Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > HỘI QUÁN TAO ĐÀN > Tùy bút

Chú ý

Tùy bút Những cảm xúc của mọi người về xe CD, về CLB Hoangtuden

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #121  
Cũ 01-07-2014, 03:53 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 01 tháng 7

[x]Ngày 1/7/1997 Hồng Kông sau 156 nǎm nằm dưới dự thống trị của Anh khi được chuyển giao chủ quyền cho Trung Quốc.
Năm 1839, do triều đình nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện, giữa Đại Thanh và Anh Quốc đã nổ ra Chiến tranh Nha phiến. Đảo Hồng Kông bị quân Anh chiếm vào ngày 20 tháng 1 năm 1841 và ban đầu được nhượng cho Anh Quốc theo thảo ước Xuyên Tị như là một phần của thỏa thuận ngừng bắn giữa Đại tá hải quân Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng Kỳ Thiện (琦善), song thỏa thuận này đã không bao giờ được phê chuẩn do tranh cãi giữa các quan chức cấp cao của cả hai chính phủ.[23] Phải cho đến ngày 29 tháng 8 năm 1842, hòn đảo mới chính thức bị nhượng lại vĩnh viễn cho Anh Quốc theo Điều ước Nam Kinh. Người Anh đã thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc xây dựng Victoria City vào năm sau.
Dưới sự cai trị của người Anh, dân số đảo Hồng Kông tăng từ 7.450 cư dân người Hán, chủ yếu là ngư dân, vào năm 1841 lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu tại Hồng Kông (bao gồm Cửu Long) vào năm 1870.
Năm 1860, sau khi nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu bị nhượng lại vĩnh viễn cho Anh Quốc theo Điều ước Bắc Kinh.
Năm 1894, đại dịch dịch hạch chết chóc đã lan từ Trung Quốc sang Hồng Kông, gây ra 50.000–100.000 ca tử vong.[26]
Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng Kông, Anh Quốc thu được quyền thuê đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên gọi "Tân Giới". Từ đó, lãnh thổ Hồng Kông không thay đổi.
Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. Đổng Kiến Hoa đã nhậm chức Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đầu tiên. Khoảng 10% người dân Hồng Kông đã di dân sang nước khác trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vì không muốn sống dưới quyền cai trị của Cộng Sản.
Lễ ban giao Hongkong trở về Trung quốc


Nền kinh tế của Hồng Kông đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Dịch cúm gia cầm do H5N1 gây ra cũng xuất hiện ở Hồng Kông vào năm đó. Việc thực hiện Airport Core Programme dẫn đến việc khai trương Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới năm 1998, sau 6 năm xây dựng. Dự án này là một phần của Chiến lược Phát triển Cảng và Sân bay đầy tham vọng được dự thảo trong thập niên 1980.

[x]Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1-7-1822, quê ở Tân Khánh, Bình Dương (Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Nǎm 1843 ông đỗ tú tài lúc 21 tuổi. Nǎm 1847 ông ra Huế học thêm để chờ khoa thi, bỗng nghe tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang, dọc đường về ông bị bệnh rồi mù đôi mắt. Từ ấy ông an phận ở Gia Định dạy học và nhân dân quen gọi ông là Đồ Chiểu. Khi Pháp xâm chiếm, ông lui về Bến Tre dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Trương Định. Ông tích cực dùng vǎn chương lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Ông làm vǎn tế "Vong hồn mộ nghĩa", thơ vǎn thương sót Trương Định, Phan Tòng và xót xa cái chết của Phan Thanh Giản. Ông có ba tác phẩm yêu nước là "Lục Vân Tiên", "Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp".
Nguyễn Đình Chiểu không những là một nhà thơ mà còn là một chiến sĩ, một nhà vǎn hoá của nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XIX. Ông mất ngày 3-7-1888.


[x]Ngày 01/07/1903 -Gải đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp - Tour de France đầu tiên được tổ chức.
Tour de France (tiếng Pháp) – còn gọi là Grande Boucle hay một cách đơn giản là Le Tour, trước đây thường được dịch là Vòng quanh nước Pháp hay Vòng nước Pháp – là giải đua xe đạp nổi tiếng nhất thế giới. Từ năm 1903, ngoại trừ trong thời gian Đệ nhất thế chiến (không tiến hành từ năm 1915 đến năm 1918) và Đệ nhị thế chiến (không tiến hành từ năm 1940 đến năm 1946), cuộc đua này được tổ chức hằng năm trong vòng 3 tuần của tháng 7 với đường đua xuyên nước Pháp và các nước lân cận. Cuộc đua do Amaury Sport Organisation (ASO) tổ chức và thuộc về loạt đua UCI ProTour bắt đầu từ năm 2005, một trong những loạt đua quan trọng nhất trong một năm.
Tour de France nữ (Grande Boucle Féminie Internationale) với các chặng đua ngắn hơn nhiều bắt đầu được tổ chức từ năm 1984. Trong giới truyền thông báo chí, cuộc đua này hoàn toàn bị cuộc đua dành cho phái nam che lấp.




[x]Ngày 01/07/1908 - SOS "...---..." là tín hiệu phát bằng vô tuyến điện báo hoặc bằng một cách phát khác thể hiện nhóm ký tự SOS, khi được sử dụng có nghĩa là có nguy hiểm nghiêm trọng, cấp bách đang đe dọa và yêu cầu trợ giúp. Quy ước tín hiệu SOS được đề xuất lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển ở Berlin năm 1906. Nó đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn năm 1908 và được sử dụng rộng rãi từ đó.
Với mục đích dễ nhớ, SOS có thể được hiểu như là "Hãy cứu tàu chúng tôi" (Save our Ship), "Hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi" (Save our Souls) hay "Gửi cứu trợ" (Send out Succour), "Save Our Shelby", "Shoot Our Ship", "Sinking Our Ship", "Survivors On Shore"... thực ra, không có một ý nghĩa đặc biệt nào trong bản thân các chữ cái và hoàn toàn sai khi đặt các dấu chấm giữa các chữ cái này. SOS được chọn đơn giản vì đây là những tín hiệu ngắn, dễ nhận biết và có thể gửi đi nhanh chóng.
Ký họa cảnh trong ca-bin phòng điện báo tàu Titanic khi thuyền trưởng và báo vụ tín hiệu gửi tín hiệuSOS đi


[x]Ngay 01/07/1916 – Thế chiến thứ nhất: Ngày đầu tiên của Trận Somme, một trong những trận đánh lớn nhất của Thế chiến thứ nhất. Chỉ trong ngày đầu tiên này, thương vong của lính Anh là 19.000 người chết và 40.000 người bị thương.
Trận Somme diễn ra vào mùa hè và mùa thu năm 1916, là một trong những trận đánh lớn nhất của Thế chiến thứ nhất. Với con số thương vong hơn 1 triệu người, đây được xem là một trong số những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử loài người. Phe Hiệp ước cố gắng bẻ gãy phòng tuyến dài 40 km của quân Đức dọc sông Somme ở miền bắc nước Pháp. Một mục đích khác của trận Somme là kéo giãn lực lượng quân Đức ra khỏi trận Verdun. Tuy nhiên, khi trận Somme kết thúc, số lượng thương vong lại vượt quá cả ở Verdun. Quân Anh bị tổn thất nặng như vậy nhưng chỉ chiếm được có chút đất đai và thất bại trong việc chọc thủng phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, với Chiến dịch này liên quân Anh-Pháp đã giảm nhẹ gánh nặng cho quân Pháp ở Verdun. Chiến dịch đẫm máu này đã đặt nền tảng cho những thay đổi lớn lao của hai phe sau này,nên được xem là một trận đánh quan trọng trong suốt bề dày lịch sử thế giới.


[x]Ngày 01/07/1917 - Nam Phong tạp chí ra mắt lần đầu.
Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm và Chủ bút; Phạm Quỳnh làm Chủ biên phần chữ quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm Chủ biên phần chữ nho. Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể thức, bài bản và giá trị về tri thức, tư tưởng. Trụ sở tòa soạn ban đầu ở nhà số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội - cùng nhà Phạm Quỳnh lúc bấy giờ, năm 1926 chuyển về nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội.
Nam Phong thường đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê bình văn học, và tài liệu lịch sử bằng quốc ngữ. Là một phương tiện của thực dân Pháp để tuyên truyền cho chế độ thực dân, cương lĩnh chính trị của tạp chí ít được chú ý. Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào việc truyền bá Chữ Quốc ngữ vào Việt Nam.


[x]Ngay 01//07/1921 – Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) (tiếng Hoa giản thể: 中国共产党; tiếng Hoa phồn thể: 中國共産黨; bính âm: Zhōngguó gòngchǎndǎng; Hán-Việt: Trung Quốc Cộng Sản Đảng) là chính đảng lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc được quy định trong Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập năm 1935 và đánh thắng Quốc dân Đảng trong cuộc Nội chiến tại Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có hơn 70 triệu đảng viên, đây là chính đảng có số lượng đảng viên đông nhất trong các chính đảng trên thế giới nhưng chỉ chiếm 5% dân số Trung Quốc.


[x]Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức một phong trào thanh niên, Xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương vận động một phong trào thanh niên công khai để tập hợp lực lượng yêu nước của Nam Bộ và Sài Gòn chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Tổ chức ấy lấy tên là "Thanh niên Tiền phong". Lễ ra mắt chính thức của "Thanh niên Tiền phong" được tổ chức công khai trước Sở thú Sài Gòn vào ngày 1-7-1945.
Từ Sài Gòn - Chợ Lớn, phong trào "Thanh niên Tiền phong" đã làm tan rã các tổ chức thể thao của Pháp. Bằng những công việc như làm vệ sinh, quyên gạo, tiền, tổ chức cứu đói v.v... phong trào đã đi sâu vào đời sống quần chúng.
Đa phần các lãnh đạo của phong trào này sau đều là các nhà hoạt động chính trị lớn như: : Lê Văn Huấn, Kha Vạng Cân, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Thái Văn Lung, Tạ Bá Tòng, Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng, Kiều Công Cung, Hồ Văn Nhựt...
Lá cờ của tổ chức


[x]Ngày 1-7-1948, Nha Bình dân học vụ đã phát động một chiến dịch diệt dốt mới. Chiến dịch này được triển khai đều khắp từ cǎn cứ Việt Bắc đến đồng bằng Liên khu 3, từ Bình Trị Thiên, Liên khu 5 đến các cǎn cứ Đồng Tháp (Nam Bộ). Tính đến đầu nǎm 1949, hơn 10 triệu người từ 8 tuổi trở lên ở nước ta đã thoát nạn mù chữ. Lúc này số dân nước ta có khoảng 26 triệu người).

