18-07-2009, 11:29 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Từ phía tháp Phước Duyên nhìn vào, bên phải Nghi Môn là Gác Chuông, được xây cao trên mặt thành. Đây là một kiến trúc được xây dựng năm 1815 dưới thời Gia Long, tuy đến nay đã được nhiều lần sửa chữa, nhưng vẫn được giữa nguyên vị trí và bảo toàn nguyên dạng cổ xưa
Gác Chuông, nhìn từ tháp Phước Duyên vào.
Trong Gác Chuông này là quả chuông đồng được đúc từ thời vua Gia Long. Quả chuông này nhỏ hơn quả chuông của chúa Nguyễn Phúc Chu bên ngoài nhà lục giác nhiều, và nhìn các hoa văn trên chuông cũng có vẻ không được bằng ở chiếc Đại Hồng Chung ngoài tòa nhà lục giác. Ngày xưa giá chuông hoàn toàn làm bằng gỗ, nhưng năm 1976, đế giá chuông đã được làm lại bằng bê tông cốt thép, còn hai thanh giá đứng vẫn là gỗ cũ ngày xưa.
Mặc dù Gác Chuông, hay đế giá chuông đã bị (được) tu sửa hoặc thay thế, nhưng tiếng chuông từ quả chuông này thì vẫn ngân lên suốt từ năm 1815 đến nay. Tiến chuông này nghe rất huyền diệu, người ta nói rằng, nó không giống bất cứ tiếng chuông chùa nào khác. Người ta nói rằng, những hôm thời tiết tốt, xuôi theo chiều gió, tận ngoài phá Tam Giang có khi cũng nghe thấy được tiếng chuông chùa Thiên Mụ.
Gác Chuông nhìn từ phía trong Nghi Môn
Về tiếng chuông chùa Thiên Mụ, cách thỉnh chuông ngày nay đã khác xưa, hiện nay nhà chùa chỉ thỉnh chuông 2 lần/ngày. Buổi sáng sớm từ 3g30 đến 4g, buổi chiều tối từ 19g đến 19g30 - với mùa mưa - hoặc từ 19g30 đến 20g - với mùa khô. Một điều đặc biệt trong âm thanh của quả chuông Gia Long là, càng ở xa bao nhiêu, tiếng chuông ngân nghe càng huyền diệu bấy nhiêu, hơn 190 năm nay vẫn không thay đổi.
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 18-07-2009 lúc 11:46 PM
|
The Following 8 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
19-07-2009, 12:04 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Ở vị trí đối xứng với Gác Chuông qua Nghi Môn, là Gác Trống, đây cũng là kiến trúc cổ từ thời Gia Long, cùng thời với Gác Chuông, thậm chí những lần trùng tu cũng cùng thời điểm với trùng tu Gác Chuông.
Gác Trông hoàn toàn đối xứng với Gác Chuông, lối cầu thang đi lên Gác Chuông nhìn về hướng Tây, thì lối cầu thang đi lên Gác Trống nhìn về hướng Đông. Các chi tiết hai tòa Gác trông y như nhau.
Gác Trống nhìn từ phía tháp Phước Duyên vào.
Nhìn từ phía trong Nghi Môn ra - cầu thang lên Gác Trống cũng đối xứng với cầu thang lên Gác Chuông.
Trong Gác Trống có một chiếc trống cổ khá lớn được đặt trên giá trống. Mặt trống đã rách từ lâu, giá trống cũng đã tróc hết sơn. Điểm đặc biệt là, cái tang trống rất lớn (đường kính chỗ giữa thân tới hơn 1,4m) làm bằng gỗ mít, được làm từ 1 thân cây, chứ không ghép, tuy nhiên tang trống - dày 3cm - hiện đã bắt đầu bị nứt rạn. Truyền thuyết còn lưu lại, nói rằng ngày xưa để có đủ da bịt mặt trống, người ta phải cần đến 2 con trâu đực rất to.
Trống cổ từ thời Gia Long đặt trong Gác Trống.
Mặt trống đã rách từ lâu, nên cũng không ai còn được nghe tiếng trống này nữa.
