Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > HỘI QUÁN TAO ĐÀN > Tùy bút

Chú ý

Tùy bút Những cảm xúc của mọi người về xe CD, về CLB Hoangtuden

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #111  
Cũ 17-06-2014, 03:44 PM
DanhCB DanhCB vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Nov 2008
Đến từ: Bình thạnh
Bài gởi: 1.037
Thanks: 2.223
Thanked 4.088 Times in 731 Posts
Biến số xe: nhiều quá không nhớ hết
Mặc định

Bác đúng là Bách khoa toàn tập.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #112  
Cũ 17-06-2014, 06:10 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Bác Google giúp em mà Bác Danh! Em thì chỉ tổng hợp và lựa chọn cùng NamMob thôi anh!
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #113  
Cũ 17-06-2014, 06:18 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 23 tháng 6

[x] Ngày 23-6-1979, đoàn học sinh Việt Nam đi dự kỳ thi toán quốc tế lần thứ 21 tổ chức tại Luân Đôn (Anh). Cả 4 học sinh Việt Nam đều được giải thưởng. Học sinh Lê Bá Khánh Trình đạt giải nhất với số điểm tối đa là 40 điểm trên 40. Ba học sinh còn lại đều đạt giải nhì.
Lê Bá Khánh Trình (sinh năm 1963) là học sinh tại lớp chuyên toán trường Quốc học Huế. Ông đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 40/40 đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này, và là học sinh Việt Nam duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế tính đến nay. Lê Bá Khánh Trình được mệnh danh là "cậu bé vàng của toán học Việt Nam".
Hiện nay, ông phụ trách đào tạo học sinh đội tuyển toán của Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2005 ông là trưởng đoàn học sinh giỏi toán Việt Nam đi thi IMO 46 tại Mexico[6]. Năm 2013, ông tiếp tục là trưởng đoàn Việt Nam tham dự Olympic toán quốc tế (IMO-International Mathematics Olympiad) lần thứ 54 từ ngày 18-28.7 tại Santa Marta (Colombia) đã giành về 6 huy chương, với 3 huy chương vàng và 3 huy chương bạc.
Gia đình Ông cùng vợ và các con


[x]Ngày 23-6-1888, ban đồng ca công nhân thành phố Linlơ (nước Pháp) đã biểu diễn "Quốc tế ca" lần đầu tiên. Từ nǎm 1918 đến nǎm 1943, "Quốc tế ca" là quốc ca của Liên Xô.
"Quốc tế ca" là bài ca chính thức của giai cấp vô sản trên thế giới. Lời của Pôchiê và nhạc của Đêgâytơ, cả hai đều là người Pháp. Ơgien Pôchiê là nhà thơ lớn nhất của vǎn học Công xã Pari (tháng 6-1871). Nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã hát vang "Quốc tế ca" khi bước ra pháp trường của thực dân Pháp, trước lúc hy sinh, để cổ vũ những người khác tin tưởng ở ngày mai tươi sáng.