[x]Ngày 01/07/1991 - Khối Hiệp ước Warsaw chính thức giải thể tại một cuộc họp ở Prague.
Khối Warszawa (phiên âm tiếng Việt: khối Vác-sa-va) là một hiệp ước quân sự được ký kết tại Warszawa (Ba Lan) vào năm 1955 giữa tám nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Albania (rút ra năm 1968), Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România và Tiệp Khắc. Liên minh quân sự này do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO, do Mỹ đứng đầu, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Trụ sở của khối đặt tại thủ đô Warszawa của Ba Lan.


[x]Ngày 1-7-1994: Sau 27 nǎm sống lưu vong, Yasser Arafat trở về quê hương của người Palestine và đẩy mạnh phong trào thành lập quốc gia độc lập của dân tộc mình.
Mohammed Abdel Rahman Abdel Raouf Arafat al-Qudwa al-Husseini (tiếng Ả Rập: محمد عبد الرؤوف عرفات القدوة الحسيني‎, 24 tháng 8 năm 1929 – 11 tháng 11 năm 2004), thường được gọi là Yasser Arafat (ياسر عرفات) hay theo kunya của ông Abu Ammar (أبو عمار), là một lãnh đạo Palestine và người được trao Giải Nobel. Ông là Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Tổng thống Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA), và lãnh đạo của đảng chính trị Fatah, do ông thành lập năm 1959. Arafat đã dành phần lớn cuộc đời mình đấu tranh chống lại Israel dưới danh nghĩa đòi quyền tự quyết cho người dân Palestine. Ban đầu ông phản đối sự tồn tại của Israel, nhưng ông đã thay đổi quan điểm của mình năm 1988 khi ông chấp nhận Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Arafat và phong trào của ông hoạt động tại nhiều quốc gia Ả Rập. Hồi cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, Fatah đã đối đầu với Jordan trong một cuộc nội chiến ngắn. Bị buộc phải rời Jordan và vào Liban, Arafat và Fatah là những mục tiêu chính của những cuộc xâm lược năm 1978 và 1982 của Israel vào nước này. Ông "được nhiều người Ả Rập và đa số người Palestine sùng kính," không cần biết tới ý thức hệ chính trị hay phe phái, coi ông là một chiến binh vì tự do người là biểu tượng cho những khát vọng quốc gia của họ. Tuy nhiên, ông bị "nhiều người Israel sỉ vả" và bị miêu tả "ở hầu hết thế giới phương Tây là tên khủng bố số một" vì những vụ tấn công mà phái của ông đã tiến hành chống lại thường dân.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Yasser_Arafat)
Phim tài liệu về ông (Tiếng Phap)

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 04-07-2014 lúc 02:21 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (04-07-2014), mobinam (04-07-2014), thehuy (04-07-2014)
  #122  
Cũ 03-07-2014, 06:31 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 02 tháng 07

[x] Ngày 2-7-1940 Nhật đơn phương đưa nhiều đơn vị giám sát tại các của khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Hải Phòng. Đây là những lực lượng vũ trang đầu tiên của Nhật Bản đặt chân lên Đông Dương tạo ra tiền đề cao cho sự can thiệp và chiếm đóng của phát xít Nhật.

[x] Trong hồi ức của mình, đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại "Sau khi được giao là tổng chỉ huy quân đội Quốc gia, một hôm Hồ Chủ tịch bảo tôi: "Sẽ có một thanh niên về làm tham mưu". Người thanh niên ấy là đồng chí Hoàng Vǎn Thái".
Đại tướng Hoàng Vǎn Thái quê tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia cách mạng từ hồi còn trẻ và được học tại trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Sau Cách mạng tháng Tám ông được Bác Hồ cử làm Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia. Ông mất ngày 2-7-1948.
Hoàng Văn Thái (1915–1986) là Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam và là một trong những tướng lĩnh có ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người có công lao lớn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp cũng như có ảnh hưởng đối với cuộc chiến chống đế quốc Mĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp công trong nhiều chiến dịch quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng là nhân vật chính trị cao cấp của Việt Nam, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V.


[x] Nguyễn Thái Bình sinh nǎm 1948 ở tỉnh Long An. Do thông minh, học giỏi, nǎm 1966, sau khi đỗ tú tài, anh được sang học tập ở Mỹ.
Trong thời gian ở Mỹ, anh đã gửi cho Tổng thống Mỹ Nichxơn, vạch trần những luận điệu hoà bình giả dối, xảo trá, tố cáo tội ác dã man của Mỹ xâm lược Việt Nam. Anh tham gia các cuộc biểu tình ở Mỹ chống chiến tranh ở Việt Nam, viết báo, làm thơ cổ vũ những người Việt Nam sống trên đất Mỹ hướng về Tổ quốc, thuyết phục những người Mỹ yêu chuộng hoà bình và công lý.
Đầu tháng 2-1972, sau khi cùng các bạn học kéo đến tổng lãnh sự toán của Ngụy quyền miền Nam ở Xanphraxítcô phản đối sự đàn áp chính trị ở miền Nam, đòi trả lại tự do cho những người trong phong trào hoà bình ở Sài Gòn, anh và 6 sinh viên khác bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước.
Ngày 2-7-1972, khi máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì Nguyễn Thái Bình đã bị băn chết.
Hình ảnh người trí thức trẻ bị bắn chết tại sân bay Tân sơn nhất


[x]Ngày 24-6-1976 tại hội trường Ba Đình lịch sử, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất khai mạc. Ngày 2-7-1976, Quốc hội đã quyết định đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


[x]Ngày 2/7/2002 – Steve Fossett trở thành người đầu tiên bay một mình không nghỉ vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu.
James Stephen Fossett (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1944; mất tích ngày 3 tháng 9 năm 2007) là một nhà triệu phú người Mỹ và ông đã lập được nhiều kỷ lục mang tính quốc tế, hiện tại ông đang bị mất tích.

Các kỷ lục của ông
Steve Fossett được Liên đoàn Hàng không quốc tế (FAI) cấp giấy chứng nhận 93 kỷ lục và Hội đồng thuyền buồm thế giới công nhận 23 kỷ lục. Ít nhất 60 kỷ lục của ông đến nay vẫn chưa bị phá. Ông từng bơi qua eo biển Manche giữa Pháp và Anh, từng nhiều lần bay quanh thế giới, từng leo hơn 400 ngọn núi, trong đó có đỉnh Matterhorn ở Thụy Sĩ và ngọn Kilimanjaro ở Tanzania.
Ngày 19 tháng 6 năm 2002 ông khởi hành từ Northam (Úc) bay vòng quanh thế giới không nghỉ trên khinh khí cầu Spirit of Freedom và trở về ngày 2 tháng 7 năm 2002.
Năm 2005, Fossett trở thành người đầu tiên trên thế giới một mình lái máy bay không nghỉ vòng quanh thế giới mà không cần tiếp nhiên liệu.


Các chuyến bay bằng khinh khí cầu của ông:



thay đổi nội dung bởi: vndrake, 04-07-2014 lúc 02:25 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (04-07-2014), DanhCB (09-07-2014), mobinam (04-07-2014), thehuy (04-07-2014)
  #123  
Cũ 04-07-2014, 11:17 AM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 03 tháng 7

[x]Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản sinh ngày 3-7-1917, quê ở làng Liễu Viên, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Năm 20 tuổi, ông đã làm phóng viên cho các tờ báo của Đảng như: Tin tức, Bạn dân... Năm 1939, một mình ông đạp xe đi vòng quanh Đông Dương, vừa đi vừa chụp ảnh. Ông đã tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội, Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Tây). Tháng 11-1945, ông được cử làm Trưởng phái đoàn thanh tra mặt trận Nam bộ. Sau 9 năm kháng chiến, trong đoàn quân từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ Đô có nhà báo Nguyễn Bá Khoản.
Ông đã nhanh nhạy ghi được những hình ảnh, những người vào thời khắc hiếm hoi của lịch sử như: Các cảnh đồng bào Hà Nội mít tinh trước Nhà hát lớn ngày 17-8-1945, cướp chính quyền ở phủ Khâm sai, lễ mừng đất nước độc lập tại Vườn hoa Ba Đình, hai chiến sĩ "Sao vuông" ôm bom ba càng chờ xe tăng Pháp ở Ngã Tư Hàng Đậu, những lính Pháp cuối cùng đi trên cầu Long Biên rút khỏi Hà Nội...
Năm 1991, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản tổ chức triển lãm ảnh của mình lần đầu tiên. Hai năm sau, ông qua đời.
Tháng 9-1996, Chủ tịch nước đã ký quyết định tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho 5 tác phẩm ảnh của Nguyễn Bá Khoản chụp Bác Hồ và kháng chiến.
Bức ảnh chiến sĩ tự vệ và bom ba càng tại Ngã tư Hàng đậu


[x]Ngày 3-7-1955, công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn tổ chức hai cuộc biểu tình lớn đòi trả lại tự do cho những người trong "Ủy ban cứu trợ nạn nhân chiến tranh", kết hợp đòi hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất Tổ quốc. Bày ngày sau, ngày 10-7, các cuộc bãi công, bãi thị đòi hoà bình thống nhất nước nhà liên tiếp nổ ra. Chính quyền đã huy động nhiều lực lượng quân sự cảnh sát để chống biểu tình. Bất chấp mọi ngăn cản, đàn áp, khắp miền Nam có từ 60 đến 90% đồng bào tham gia bãi công, bãi thị. Ở Sài Gòn, cuộc tổng bãi công làm tê liệt hoạt động của thành phố trong 10 giờ.

[x]Lê Văn Thiêm Sinh 29 tháng 3, 1918 Mất 03 tháng 7, 1991 (73 tuổi).Ông là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà toán học Việt Nam được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc.
Giáo sư Lê Văn Thiêm cùng các nhà toán học hàng đầu Việt nam
GS Lê Văn Thiêm và Ban Chấp hành Hội Toán học Việt Nam khoá 1. Hoàng Tuỵ (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, thứ 3), Nguyễn Thúc Hào (Phó Chủ tịch, thứ 4), Lê Văn Thiêm (Chủ tịch, thứ 5), Nguyễn Cảnh Toàn (Phó Chủ tịch, thứ 6), Nguyễn Đình Trí (Uỷ viên Thường vụ, thứ 7)... (Hàng đầu từ trái sang)


Giáo sư Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt Nam.

Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện Toán học đã trở thành một trung tâm toán học uy tín hàng đầu của cả khu vực.
GS. Lê Văn Thiêm có đóng góp lớn trong việc thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học thế giới. Ông đã đưa Hội Toán học Việt Nam tham gia vào Hội Toán học quốc tế với tư cách là thành viên chính thức, đưa Viện Toán học tham gia vào Trung tâm Toán học quốc tế Banach (Ba Lan). Nhờ mối quan hệ tốt và uy tín khoa học của ông mà nhiều nhà toán học có tên tuổi trên thế giới như Laurent Schwartz, Grotendick (Pháp), Smale và Chomsky (Mỹ)... đã sang Việt Nam và nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác với các nhà toán học Việt Nam.

[x]Ngày mùng 3/7/1969 vụ nổ nhân tạo phi hạt nhân lớn nhất trong lịch sử xảy ra tại sân bay vũ trụ Nga - Vụ nổ tên lửa tàu N1 5L thuộc dự án tên lửa vũ trụ N1 của Liên xô.


[x]Ngày 03/7/1988 Chuyến bay 655 của Iran Air trở hành khách dân sự từ Tehran đến Dubai mà bị bắn rơi bởi tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Vincennes của Hải quân Hoa Kỳ. Cuộc tấn công đã xảy ra ngay trong không phận Iran, trên vùng lãnh hải của Iran thuộc Vịnh Ba Tư , và trên tuyến đường bay thông thường. Chiếc Airbus A300 -203 B2, đã bị phá hủy bởi tên lửa đất-đối-không SM-2MR bắn từ Vincennes.
Tất cả 290 trên tàu, trong đó có 66 trẻ em và 16 phi hành đoàn, đã chết. Tai nạn này đứng thứ chín trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử hàng không , giữ kỷ lục về số người chết của bất kỳ sự cố hàng không trong vùng Vịnh Ba Tư và số người chết cao nhất bất kỳ sự cố liên quan đến một máy bay Airbus bất cứ nơi nào trên thế giới.

Sự kiện này gây ra một tranh cãi của quốc tế, Iran lên án các cuộc tấn công của Mỹ. Vào giữa tháng 7 năm 1988, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Velayati chất vấn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và lên án Hoa Kỳ rằng: cuộc tấn công này của Mỹ "không thể là một sai lầm" và là một "hành động tội phạm", một "tội ác" và " vụ thảm sát. " George Bush , khi đó là đồng thời Phó Tôngr thống Hoa Kỳ trong chính quyền Reagan đã bảo vệ đất nước bằng cách cho rằng các cuộc tấn công của Hoa Kỳ đã một sự cố trong thời chiến. Liên Xô yêu cầu Hoa Kỳ rút khỏi khu vực này và kết thúc hỗ trợ chiến tranh Iran-Iraq. Hội đồng Bảo an Nghị quyết 616 đã được thông qua thể hiện " thông cảm " về cuộc tấn công của Mỹ," hối tiếc sâu sắc "cho sự mất mát của cuộc sống con người, và nhấn mạnh sự cần thiết phải kết thúc cuộc chiến tranh Iran-Iraq như giải quyết trong năm 1987.
Tháng 2 năm 1996, Hoa Kỳ đã đồng ý trả cho Iran 131,8 triệu USD bồi thường 61,8 triệu USD 248 người Iran thiệt mạng trong chụp xuống ($ 300.000 mỗi nạn nhân có thu nhập tiền lương, $ 150,000 cho mỗi không có thu nhập). Phần còn lại 70.000.000 $ của việc giải quyết đã được phân bổ nhưngkhoong có thông tin chính xác mặc dù nó ước lượng gần đúng giá trị của một máy bay phản lực A300 sử dụng vào thời điểm đó. 38 trường hợp tử vong không phải quốc tịch Iran cũng được bồi thường thêm. Mỹ phủ nhận có bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm đối với những gì đã xảy ra.

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 04-07-2014 lúc 12:40 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (04-07-2014), DanhCB (09-07-2014), LEMOTO (16-07-2014), mobinam (04-07-2014)
  #124  
Cũ 04-07-2014, 12:44 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 4 tháng 7

[x]Ngày 4/7/1776 - Ngày Độc lập của Hoa kỳ: Trong cuộc Chiến tranh Cách mạng, những người thuộc địa ở vùng Tân Anh (New England) đã chiến đấu với Anh từ tháng 4 năm 1775. Kiến nghị đầu tiên trong Quốc hội Lục địa để giành độc lập được đưa ra trong ngày 8 tháng 6. Sau khi có nhiều bàn cãi, Hội nghị đã bí mật nhất trí bầu (12-0) đòi độc lập từ Đế quốc Anh trong ngày 2 tháng 7. Hội nghị sau đó sửa đổi văn bản tuyên ngôn cho đến sau 11 giờ ngày 4 tháng 7, khi 12 thuộc địa bầu chấp nhận và đưa ra một phiên bản chưa ký cho các nhà in. (New York không bầu trong cả hai cuộc). Philadelphia đón mừng Tuyên ngôn bằng cách đọc nó với công chúng và đốt lửa mừng trong ngày 8 tháng 7. Mãi đến ngày 2 tháng 8 thì một phiên bản sạch mới được các thành viên trong hội nghị ký, nhưng vẫn giữ bí mật để họ khỏi bị quân Anh đánh trả đũa.
John Adams, được Thomas Jefferson cho là một trong những người quan trọng nhất trong phía đòi độc lập, viết thư cho vợ Abigail trong ngày 3 tháng 7 rằng ông tin rằng ngày 2 tháng 7 sẽ được kỷ niệm làm ngày độc lập trong các thế hệ tới. Ông đã sai hai ngày. Tuy biểu quyết trong ngày 2 tháng 7 là việc quyết định, ngày 4 tháng 7 là ngày được viết trong bản tuyên ngôn. Văn bản của Jefferson, sau khi được Hội nghị hiệu đính, được chấp nhận trong ngày 4. Đó cũng là ngày đầu tiên dân chúng Philadelphia nghe được tin về việc đòi độc lập chính thức này.
Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776.Ngày lễ này thường được đi kèm với những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ.


[x] Ngày 4-7-1905 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh tự trị Plâycu, Tỉnh lỵ đặt tại Plâycu của dân tộc Gia Lai. Địa bàn tỉnh bao gồm toàn bộ vùng cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số SêĐǎng, BaNa. Gia Lai tách từ tỉnh Bình Định ra. Vùng miền núi phía Tây tỉnh Bình Định thành lập một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Derr". Phân tích cách viết tên "Plei-Kou-Derr", tên "Pleiku" ngày nay thoát thai từ "Plei-Kou". Còn "Derr" là một yếu tố của từ tiếng Jarai. Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ "Plơi Kơdưr" được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp.
"Plơi" tiếng Jarai nghĩa là "làng". Còn "Kơdưr" có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là "hướng Bắc", nghĩa thứ hai là "trên cao". Cả hai nghĩa này đều phù hợp với vị trí của Pleiku. Bởi vì ngày xưa vùng đất sinh sống của người Jarai là phía Nam của Pleiku, từ Phú Thiện trở vào. Với nghĩa thứ hai, Pleiku là làng có độ cao hơn so với các làng khác của người Jarai. Như vậy, "Plơi Kơdưr" nghĩa là "làng Bắc" hoặc "làng thượng" (trên cao). Về việc phiên tự "Kơ" thành "Kou" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ơ" như ngày nay nên người ta dùng hai ký tự "ou" để đọc là "ơ". Còn "Dưr" được viết thành "Derr" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ư" nên viết thành "e".
Tỉnh Gia Lai hiện nay chính là tỉnh Plâycu cũ.
Biển Hồ một thắng cảnh và là hồ nước ngọt quan trọng của Pleiku


[x]Ngày 4 tháng 7 năm 1902, Philíppin đã tuyên bố độc lập sau khi được Hoa Kỳ trao trả chủ quyền quốc gia. Ngày 04/7/1946 Hoa kỳ và Philipin ký "Hiệp ước Manila" kết thúc giai đoạn thuọc địa của Philipin dưới ách Hoa kỳ, các điều khoản về thiết lập ngoại giao, ngày này cũng chính là ngày Hữu nghị Philipin-Hoa kỳ.


[x]Trong thời gian ở thǎm nước Pháp, ngày 4-7-1946 khi tới viếng đài tử sĩ trên đồi Valêriêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi vào sổ lưu niệm "Quyền độc lập, tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của nghĩa sĩ và đoàn kết của toàn quốc mà xây dựng nên. Vậy nên những người chân chính ham chuộng độc lập, tự do của nước mình thì phải kính trọng độc lập tự do của dân tộc khác".
Cùng ngày nhân sự kiện nước láng giềng Philipin thoát ách thuộc địa, Hồ Chủ tịch cũng gưi điện chúc mừng có đoạn: "Cùng ngày, Người gửi điện chúc mừng Philíppin tuyên bố Độc lập. Điện mừng có đoạn:
"Nhiều dân tộc khác không may mắn bằng Phi Luật Tân còn đang tranh đấu chống đế quốc để giành quyền độc lập. Nhưng hết thảy các dân tộc cũng đã trải qua những nỗi đau đớn chung, rồi đây sẽ liên hợp với nhau để tiến tới một nền hoà bình lâu bền và một nền dân chủ chân chính.
Nước Việt Nam quốc gia tự do, mong mỏi sự hợp tác đó sẽ thành công rực rỡ."


[x] Theo quyết định của Hội nghị Giơnevơ, Đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, do thiếu tướng Vǎn Tiến Dũng làm trưởng đoàn, và Đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp đã họp Hội nghị quân sự tại Trung Giã cách thị xã Thái Nguyên hơn 30 km.
Hội nghị diễn ra từ ngày 4 đến 27-7-1954. Nhiệm vụ và nội dung Hội nghị là: Bàn và đi tới những đề nghị về tất cả các vấn đề mà Hội nghị Giơnevơ đặt ra. Bàn về những vấn đề quân sự do tình hình cụ thể về tù binh, ngừng bắn điều chỉnh khu vực tập kết, Uỷ ban liên hợp.
Do cố gắng của Đoàn đại biểu, sau hơn 20 ngày làm việc, Hội nghị quân sự Trung Giã đi đến những kết quả cụt thể như: giải quyết thoả đáng vấn đề trao trả tù binh, thoả thuận những biện pháp để thực hiện ngừng bắn trên toàn bộ chiến trường Việt Nam.
Tù binh Pháp tại Điện Biên

[x] Phrǎngxoa Rơnê đờ Satôbriǎng (Francois-Renéde Chateaubriand) là nhà vǎn Pháp. Ông sinh nǎm 1768 trong một gia đình quý tộc. Ông là một nhà văn, chính trị gia và nhà ngoại giao người Pháp. Ông được coi là người sáng lập ra trào lưu lãng mạn trong văn học Pháp.
Tác phẩm xuất bản đầu tiên vào nǎm 1797 là "Bàn về các cuộc cách mạng". Nǎm 1802 ông công bố tác phẩm nổi tiếng "Đạo Thiên Chúa". Đây là lý do để Napôlêông trọng dụng ông trong Chính phủ. Sau đó ông có tác phẩm "Hành trình từ Paris đến Jerusalem", "Những người Natxê", "Chuyến đi Mỹ". Nǎm 1841, ông hoàn thành bản anh hùng ca thời đại của mình "Hồi ký từ Thế giới bên kia". Ông là nhà vǎn lãng mạn có ảnh hưởng tới chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Tác phẩm của ông mở đầu cho chủ nghĩa lãng mạn Pháp với sự thay đổi cǎn bản so với trước đó trong nghệ thuật phản ánh cũng như đề tài, chủ đề, tác phẩm. Trong sáng tác của mình ông tập trung phản ánh nỗi đau khổ của con người, những nỗi buồn cô đơn man mác, những thiên nhiên lãng mạn. Ông mất vào ngày 4-7-1848, thọ 70 tuổi.



