Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > HỘI QUÁN TAO ĐÀN > Văn nghệ - Thơ ca

Chú ý

Văn nghệ - Thơ ca thơ gốc tre ... cũng được

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Cũ 15-09-2010, 01:32 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Một bài viết hay về vở nhạc kịch AIDA
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?t...D=41&News=3439
Trích đoạn Khúc quân hành huy hoàng



Aida- bi kịch bên dòng sông Nil

Năm 1917, nhà thiên văn học người Đức Max Worf đã lấy tên Aida và Amneris để đặt tên cho hai tiểu hành tinh số 861 và 871 của vành tiểu hành tinh trong hệ mặt trời. Cũng như kênh Suez nối liền hai đại dương, Aida là vở opera nối liền trường phái âm nhạc của Ý với âm nhạc phương Đông, góp phần làm cho tên tuổi của Verdi luôn toả sáng trên bầu trời âm nhạc

Giuseppe Verdi (1813 – 1901) được tôn vinh là một trong những nhà soạn nhạc opera vĩ đại của thế giới, ông cũng được coi là nhạc sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất với nước Ý. Trong bối cảnh, một châu Âu đầy biến động, nước Ý liên tiếp nổi lên ba cuộc chiến tranh giành giật từng phần lãnh thổ khỏi tay Áo - Phổ, những tác phẩm của Verdi luôn là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Lãng mạn và tinh thần dân tộc.

Hợp xướng “Va, pensiero…” trong vở Nabucco được coi như Quốc ca thứ hai của nước Ý, tên của Verdi được hiểu là viết tắt của khẩu hiệu “Vittorio Emanuele, Re d’Italia” (Vittorio Emanuele, vua của nước Ý) được hô vang lên thành khẩu hiệu trên những con đường, những đoàn người rầm rộ biểu tình. Chính hoàng đế Áo đã tuyên bố: “Khi người Ý hét lên Viva Verdi, họ đang nói đến chính trị chứ không phải âm nhạc”. Và khi nước Ý đang bước vào cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ ba, Verdi được thủ tướng Cavour mời làm đại diện của chính quyền theo. Năm 1867, con tàu đầu tiên đã thử nghiệm đi xuyên qua kênh đào Suez. Và để chuẩn bị cho việc khánh thành con kênh lịch sử này, phó vương Ai Cập Ismail đã đặt Verdi viết một tác phẩm thanh xướng kịch. Ismail là một quý tộc và chính khách lớn, ông cũng là người cho xây dựng nhà hát Cairo. Nhà hát này khánh thành năm 1969 nhưng các buổi biểu diễn ở đấy không làm vị phó vương bằng lòng. Ông muốn có một tác phẩm truyền tải được tinh thần Ai Cập với một chủ đề về Ai Cập và đã tìm đến Verdi. Nhưng Verdi đã khéo léo từ chối với lí do ông không thể sáng tác trong bối cảnh đất nước ông đang trong cuộc chiến. Bởi vậy buổi biểu diễn khánh thành nhà hát Cairo năm 1869 là vở Rigolleto của Verdi.


Tuy nhiên lãnh đạo của Nhà hát vẫn liên tục đặt vấn đề với Verdi trong giai đoạn 1869 – 1870, và khi họ tuyên bố rằng nếu Verdi không đồng ý, họ sẽ mời Charles Gounod thay vào đó. Không muốn làm mất lòng vị phó vương và trọng danh dự của mình, Verdi đã đưa ra một mức thù lao khá cao là 150.000 franc những mong Ismail sẽ từ bỏ ý định. Thế nhưng Ismail đã sẵn sàng trả cho Verdi một mức thù lao cao hơn thế. Vậy là Verdi tìm đến Antonio. Ghislazoni, một nhà nghiên cứu về Ai Cập, hiểu biết khá sâu sắc về lịch sử, văn hoá của vùng Đông Phi để đặt lời ca một trong ba vở opera vĩ đại mà Verdi sáng tác trong thời kì cuối, cùng với Otello và Don Carlos.

