01-02-2009, 02:02 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Lầu Chuông và lầu trống đều có 6 tầng lầu. Ở tầng trệt, bên Lầu Trống có một chữ "CAO", bên Lầu Chuông có một chữ "ĐÀI" lớn, bằng chữ Nho. Bên trên khuôn bông có các chữ ấy, bên Lầu Trống có 4 chữ "Lôi Âm Cổ Đài", và bên Lầu Chuông có 4 chữ "Bạch Ngọc Chung Đài" đều bằng chữ Nho, kích thước nhỏ hơn nhiều so với hai chữ "CAO ĐÀI"
Tầng lầu thứ hai của mỗi Lầu có đắp nổi một bức tượng. Bên Lầu Trống là tượng bà Nữ Đầu Sư Hương Thanh, bên Lầu Chuông là tượng Đức quyền Giáo Tông - đây là hai vị chức sắc lớn, có công khai đạo và xây dựng Tòa Thánh buổi ban đầu
Tầng lầu thứ ba ngắn, chỉ có hai lỗ bông gió.
Phần dưới của Lầu Trống, tầng thứ hai có tượng Nữ Đầu Sư Hương Thanh
Phần dưới của Lầu Chuông, tầng thứ hai có tượng Đức quyền Giáo Tông
Tầng lầu thứ tư là tầng có chiều cao lớn nhất. Bên Lầu Trống có đặt một cái trống, gọi là Lôi Âm Cổ; bên Lầu Chuông đặt một cái chuông, gọi là Bạch Ngọc Chung (cái này mình nghe kể, chứ không trèo lên, nên không có hình chụp)
Tầng thứ năm và thứ sáu, thật sự chả biết có gì bên trong, thấy cũng ngắn, có mái vẫy ra để phân tầng
Trên nóc Lầu Trống, dưới cột thu lôi, có tạc hình giỏ hoa; bên Lầu Chuông tạc hình cái Hồ lô
Phần trên của Lầu Chuông và Lầu Trống.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
02-02-2009, 06:06 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Tòa Thánh là một khối (nhà) dài, ba Đài nối tiếp liên hoàn. Từ sân Đại Đồng Xã đi vào Tòa Thánh, ta sẽ đi lần lượt qua Hiệp Thiên Đài - Cửu Trùng Đài - Bát Quái Đài.
Vào cửa chính của Tòa Thánh, ta phải bước qua 5 bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đạo và 5 bước tiến hóa : Người - Thần - Thánh - Tiên - Phật
Cửa chính vào Tòa Thánh
Ngay thềm cửa chính, có 4 cây cột trụ, đắp nổi hình Rồng (Long) và Hoa - hai cột đắp hình Long, hai cột đắp hình hoa sen. Ngay trên cửa vào có đắp hình một cái cân, gọi là Cân Công Bình (để "cân" tội - phúc của mỗi người)
Bộ cột trụ đắp nổi hình LONG - HOA
Hai bức tường hai bên sảnh có đắp nổi mỗi bên một bức tượng. Ban đầu, trông hai bức tượng đều như vị tướng mặc đồ trận, mình đoán thế nào cũng có một bức là tượng của Quan Công, nhưng về sau hỏi chuyện vị tín đồ Cao Đài, mới biết là không phải. Bên trái sảnh là tượng ông ÁC, bên phải là tượng ông THIỆN. Cả hai ông tượng đều mặc giáp trụ, đều râu ria, nhưng ông Thiện trông hiền hơn. Ông Thiện cầm đại đao (nên ban đầu mình tưởng là Quan Công), còn ông Ác cầm búa và tay kia cầm Ngọc tỷ ấn phù
Tượng ông ÁC ở bên trái sảnh
Tượng ông THIỆN ở bên phải sảnh
__________________
Gác kiếm
|
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
02-02-2009, 09:33 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Tịnh Tâm Điện là nơi các chức sắc cũng như tín đồ ngồi tịnh tâm, giữ lòng thanh tịnh trước khi tiến vào Thánh đường. Bước qua 5 bậc thềm, vào Tịnh Tâm Điện, người ta trông thấy ngay một bức tranh lớn - trên bức tường đối diện cửa ra vào - được gọi là bức tranh "Tam Thánh ở Bạch Vân động"
Điển tích về bức tranh này được diễn giải thế này (theo cách diễn giải của người Cao Đài) :
Ba vị Thánh thay mặt nhân loại ký bản "Thiên Nhơn hòa ước" - là bản hòa ước giữ Trời và Người, nội dung chỉ gồm mấy từ BÁC ÁI - CÔNG BẰNG.
