Em copy bài bên xedap.org, ae xem thử cung đường này ok kg?
Track Log chính thức sẽ là thế này
http://ridewithgps.com/routes/1752670
hạn chế hết cỡ có khoảng 20 mấy km là QL1a chịu thôi.
Bài viết chia sẻ về Tour bụi Sài Gòn – Gáo Giồng, Đồng Tháp và ngược lại.
-Thời gian dự định: 2 ngày và 1 đêm
-Quảng đường 210km ( tính từ hàng xanh)
Cảm nhận và chia sẻ
Bỏ xa phố xá ồn ào náo nhiệt và quẳng cái gánh bộn bề công việc xuống vai. lang thang trên lưng ngựa sắt như những gã cao bồi không nhà. Để trốn cái cảnh hối hả của buổi sáng Sài gòn, Chúng Tôi ra khỏi nhà từ lúc 5h sáng, đường phố đêm xa mù, không khí lành lạnh của cơn mưa đêm qua. Tranh thủ ra khỏi nội thành theo hướng đường Ba Hom - Trần văn Giàu - Đường N2
Vài tia nắng đầu ngày rơi nhẹ trên ĐN2 và N2 trải rộng đến hút tâm mắt. Hít sâu một hơi dài để nghe mùi của ruộng đồng và mùi của các khúm tràm xa xa. ĐN2 tốt và thẳng Tôi ngỡ như đường cao tốc nhưng lại không hề thấy bóng dáng của chiếc xe tải nào.
Hết ĐN2 chúng ta đến với đoạn cuối của QL62 dẫn đến tt. Tân Thạnh. Đường 62 chạy dọc theo một con kênh nhỏ và hai bên đường là rừng tràm non xanh ngút ngàn. Qua tt. Tân Thạnh (60km) chúng ta đi theo TL 829 , TL829 lại là một cung đường hay có những đoạn đường hư ngắn còn lại đường đã trả đá mi và cảnh vật cũng như làng xóm xung quanh rất đẹp, có những xóm nhỏ lẻ lỏi, len lỏi trong những vạt tràm xen với các cánh đồng năng xanh bạc ngàn và TL 829 đưa chúng Tôi đến Tt. Trường Xuân. Từ TT Trường Xuân (75km) chúng Tôi theo đường TL 844 đi Tam Nông, Đoạn này 844 rất tốt, với hai hàng bạch đàng và Tràm bông vàng mát rượi xa xa là những cánh đồng vào mùa gặt để đón con nước về. Đi theo TL 844 đến dốc cầu Phú Cường (86km), rẽ vào đường ven kênh bằng betông bên xóm bên sông, chạy luồn dưới những tán cây còng, cây gáo, xoã bóng xuống bề kênh làm cho lòng nhẹ hơn, lang than ven đường là vài đứa trẻ lưng trần, mặt lem luốt đùa trên những cây rơm vụ mới, Hết đường betông qua một hai cây cầu ván cao cao vắt kênh, Là chúng Tôi đến với Gáo Giồng.
Gáo Giồng là khu bảo tồn thiên nhiên hoang giã, và khu sinh sống của hàng trăm loài chim nước và đặt trưng của hệ thực vật Đồng Tháp Mười. Mỗi khi mệt mỏi với cuộc sống Tôi hay xuống đây để lặng lội với chim cò, với người dân mệt này. Tham quan và tận hưởng những món ăn dân dã
Xong bữa trưa, Chúng tôi có một cuộc đi thăm dò quanh khu vực rừng tràm, men theo bờ những con kênh, len lỏi qua những hàng tre và tràm để tìm hiểu về khu vực sinh sống của các loài chim nơi này và đánh giá trước khu vực để thuận tiện chụp hình chim, sau 5km đường dành cho trâu bò đi, thì chúng tôi qua ra lại chỗ nghỉ và đợi hoàng hôn xuống, hoàng hôn xuống cũng là lúc chim cò kéo về tổ nhiều. Khi mặt trời chớm ngọn tràm và không gian xung quanh tĩnh mịch hơn là lúc chiếc xuồng đưa 4 người chúng tôi vào laị bên trong rừng theo những con kênh.
Cò bay về tổ từng đàn lớn, dành chỗ đứng trên những cành cây tràm, một vài con lạc bầy còn đứng ngóng trên những gò đất ven kênh hay tìm cá thấp thoáng trong những buị cỏ năng ven bờ nước. Càng về chiều không khí nơi đấy vắng lặng, mặt nước phẳng lặng so bóng nhưng cây tràm khẳng khêu.
Xuồng quay về trên dòng kênh nhỏ, chúng tôi đón những cơn gió nhẹ thổi qua từ những cánh đồng cỏ năng, gió mang theo thoang thoảng hương hoa tràm từ vạt rừng bên kia, không gian cô tịch, bỗng cô lái đò đề nghị hát tặng bài hát “ Diệu buồn phương nam”.
Về phương nam lắng nghe cung dàn…… giọng hát của cô lái đò cất lên như điểm xuyến vào không khí tĩnh mịch hoà cùng nhịp của mái cheò. Xa xa tiếng cò, diệc văn vẳng trên ngọn những cây tràm già, đứng thấp thoáng giữa nền hoàng hôn. Cái không khí khiến chúng tôi ngồi lặng trên trên đò.
Chúng tôi gồm 4 người, gặp nhau giữa vùng Đồng Tháp mười. Đến Tháp mười vào buổi chiều, dùng cơm với những món ăn mang đậm chất nam bộ như Cá lóc nướng trui, cá linh nấu canh chua…. Ngồi trên chòi lá giữa đồng sen đón từng cơn gió thổi lên cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết.
* ( km) là số km đã đi qua
Chia sẻ
Đường N2 rất rất tốt đẹp, đẹp nhất là đi vào buổi sớm.