[x]Mari Quiri sinh ngày 7-11-1867 tại vacsava, Ba Lan. Bà học Đại học ở Paris. Nǎm 1893 bà đỗ cử nhân vật lý. Nǎm 1894 đỗ thứ nhì cử nhân toán học. Nǎm 1898 bà cùng với chồng là nhà Bác học Pie Quiri đã phát hiện ra nguyên tố phóng xạ lớn mà ông bà đặt tên là Pôlôni, là nguyên tố mang tên quê hương Ba Lan của bà. Sau đó ông bà lại khám phá ra chất phóng xạ Rađi và sự tách ly được chất này từ một tấn quặng. Nǎm 1903, Viện Hàn Lâm khoa học Thụy Điển tặng ông bà giải thưởng Nôben về Vật lý và trường đại học Paris tặng Mari Quiri danh hiệu Tiến sĩ khoa học vật lý hạng xuất sắc.
Nǎm 1911 Mari Quiri được tặng giải thưởng Nôben lần thứ hai. Nǎm 1914 bà được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Rađiom. Đây là cơ sở đầu tiên trên thế giới sử dụng chất phóng xạ Rađi để điều trị bệnh ung thư. Sau đó bà được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Pháp, Phó chủ tịch Uỷ ban quốc tế hợp tác trí thức.
Mari Quiri mất ngày 4-7-1934. Mặc dầu thời gian đã trôi đi, biết bao các phát minh khoa học vĩ đại ra đời, song nhân loại sẽ mãi mãi không quên người phụ nữ đã góp phần mở đầu cho nền khoa học nguyên tử của thế kỷ XX.




[x]Ngày 4/7/1865 - Chuyên "Cuộc phiêu lưu của Alice ở sứ sở diệu kỳ - Alice in Wonderland" được công bố.Đây là cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của tác giả người Anh Charles Lutwidge Dodgson dưới bút danh Lewis Carroll. Câu chuyện kể về cô bé Alice chui qua một hang thỏ rồi lạc vào thế giới thần tiên có những sinh vật kì lạ.
Cuốn sách thường được biết đến dưới nhan đề Alice ở Xứ Sở Thần Tiên, nhan đề phổ biến trên các sân khấu, phim ảnh và truyền hình nhiều năm qua. Một số bản in cả nhan đề Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên và tập tiếp theo Nhìn qua gương soi.
Phim "Alice ở xứ sở diệu kỳ" của Walt Disney sản xuất năm 1951

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 04-07-2014 lúc 02:20 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
DanhCB (09-07-2014), LEMOTO (16-07-2014), mobinam (10-07-2014)
  #125  
Cũ 04-07-2014, 02:20 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

[x]Ngày 5/7/2009 - Ngày mất của Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há
Phùng Há, tên thật là Trương Phụng Hảo (30 tháng 4, 1911 - 5 tháng 7, 2009) là một nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Bà được xem là một trong những vị tổ của bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam. Hầu hết cuộc đời bà gắn bó với bộ môn nghệ thuật này và để lại dấu ấn với nhiều vai diễn khác nhau cũng như đào tạo ra nhiều môn sinh xuất sắc. Một trong những ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ là điệu hát của vai Lữ Bố trong vở Phụng Nghi Đình.
Nghệ sĩ Phùng Há trong vở tuồng Mộng hoa vương.




[x] Đạo Hoà Hảo chính thức ra đời người 5-7-1939 (Tức ngày 18 tháng 5 nǎm Kỷ Mão) khi Huỳnh Phú Sổ lên làm giáo chủ. Tên gọi của tôn giáo này bắt nguồn từ địa danh làng Hoà Hảo quận Tân Bình, tỉnh Châu Đốc là quê của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Tông phái này cho rằng Phật Di Lặc sẽ tái sinh để tu tỉnh lại giáo lý đạo Phật cho phù hợp với thời thế. Giáo lý của Hoà Hảo lấy nội dung chính là Tứ Ân (ân phụ mẫu, ân quốc vương, ân tam bảo, ân chúng sinh). Nghi lễ giản dị.
Lúc đầu Huỳnh Phú Sổ là người có tư tưởng chống Pháp do đó thu hút được đông đảo dân nghèo nhập đạo. Có lúc lên đên 1,4 triệu tín đồ.
Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước.[1] tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ). Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.




[x] Ngày 5-7-1966 Hồ Chủ tịch tiếp ông Xanhtơni, nguyên Cao ủy Pháp tại Hà Nội nǎm 1946, trong buổi tiếp có đề cập đến việc Mỹ có thể gây sức ép quân sự tối đa với Việt Nam. Người đã nói: "Chúng tôi biết rõ sức mạnh của kẻ thù của chúng tôi, chúng tôi biết rằng người Mỹ, nếu họ muốn họ có thể san bằng thành phố này (Hà Nội) cũng như các thành phố chủ chốt của Bắc Bộ: Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh... Chúng tôi đã chờ đón một tình hình như thế, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng điều đó không hề mảy may làm suy yếu ý chí chiến đấu đến cùng của chúng tôi".


[x]Ngày 5/7/1833 Cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, hay còn được gọi là: cuộc binh biến của Lê Văn Khôi, khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, sự biến thành Phiên An, là một cuộc nổi dậy chống lại triều đình xảy ra vào thời vua Minh Mạng. Sự kiện này diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835 ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, lãnh đạo của cuộc nổi dậy này là Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt.
Lê Văn Khôi ngầm liên hệ được với binh lính bên ngoài, vào đêm 18 tháng 5 năm Quý Tỵ (tức 5 tháng 7 năm 1833), ông cùng 27 lính hồi lương đồng mưu đột nhập dinh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên và thuộc hạ Nguyễn Trương Hiệu, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt, cùng thủ hạ. Lúc đó ở Gia Định lại có những người có tội ở Bắc Kỳ đem đày vào, hoặc cho làm ăn với dân sự, hoặc bắt làm lính gọi là hồi lương; những lính ấy đều theo Lê Văn Khôi nổi dậy.

[x]1885 - Quân Đại Nam tập kích đồn Mang Cá thất bại.
Ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong Trận Kinh thành Huế 1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy 20.000 quân tập kích vào đồn, tấn công 1.400 quân Pháp do De Courcy chỉ huy. Sau 20 giờ, quân Pháp phản công thành công khiến quân triều đình thiệt hại 1.000 người. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và gia quyến rút khỏi Huế, về Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.
Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này.

Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay[5]. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị.

Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành.
Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sập mái nhà và lầu tòa Khâm Sứ. Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào. Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau.
Binh lính thời Nguyễn


[x]Ngay 5/7/1943 - Thế chiến II : Trận vòng cung Cuốc-xcơ
Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Thế chiến thứ hai, kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Oryol (Орёл), Belgorod (Белгород) và Kharkov (Харьков) thuộc Liên Xô (cũ), nay thuộc miền trung tây nước Nga và đông Ukraina. Trong chiến dịch này, có trận đánh này nổi tiếng là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh bắt đầu từ ngày 10 tháng 7 tại Pokrovka (Покровка) và lên đến đến đỉnh điểm là ngày 12 tháng 7 tại cánh đồng Prokhorovka (Прохоровка). Trong ba ngày, hai bên đã tung vào trận đánh những binh đoàn xe tăng hùng mạnh nhất với tổng số lên đến trên 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành.
Với thắng lợi thuộc về phía quân đội Xô Viết, trận vòng cung Kursk trở thành một trong những chiến thắng bước ngoặt quan trọng của họ trong cuộc chiến này, đánh dấu sự "xuống dốc" của quân đội Đức Quốc xã trên chiến trường Xô-Đức cũng như trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau trận tấn công cuối cùng của Hitler trên Mặt trận phía đông này, quân đội Đức Quốc xã đã mất hẳn quyền chủ động tấn công chiến lược và rơi vào thế phòng thủ bị động. Mặc dù vẫn còn những tiềm lực không nhỏ nhưng nhìn chung, quân đội Đức Quốc xã chịu tổn hại to lớn và sức chiến đấu của họ đã bước vào thời kỳ suy sụp và chỉ còn có thể phòng ngự kết hợp một số trận phản công không lớn và hầu hết đều không thành công cho đến khi đầu hàng toàn bộ vào tháng 5 năm 1945. Chiến thắng này được xem là do lòng quả cảm của các chiến sĩ, và sự triển khai đúng đắn của Bộ Chỉ huy Liên Xô, cũng như sự phát triển của nghệ thuật quân sự Liên Xô khi ấy, đã giáng cho quân Thiết giáp Đức một thảm bại lớn nhất của họ.Không những là một thắng lợi quyết định này hoàn toàn đem lại quyền chủ động chiến lược cho Liên Xô, đại thắng ở trận Kursk cùng với những sự kiện cùng năm tại Ý và Bắc Phi đã chuyển đổi thế trận theo chiều hướng có lợi cho phe Đồng Minh, khiến cho sự toàn bại của Đế chế Đức cũng như sự giải phóng nhân loại ra khỏi ách áp bức của chủ nghĩa phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian.
Xe tăng Đức được đưa đên trận chiến Kursk






[x]Ngày 5/7/1687 - Isaac Newton xuất bản Philosophiae Naturalis Principia Mathematica - Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên hay Những nguyên cơ bản của toán học (Latin: Philosophiae Naturalis Principia Mathematica hay Principia Mathematica) là một tác phẩm gồm 3 tập của Isaac Newton được xuất bản vào 5 tháng 7, 1687. Bộ sách này viết bằng cổ ngữ Latinh. Nó bao gồm các định luật về sự chuyển động tạo nên nền tảng của cơ học cổ điển, định luật vạn vật hấp dẫn và việc tìm ra nguồn gốc các định luật của Kepler về sự chuyển động của các hành tinh (thứ có được theo kinh nghiệm).
Trong khi trình bày các lý thuyết về vật lý, Newton cũng đã phát triển một lĩnh vực toán học quan trọng đó là toán học vi phân.
Các nguyên lý cơ bản là một tác gồm nhiều lĩnh vực của khoa học, được coi là một tác phẩm khoa học quan trọng bậc nhất từ trước đến nay, là một tác phẩm làm thay đổi thế giới.
Mặc dù đây là tác phẩm khoa học quan trọng bậc nhất nhưng rất ít người có thể đọc và hiểu được nó, chỉ những bác học trong các ngành thiên văn, toán học và vật lý thông thái mới có thể đọc nổi sách của ông. Một nhà viết sử Newton đã kể lại rằng khi cuốn sách được xuất bản vào cuối thế kỷ 17, chỉ có vài người đương thời có thể hiểu nổi. Nên nó cũng đồng thời là cuốn sách có rất ít độc giả.