[x]Trận Bắc Lệ hay còn gọi là Trận cầu Quan Âm, đã diễn ra từ ngày 23 tháng 6 năm 1884 và kết thúc vào ngày 3 tháng 7 cùng năm, là một trận giao tranh lớn giữa quân thực dân Pháp Pháp| và quân liên minh Việt - Thanh. Kết thúc trận, quân đội Pháp ở Bắc Kỳ (Việt Nam) phải chịu nhiều thiệt hại về người và của, khiến nó trở thành một sự kiện gây hoang mang cho thực dân Pháp và gây nhiều căng thẳng cho mối quan hệ Pháp - Thanh lúc bấy giờ.
Sự kiện Bắc Lệ có tiếng vang rất lớn ở Pháp và Việt Nam, khiến thực dân Pháp rất hoang mang, lo ngại. Đây thật sự là một thất bại nặng nề của quân Pháp, một thắng lợi to lớn của liên quân Việt – Thanh. Cho nên khi nhận được tin, thủ tướng Jules Ferry liền đánh điện khẩn cho Lý Hồng Chương, để phản đối kịch liệt sự việc này. Và sau đó, đã hai lần (12 tháng 7 & 19 tháng 8) Jules Ferry gửi tối hậu thư đòi quân Thanh phải rút ngay khỏi Bắc Kỳ và phải đòi thường thiệt hại cho Pháp 250 triệu francs (khoản tiền này sau cứ giảm dần đi). Nhưng mặc dù tình hình giao thiệp giữa Pháp và Thanh rất căng thẳng, nhưng cả đôi bên đều muốn dùng con đường thương thuyết để tránh một cuộc chiến tranh lớn.
Nhưng trước những yêu sách quá đáng của Pháp, triều đình Bắc Kinh không thể nào nhượng bộ được nữa, cuối cùng, cuộc chiến tranh Trung - Pháp cũng đã nổ ra (tháng 8 năm 1884).


[x]Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) là một tổ chức đặt trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ. Thành lập bởi Pierre de Coubertin và Demetrios Vikelas vào ngày 23 tháng 6 năm 1894. Ủy ban Olympic quốc tế hiện có 205 ủy ban thành viên cấp quốc gia.

IOC tổ chức các kỳ thế vận hội mùa hè và mùa đông, bốn năm một lần. Thế vận hội Mùa hè đầu tiên được tổ chức bởi IOC là thế vận hội tổ chức tại Athens, Hy Lạp năm 1896; thế vận hội Mùa đông đầu tiên được tổ chức tại Chamonix, Pháp năm 1924. Đến năm 1992 thì thế vận hội Mùa hè và Mùa đông đều diễn ra trong cùng một năm. Tuy nhiên, sau năm đó, IOC đã quyết định chuyển việc tổ chức thế vận hội Mùa đông sang các năm giữa hai kỳ thế vận hội Mùa hè, việc này nhằm giúp có thêm thời gian tổ chức sự kiện.


[x]

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 17-06-2014 lúc 07:07 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (29-06-2014), DanhCB (23-06-2014), jimmy nguyen (18-06-2014)
  #114  
Cũ 18-06-2014, 11:40 AM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 24 tháng 6

[x]1867 - Thành Hà Tiên của quân Đại Nam thất thủ. Quân Pháp kiểm soát vùng Kiên Giang.


[x]Adolphe Sax sáng tạo Saxophone và nhận được bằng sáng chê nhạc cụ này ngày 24/6/1840. Đây là nhạc cụ thuộc loại kèn thổi bằng mồm, có loa, bằng đồng thau. Tuy làm bằng đồng nhưng vì hình thức tạo âm thanh dùng dăm đơn giống như kèn gỗ clarinet, saxophone được liệt kê là nhạc cụ kèn gỗ. Với kết cấu đặc biệt này âm thanh Saxophone khe hơi có sự lả lướt một chút lả lơi quyến rũ nên ngày trước saxophone bị coi là ko đứng đắn nên ko được xếp chính thức trong dàn nhạt giao hưởng. Ngày nay Saxophone không chỉ được chơi trong dàn nhạc kèn mà còn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong âm nhạc Jazz của thế giới. Đặc biệt ở Mỹ cùng với sự phát triển của thể loại Jazz, Saxophone giữ một vị trí quan trọng, không thể thiếu trong nền âm nhạc thê giới cùng với tên tuổi các nghệ sĩ Sax như: Coleman Hawkins, Michael Brecker, Kenny G, Mark Turner… Và rất nhiều tác phẩm sonata cũng như concerto đã được viết dành cho Saxophone.