Trong bối cảnh Ai cập cổ đại, Aida là công chúa Ethiopia, bị bắt làm nô lệ khi đế chế Ai Cập hùng mạnh đánh chiếm đất nước nàng. Làm thị tì của công chúa Ai Cập Amrenis, Aida và Radames - vị tướng trẻ của quân đội đã nảy sinh tình yêu, tuy nhiên Radames cũng lại là người mà công chúa Amneris dành tình cảm đơn phương. Khi quân đội Ethiopia phản công lại quân đội Ai Cập, Radames được cử làm tiên phong thảo phạt quân Ethiopia. Chàng ra đi với quyết tâm chiến thằng hi vọng nhà vua sẽ ban Aida cho mình mà không hề hay biết vua Ethiopia chính là cha đẻ của Aida. Mọi bí mật về thân phận của Aida bị bại lộ khi đoàn quân của Radames ca khúc khải hoàn trở về và trong số tù binh có cả Amonaros, vua Ethiopia. Được tha chết, Amonaros khuyên Aida thuyết phục Radames tiết lộ bí mật quân sự của Ai Cập. Bị bại lộ, Radames phải chịu tội chôn sống. Công chúa Amneris đã ra điều kiện với Radames rằng nếu chàng từ bỏ Aida thì sẽ thoát khỏi tội chết. Tuy nhiên Radames đã chấp nhận cái chết chứ không từ bỏ tình yêu của mình. Vở opera két thúc với cảnh cầu nguyện của Aida và Radames dưới hầm mộ.
Toàn bộ vở diễn tập trung vào những đau đớn, giằng xé nội tâm của nhân vật Aida. Ở màn 1, đó là mâu thuẫn trong mong muốn của Aida khi đoàn quân Ai Cập xuất trận (aria “Ritorna Vincitor”). Nếu quân Ethiopia chiến thắng, nàng sẽ được giải thoát, được trở về quê hương, nhưng khi đó nàng sẽ mất Radames, người yêu và là nguồn an ủi khi phải lưu lạc nơi đất khách. Bất lực trước số phận, Aida chỉ còn biết trông đợi một cái gì đó mà nàng cũng chẳng thể biết và cầu nguyện những thiên thần giúp nàng vượt qua đau khổ. Ở màn 3 đó là lời tạm biệt với mảnh đất Ethiopia yêu dấu, nơi mà nàng không bao giờ có thể quay về nữa…

Đan xen trong bi kịch của Aida còn là bi kịch của Radames khi phải lựa chọn giữa dân tộc và tình yêu, giữa sự sống và cái chết, Sự hối hận muộn màng của công chúa Amneris khi để những tham vọng ích kỉ và lòng đố kị lấn át lí trí và hại chết người mình yêu. Trong bức tranh âm nhạc đồ sộ ấy, người ta còn nghe được âm vang kiêu hãnh của một đế chế Ai Cập hùng mạnh, tiếng nói của những Pharaon và những âm thanh sâu kín của Isis và Osiris. Những âm thanh kêu gào tuyệt vọng của những người nô lệ mất nước mà chắc chắn đã được Verdi lấy cảm hứng từ quá khứ của dân tộc mình. Hơn cả mong đợi của những người đặt hàng, vở opera đã tái hiện được bức tranh quá khứ hoành tráng bằng tất cả vẻ đẹp của âm nhạc.

Được công diễn lần đầu tiên ở nhà hát Cairo – Ai Cập vào tháng 12 năm 1871, Aida nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ khán giả. Tuy nhiên Verdi không hài lòng với buổi công diễn này vì thành phần khán giả hầu hết là các chính trị gia, các nhà tài phiệt và tầng lớp quý tộc mà không hề có khán giả đại chúng. Bởi vậy, Verdi đã đề nghị nhà hát La Scala dựng Aida trong mùa diễn 1872 và ông chính thức mời Teresa Stolz vào vai Aida, ca sĩ mà Verdi muốn mời hát tại buổi biểu diễn ở Ai Cập nhưng không thành. Ngay các năm sau đó tất cả các nhà hát lớn của Ý đã trình diễn Aida. Aida đòi hỏi một sân khấu đủ rộng để có thể dàn dựng những khung cảnh rộng lớn và một dàn hợp xướng cùng diễn viên ballet đồ sộ có thể lên đến gần 200 người.