[x]Ngày 05/07/1996 Cừu Dolly ra đời
Cừu Dolly (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới [1][2]. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland.
Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào soma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng (pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thể con vật. Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái, do đó nó được đặt theo tên của Dolly Parton, nữ ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng có bộ ngực đồ sộ.
Tiêu bản nhồi cừu Dolly được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Scotland.


thay đổi nội dung bởi: vndrake, 05-07-2014 lúc 02:37 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (04-07-2014), LEMOTO (16-07-2014), mobinam (10-07-2014)
  #126  
Cũ 05-07-2014, 02:46 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 6 tháng 7

[x]Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1-1-1914, (mất ngày 6-7-1967) ở thôn Niêm Phò, Hương Điền, Thừa Thiên. Từ nǎm 17 tuổi ông đã cùng một số thanh niên đấu tranh chống Pháp, rồi tham gia phong trào bình dân, tích cực hoạt động Cách mạng. Ông là thành viên chính của Đảng cộng sản Đông Dương và lần lượt làm Bí thư chi bộ, Bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên. Nǎm 1945 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Bí thư Phân khu uỷ Bình Trị Thiên.
Trong kháng chiến chống Pháp ông làm chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được bầu vào Bộ Chính trị, là Ủy viên hội đồng Quốc phòng và được phong hàm đại tướng. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông được cử làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một Cán bộ Lãnh đạo có tài nǎng, nghị lực, góp phần tích cực vào những chiến thắng vẻ vang của quân dân Việt Nam. Do công lao của mình ông được tặng thưởng nhiều huân chương, đặc biệt là huân chương Hồ Chí Minh.


[x]Ngày 6/7/1957 tại nhà thờ Woolton, Livepoon, Anh quốc trong một lễ hội ban nhạc Quarrymen mà một thiêu niên mới lớn John Lennon là thủ lĩnh chơi nhạc sau sân nhà thờ. Cuối buổi Ivan Vaughan một thành viên trong ban nhạc giới thiệu với trưởng nhóm bạn của mình Paul Macrtey. Hai người tán chuyện với nhau ít phút trong khi ban nhạc chuẩn bị cho buổi biểu diễn tiếp theo, Paul đã chơi cho các bạn xem kỹ thuật guitar của mình và hát cho các bạn nghe hai bài hát "Twenty Flight Rock" của Eddie Cochran và "Be-Bop-A-Lula" của Gene Vincent, và một đoạn dạo của Little Richard. Ngay sau buổi trình diễn đó John Lennon bàn với các bạn và quyết định mời Paul tham gia nhóm. Sau nhiều thăng trầm 3 năm, năm 1960 Ban nhạc huyền thoại Beatles ra đời, và 3 năm tiếp theo 1963 Album đầu tiên "Please Please Me" của Beatles ra đời và lập tức đứng đầu bảng xếp hạng của Anh quốc.
Nhà thờ Woolton Fete


Album đầu tiên của Beatles "Pleae, please Me!"


[x]Ngày 06/07/1997 - Cầu Mỹ Thuận chính thức được khởi công xây dựng.
Phà Mỹ thuận xưa (trong phim"Đông Dương")

Phà Mỹ thuận trước khi có cầu các phà 200 tấn được sử dụng

Và Cầu Mỹ thuận sau khi hoàn thành


[x]Ngày 6-7-1973, Xí nghiệp Liên hiệp xây dựng cầu Thǎng Long (nay là Tổng Công ty) được thành lập để đảm nhận nhiệm vụ xây dựng cây cầu bắc qua sông Hồng, cây cầu lớn nhất lúc bấy giờ.
Sau khi hoàn thành công trình này, Tổng Công ty xây dựng cầu Thǎng Long đã vươn lên trở thành một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, sản suất nhiều sản phẩm, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, như: Xây lắp các loại công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng...đạt kết quả đáng phấn khởi.
Cầu Chương dương Hà nội cây cầu lớn đầu tiên do Liên hiệp tự thiết kế thi công có ý nghĩa về giao thông rất lớn tại Hà nội nhưng năm 1980




[x]Ngày 6/7/1885 – Louis Pasteur thử nghiệm thành công vắc-xin phòng bệnh dại trên bệnh nhân là một cậu bé bị chó dại cắn.

Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 - 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người đi tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học.
Bệnh dại, tác nhân gây bệnh là virus, những vi sinh vật này quá nhỏ nên không thể thấy được dưới kính hiển vi quang học thời bấy giờ. Pasteur đã dành năm năm, từ 1880 đến 1885, để nghiên cứu bệnh này. Xuất phát từ thực tế là bệnh dại tác động đến hệ thần kinh, Pasteur dự đoán rằng tác nhân gây bệnh phải nằm trong não và tủy sống của những người mắc bệnh. Khi lấy bệnh phẩm thần kinh của những động vật mắc bệnh dại (chó, thỏ...) tiêm vào những cá thể khỏe mạnh, ông đã gây được biểu hiện bệnh dại ở các động vật này. Pasteur dùng tủy sống của thỏ mắc bệnh dại để lấy virus dại và nuôi virus này qua nhiều thể hệ khác nhau. Virus thu được đã giảm độc lực rất nhiều so với chủng virus dại ban đầu. Virus này có thể không gây bệnh do đã giảm độc lực nhưng vẫn có thể còn giữ được tính kháng nguyên có thể kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại bệnh.
Vaccine ngừa bệnh dại đầu tiên trên cơ sở virus giảm độc lực này đã được Pasteur, sau nhiều đắn đo suy tính, sử dụng vào ngày 6 tháng 7 năm 1885 ở một bé trai tên là Joseph Meister, người bị chó dại cắn trước đó. Đây là một thành công vang dội của Pasteur cũng như của nền y khoa thế giới.
Kết quả công trình nghiên cứu về bệnh dại được Pasteur trình bày trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 1 tháng 3 năm 1886. Nhân dịp này ông cũng đề nghị thành lập một cơ sở nhằm sản xuất vaccine chống bệnh dại. Năm 1887 lời kêu gọi này được công bố rộng rãi và nhận được 2 triệu Franc Pháp quyên góp. Nhờ đó vào năm 1888, Tổng thống Sadi Carnot cho tiến hành xây dựng Viện Pasteur đầu tiên tại Pháp. Các Viện Pasteur khác sau đó cũng được thành lập ở những nới khác trên thế giới nhờ ảnh hưởng của các nhà vi sinh vật học như Albert Calmette và Alexandre Yersin. Tôn chỉ của Viện Pasteur từ đó đến nay không thay đổi: tiến hành các nghiên cứu chế tạo vaccine và các chiến dịch tiêm phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Hình ảnh Louis Pasteur khám bệnh cho cậu bé Joseph Meister - Bệnh nhân bệnh dại đầu tiên dùng vắc - xin của Pasteur




[x] Ghiđờ Môpátxǎng (Guy de Maupassant) là nhà vǎn hiện thực lớn ở Pháp, sinh ngày 5-8-1850. Ông tốt nghiệp trường luật, ra làm viên chức và nhập ngũ khi chiến tranh nổ ra.
Nǎm 1880 Môpátxǎng đǎng truyện "Viên mỡ bò" nói về cuộc chiến tranh Pháp, Phổ. Với câu chuyện này, ông đã châm biếm đả kích gay gắt bọn quý tộc, tư sản bạc nhược không có lòng tự tôn dân tộc trước kẻ thù. Và kể từ đây ông dồn toàn bộ tâm sức vào hoạt động sáng tạo. Ngòi bút của ông rất sung sức, trong vòng 10 nǎm ông viết trên 300 truyện ngắn, hai tập ký, sáu tiểu thuyết, ngoài ra còn mấy vở kịch và nhiều bài báo khác. Nhưng tác phẩm xuất sắc phải kể đến là "Một cuộc đời", "Ông bạn đẹp", "Núi Orion"...
Các tác phẩm đã ca ngợi cuộc đấu tranh chống xâm lược và vạch trần sự thật xấu xa của giai cấp tư sản, quý tộc đương thời. Các tác phẩm của ông cô đúc, sâu sắc được diễn đạt bằng một vǎn phong hết sức trong sáng, giản dị, tự nhiên, tinh luyện.
Môpátxǎng mất ngày 6-7-1893.
http://www.dactrung.com/MucLuc.aspx?tgid=705
http://vi.wikipedia.org/wiki/Guy_de_Maupassant



[x]Ngày 6/7/2014 - Ngày mất của Nhà văn Tô Hoài. Nhà văn Tô Hoài Sinh năm 1920 với những tác phẩm tiêu biểu gắn bó với nhiều thế hệ như : O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, ....
Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do Nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu kí" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 07-07-2014 lúc 01:40 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (06-07-2014), DanhCB (09-07-2014), LEMOTO (16-07-2014), mobinam (10-07-2014)
  #127  
Cũ 07-07-2014, 12:16 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 7 tháng 7