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 29-08-2009 lúc 08:54 PM
Lý do: Lỗi chính tả
|
The Following 8 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
19-07-2009, 12:15 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Qua khỏi Nghi Môn vào phía trong, ngay sau Gác Chuông và Gác Trống là hai dãy nhà 3 gian, gọi là Lôi Gia - đây cũng là các kiến trúc được xây cất từ năm 1815 dưới thời vua Gia Long. Hai nhà Lôi Gia này ngoảng mặt vào nhau, trong mỗi nhà đều có 3 bức tượng Kim Cang Hộ Pháp rất lớn.
Lôi Gia phía bên Gác Trống
Các bức tượng Kim Cang Hộ Pháp trong các gian của nhà Lôi Gia phía Đông (phía Gác Trống).
Các bức tượng trong hai nhà Lôi Gia cũng như các bức tượng ngoài Nghi Môn, đều được đắp bằng đất sét trộn trấu, rơm, và tất cả 12 pho tượng đều có nét mặt khác nhau, rất sinh động, các nếp nhăn của quần áo cũng rất tự nhiên.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 8 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
23-07-2009, 10:43 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Qua cửa Nghi Môn là một khoảng sân rộng lớn với 3 lối đi vào. Hai lối hai bên đi qua phía trước hai dãy Lôi Gia, lối chính giữa băng qua khoảng sân rộng vào tòa điện chính của chùa : Điện Đại Hùng (Đại Hùng Bửu Điện). Mặc dù chùa được sửa chữa và làm lại nhiều lần, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng, Điện Đại Hùng hiện nay vẫn nằm đúng chỗ ngày xa xưa nó được dựng lên.
Trong một không gian rộng lớn của chùa, trông Điện Đại Hùng có vẻ thấp, nhưng thực ra nó không thấp, mà vì Điện Đại Hùng là một tòa nhà lớn, nhưng dài quá. Từ Nghi Môn nhìn vào, tòa điện trông cổ kính uy nghiêm, nổi bật lên giữa màu xanh của cây lá xung quanh. (Đại Hùng là một từ để tôn xưng Phật Thích Ca : Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi)
Điện Đại Hùng nhìn từ của Nghi Môn
Từ thềm điện Đại Hùng nhìn ra Nghi Môn, tháp Phước Duyên nổi bật trên nền trời
__________________
Gác kiếm
|
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
23-07-2009, 11:00 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Trên mái điện, có đắp rồng, nhưng những những con rồng này, người ta mới đắp lại hồi đại trùng tu năm 1959. Cả kỹ thuật đắp và mỹ thuật đều bị chê là ... rất kém. Thời đó, ở Huế chắc chắn không phải là thiếu những thợ nề có tay nghề tài năng, nhưng có thể vì nhiều lý do mà các nhà chức trách khi đó đã không thuê họ làm.
Rồng được đắp trên mái (và bị chê là tính mỹ thuật quá tệ)
Ngày xưa, giữa nóc là cái bình hồ lô, nay đã được thay thế bằng cái Pháp Luân có chữ Phật bên trong.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 8 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
23-07-2009, 11:32 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Đại Hùng Bửu Điện thực ra là hai toàn nhà lớn xây liền nhau, phía trước là tiền đường, phía sau là chính điện.
Ngay khoảng giữa hai lớp mái điện,là các bức tranh gỗ gồm nhiều hình vẽ kể về sự tích Đức Phật - Những bức tranh gỗ này mới được đưa lên khi chùa trùng tu năm 1958.
Tiền đường để trống, chỉ ở gian chính giữ có đặt một bức tượng đồng Phật Di Lặc rất lớn. Có nhiều thuyết nói về xuất xứ pho tượng này, trong đó có thuyết nói rằng, nguyên khi xưa, tượng được đặt ở chùa Long Quang, thuộc hoàng gia ngày xưa, năm 1918 (Khải Định thứ 3), chùa Long Quang bị triệt bỏ, nên các tượng Phật phải thỉnh về chùa Thiên Mụ trong khoảng năm đó. Tuy sau này dân làng Xuân Hòa (nơi chùa Long Quang tọa lạc) có dựng lại chùa Long Quang, nhưng tượng Phật DI Lặc vẫn để ở chùa Thiên Mụ chứ không dời về lại.