Sax được chia ra rất nhiều loại nhưng về cơ bản gồm các loại sau đây:
- Sopranino saxophones:là loại rất hiếm. Chúng là loại nhỏ nhất trong gia đình Saxophone.Thân kèn thẳng va trông hơi giống với loại kèn Clarinet bằng đồng. Sopraninno la 1 loại nhạc cụ đặc trưng có âm thanh cao chỉ dành cho các nhà biểu diễn chuyên nghiệp.
- Soprano:chiều cao khoảng 65 cm, thân thẳng mặc dù vẫn có những đoạn cong(trông giống như loại Alto Saxophones nhỏ).
- Alto:chiều dài khoảng 70 cm, là loại phổ biến nhất cho những người mới chơi kèn. Nó hơi nhỏ và nhẹ hơn loại Tenor 1 chút. Hơn nữa trước hết là dể cầm hơn, đó là chưa nói đến giá cả cũng rẻ hơn khi mua hoặc thuê. Những người chơi kèn bắt đầu với Alto đều mong rằng đó sẽ là bàn đạp để họ có thể chuyển sang chơi Tenor sau này. Điều này cũng hợp lí bởi kỹ thuật chạy ngón cho toàn bộ Saxophone về cơ bản là giống nhau. Tuy nhien hầu hết những người này không bao giờ bán cái Alto của họ một khi họ nhận ra công dụng đa năng tuyệt vời của loại nhạc cụ này.
- Tenor:chiều dài khoảng 140 cm, nói tóm gọn trong 1 từ... tuyệt vời! Chúng tạo ra những âm thanh tuyệt vời,kỳ ảo và hầu hết những người chơi Sax chuyên nghiệp đều thích thú với âm thanh của Tenor.
- Baritone:chiều dài khoảng 220 cm, trông như 1 vật khổng lồ. Chúng đòi hỏi người chơi phải có những kỹ thuật cơ bản nhất định về Sax. Vì vậy nó không phải là loại dành cho những người mới chơi. Baritone còn được miêu tả là "the sexiest sound in the world".




[x]Theo sáng kiến của Phân hội thuỷ thủ người Việt Nam trong Công hội thuỷ thủ, ngày 24-6-1936, 60 thuỷ thủ Việt Nam làm trên các tàu buôn của Pháp đã họp hội nghị tại Mácxây đưa ra bản yêu sách với giới chủ. Nội dung của yêu sách là: Tuần lễ làm 40 giờ, tǎng lương, cải thiện bữa ǎn, thành lập các phân hội thuỷ thủ ở Hải Phòng, Sài Gòn. Ngoài ra bản yêu sách còn bổ sung một số khẩu hiệu chính trị như tự do hội họp và báo chí bằng tiếng Việt, đại xá tù chính trị, thủ tiêu cơ quan mật thám chuyên theo dõi người Việt.
Sự kiện này là kết quả và đỉnh cao của các cuộc đấu tranh của thuỷ thủ làm trên các tàu buôn của Pháp trên tuyến đường nối với Đông Dương.