Aida được đón chào nồng nhiệt cũng vì đây là vở opera có vị trí quan trọng trong bút pháp sáng tác của Verdi. Đấy là nơi Verdi đã từ bỏ chính những thủ pháp nghệ thuật trước đó của mình để khám phá những màu sắc và khía cạnh mới của giọng hát. Các aria và duo, trio có cấu trúc phức tạp hơn, sử dụng các chuổi giai điệu liên hoàn mang màu sắc âm nhạc phương Đông. Tuy vẫn lấy cốt truyện lịch sử theo truyền thống nhưng âm nhạc có những bứt phá quan trọng, tạo tiền đề cho opera verrismo. Chính Puccini năm 18 tuổi khi nghe xong vở Aida đã quyết định sẽ trở thành một nhà soạn nhạc chỉ sáng tác opera. Và không thể phủ nhận việc Aida và Otello có sức ảnh hưởng to lớn sản sinh trào lưu sáng tác Hiện thực từ Mascagni đến Puccini.

Các vai diễn chính trong Aida đầu là những vai diễn khó, đặc biệt là nhân vật Aida. Cũng như Violetta trong La Traviata, Aida đòi hỏi người ca sĩ phải đi hết chiều sâu của âm nhạc cũng như nội tâm nhân vật, nó là thách thức với những soprano lớn của thế giới. Leontyne Price là ca sĩ da màu đầu tiên thể hiện Aida, và cũng với vai diễn này, bà đã trở thành soprano đầu tiên thành công ở nhà hát La Scala danh giá cũng như được cả châu Âu đón nhận. Với chất giọng đặc trưng, mộc mạc, bà đã thể hiện được trọn vẹn một Aida với tâm trạng phức tạp và được ca tụng là Aida lớn nhất của thế kỉ 20.

Aida nằm trong danh sách 20 vở opera được trình diễn nhiều nhất ở Bắc Mĩ, đây cũng là một niềm tự hào và trở thành thương hiệu của Nhà hát La Scala, Millan, nơi mà lần đầu tiên Aida được trình diễn ở châu Âu. Năm 1917, nhà thiên văn học người Đức Max Worf đã lấy tên Aida và Amneris để đặt tên cho hai tiểu hành tinh số 861 và 871 của vành tiểu hành tinh trong hệ mặt trời. Cũng như kênh Suez nối liền hai đại dương, Aida là vở opera nối liền trường phái âm nhạc của Ý với âm nhạc phương Đông, góp phần làm cho tên tuổi của Verdi luôn toả sáng trên bầu trời âm nhạc
Tác giả: Đinh Quang Trung (nhaccodien.info)
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (14-12-2010), LEMOTO (15-09-2010), simba (15-12-2011)
  #12  
Cũ 07-12-2010, 10:01 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Vaòo khoảng năm 1974 ở Hà nội chiếu phim "Franz Liszt" dân Hà nội chen nhau mua vé tại rạp tháng 8. VND ngày đó cũng may mắn xem buỏi chiếu đó. HÌnh ảnh Listz hất mái tóc bạch kim in mãi trong trí nhớ.
Sau này nghe lại nhạc của Ông VND luôn có cảm giác không khí bừng sáng trong cái rạp đầy nhóc người ấy
Bản Rhasody (ngẫu hứng, bến tấu..) Hungary số 2 nguyên bản chơi trên Piano



