở sân trước Ngọ Môn.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
26-10-2009, 10:30 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Cầu Trung Đạo - Sân chầu - Điện Thái Hòa
Qua khỏi cửa Ngọ Môn là nhìn thấy Điện Thái Hòa. Nhưng để đến Điện Thái Hòa, ta phải đi qua một cây cầu bắc qua một cái hồ, đi qua một sân chầu lớn. Cây cầu trông thẳng chính cửa Ngọ Môn - chạy dọc theo đường trục Dũng đạo của Kinh thành - mang tên : cầu Trung Đạo. Cầu này bắc qua một hồ nhỏ, gọi là Hồ Thái Dịch
Cầu Trung Đạo bắc qua Hồ Thái Dịch, Điện Thái Hòa phía xa, sau sân chầu (sân Đại Triều nghi)
Hai đầu cầu Trung Đạo là hai Nghi Môn bằng trụ đồng chạm rồng (long vân đồng trụ). Nhìn từ trên lầu Ngũ Phụng. Trên Nghi Môn phía Nam có dòng chữ : CHÍNH TRỰC ĐÃNG BÌNH (chữ Hán, nghĩa : ngay thẳng, rộng rãi). Đây là phương châm rất được vua Minh Mạng tâm đắc.
Kinh thành được vua Gia Long bắt đầu khởi công xây dựng, và được vua Minh Mạng sửa chữa, hoàn chỉnh một số công đoạn. Mặc dù sau này, các triều vua Nguyễn cũng có sửa chữa, tu bổ hoặc triệt giải một số công trình, nhưng về cơ bản, dấu ấn của vua Minh Mạng trong kiến trúc các công trình trong Đại Nội là khá nhiều.
Nghi Môn ở đầu phía Bắc cầu Trung Đạo
Cột trụ đồng của Nghi Môn (phía xa là con Nghê đồng trên sân Đại Triều nghi)
Cá trong hồ Thái Dịch
Sen trong hồ
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
26-10-2009, 10:58 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Cầu Trung Đạo - Sân chầu - Điện Thái Hòa
Sân Đại Triều nghi - hay còn gọi là sân chầu - là nơi ngày xưa được dùng để tổ chức các buổi triều nghi quan trọng, và những buổi đại triều vào ngày 1 và 15 (âm lịch) hàng tháng. Các dịp này, vua ngự trên ngai vàng trong Điện Thái Hòa, các quan văn võ đứng xếp hàng ngoài sân chầu theo cấp bậc và phẩm hàm (triều Nguyễn có 9 bậc phẩm hàm, từ nhất phẩm đến cửu phẩm). Theo nguyên tắc xưa, quan văn bên trái, quan võ bên phải - theo hướng từ bên trong nhìn ra. Vị trí các quan đứng, được đánh dấu bằng các tấm bia đá nhỏ đặt trên sân.
Từ cầu Trung Đạo đi vào, qua 5 bậc đá, lên đến tầng sân chầu thứ nhất (còn gọi là Đệ nhị Bái Đình - các từ "sân chầu", "sân Đại Triều nghi", "Bái Đình" đều chỉ cái sân chầu trước tòa điện). Qua khoảng sân rộng, lên tiếp 4 bậc đá để lên tầng sân chầu thứ hai - Đệ nhất Bái Đình. Như vậy hai tầng Bái Đình có tổng cộng 9 bậc. Qua hết Đệ nhất Bái Đình, phải qua tiếp 5 bậc đá để lên thềm Điện Thái Hòa - ở đây lại thấy sự xuất hiện của số 5 và số 9 của "hào cửu ngũ".
Hai tầng Bái Đình trước Điện Thái Hòa
Các tấm bia đá "định vị" các quan khi dự lễ triều nghi đặt trên sân chầu
Từ Đệ nhị Bái Đình nhìn ra phía Ngọ Môn (ngai vua bên trong Điện Thái Hòa nhìn thẳng tắp ra cổng chính Ngọ Môn, nhìn ra tận Kỳ đài)
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
27-10-2009, 08:37 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Cầu Trung Đạo - Sân chầu - Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa là một trong số ít các công trình kiến trúc còn nguyên vẹn trong Đại Nội, nó cũng là một công trình thuộc loại quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn.
Điện Thái Hòa được khởi công xây dựng vào tháng 2/1805 và hoàn thành trong tháng 10 năm ấy. Ban đầu vua Gia Long xây dựng điện Thái Hòa không phải ở vị trí hiện tại, mà chếch về hướng Tây Bắc khoảng 45mét (tức là chếch về phía tay trái vị trí hiện tại, nếu nhìn từ Ngọ Môn vào). Sau, đến năm 1833, vua Minh Mạng có một đợt "tổng quy hoạch" lại các công trình kiến trúc trong Đại Nội, điện Thái Hòa mới được dời đến vị trí hiện nay đang tọa lạc, và còn được mở rộng bề thế hơn ngôi điện cũ mà vua Gia Long cho dựng nên. Cũng trong dịp 1833 ấy, vua Minh Mạng đã cho triệt giải Nam Khuyết đài để xây dựng Ngọ Môn - Lầu Ngũ Phụng.