[x]Ngày 24/6/1948 Liên xô bắt đầu phong tỏa việc di chuyển giữa Đông và Tây Béc linh cung như giữa hai miền của nước Đức.
Cuộc phong toả Berlin kéo dài từ ngày 24 tháng 6, 1948 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, là một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế chính đầu tiên của Chiến tranh Lạnh và là cuộc khủng hoảng đầu tiên gây ra tổn thất.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, theo tinh thần của hiệp ước Postdam giữa phe Đồng minh, nước Đức bị chia làm bốn vùng chiếm đóng bởi quân đội các nước Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Riêng vùng Berlin cũng bị chia ra tương tự nhưng do vị trí của thành phố trong nước Đức nên vùng kiểm soát bởi liên quân Anh-Pháp-Mỹ (Tây Berlin) bị nằm lọt thỏm bên trong khu vực do Liên Xô kiểm soát. Thành phố Berlin bị chia làm hai phần và mâu thuẫn giữa quân đội chiếm đóng ba nước phương Tây và quân đội Liên Xô ngày càng sâu sắc, cùng với quan hệ giữa hai đồng minh thế chiến là Hoa Kỳ và Liên Xô ngày càng xuống dốc.
Do có quan điểm khác nhau về việc điều hành một nước Đức thống nhất trong tương lai, hai phía Liên Xô và Mỹ
Ngày 7 tháng 3 năm 1948, hội nghị London giữa 3 nước phương Tây đưa ra nghị quyết hợp nhất ba vùng chiếm đóng phía Tây thành một chính quyền liên bang độc lập
Ngày 20 tháng 6 năm 1948, phần phía Tây của Berlin bắt đầu sử dụng Đồng Mark làm đơn vị tiền tệ chung
Về mặt pháp lý, Tây Berlin cũng không là một phần của Cộng hoà Liên bang Đức trong khi Đông Berlin trở thành thủ đô của Cộng hoà Dân chủ Đức.
Năm 1948, Stalin muốn giành toàn bộ thành phố này cho Đông Đức nên đã ra lệnh phong tỏa tất cả đường bộ từ phía Tây Đức đến Berlin. Phương Tây cũng không vừa, họ thiết lập một cầu không vận, vận chuyển 1,5 triệu tấn lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm,... cho người dân phần Tây Berlin, tính ra trên 120.000 chuyến bay đến thành phố này trong vòng 10 tháng. Phong tỏa Berlin thất bại.




[x] Viện Bảo tàng Mỹ thuật (nhà số 66 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội) bắt đầu đón khách tham quan từ ngày 24-6-1966.Viện đã sưu tầm, tập hợp, hệ thống hoá hiện vật, và góp phần đáng kể vào công tác giới thiệu lịch sử nghệ thuật tạo hình của nước ta.Người xem có thể theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các bộ môn kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, mỹ thuật ở Việt Nam.
Ngôi nhà này (viện bảo tàng) được người Pháp xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX với chức năng là nơi dành cho con gái của các quan chức người Pháp từ khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học[1]. Năm 1962, nhà nước Việt Nam giao cho Bộ Văn hóa cải tạo ngôi nhà từ chỗ mang dáng dấp kiến trúc phương Tây được bổ sung những chi tiết trang trí kiến trúc của đình làng Việt Nam để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam. Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được khánh thành với diện tích mặt bằng là 4200 m² và diện tích trưng bày là 1200m², năm 1997 - 1999, đã được mở rộng với tổng diện tích là 4737 m² và diện tích trưng bày là 3000m².



[x] Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái qua đời ngày 24-6-1988. Ông sinh ngày 1-9-1921. Ông vẽ nhiều đề tài và là hoạ sĩ của Hà Nội 36 phố phường với những sinh hoạt bình dị của người thủ đô. Trong 40 nǎm lao động sáng tạo, Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái để lại hàng ngàn tác phẩm và nhiều minh hoạ trên sách báo.
Tranh của ông được trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và bảo tàng của nhiều nước. Ông được đánh giá cao về nét độc đáo rất Hà Nội, và giới hội hoạ đã gọi ông một cách trìu mến "Phố Phái".
Quê gốc của ông là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội, Việt Nam). Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1946. Tham gia kháng chiến, tham dự triển lăm nhiều nơi. Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dạy tại trường Mỹ thuật.


[x]Lionel Andrés "Leo" Messi (phát âm tiếng Tây Ban Nha: [ljoˈnel anˈdɾes ˈmesi] (Speaker Icon.svg nghe); sinh ngày 24 tháng 6 năm 1987), thường được gọi là Lionel Messi, là một cầu thủ bóng đá người Argentina hiện đang chơi cho câu lạc bộ Barcelona và đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina ở vị trí tiền đạo. Được đánh giá là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại và là cầu thủ hay nhất thế giới trong thời đại của anh, anh cũng là chủ nhân của nhiều danh hiệu cao quý như Quả bóng vàng Châu Âu 2009, Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2009 của FIFA, Quả bóng vàng FIFA 2010, 2011 và 2012. Lối chơi của anh được so sánh với huyền thoại Diego Maradona, người tự coi Messi là "truyền nhân" của mình.