Được phối khí cho dàn nhạc



Và thể hiện dưới dangl concerto với nghệ sĩ mèo Tôm


thay đổi nội dung bởi: vndrake, 13-09-2011 lúc 11:24 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (14-12-2010), jimmy nguyen (07-12-2010), mandalat (08-12-2010), simba (15-12-2011), thehuy (08-12-2010)
  #13  
Cũ 13-12-2010, 09:45 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Flight of the Bumble-Bee (Con ong vàng bay)
Rimsky-Korsakov
Đây là bản nhạc mẫu mực về khả năng phô diễn tốc độ chơi. Ban đầu bản nhạc soạn cho piano
Yuja Wang chơi piano


Dàn nhạc giao hưởng Đức


Oóc-gan nhà thờ



và flute chơi bởi robot của trường Waseda University'

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 13-12-2010 lúc 10:01 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (14-12-2010), LEMOTO (17-12-2010), simba (15-12-2011)
  #14  
Cũ 13-09-2011, 09:39 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Bản nhạc rất ấn tượng của nhà soạn nhạc Pháp theo trường phái lãng mạn Bezlioz
Chương 4 bản giao hưởng Những khúc phóng túng - Symphoni Fantastique mang tên thông thường Hành khúc đến đoạn đầu đài - March to Scaffold-Marche au supplice

Do dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Pháp chơi dưới sự chỉ huy của Leonard Bernstein năm 1973


Do dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng Philadenphia (mới giải thể gần đây) chơi dưới sự chỉ huy của Riccardo Muti


Dàn Phialdenphia chơi mạnh và sắc nét hơn nhưng em vẫn thích bản đầu tình tế hơn.
Hơn nữa trong video thứ hai phần hình ảnh chán quá!

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 13-09-2011 lúc 11:27 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (13-09-2011), jimmy nguyen (14-09-2011), simba (15-12-2011)
  #15  
Cũ 13-09-2011, 11:47 PM
HP_Rolls Royce's Avatar
HP_Rolls Royce HP_Rolls Royce vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Member
Tìm tài liệu độ xe
 
Tham gia ngày: Aug 2011
Đến từ: Sân ga 3 số 2
Bài gởi: 89
Thanks: 325
Thanked 413 Times in 68 Posts
Biến số xe: Không ghi
Mặc định

Em thích nhất là bản giao hưởng số 40 của Mozart.

Ngoài ra mỗi lúc muốn nổi khìn thì bật bản Beethoven Virus để thấy cuộc đời thật đẹp...Bản này thật sự là 1 tuyệt tác của Beethoven...

Em xin lỗi không biết sao dấu gõ lại bị thế này. Mod sửa giúp em với.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #16  
Cũ 30-10-2011, 03:53 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Holloween! Giới thiệu bản nhạc "Đêm trên đỉnh núi hoang - Ночь на лысой горе) của Modest Mussorgsky



Bản nhạc trích trong Phim Fantasia của Disney 1940
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
ThaiBinhDuong (02-11-2011), mobinam (31-10-2011), radeon (31-10-2011), simba (15-12-2011)
  #17  
Cũ 28-11-2011, 06:47 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Xin giới thiệu một tác phẩm của một nhạc sĩ thuộc nhóm "Khỏe" - Niềm tự hào của nhạc cổ điể Nga thế kỷ 19
Cả nhà còn nhớ tác phẩm Đêm trên đỉnh núi Hoang mà VND đã giới thiệu ở bài trước của Tác giả Maodest Mussorgsky. Ông có người bạn là họa sĩ -kiến trúc sư Viktor Hartmann mất khá sớm 1873 ở tuổi 39. Giới nghệ thuật Nga tổ chức một triên lãm hơn 400 tác phẩm của Harmann. Một phần không nhỏ của các tác phẩm này là các cổng được thiết kế cho thành phố Kiev và các nơi khác. Không khí của các tac phẩm hội họa đã truyền cảm xúc cho Mussorgsky viết nên tổ khúc "Những bức tranh trong triển lãm" cho piano gồm 4 phần. Bao chùm lên cả tác phẩm là nét nhạc tươi sáng khỏe mạnh huy hoàng"
Biểu diễn Piano Evgeny Kissin







Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (13-12-2011), DanhCB (12-12-2011), HP_Rolls Royce (28-11-2011), simba (15-12-2011)
  #18  
Cũ 09-12-2011, 09:19 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Vũ khúc trong Hang thần núi

Edvard Grieg
Peer Gynt, Op. 46
In the Hall of the Mountain King




Một số cach thể hiện trên chủ đề bản nhạc này

Chơi theo kiểu Semi Classic




được ban nhạc nổi tiếng Apocalyptica của Phần lan chơi với phong cách Metallica (ban này trụ cột là những tay chơi Cello cổ điển thành lập




Được chơi theo kiểu nhạc sàn Techno

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 09-12-2011 lúc 09:32 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (13-12-2011), DanhCB (12-12-2011), LEMOTO (10-12-2011), jimmy nguyen (09-12-2011), let-it-be (10-12-2011), simba (15-12-2011), tieuphuvivu (10-12-2011)
  #19  
Cũ 13-12-2011, 06:38 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ba-lê sao chúng ta chưa nói đến?

Từ khi các bác để em luyên thuyên trên mục này có một phần mà em ưa thích muốn chia sẻ cùng các bác là Ba lê. Tiếng Tiếng Pháp là ballet, tiếng Anh cũng mượn luông tiênga pháp và các cụ nhà ta gọi theo Hán ngữ là Ba lê. Gốc tiếng ý là balletto (môn này cũng từ nước Ý mà ra) còn gốc cổ xưa nữa là ballere (tiếng La Tinh) Dịch sang Tiếng Việt là múa nhưng khổ nỗi nước ta đã có múa mà bọn Tây nó lại múa khác nên ta dùng tên tay theo âm Hán là Ba lê. Định nghĩa tổng quan một môn nghệ thuật lớn em không dám làm. Em chỉ biết hầu như trên tất cả các quốc gia hệ thống đào tạo múa không ít thì nhiều đều có một phần chương trình không nhỏ đào tạo về ba-lê. Hôm nọ rất ghen tỵ khi Sài gòn dàn dựng rất thành công vở Kẹp hạt dẻ theo phong cách cổ điển. Cũng như Opera Ba lê là một nghệ thuật tổng hợp nhưng phần hát giảm đi rất nhiều chủ yếu còn Âm nhạc, múa, Sân khấu , đôi khi trong dàn nhạc cũng có dàn đônghf ca hoặc ca sĩ đơn ca nhưng hiếm. Để bắt đầu chia sẻ mạch lạc hơn em xin giới thiệu một vở được coi là đỉnh cao "Ba lê của Ba lê". Em không đủ sức tự tin để tự viết bài này nên có cóppy ở http://newvietart.com/index4.56.html một số đoạn