Ba vị Thánh trong tranh gồm :
- Thanh Sơn chân nhân - mà trong kiếp giáng trần ở Việt Nam, ông chính là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyệt Tâm chân nhân - trong kiếp giáng trần ở Pháp, ông chính là nhà văn nổi tiếng Victor Hugo
- Trung Sơn chân nhân - trong kiếp giáng trần ở Trung Hoa, ông chính là nhà cách mạng Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn).
Bức tranh Tam Thánh trong Tịnh Tâm Điện
Trong tranh, Thanh Sơn chân nhân (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) là người bên phải bức tranh, đang cầm bút lông viết 8 chữ : THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ (4 Hán trên cùng) BÁC ÁI CÔNG BẰNG (4 chữ đang dính theo nét bút). Nguyệt Tâm chân nhân (Đại Văn hào Victor Hugo)là người Âu bên trái bức tranh, đang cầm bút lông ngỗng viết dòng chữ : DIEU ET HUMANITÉ – AMOUR ET JUSTICE. Còn Trung Sơn chân nhân (Nhà cách mạng Tôn Dật Tiên), người mặc trang phục Trung Hoa đứng phía sau Nguyệt Tâm chân nhân, cầm chiếc nghiên mực - tượng trưng cho ý nghĩa : sự dung hòa văn hóa Đông (đại diện là cụ Trạng Trình) - Tây (đại diện là Đại văn hào Victor Hugo) được đặt trên nền tảng triết lý của Nho giáo (đại diện là nhà cách mạng dân chủ Tôn Dật Tiên)
Từ Tịnh Tâm Điện có lối lên Hiệp Thiên Đài, từ Hiệp Thiên Đài lại có 2 lối lên Lầu Chuông và Lầu Trống (nhưng hôm đó, mình không lên, vì ban đầu ... không biết, không dám tự tiện xông lên, sau hỏi ra được biết thì ... hết giờ, phải đi Núi Bà Đen cho kịp)
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 02-02-2009 lúc 10:23 PM
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
02-02-2009, 10:45 PM
|
|
Senior Member
Mới độ dáng xe
|
|
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 170
Thanks: 296
Thanked 93 Times in 22 Posts
Biến số xe: 51D-999
|
|
ủa, seo chưa thấy mình đâu hết vậy ta!!!! hehe
__________________
Nhớ về em anh vững vàng tay lái ,
Nhớ về mẹ anh nhẹ nhàng tay ga .
|
02-02-2009, 10:53 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Từ Tịnh Tâm Điện, có hai lối 2 bên để đi vào bên trong Tòa Thánh. Bên trong Hiệp Thiên Đài, không gian được chia làm ba. Ở giữa là chánh điện, hai bên là nơi các tín đồ quỳ hành lễ, phái Nam bên phải, phái Nữ bên trái.
Quay nhìn lại phía cửa ra vào (phía Tịnh Tâm Điện mà ta mới đi qua), thấy có ba bức tượng của ba vị chức sắc lớn đứng trên tòa sen.
Tượng ba vị chức sắc lớn(phía sau, bên kia bức tường nơi đặt tượng chính là vị trí có bức tranh Tam Thánh)
Tượng ở giữa là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, mặc đại phục, ở vị trí cao nhất
Bên tay phải của Ngài là tượng Đức Thượng Thẩm Cao Quỳnh Cư, mặc đại phục, tay cầm Long Tu Phiến có gắn Phất Chủ, tay kia cầm chuỗi hạt
Bên tay trái của Đức Hộ Pháp là tượng Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, tay cầm cây Phất Chủ, tay kia cầm tràng hạt
Dưới tòa sen của bai vị là một con rắn 7 đầu, phần đầu rắn quấn vào đôn tòa sen của Đức Hộ Pháp, phần giữa quấn vào đôn của Đức Thượng Thẩm, phần đuôi quấn vào đôn của Đức Thượng Sanh (trong hệ thống tổ chức của đạo Cao Đài, Đức Hộ Pháp đứng đầu chi Pháp, Đức Thượng Thẩm đứng đầu chi Đạo, Đức Thượng Sanh đứng đầu chi Thế)
Rắn 7 đầu cuốn quanh đôn Tòa sen của các vị chức sắc
Con rắn 7 đầu tượng trưng cho 7 đức tính của con người : ÁI (thương yêu), Ố (oán ghét), HỈ (vui mừng), NỘ (giận dữ), AI (đau buồn), LẠC (vui vẻ, lạc quan), DỤC (ham muốn, dục vọng).
Đức Hộ Pháp đạp lên 4 đầu rắn có các chữ : NỘ, AI, Ố, DỤC, và tựa lưng vào 3 đầu rắn có các chữ ÁI, HỈ, LẠC (3 đầu rắn này bị tượng Ngài che mất, phải đi ra sát phía sau mới thấy được, nên trong tấm hình dưới, chỉ thấy có 4 đầu mang các tính xấu bị Ngài đạp lên)
Trong đạo Cao Đài, Hiệp Thiên Đài là cơ quan Đạo Pháp, có nhiệm vụ giúp con người liên hệ học hỏi với cá Đấng Thiêng liêng ở cõi trên, là cầu nối giữa Con Người ở thế gian ( Cửu Trùng Đài) với Thần, Thánh, Tiên, Phật ở cõi Thiêng liêng ( Bát Quái Đài).