thay đổi nội dung bởi: vndrake, 19-06-2014 lúc 05:41 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (29-06-2014), DanhCB (23-06-2014), LEMOTO (19-06-2014)
  #115  
Cũ 19-06-2014, 06:23 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

[x] Ngân hàng thế giới (viết tắt là WB) ra đời từ tháng 7 nǎm 1944 nhưng chính thức hoạt động từ ngày 25-6-1946. Ngân hàng thế giới được coi là chiếc cầu nối giữa thị trường tài chính quốc tế với các nước nghèo và đang phát triển. Nó cung cấp cho các nước này các khoản tín dụng theo chương trình với các điều kiện ưu đãi. Việt Nam là hội viên chính thức của Ngân hàng thế giới từ ngày 21-9-1976.


[x]Ngày 25/6/1950- Quân đội Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) vượt vĩ tuyến 38, bắt đầu cuộc Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Quy mô cuộc chiến trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp. Chiến cuộc kết thúc khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.
Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân Quốc được lực lượng Liên hiệp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.



[x]Ngày 25/6/2010: Ngày của người đi biển (Day of the Seafarer)
“KHÔNG CÓ SỰ CỐNG HIẾN CỦA THUYỀN VIÊN THÌ MỘT NỬA THẾ GIỚI CHÌM ĐẮM TRONG BUỐT GIÁ VÀ MỘT NỬA CÒN LẠI SỐNG TRONG ĐÓI NGHÈO”

Trước khi thuyền buồm xuất hiện trên thế giới này, con người sống trong mông muội, việc trao đổi mậu dịch giữa các quốc gia chỉ thông qua mang vác và ngựa thồ với một lượng hàng hóa trao đổi nhỏ nhoi khiêm tốn. Khi nền nông công nghiệp của các quốc gia chưa phát triển, các nước giàu tài nguyên cũng như các nước nghèo tài nguyên đều sống trong giá rét và nghèo đói trên mảnh đất nếu không đầy dầu mỏ và than đá thì cũng là những quốc gia bắt đầu từ nền sản xuất nông công nghiệp lạc hậu. Nhưng nếu không có vận tải biển thì than đá và dầu mỏ có đào lên được cũng không làm sao để đổi lấy lương thực và quần áo, vì những nước giàu dầu mỏ thường là nằm ở các vùng hoang mạc. Và các quốc gia có nền nông công nghiệp bắt đầu phát triển cũng sẽ trở thành những quốc gia sống bằng nền kinh tế tự cấp tự túc, hàng hóa sản xuất ra không trao đổi được với ai, không có cách nào đổi lấy nhiên liệu trở về để sưởi ấm và phát triển sản suất nếu không có vận tải biển.





[x]Ngày 25/6/1910 Biểu diễn vở con chim lửa lần đầu tại nhà hát Opera de Paris
“Con chim lửa” (The firebird) là 1 tác phẩm ballet rất nổi tiếng dựa trên câu chuyện cổ tích dân gian Nga cùng tên do nhà soạn nhạc Igor Stravinski viết nhạc năm 1910 theo yêu cầu của Serge de Diaghilev, người bảo trợ và sáng lập đoàn múa ballet Nga. Vở ballet đầu tay này của Stravinski được công diễn lần đầu tại Paris và thành công vang dội, ông nổi danh khắp thế giới từ đây.