Vở Hồ Thiên nga dựa trên câu chuyện dân gian mà cốt truyện khá giống nhau của hai dân tộc Nga và Đức. Vào thời Tchaikovsky sáng tác vở “Hồ thiên nga”, ở xứ Bavaria thuộc nước Đức bây giơ, có vị vua Lidvig Đệ nhị nổi tiếng lãng mạn, nổi tiếng say mê nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Vua Lidvig Đệ nhị đã cho xây một tòa lâu đài thần tiên tuyệt đẹp gọi là lâu đài Thiên Nga, đứng trên sườn núi trông ra khu hồ cũng mang tên là hồ Thiên nga hết sức thơ mộng. Tòa lâu đài, khu hồ Thiên nga, vị vua lãng mạn đến khác thường đã gợi lên niềm cảm hứng cho Tchaikovsky sáng tác nên vở “Hồ thiên nga” tuyệt tác, một vở balê được xếp vào loại bi, trữ tình. Và có lẽ vì vậy Tchaikovsky đã quyết định đặt cho hoàng tử nhân vật chính của mình Hoàng tử Digfrid một cái tên Đức, dù Tchaikovsky là người Nga. Có nhiều thông tin khác nhau về nguồn gốc vở Ba lê này nhưng có lẽ đáng tin hơn cả ý tưởng do Vladimir Petrovich Begichev giám đốc nhà hát Bolsoithowif gian đó đã sáng tác một vở Bale với tên này. Sau ông qua các quan hệ đã chu cấp cho Tchaikovxky 800 rúp để hoàn thiện sau khi nghe chr đề chính được Tchaikovxky viết
Vở này biểu diễn lân đầu vào 20/2/1877 tại nhà hát Bolsoi nhưng chưa phải gây tiếng vang ngay do khả năng dàn dựng lúc đó cũng như kỹ thuật của diên viên.
Gần 20 năm sau (khi đó Tchaikovxky đã mất) nhà hátSaint Petersburg dàn dựng lại vở này thành công rực rỡ Nhạc
sỹ Rikardo Drigo đã không lấy toàn bộ nhạc của Tchaikovsky sáng tác cho “Hồ thiên nga”. Ông lấy những đoạn trích từ những sáng tác khác nhau của Tchaikovsky để đưa vào “Hồ thiên nga”, có cả những đoạn Drigo tự viết nhạc. “Hồ thiên nga” trong sự chuyển thể của Drigo mang nhiều nét cổ tích, mang nhiều nét huyện thoại hơn. Và “Hồ thiên nga” trở thành một huyền thoại thật đẹp, thật cảm động về tình yêu.
Nhà biên đạo múa người Đức Petin đã mang đến cho vở diễn cái không khí tưng bừng của những vũ điệu, cái hào nhoáng của những buổi lễ hội nơi cung đình, còn nhà biên đạo múa Ivanov đã làm cho vở balê “Hồ thiên nga” mang được bóng dáng tâm hồn Nga. Những cánh thiên nga yểu điệu rập rờn nối đuôi nhau bên bờ hồ phủ sương, những mái đầu nghiêng nghiêng mềm mại, làm người ta hình dung được những đàn chim thiên nga bên bờ hồ phương bắc. Những bước chân mềm mại, những cánh tay uyển chuyển theo dòng nhạc êm đềm làm người ta như thấy hiển hiện trước mắt những cánh chim nhè nhẹ đong đưa theo những tiếng hát buồn da diết của loài chim thiên nga.
Năm 1969 nhà biên đạo múa nổi tiếng của nhà hát lớn, ông Grigorovich, người hết sức say mê Tchaikovsky đã quyết định trả lại cho “Hồ thiên nga” cái hồn ban đầu của nó. Ông đã dàn dựng lại vở diễn theo đúng hồn nhạc của Tchaikovsky- một dòng nhạc đầy cảm xúc, đầy kịch tính, nhưng cũng thật lãng mạn. “Hồ thiên nga” trong cách nhìn của Grigorovich, không còn là một câu chuyện cổ tích về tình yêu nữa mà đã là một thế giới nội tâm đầy mơ mộng nhưng cũng thật sóng gió. Một thế giới của thật và giả, của trắng và đen thật gần nhau, thật khó phân biệt.
Nhưng dưới thời Liên Xô còn tồn tại, dàn dựng của Grigorovich phải thay đổi rất nhiều, đặc biệt là kết cục của nó. Những nhà lãnh đạo văn hóa Liên Xô khi đó không cho phép nàng Odetta, biểu tượng của niềm tin, của cái đẹp được chết trong tay của số phận. Mãi tới năm 2000, vở “Hồ thiên nga” mới được sửa lại theo đúng kịch bản của Grigorovich, một kịch bản theo sát ý tưởng lúc ban đầu của Chaikovsky nhất.