[x] Danh nhân Phan Kính sinh nǎm 1715, mất ngày 8-6 nǎm Tân Tỵ (tức 7-7-1716) trong một gia đình nhà nho ở xã Song Lộc, Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người tài cao học rộng, đã từng đỗ Đình Nguyên Thám Hoa ở khoa thi hội nǎm 1743 và làm quan cho triều Lê từ 1743 cho đến khi qua đời. Phan Kính là người vǎn, võ song toàn, một trí thức tài ba, một ông quan thanh liêm, mẫn cán, luôn hoàn thành trách nhiệm một cách xuất sắc. Sự nghiệp cuả Phan Kính đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về các lĩnh vực: Chính trị, ngoại giao, quân sự... Ông là tác giả của những tác phẩm: "Kinh chuyện tử sử", "Sách vǎn lược cũ"...
Năm ất Mão 1735, Phan Kính đậu cử nhân tại Trường thi Nghệ An.
Năm 1744, ông thi Hội đỗ Tiến sĩ và thi Đình đứng thứ nhất. Năm đó không lấy đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn nên ông được vua phê chuẩn: Đình nguyên Thám hoa.
Năm 1745, ông được bổ nhiệm đi kinh lý Nghệ An với chức vụ Tuyên uý phó sứ.
Năm 1748 ông lại được cử đi làm chức Hiệp đồng trấn Sơn Tây.
Năm 1759, ông được chúa Trịnh Doanh cử lên làm Đốc đồng Tuyên Quang.
Vào khoảng những năm 1759, 1760 vua nhà Thanh biết tài của Phan Kính, nên đã phong cho ông là "Lưỡng quốc đình nguyên Thám Hoa" ban tặng ông một áo gấm màu vàng (cẩm bào) và một bức trướng ghi dòng chữ: "Thiên triều đặc tứ, Bắc đầu dị nam, nhất nhân nhi dĩ" (Thiên triều đặc ban, phía nam bắc đầu, chỉ một người thôi).
Ngày 7 tháng 7 năm 1761, ông lâm bệnh nặng và qua đời tại quân doanh Hưng Hóa.
Năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) Vua Lê Hiển Tông phong sắc cho ông là "Thành hoàng hiệu Anh Nghị Đại Vương" để ghi nhớ công lao nội trị và ngoại giao của Thám hoa Phan Kính.
Đền thờ Phan Kính tại xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia (quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin số 776 ngày 23-6-1992).


[x] Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân) sinh ngày 7-7-1910 tại Hà Nội, qua đời nǎm 1942.
Học hết trung học phổ thông, ông chuyên viết vǎn, làm báo. Tuy có chân trong nhóm Tự Lực Vǎn Đoàn và là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo nhưng tư tưởng thẩm mỹ của Thạch Lam lại theo một hướng khác. Nhân vật trong những tác phẩm của ông là những người nghèo, đời sống cơ cực bế tắc, tương lai mù mịt - Ông viết về họ với một niềm xót thương sâu sắc và nỗi buồn mênh mang - Thạch Lam sở trường về truyện ngắn, chú trọng nội tâm nhân vật.
Tác phẩm chính của Thạch Lam gồm có các truyện ngắn "Gió đầu mùa" (nǎm 1937), "Nắng trong vườn" (1938), "Sợi tóc" (1942, tập tuỳ bút "Hà Nội 36 phố phường".
Nhận xét về Thạch Lam nhà văn Phong Lê viết:“Sự sống lại những giá trị văn học tiền chiến trong đó Tự Lực văn đoàn là hiện tượng ta đang chứng kiến, nhưng tôi không tin tất cả những gì thuộc Tự Lực văn đoàn sản sinh ra đều cần được khôi phục lại. Nhiều giá trị mà Tự Lực văn đoàn xây dựng được đã bị thời đại vượt qua, có bộ phận đã bị vượt qua ngay từ trước 1945. Còn Thạch Lam thì tôi vững tin ở sự tồn tại. Nếu không là tất cả thì cũng là phần lớn những gì ông đã viết”.
Nghĩa là theo Lê Phong toàn bộ văn nghiệp của Tự Lực văn đoàn chỉ riêng có Thạch Lam là có giá trị vượt thời gian còn lại đều lỗi thời và bị đào thải.


* Ngày 7-7-1946, Bộ Quốc phòng mở lớp bổ túc quân sự trung cấp đầu tiên của quân đội ta, khai giảng tại thị xã Sơn Tây. Lớp có gần 100 học viên. Tuy thời gian học tập ngắn, nhưng nội dung huấn luyện phong phú, tương đối toàn diện cả về quân sự và chính trị.
Lớp bổ túc quân sự trung cấp đầu tiên này được coi là tiền thân của Học viện Lục Quân.
Từ ngày thành lập và khi vào tiếp quản trường Võ bị Đà Lạt đến nay, Học viện đã 8 lần thay đổi tên gọi và 9 lần thay đổi địa điểm đóng quân khác nhau.
Ngày 15 tháng 3 năm 1948 đổi tên thành Trường Bổ túc Quân chính trung cấp.
Tháng 5 năm 1955 mang tên mới là Trường Bổ túc Quân sự trung cao cấp.
Từ ngày 3 tháng 3 năm 1961 đến ngày 21 tháng 5 năm 1965 nhập với Trường Chính trị trung cao cấp thành Học viện Quân chính. Năm 1965 Học viện Quân chính lại tách thành Học viện Quân sự và Học viện Chính trị.
Cuối năm 1975 Học viện Quân sự chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt, bên hồ Chiến Thắng và hồ Sương Mai (trước đây là trụ sở của Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt thuộc Việt Nam Cộng hòa)
Từ ngày 16 tháng 12 năm 1981 có tên mới là Học viện Lục quân Đà Lạt


[x] Ngày 7-7-1950, Bộ tư lệnh Quân đội nhân dân Việt nam ra mệnh lệnh về chiến dịch Biên giới Cao Lạng (còn gọi là chiến dịch Lê Hồng Phong 2). Mục đích là nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy chiến dịch.
Thiếu tướng Hoàng Vǎn Thái, Tổng tham mưu trưởng làm tham mưu trưởng chiến dịch;
Trần Đǎng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp phụ trách hậu cần chiến dịch;
Ông Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.
Chiến dịch được bắt đầu 16-9-1950, kết thúc 14-10-1050.
Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu hồ sơ Chiến dịch Biên giới.


[x]Ngày 7/7/1801 - Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tử tiết tại thành Bình Định
Võ Tánh hay Võ Tính (chữ Hán: 武性, ? - 1801) là một danh tướng nhà Nguyễn. Ông có công giúp Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và mất trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập. Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp là "Gia Định tam hùng".

Năm 1801, khi đại quân chúa Nguyễn rút về Gia Định, thành Bình Định được giao cho Võ Tánh và Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu trấn giữ. Thành Bình Định ngay sau đó bị đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy huy của Thái Phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng đến bao vây. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành và chia quân vây bốn mặt, Võ Văn Dũng thì đôn đốc thủy quân phòng giữ cửa Thị Nại. Cuộc bao vây kéo dài đến 14 tháng.

Cũng trong năm này, Nguyễn Ánh cùng Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy đem đại binh ra tìm cách giải vây cho Bình Định, đại thắng thủy quân Tây Sơn tại Thị Nại. Đây là trận thủy chiến lớn nhất của cuộc chiến tranh Nguyễn-Tây Sơn. Tuy quân Nguyễn thắng trận, tiêu diệt thủy quân Tây Sơn, nhưng không giải vây được trên bộ, thành Bình Định vẫn bị quân Tây Sơn vây chặt.

Võ Tánh và Ngô Tùng Châu sai người lén đem mật thư ra cho Nguyễn Phúc Ánh khuyên ông kéo quân ra đánh Phú Xuân, để ông cùng Ngô Tùng Châu cố giữ thành cầm chân quân Tây Sơn. Chúa Nguyễn nghe theo, và tháng 5 năm Tân Dậu (1801) đánh lấy được Phú Xuân.
Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng nghe tin Phú Xuân thất thủ, liền sai tướng đem quân ra cứu. Quân ra tới Quảng Nam thì bị chặn đường phải trở lui. Trần Quang Diệu nổi giận đốc quân đánh thành luôn ngày đêm. Trong thành binh sĩ lâu ngày thiếu lương thực, có người khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây trốn thoát, nhưng ông cương quyết ở lại "Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?". Ông sau đó cho người trao cho Trần Quang Diệu một bức thư, xin tha chết cho quân sĩ trong thành. Ông sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, rồi châm ngòi tự vẫn. Tiếp theo, Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn. Đó là ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu, tức vào ngày 7 tháng 7 năm 1801.

Khi chiếm được thành, Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, sai người tẩm liệm thi hài hai ông tử tế, rồi theo lời yêu cầu của Võ Tánh, không giết hại hàng binh nhà Nguyễn.
Mộ Hoài Quốc công Võ Tánh

Mộ Trụ quốc Thái sư Ngô Tùng Châu


[x]Ngày 7/7/2005 hàng loạt vụ đánh bom xảy ra tại London
Liệt kê các vụ nổ:
08h51 Bảy người chết trong một vụ nổ trên một chuyến tàu điện ngầm cách ga Liverpool Street 100 Yard (khoảng 90m)
08h56 21 người chết trong một vụ nổ trên một chuyến tàu điện ngầm giữa Quảng trường Russell và Ga King - Cross
09h17 Bảy người chết trong vụ nổ trên một chuyến tàu điện ngầm tại ga Edgware Road
09h47 Hai người chết trong một vụ nổ trên xe buýt số 30 tại Tavistock Place
Các vụ nổ làm 52 người chết và hơn 700 người bị thương

Xe bus số 30 bị đánh bom


Tàu điện bị đánh bom

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 07-07-2014 lúc 01:33 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (26-07-2014), DanhCB (09-07-2014), mobinam (10-07-2014)
  #128  
Cũ 07-07-2014, 03:34 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

[x] Giáo sư, bác sĩ y khoa, thiếu tướng Đỗ Xuân Hợp sinh ngày 8-7-1906 tại Hà Nội và qua đời vào ngày 17-12-1985.
Ông quê ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; nhập ngũ năm 1946; thụ phong quân hàm Thiếu tướng và học hàm Giáo sư năm 1955; thụ phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1985.
+Năm 1929, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y dược và trở thành bác sĩ y khoa từ năm 1944.
+1932-1945, ông là Giảng viên Trường Y dược Đông Dương rồi Đại học Y khoa Việt Bắc (1949-1954).
+1950-1960, ông là Viện trưởng Viện Quân y Khu 10; Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Bộ môn giải phẫu Trường Quân y sĩ Việt Bắc, Trường Sĩ quan quân y; Chủ nhiệm Bộ môn giải phẫu Đại học Y khoa Hà Nội (1954-1985).
+1960-1978, ông là Giám đốc Học viện Quân y.
+Ông là Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam từ khi thành lập; sáng lập viên và là Chủ tịch Hội Hình thái học Việt Nam (1965-1985); sáng lập viên Hội Nhân chủng học, chuyên viên đầu ngành giải phẫu học Việt Nam.
Từ năm 1934 đến năm 1985, ông đã đào tạo 15.000 cán bộ y tế trong và ngoài Quân đội, là tác giả 125 công trình về Nhân trắc học và Hình thái học người Việt Nam.
Ông là Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII, Ủy viên Thường vụ Quốc hội khóa IV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế - Xã hội của Quốc hội khóa VI, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa III, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội khóa IV.
Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam, Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Xã hội Việt Nam Thành phố Hà Nội.
Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.
Ông còn được nhận Giải thưởng Textut của Viện Hàn lâm Y học Pháp năm 1949(giải thưởng y học lớn nhất thế giới hồi đó nhưng ông đi theo kháng chiến nên không về Hà nội nhận giải này), Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
Ông là một trường hợp điển hình không phải là Đảng viên Đảng cộng sản nhưng vẫn được giao những trọng trách của quân đội và nhà nước
http://kienthuc.net.vn/phong-thuy/gs...ang-36764.html