Ngay phía trước tiền đường, từ tượng Phật Di Lặc nhìn ra sân, là một cái lưu đồng lớn, luôn nghi nghút khói nhang
Lư hương trước tiền đường điện Đại Hùng. Các bức tranh trên gỗ giữa hai mái điện. Tượng đồng Phật Di Lặc ở giân chính giữa của tiền đường
Cũng ở gian giữa của tiền đường, ngay bên trên, phía sau tượng Phật Di Lặc là bức hoành phi có bốn chữ Linh Thứu Cao Phong, tương truyền chính là thủ bút của Minh Vương Nguyễ Phúc Chu viết năm 1714. Nghiên cứu kỹ các chi tiết trên bức hoành phi và kết hợp với việc sử sách ghi lại về Minh Vương Nguyễn Phúc Chu là " người hiếu học, chữ tôt, có tài lược văn võ" - lời bản dịch Phủ biên tạp luc của Lê Quý Đôn - các nhà nghiên cứu cho rằng, truyền thuyết ấy rất có thể là đúng.
Bức hoành phi, mà được cho là thủ bút của chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu viết năm 1714.
Chính điện ngày xưa là kiểu nhà ba gian, hai chái, nhưng từ sau đợt trùng tu năm 1958, chính điện giờ gồm nguyên hết chiều dài ba gian giữa.
Hai gian hai bên của chính điện
Ban thờ ở chính điện - photo by Wonghong, 30/4/2009
__________________
Gác kiếm
|
The Following 9 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
02-08-2009, 05:47 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Sau lưng điện Đại Hùng, ngày xưa (khi Gia Long kiến thiết lại chùa năm 1815) là tòa điện Di Lặc. Với dấu tích nề điện hiện còn lưu dấu, thì điện Di Lặc cũng là một tòa điện rất đồ sộ như điện Đại Hùng. Năm 1904 chù bị cơn bão lớn tràn qua, có thể điện Di Lặc bị sập đổ trong con bão này, cùng với đình Hương Nguyện. Tuy nhiên, người ta đem toàn bộ bộ khung sườn của Hương Nguyện đình về phía sau, dựng tại đúng ở vị trí trung tâm nền điện Di Lặc cũ một tòa điện thờ Quan Công, tức là điện Địa Tạng ngày nay chúng ta thấy.
Hiện tại, khoảng đất trống sau lưng điện Đại Hùng, trước mặt điện Địa Tạng, nhà chùa đã sửa sang lại thành hai mảnh vườn cây ăn quả, và đặt nhiều những chậu cây cảnh.
Điện Địa Tạng ở phía sau lưng điện Đại Hùng, cách một khoảng sân rộng với nhiều cây cảnh. Dấu vết nền cũ của điện Di Lặc rất rộng, điện Địa Tạng nằm lọt trong nền này.
Con đường bên trái điện Đại Hùng đi về phía trong chùa.
Nguyên khi xưa, điện này được để thờ Quan Công (từ năm 1907) - một đều khá thường thấy ở các chùa Việt ngày trước, do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, và cho đến nay, các chùa lớn ở Huế vẫn còn có thờ Quan Công. Theo truyền thuyết, sau khi chết, Quan Công hiển thánh, biết việc âm dương, việc tốt xấu trong tương lai, vì thế mặc dù chùa là nơi thờ Phật, nhưng trong điện thờ Quan Công, người ta còn thờ cả một bộ thẻ xăm, thậm chí sư ở chùa làm luôn việc đoán xăm cho người đến cầu xăm. Người ta lại bày cả những ngựa gỗ, voi gỗ, lọng, các vũ khí thời xưa bằng gỗ,...biến điệ thờ Quan Công mang đầy tính mê tín dị đoan. Chính vì điều thái quá ấy, trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1958, trong dịp đại trùng tu chùa, Hòa thượng Thích Đôn Hậu khi đó đã đưa toàn bộ tượng Quan Công cùng với các ngựa gỗ, lọng,... ra khỏi chùa Thiên Mụ, tòa điện sau khi sửa sang, dùng thờ Địa Tạng.
(Theo Phật giáo, Địa tạng chưa phải là Phật, mà mới chỉ là một vị Bồ Tát có một hạnh nguyên to lớn là đã tự thân hành đi vào tất cả các cửa Địa ngục để giải thoát cho những nghiệp chướng đau khổ đang bị Quỷ sứ tra tấn hành hạ.)