Vở diễn có 4 màn
Mán 1 Tại lâu đài trước có hồ nước Sinh nhật Hoàng tử, chàng bị cha mẹ yêu cầu chọn vợ bằng cách ném quả bóng nhưng chàng không chịu chạy trốn vào rừng đến tận đêm chàng thấy một đàn thiên nga trắng bay qua và đuổi theo








Màn II
Hoàng tử chạy đến bên mọt hồ nước khung cảnh đẹp, buồn với bóng dáng mụ phù thủy đàn thiên Nga và gặp Thiên nga trắng một nàng công chúa bị phù phép





Phần đầu của đoạn dưới đây là vũ khúc bôn thiên nga (Pas de Quarter)


Bầy thiên nga múa trên mặt hồ nhưng vẫn co bóng dáng của mụ phù thủy - Hoàng tử định giết nó nhưng công chua Thiên nga trắng đã can lại vì Phù thủy chết nàng sẽ không trở lại thành người



Trong phần trên nửa đầu chủ đề chính được nhắc lại sâu sắc hơn với những nét nhac của mụ phù thủy
Nửa phần cuốit dau Man III lễ trong Hoàng Cung và mụ phù thủy cho con gái hăn được biến giông hệt công chúa nhưng tất cả màu đen





Cuối phần này thiên nga đen và mụ phù thủy xuất hiện, sân khấu chuyển sang ánh sáng xanh đen nét nhạc ma mị hung dữ xuất hiện với sự phù giúp của mẹ-Mụ phù thủy mê hoặc tán tỉnh hoàng tử





Hoàng tự bị giằng xé giữa sự trong trắng, tình yêu, của sự dịu dàng tuyệt đối của công chúa thiên nga trắng và sự quyến rũ đầy ma mị của thiên nga đen và cuối cùng chảng tỏ lời cầu hôn với thiên nga đen

Hình ảnh thiên nga trắng cùng bầy thiên nga quằn quại cuối cảnh(từ phút 3'45s)
Và bắt đầu cảnh IV
Hoàng tử quay lại hồ nơi Thiên nga trắng đang bị phép độc của mụ phù thủy bắt mãi là thiên nga


Hoàng tử bất lực trước phép thuật của mụ phù thủy hay bất lực trước chính sự phản bội của mình!
Trong bản này kết thúc có hậu tình yêu của Hoàng tử đã chiến thắng


thay đổi nội dung bởi: vndrake, 14-12-2011 lúc 11:53 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (13-12-2011), Cê đê 90 (01-01-2012), let-it-be (13-12-2011), simba (15-12-2011)
  #20  
Cũ 15-12-2011, 12:07 AM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Phần kết có hậu trên đây của vở diễn làm cho chúng ta thoải mái hơn. Nhưng trong nguyên bản Thiên nga trắng không trở lại thành người - Hoàng tử con người cố đi tìm sự tuyệt đối đã làm hỏng ngay sự tuyệt đối bởi sự phản bội của mình. Nhưng số phận không cho phép chàng làm lại. Khi chàng không còn giữ được sự trong trắng trong chính tâm hồn mình, thì giấc mơ trong trắng của khàng cũng chết. Khi chàng đã phản bội lại niềm tin, thì tình yêu tuyệt đối cũng không thể sống nổi, dù chàng được tha thứ. Và nàng thiên nga trắng Odetta đã bị chết trong tay của số phận nghiệt ngã ngay khi ngày mới bắt đầu. Đây là phương án gốc đã được Grigorovich xây dựng lại năm 1969-VND thích cái kết này hơn Vở Ba lê Hồ thiên nga không đơn giản là câu chuyện mà mang đầy tính triết lý, nội tâm hơn.
Khi xem vở này lần đầu cả đêm VND không ngủ được vì cái kết day dứt ấy - Cái tốt cái đẹp ngay đấy mà không bao giờ chạm đến được.

VND rất khoái khi giới thiệu với anh em vở Ba lê này khá đầy đủ dù chất lượng hình ảnh không có độ phân giải cao nhưng cũ đã đủ truyền đến người xem không khí sang trọng của vở diễn này. Các bạn hay cùng VND thưởng thức ở đây các điệu vũ được coi là kinh điển của Nghệ thuật Ba lê cổ điển.

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 15-12-2011 lúc 12:20 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (14-03-2012), Cê đê 90 (01-01-2012), radeon (17-12-2011), simba (15-12-2011)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:45 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.