[x]Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Quê gốc Quảng Nam
Ông trưởng thành trong một gia đình viên chức, phong kiến quan lại. Hồi nhỏ đi học ở thị xã Hải Dương, rồi Hà Nội, sau làm việc ở Sở tài chính và bắt đầu viết vǎn. Tốt nghiệp đại học khoa học ở Paris, trở về kết bạn với Khái Hưng, thành lập và làm Chủ tướng Tự Lực Vǎn Đoàn - 1933, chủ trương các báo Phong Hoá và Ngày Nay (1932-1935). Hệ tư tưởng của Nguyễn Tường Tam rất phức tạp. Nhưng là nhà vǎn, Nhất Linh lại có những đóng góp nhất định. Tác phẩm của ông có: "Nho Phong"(1925); "Người qua tơ", "Đời mưa gió", "Đoạn tuyệt" (1934) v.v... Do dính líu vào một âm mưu lật đổ, bị Ngô Đình Diệm truy tố, ông tự sát ngày 8-7-1963 tại Sài Gòn
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1...E1%BB%9Dng_Tam
Phái đoàn Việt Nam và Pháp tại Hội nghị Đà Lạt 1946. Từ trái sang phải: Bousquet, Messmer, Võ Nguyên Giáp, Salan, Nguyễn Tường Tam, Max André




[x]Ngày 8/7/1994, Ngày mất của lãnh tụ Kim Nhật Thành, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên).
Kim Nhật Thành (15 tháng 4 năm 1912 - 8 tháng 7 năm 1994) là nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ khi quốc gia này được thành lập vào đầu năm 1948 đến khi ông mất, và được con trai là Kim Jong-il thay thế. Ông giữ chức Thủ tướng từ năm 1948 đến năm 1972, và Chủ tịch nước từ năm 1972 đến khi mất. Ngoài ra, ông còn là Tổng Bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên. Với tư cách là nhà lãnh đạo của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ông đã chuyển từ hệ tư tưởng Marx-Lenin sang tư tưởng chủ thể (주체사상) do ông tự phát triển và tạo nên sự sùng bái cá nhân. Bắc Triều Tiên chính thức gọi ông là "Lãnh tụ vĩ đại" và hiến pháp xem ông là "Chủ tịch vĩnh cửu". Ngày sinh và ngày mất của ông là quốc lễ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Bài hát ca ngợi Ông - Xin Cám ơn, Người cha Kim Nhật Thành


[x]Ngày 8/7/1497 – Thuyền trưởng Vasco da Gama, khởi hành chuyến đi đầu tiên thẳng từ châu Âu đến Ấn Độ.
Quý ông (Dom) Vasco da Gama, bá tước thứ nhất của Vidigueira (1st Count of Vidigueira) (IPA: ['vaʃku dɐ 'gɐmɐ]) (sinh năm 1460 hoặc 1469 tại Sines, Bồ Đào Nha hoặc Vidigueira, Alentejo, Bồ Đào Nha, mất ngày 24 tháng 12 năm 1524 tại Kochi, Ấn Độ) là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, một trong những nhà hàng hải châu Âu thành công nhất của Kỷ nguyên khám phá (Age of Discovery) và là thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi thẳng từ châu Âu đến Ấn Độ.
[b]Ngày 8 tháng 7 năm 1497[b] hạm đội 4 tàu của Vasco da Gama rời cảng Lisbon[3]. 4 tàu bao gồm:
+Chiếc São Gabriel, do đích thân Vasco da Gama làm thuyền trưởng, một chiếc carrack nặng 178 tấn, dài 27 mét, rộng 8,5 mét, buồm rộng 372 mét vuông, 150 thủy thủ
+Chiếc São Rafael, do Paulo da Ga anh trai của Vasco da Gama làm thuyền trưởng; kích thước tương tự chiếc São Gabriel.
+Chiếc caravel Berrio, nhỏ hơn một chút so với hai chiếc đầu, do Nicolau Coelho làm thuyền trưởng.
+Một chiếc tàu dự trữ không rõ tên, do Gonçalo Nunes làm thuyền trưởng, sau đó mất tích gần vịnh São Brás, dọc bờ biển phía Đông châu Phi.

Ngày 16 tháng 12 năm 1497, hạm đội vượt qua sông White (Nam Phi) nơi Dias đã quay trở lại, họ tiếp tục đi vào một vùng nước người châu Âu chưa hề biết tới. Vì gần đến Lễ Giáng sinh, họ đặt tên cho bờ biển này cái tên Natal ("Giáng sinh" trong tiếng Bồ Đào Nha).
Những vùng đất do người Người Ả rập kiểm soát nằm trên bờ biển phía Đông châu Phi là một phần của con đường thương mại trên Ấn Độ Dương. Lo sợ những người địa phương có thể sẽ căm ghét người theo đạo Thiên chúa giáo, da Gama đã giả làm một người Hồi giáo để tiếp kiến Sultan của Mozambique. Chỉ mang theo những hàng hóa tầm thường, Vasco da Gama đã không thể chuẩn bị được cống vật cần thiết và người dân địa phương bắt đầu nhận ra trò lừa bịp của da Gama. Bị buộc phải rời khỏi Mozambique, da Gama rời khỏi cảng và bắn đại bác vào thành phố để trả đũa.

Khi tới gần địa phận nước Kenya ngày nay, đoàn thám hiểm phải dùng tới biện pháp cướp bóc những tàu buôn Ả rập vốn ít khi được trang bị đại bác. Họ trở thành những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến cảng Mombasa nhưng lại gặp phải sự căm ghét của dân địa phương và phải nhanh chóng rời bến.

Tháng 2 năm 1498, Vasco da Gama tiếp tục đi theo hướng Bắc, hạm đội của ông ghé vào cảng Malindi, người dân ở đây có vẻ thân thiện hơn vì họ đang có xung đột với Mombasa và ở đây lần đầu tiên đoàn thám hiểm ghi nhận được sự có mặt của những nhà buôn Ấn Độ. Họ thuê một nhà hàng hải và vẽ bản đồ người Ả rập hiểu biết về gió mùa, người này đã giúp hạm đội đi nốt phần đường còn lại đến Calicut (nay là Kozhikode) ở bờ biển phía Tây Nam Ấn Độ. Người ta tin nhà hàng hải này là Ibn Majid, tuy nhiên nếu đúng như vậy thì Ibn Majid khi đó đã phải 60 tuổi.

Vasco da Gama đặt chân đến Calicut, India ngày 20 tháng 5 năm 1498


[x]Ngày 8/7/1709 – Đại chiến Bắc Âu: Pyotr I của Nga đánh bại Karl XII của Thụy Điển ở Poltava thuộc Ukraina ngày nay, chấm dứt địa vị cường quốc của Thụy Điển tại châu Âu.
Trận Poltava, còn gọi là Trận đánh Pultowa, là trận đánh lớn diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1709 kết thúc ngày 08/07/1709 giữa hai đoàn quân hùng hậu: Quân đội Nga do Sa hoàng Pyotr I thân chinh thống lĩnh, và Quân đội Thụy Điển cũng do vua vua Karl XII thân chinh thống lĩnh. Vua Karl XII và Sa hoàng Pyotr I bấy giờ là hai ông vua nổi tiếng nhất trên khắp thế giới.

Trong trận đánh tại Poltava, quân số Nga áp đảo quân số Thụy Điển, đồng thời Quân đội Nga cũng thắng thế về hỏa lực. Trận đánh kết thúc với phần chiến thắng hiển hách về phía Nga, chấm dứt cuộc xâm lăng của Thụy Điển vào lãnh thổ Nga. Quân đội Thụy Điển phải tháo chạy về phía Nam, và Quốc vương Karl XII sẽ còn lưu lạc ở Đế quốc Ottoman trong vòng 5 năm sau đó.

Trận Poltava diễn ra trong cuộc Đại chiến Bắc Âu do liên minh các nước Nga, Đan Mạch và Ba Lan cùng chống lại Đế quốc Thụy Điển. Chiến thắng tại Poltava là một bước ngoặt trong lịch sử Nga: nước Nga Sa hoàng đã phá vỡ vai trò cường quốc của Đế quốc Thụy Điển thời bấy giờ, và đưa nước Nga tiến lên phát triển lớn mạnh trong thập kỷ sau đó. Không những thế, với chiến thắng này, Liên minh phương Bắc của Nga hoàng Pyotr Đại Đế, Tuyển hầu tước xứ Sachsen August II và vua Đan Mạch Frederick IV nhanh chóng được củng cố.


[x]Ngày 8/7/1579 - Đức Mẹ Kazan , một thánh biểu tượng của Giáo hội Chính thống Nga , được phát hiện dưới lòng đất ở thành phố Kazan , Tatarsta
Bản sao tại nhà thờ Moskva


Đức Mẹ Kazan, còn được gọi là Theotokos của Kazan (Nga:. Казанская Богоматерь hay Kazanskaya Bogomater '), là một ảnh thánh biểu tượng cao nhất trong Giáo Hội Chính Thống Nga, đại diện cho Đức Trinh Nữ Maria là người bảo vệ và bảo trợ của thành phố Kazan. Đức mẹ Kazan được coi là một thánh phù trợ của nước Nga trong nhiều thế kỷ, cho đến khi bị trộm và có khả năng bị phá hủy cho vào năm 1904. Hai nhà thờ lớn của Moscow và St Petersburg , được thánh hiến cho Đức Mẹ Kazan, như rất nhiều nhà thờ trên khắp đất. Ngày lễ của cô là ngày 21 tháng 7 và ngày 04 tháng 11 (cũng là ngày Thống nhất đất nước ).
Bản sao cổ và được sùng kính đã được đặt tại Nhà thờ Kazan của Moscow , tại Yaroslavl và tại St. Petersburg . Bản sao của hình ảnh Đức Mẹ cũng được tôn kính trong Giáo Hội Công Giáo .
Ảnh nhà thờ nơi lưu giữ bức tranh Đức Mẹ Kazan cho đến khi bị đánh cắp 1904


[x]Ngày 8/7/1947 - Một loạt các thông báo được lan truỳên về một vật thể bay không xác định UFO gặp nạn tại Roswell, New Mexico.
Vào năm 1947, giới truyền thông Mỹ đưa tin một vật thể bay không xác định (UFO) đáp xuống một khu vực gần thành phố Roswell, bang New Mexico. Quân đội Mỹ tuyên bố vật thể là mảnh vỡ của một khí cầu theo dõi thời tiết. Khí cầu này nổ tung trong quá trình bay thử nghiệm.
Dư luận đặt ra nhiều giả thuyết xung quanh vụ việc. Một số người tin vào thông báo của quân đội Mỹ, song rất nhiều người khẳng định vật thể là phương tiện bay của sinh vật ngoài địa cầu. Tuy nhiên, phần lớn công chúng nghĩ rằng chỉ một vật thể rơi xuống gần Roswell.