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 02-08-2009 lúc 06:11 PM
|
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
02-08-2009, 06:10 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Ngay sau lưng điện Địa Tạng là một vườn cây lim và cây đào cao, rồi tiếp đến một tòa điện, là điện Quán Âm. Điện Quán Âm có từ thời vua Gia Long, và cho đến nay, mặc dù đã qua nhiều đợt tu sửa, nhưng không hề bị di chuyển hoặc thay đổi chút nào.
Diện Quán Âm nằm phía sau điện Địa Tạng, cách một vườn lim và cây đào rất cao
Đây là một tòa điện nhỏ, dường như được xây dựng nên bằng những đồ (gỗ) tận dụng từ các công trình khác, hiện tại, ngoài mấy bậc tam cấp và hàng chữ, nói chung trông tòa điện này khá "mới".
Phía sau điện Quán Âm
Cách thờ tự ở đây cũng khá đơn giản. Ở điện có pho tượng đồng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen rất lớn - một trong những pho tượng từ thời xưa còn lưu giữ được.
Phía sân trước của điện Quán Âm cũng có một lư hương bằng đồng đặt ngoài sân
Lư hương trước cửa điện Quán Âm, đường nét chạm trổ cũng khá đẹp.
Từ điện Quán Âm nhìn ra phía trước chùa : điện Quán Âm - điện Địa Tạng (nhỏ, hơi thụt vào) - điện Đại Hùng.
Cũng từ cửa nách của điện Quán Âm này (cửa này và của phía bên đối diện được công nhận là cặp cửa hoàn toàn cổ xưa, rất có giá trị), tôi chụp được bức ảnh các (không biết chính xác, cứ tạm gọi) chú tiểu đang đọc sách bên trong :
__________________
Gác kiếm
|
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
03-08-2009, 09:31 AM
|
|
Senior Member
Rao bán xe
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
|
|
Bác Tun giải thích Địa Tạng Bồ Tát chưa rõ lắm, Jim giải thích thêm:
Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn-thù-sư-lợi và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục.
Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi Luân hồi.
Vì vậy Địa tạng chính ra đã là một vị Phật nhưng khước từ vì cảm thấy chưa cứu độ được chúng sinh thoát khỏi Luân hồi
Ở Việt nam và các nước Đông Nam Á hình dáng Địa Tạng bồ Tát có khác nhau. Ở VN ngoài trong chùa Địa Tạng Bồ Tát còn thường được thấy thờ ở các nghĩa trang với hình dáng từa tựa như nhân vật "Tam Tạng" trong "Tây Du Ký"
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
|
The Following 8 Users Say Thank You to jimmy nguyen For This Useful Post:
|
|
03-08-2009, 05:10 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Hihi, về Địa Tạng, mình nói sơ sơ, vì đang nói về chùa, chứ thực ra cũng có tí tài liệu về ngài.
Tại Ấn Độ, ngài có tên là Ksitigarbha. Khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc, người Trung Quốc dịch tên ngài thành Ti-tsang Wang P'ou Sa, khi phiên âm sang tiếng Việt, người Việt gọi là Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Theo niềm tin của tín đồ Phật giáo Đại Thừa, thì ngài là vị Bồ Tát mang một hạnh nguyện lớn lao là, tự mình đi vào tất cả các cửa Địa ngục để giải thoát cho tất cả những nghiệp chướng đau khổ đang bị hạng quỷ sứ Yen-Lo-Wang (người Việt gọi là Diêm La Vương, tức Yamaràja của Ấn Độ) tra tấn hành hạ.
Tại Trung Quốc, ngài Địa Tạng được thờ ở Kieou-Houa-Shan (Cửu Hoa Sơn), tỉnh Ngan Houei (An Huy) phía Nam Trung Quốc. Theo quan niệm phong thủy của người Trung Hoa, Cửu Hoa Sơn biểu thị cho hành Thổ - tiếng Trung đọc là Ti, người Việt đọc là Địa. Người trấn thủ phương vị Địa, được gọi là Địa Tạng Vương, coi về việc có liên quan đến Địa Ngục - tiếng Trung đọc là Ti-yu .
Về việc ngài chưa thành Phật, trong Kinh Phật có trích dẫn câu nói của ngài : "Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật" (Các cửa địa ngục chưa trống rỗng, ta thề chưa thành Phật vội)
(Sưu tầm linh tinh - không phải trên mạng)
__________________
Gác kiếm
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:36 PM.
|