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 03-02-2009 lúc 11:07 AM
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
03-02-2009, 05:02 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Cửu Trùng Đài tiếp nối giữa Hiệp Thiên Đài và Bát Quái Đài. Nền Cửu Trùng Đài gồm 9 bậc, mỗi bậc dài 7 met (cái này không phải là đo, mà ... suy ra từ chiều dài Cửu Trùng Đài là 63 met) cao độ mỗi bậc chừng gần 20cm, mỗi bậc ngăn cách bằng hai cây cột chạm rồng xanh (tổng cộng, trong Cửu Trùng Đài có 18 cây cột rồng xanh hai bên)
Cửu Trùng Đài - nhìn về phía Bát Quái Đài phía xa
Cột trụ chạm nổi hình rồng xanh trong Cửu Trùng Đài (18 cột hai bên)
__________________
Gác kiếm
|
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
03-02-2009, 05:25 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Cửu Trùng Đài là phần "thế gian" của Đạo, 9 bậc của Đài tượng trưng cho 9 cấp bậc giáo phẩm trong đạo, từ thấp đến cao :
- Tín đồ
- Chức việc Bàn Trị Sự
- Lễ Sanh
- Giáo Hữu
- Giáo Sư
- Phối Sư
- Đầu Sư
- Chưởng Pháp
- Giáo Tông
Khi hành lễ, hàng chức sắc quỳ ở gian chính giữa, tín đồ nam nữ quỳ ở hai bên riêng biệt
Khi mình vào xin chụp ảnh, họ không cho chụp các tín đồ Cao Đài trong Đền Thánh, nhưng vòng ra ngoài thì chụp được cái này :
Hành lễ trong Cửu Trùng Đài, các chức sắc quỳ ở giữa, với các sắc phục riêng của các ngành (bạn đang ngồi chụp ảnh ở bậc cửa, là bạn tây)
Ở bậc thứ 6 - của Giáo Hữu - mỗi bên nam, nữ có một cái Giảng Đài. Đó là một cái đài nhỏ ở trên cao lưng chừng cột rồng, được chống đỡ bằng 6 tia phun ra từ miệng con rồng phía dưới. ( Giáo Hữu là cấp đã đạt đến mức chế ngự được lục trần - sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp - thông suốt giáo lý
Giảng Đài - được đỡ bằng 6 tia phun ra từ miệng rồng
Cửu Trùng Đài - nhìn từ phía Bát Quái Đài xuống
__________________
Gác kiếm
|
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
03-02-2009, 05:47 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Phần tiếp giáp của Cửu Trùng Đài với Bát Quái Đài có đặt 7 cái ngai được sơn son thếp vàng, chạm trổ khá tinh vi. Án ngữ trước bộ ngai là một bức bình phong bằng gỗ, chạm trổ hình "Lưỡng Long chầu nhật" được mạ vàng
7 cái ngai ở khu vực tiếp giáp Bát Quái Đài.
Theo thứ tự :
- Hàng trên cùng, cao nhất, có một cái ngai, được chạm hình Rồng - đó là ngai của Giáo Tông
- Hàng tiếp theo, có 3 cái ngai, được chạm hình Phượng - là của các vị Chưởng Pháp
- Hàng dưới cùng có 3 cái ngai chạm hình Lân - là của các vị Đầu Sư
Lối lên khu ngai - nhìn từ phía Bát Quái Đài
__________________
Gác kiếm
|
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
04-02-2009, 06:59 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Dọc hai bên của bộ ngai bố trí hai hàng lọng và bộ bửu pháp Bát tiên - được cắm vào hai hàng giá gỗ.
Hai hàng lọng và bửu pháp dọc hai bên bộ ngai.
Trên ngọn của các bửu pháp ( trông giống mũi thương trong bộ binh khí quá), có trang trí các hình tượng, ví dụ thế này :
__________________
Gác kiếm
|
04-02-2009, 07:05 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Gọi là Bửu pháp của Bát Tiên, tức là phải có 8 món, nhưng lúc đó, có biết vậy đâu. Chụp xong, đi ngược ra phía Hiệp Thiên Đài nói chuyện với một vị tín đồ lớn tuổi, mới được biết. Sau về thấy có 6 tấm hình. Bực quá, dốt thật.
Các hình tượng trang trí nơi đầu mũi các cây bửu pháp :
__________________
Gác kiếm
|
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:09 PM.
|