Câu chuyện kể về hoàng tử Igor 1 hôm đi săn chợt bắt gặp 1 con chim lạ đẹp tuyệt vời, óng ánh đầy vàng rực rỡ và những đốm lửa! Mải mê đuổi theo chim nhưng cho đến tận cuối ngày, chàng chỉ tóm được 1 chiếc lông chim lóng lánh. Chim biến mất, Ivan nhận ra mình đã bị lạc vào xứ sở của phù thủy Kachtcheï Bất tử, người đang giam giữ 12 cô gái xinh đẹp và trên hết là nàng công chúa Sắc đẹp Tuyệt trần. Kachtcheï muốn bắt và biến Igor thành tượng đá như tất cả những kỵ sĩ khác trước đây, nhưng cùng với sự giúp sức của các cô gái, nàng công chúa và đến giây phút chót quyết định, nhờ sự trở lại của Con chim lửa cùng với vũ điệu huyền ảo mê hoặc, Ivan đã đập tan được quả trứng chứa mạng sống của Kachtcheï. Vương quốc chết được hồi sinh, các kỵ sĩ sánh duyên cùng các cô gái xinh đẹp, Ivan và công chúa Sắc đẹp Tuyệt trần kết hôn và trở thành Sa Hoàng.
Con chim lửa là 1 biểu tượng dân gian của nước Nga, thể hiện sự mạnh mẽ độc lập và nét đẹp kiêu hãnh, rực rỡ của đất nước Nga.
Trong vở ballet, nhà vũ đạo Nga Michel Fokine (Mikhail Mikhailovitch Fokine) sửa lại đôi chút câu chuyện dân gian, cho Ivan bắt được chim, chim van vỉ xin tha và tặng lông, nói chàng khi nào cần thì gọi. Phần 6 thể hiện cảnh chim tuyệt vọng giãy giụa của vở ballets 19 phần này là đoạn múa đẹp và khó nhất.


Chương cuối với cách thể hiện trong phim âm nhạc Fantasia 2000

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 25-06-2014 lúc 02:47 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (29-06-2014), DanhCB (09-07-2014)
  #116  
Cũ 23-06-2014, 07:34 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 26 tháng 6

[x]Nhằm đối phó với phong trào đấu tranh của công nhân, ngày 26-6-1943, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cho phép giới chủ thầu được tuyển mộ các nhân viên mật vụ theo dõi hoạt động của công nhân. Mục đích của nhân viên mật vụ là ngǎn chặn công nhân đình công. Những nhân viên này khi nhận việc phải làm tuyên thệ trước toà án và được Thanh tra lao động cấp một loại thẻ đặc biệt.
Đây là một hình thức mới nữa của thực dân Pháp nhằm giám sát mọi hoạt động chống đối của công nhân Việt Nam.

[x[ Ngày 26-6-1996, Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam đưa mạng thông tin di động Vinafone, mạng thông tin di động GSM thứ hai đi vào hoạt động song song với mạng Mobifone của VMS đã có trước.


[x]Ngày 26 - 6 ngày "Hiến chương Liên hợp quốc"
Hội nghị quôc tế dẫn đến thành lập Liên hiệp quốc được khai mạc tại thành phố Sanphranxixcô (Mỹ). Có 50 nước được mời tham dự. Đó là những nước đã tuyên chiến với chủ nghiã phát xít. Vấn đề chủ yếu của chương trình nghị sự là soạn thảo chi tiết và thông qua Hiến chương Liên hiệp quốc (26-6-1945).
Trong lời nói đầu của bản Hiến chương đã nói rõ mục đích của Liên hiệp quốc là: "Phòng ngừa cho cac thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ của chiến tranh... Khẳng định lại lòng tin vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của các cá hhân, vào quyền bình đẳng của nam nữ và các dân tộc lớn hay nhỏ. Thiết lập những điều kiện cho phép duy trì sự công bằng và sự tôn trọng đối với các nghĩa vụ phải thực hiện dựa theo các thoả ước và các luật quốc tế. Thúc đẩy sự tiến bộ xã hội với mức sống cao hơn trong sự tự do rộng rãi hơn". Hiến chương LHQ gồm 20 chương và 111 điều http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%...p_Qu%E1%BB%91c

Từ nǎm 1945 trở đi, ngày 26-6 được kỷ niệm hàng nǎm và được gọi là ngày Hiến chương Liên hiệp quốc.