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 08-07-2014 lúc 10:26 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (26-07-2014), DanhCB (09-07-2014), LEMOTO (16-07-2014), jimmy nguyen (08-07-2014), mobinam (10-07-2014)
  #129  
Cũ 09-07-2014, 12:01 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 09 tháng 7

[x]Nguyễn Vǎn Cừ sinh ngày 9-7-1912 quê ở thôn Cẩm Giàng, Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh. Nǎm 1927 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) do hoạt động trong tổ chức Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, ông bị đuổi học. Nǎm 1929 ông được kết nạp vào chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội. Nǎm 1930 ông làm Bí thư đầu tiên đặc khu Hòn Gai - Uông Bí. Sau đó ông bị bắt, kết án khổ sai đầy ra Côn Đảo. Trong nhà tù ông tranh thủ học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, viết báo, và trở thành một cán bộ lý luận xuất sắc.
Nǎm 1036 được trả lại tự do, nǎm 1937 ông được cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nǎm 1939, với cương vị Tổng bí thư, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VI. Đến tháng 6 nǎm 1940 ông bị bắt tại Sài Gòn. Thực dân Pháp kết án tử hình ông với tội danh: "chủ trương bạo động" và là "Người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ".
Ngày 28-8-1941, ông bị xử bắn tại Bà Điểm, Hóc Môn. Tại pháp trường ông đã quyết xé tấm bǎng đen bịt mắt và hô lớn: "Cách mạng Đông Dương thành công muôn nǎm!" Khi đó ông mới 29 tuổi.


[x]Ngày 9-7-1946, Chủ tịch Chính phủ ký sắc lệnh tổ chức Bộ Quốc gia Giáo dục. Luật sư Vũ Đình Hoè (trong Chính phủ Liên hiệp lâm thời) được cử làm Bộ trưởng.
Bộ Quốc gia Giáo dục có chức nǎng là cơ quan quản lý và tổ chức hệ thống giáo dục trong cả nước. Việc thành lập Bộ Quốc gia Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong buổi đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân. Bộ Giáo dục và đào tạo ngày nay là tiếp nối chức nǎng nhiệm vụ của Bộ Quốc gia Giáo dục.
Cụ Vũ Đình Hòe và Lanh tụ Hồ Chí Minh


[x]Ngày 9-7-1968 đã kết thúc trận Khe Sanh. Trận đánh này bắt đầu từ ngày 21-1-1968
Đây là trận đánh giữa quân đội Mỹ với sự hỗ trợ Hỏa lực và Hậu cần gần như vô giới hạn và chiến thuật chắc chắn nhẫn nại của Quân đội ND Việt nam
Trong 170 ngày đêm vây hãm địch ở Khe Sanh, Phía lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Bắc Quảng Trị công bố tổn thất của đối phương là:
- Tiêu diệt gần 17.000 lính (có 13.000 Mỹ)
- Bắn rơi và phá huỷ 480 máy bay, hàng trǎm xe quân sự, hơn 60 súng lớn, hơn 50 kho xǎng đạn.
- Thu hàng nghìn súng, hàng trǎm tấn lương thực và đồ dùng quân sự.
Nói về thất bại của Mỹ ở Khe Sanh, hãng thông tin Anh, Roi-tơ, ngày 27-6-1968, viết:
"Khe Sanh được ghi vào lịch sử chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như là một nơi phải trả với giá đắt nhất bằng máu".

Phía Mỹ công bố tổn thất phía mình:
Tại Khe Sanh:
274 chết, 2.541 bị thương (chưa kể thương vong của Biệt động quân VNCH, Sở chỉ huy tiền phương FOB-3 của Lục quân Mỹ và Quân đội Hoàng gia Lào)[6]
Chiến dịch Scotland I và Pegasus:
Mỹ: 703 chết, 2.642 bị thương, 7 mất tích, 3 bị bắt
VNCH: 229 chết, 436 bị thương
Dân vệ (CIDG): 309 chết, 64 bị thương, 250 bị bắt
Tổng từ 20 tháng 1 đến 14 tháng 4:
Trên 7.485 thương vong (1,542 chết, 5.675 bị thương, 7 mất tích, 253 bị bắt)[6][8][9]
Từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 7 (Chiến dịch Scotland II):
Gần 3.000 thương vong
Tổng cộng toàn chiến dịch: Trên 10.350 thương vong, trong đó có khoảng 9.000 lính Mỹ (chưa kể vài trăm thương vong của Lục quân Mỹ và Quân đội Hoàng gia Lào)

Tổn thất về phía Quân đội ND Việt nam
Theo QĐNDVN: Nguồn 1: Khoảng 3.500 chết hoặc mất tích, 5.500 bị thương
Nguồn 2: 2.469 tử trận (tính từ 20 tháng 1 đến 20 tháng 7 năm 1968).
Theo Hoa Kỳ: Phát hiện 1.600 thi thể, Hoa Kỳ tuyên bố trước dư luận QĐNDVN có khoảng 10.000-15.000 người chết, nhưng báo cáo mật chỉ ước tính vào khoảng 5.550 người chết.


[x] Sinh trưởng trong một gia đình luật gia Italia, 9-8-1776, Avôgađô đã được đào tạo để trở thành trạng sư nhưng lòng ham thích khoa học tự nhiên đã khiến ông đột ngột thay đổi đường đời của mình. Nǎm 1806 ông được mời giảng dạy vật lý ở trường Đại học Turin và bắt đầu tiến hành nghiên cứu khoa học có hệ thống.
Avôgađô là người đầu tiên xác định thành phần định tính, định lượng của các hợp chất. Ông phát minh ra định luật xác định về lượng của các chất thể khí. Định luật này mang tên Avôgađô.
Sự phát triển tiếp theo của lý thuyết phân tử của Avôgađô và nửa sau của thế kỷ 19 đã dẫn đến sự phát triển rõ ràng về khái niệm quan trọng nhất của hoá học: Nguyên tử, phân tử, đương lượng. Ông mất ngày 9-7-1856.
Số Avogrado nổi tiếng

[x]Ngày độc lập của Argentina đã được công bố vào 09 Tháng Bảy 1816 bởi Quốc hội của Tucumán. Trong thực tế, các dân biểu đã tụ họp tại Tucumán tuyên bố sự độc lập của tỉnh United của Nam Mỹ , mà ngày nay vẫn là một trong những tên phạm pháp luật của nước Cộng hòa Argentina. Các liên bang giải tỉnh, [1] tại chiến tranh với các tỉnh Kỳ, không được phép vào Quốc hội . Đồng thời, một số tỉnh từ Thượng Peru mà sau này sẽ trở thành một phần của ngày nay Bolivia , đã được đại diện tại Đại hội.
Điệu nhảy Tango quyến rũ của Argentina


[x]Donkey Kong (ドンキー Donkī Kongu ? ) là một trò chơi phát hành bởi Nintendo vào [b]9/7/1981. Trò chơi đầu tiên của nền tảng thể loại trò chơi vận động tập trung vào nhân vật chính trên một loạt các hành vi cơ bản như né tránh và nhảy qua trở ngại. Trong trò chơi, Jumpman (kể từ khi đổi tên thành Mario ) phải giải cứu một thiếu nữ bị nạn , Lady (nay có tên là Pauline ), từ một con vượn khổng lồ có tên Donkey Kong . Anh hùng và khỉ không đuôi sau này trở thành hai nhân vật phổ biến nhất và dễ nhận biết của Nintendo. Donkey Kong là một trong những thương hiệu quan trọng nhất từ Golden Age của Trò chơi điện tử , và trở thành một trong những trò chơi thể loại này phổ biến nhất của mọi thời đại.
Các nhân vật Mario, Donkey Kong, Công chúa Paulina



[x]Thomas Jeffrey Hanks (Tom Hanks) sinh ngày 9 tháng 7 năm 1956 - là diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim người Mỹ nổi tiếng. Anh từng đoạt 2 giải Oscar cho các vai diễn trong phim Philadelphia và Forrest Gump. Hanks là một trong ba diễn viên duy nhất từng đóng 7 phim bom tấn liên tiếp có doanh thu trên 100 triệu USD, anh cũng là ngôi sao mang lại doanh thu cao thứ hai trong lịch sử điện ảnh.


[x] Ngày phát minh ra Tẩu hút thuốc từ Lõi ngô 09/7/1878. Tảu từ lõi ngôn được cấp bằng sáng chế cho Henry Tibbe tại Washington, Missouri, ông ghi cả tên con của mình trong bằng phát minh là Anton Tibbe. (No.205, 816). Năm 1869, Tibbe, một thợ mộc Hà Lan người nhập cư, bắt đầu sản xuất tẩu thuốc từ lõi ngô. Tẩu được làm từ một loại lõi ngô đặc biệt. Nhiều nhân vật nổi tiêng yêu thích lại tẩu này như Chủ tịch hãng Ford, Eisenhower, Tướng Douglas MacArthur, Mark Twain và dĩ nhiên, Popeye, Mammy Yokum và Frosty Snowman.
Tướng MacArthur và tẩu thuốc nổi tiếng của mình


Cái tẩu lõi ngô là sự đặc trưng của Người tuyết Mỹ Frosty (Snowman)

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 09-07-2014 lúc 12:22 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (26-07-2014), LEMOTO (16-07-2014), mobinam (10-07-2014)
  #130  
Cũ 21-07-2014, 10:59 AM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Xin lỗi vì chậm trễ post bài chèn lại đây để cho ngay 10/7/2014
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 35 (0 thành viên và 35 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:55 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.