Điện Thái Hòa được dựng bởi 80 cây cột lim trang trí hình rồng vờn mây. Có tới mấy trăm bài thơ được khắc trên các ô gỗ bên trong tòa điện.
Bức đại tự ghi tên điện : THÁI HÒA ĐIỆN, bên cạnh là các ô gỗ được khắc các bài thơ bằng chữ hán - trong số đó, có nhiều bài của vua Minh Mạng.
Trong số các bài thơ khắc trong điện, có một bài nói về ý nghĩa tên gọi của điện (âm Hán):
Đại đức phù càn tạo
Thuần phong vãn thái hòa
Nghiêu cù thuận đế tắc
Xứ xứ dật âu ca
(theo Kiến trúc cố đô Huế - Phan Thuận An - NXB Đà Nẵng 2007)
Ngai vàng được đặt ở gian giữa của điện, bên dưới và ở phía sau bức đại tự.
Chính diện ngai vàng. Từ ngai vàng cho đến các bức bửu tán (màn che bên trên ngai vàng) và các mặt dỗ diềm bao quanh ba tầng của bệ đặt ngai vàng đều được trang trí hình 9 con rồng.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
27-10-2009, 08:53 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Cầu Trung Đạo - Sân chầu - Điện Thái Hòa
Năm 1891, vua Thành Thái cho trùng tu điện Thái Hòa, đến năm 1899 lớp gạch Bát Tràng tráng men lát nền được thay thế bằng gạch hoa.
Năm 1923, vua Khải Định lại cho đại tu điện Thái Hòa (nhằm phục vụ lễ mừng Tứ tuần Đại khánh tiết - vua tròn 40 tuổi - năm 1924), trong đó có cho lắp hệ thống của kính ở mặt trước và sau ngôi điện - các thời trước đó chỉ treo màn sáo để che, khi có đại lễ mới kéo lên để vua và các quan ở bên ngoài sân Đại Triều trông thấy nhau. Ngoài ra còn có một số thay đổi, tu bổ khác không nhiều.
Mái điện được đắp nổi nhiều hình rồng trong nhiều tư thế (Mỗi tầng mái đắp 9 con rồng thì phải)
Điện Thái Hòa nhìn từ phía sau lại
__________________
Gác kiếm
|
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
30-11-2009, 02:14 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Qua khỏi sân sau của điện Thái Hòa, là đến Tử Cấm thành - nơi ăn ở của vua và hoàng gia - chốn cấm địa của Kinh thành.
Ban đầu, tòa thành này được gọi là Cung thành, sau vua Minh Mạng đổi là Tử Cấm thành (cấm thành màu tím) - chắc bắt chước nhà Thanh bên Tàu.
Vòng tường bao của Tử Cấm thành xây bằng gạch cao 3,5met, có trổ 7 cửa ra ngoài. Trong đó cửa chính hướng nam là Đại Cung Môn, ngay phía sau điện Thái Hòa
Từ sau điện Thái Hòa nhìn về Tử Cấm thành. Chỗ bờ tường chắc lúc trước là Đại Cung Môn.
Vừa bước qua Đại Cung Môn là thấy nơi làm việc hàng ngày của vua ngày trước : Điện Cần Chánh - nay chỉ còn lại dấu tích nền
Từ nền điện Cần Chánh nhìn lại phía điện Thái Hòa
Điện Cần Chánh là nơi làm việc thường ngày của vua (thường triều). được xây dựng bằng gỗ năm 1804. Đây còn là nơi vua tiếp các sứ bộ quan trọng, hoặc là nơi tổ chức các buổi yến tiệc trong các ngày lễ khánh hỷ lớn. Với diện tích gần 1000m2, đây là ngôi điện gỗ lớn và đẹp nhất Tử Cấm thành khi xưa. Tuy nhiên điện Cần Chánh đã bị cháy và sập đổ trong chiến tranh năm 1947. Hai bên sân điện là Tả Vu và Hữu vu - ngày nay người ta cho du khách thuê đồ (nhái) trang phục hoàng gia để chụp ảnh lưu niệm trong tòa Hữu Vu
Tả Vu
Hữu Vu
Vạc đồng trước sân điện Cần Chánh - nền điện cao cao phía xa.
Nền điện Cần Chánh ngày nay.
Sau bức bình phong là khu vực ở của nhà vua : điện Càn Thành
__________________
Gác kiếm
|
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:25 AM.
|