[x]Ngày 26/6/1953 Beria bị bắt trong cuộc đảo chính của năm 1953 do nhóm Nikita Khrushchev, Vyacheslav Molotov và Georgy Malenkov lãnh đạo
Lavrentiy Pavlovich Beria (tiếng Gruzia: ლავრენტი პავლეს ძე ბერია, Lavrenti Pavles dze Beria; tiếng Nga: Лавре́нтий Па́влович Бе́рия; 29 tháng 3 năm 1899 – 23 tháng 12 năm 1953) là một chính trị gia Liên xô, Nguyên soái Liên Xô và là người phụ trách an ninh quốc gia, lãnh đạo bộ máy an ninh và cảnh sát mật Liên xô (NKVD) thời Joseph Stalin trong Thế chiến II, và là Phó Thủ tướng trong những năm thời hậu chiến (1946–1953).
Beria là lãnh đạo cầm quyền lâu nhất và có ảnh hưởng nhất của lực lượng cảnh sát mật thời Stalin, đã có được ảnh hưởng lớn nhất trong và sau thời Thế chiến II. Ông đồng thời quản lý những lĩnh vực to lớn của nhà nước Xô viết và trên thực tế là Nguyên soái Liên xô chỉ huy các đơn vị mặt trận của NKVD chịu trách nhiệm các chiến dịch chống du kích tại Mặt trận phía Đông trong Thế chiến II, cũng như là đội quân ngăn chặn và bắt giữ hàng nghìn "kẻ phản bội, bỏ trốn, nhát gan và bị nghi ngờ giả ốm để đào ngũ". Beria quản lý việc mở rộng các trại lao động Gulag và chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát các định chế bảo vệ an ninh mật được gọi là sharashka, rất quan trọng trong chiến tranh. Ông cũng đóng vai trò quyết định trong việc phối hợp du kích quân Liên xô, phát triển một mạng lưới tình báo và phá hoại hiệu quả phía sau các chiến tuyến của Đức. Ông đã tham gia Hội nghị Yalta cùng Stalin, và được Stalin giới thiệu với Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt là "Himmler của chúng tôi".


[x]Ngày 26/6/1973 ngày mất của Ông Phan Kế Toại.
Ông Phan Kế Toại (1892-1973) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Khâm sai Bắc Bộ của Chính phủ Trần Trọng Kim, sau Cách mạng tháng Tám đã tham gia Việt Minh và trở thành Phó Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 4 nhiệm kỳ liên tục từ tháng 9 năm 1955 đến khi qua đời vào tháng 6 năm 1973. Ông là một người có nhiều đóng góp cho các triều đại Nhà NGuyễn (trước 1945) và Việt nam dân chủ cộng hòa.

-Năm 1914 ông là Tri huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Con đường quan lộ hanh thông, làm Tri huyện, Tri phủ, Thương tá, Bố chánh rồi Tuần phủ, Tổng đốc của tỉnh Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Kiến An, Quảng Yên, Nam Định, Lạng Sơn, Phúc Yên, Bắc Ninh, Thái Bình. Ở đâu, ông cũng được biết tiếng là liêm khiết và có năng lực an dân.
-Năm 1941, ông được chính quyền bảo hộ Pháp bổ nhiệm làm Tổng đốc Thái Bình.
-Năm 1944, lúc đang là Tổng đốc Thái Bình, ông đã ngầm ủng hộ Việt Minh
-Tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp và dựng lên Chính phủ Đế quốc Việt Nam. Ông được Hoàng đế Bảo Đại cử giữ chức Khâm sai Bắc Bộ, một chức vụ toàn quyền thay mặt hoàng đế tại Bắc Bộ về danh nghĩa.
-Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Làm quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào tháng 11 năm 1947, thay cho cụ Huỳnh Thúc Kháng vừa qua đời lúc trước đó 7 tháng.
-Ngày 19 tháng 8 năm 1948, Ông làm thành viên của Hội đồng Quốc phòng Tối cao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-Ngày 10 tháng 9 năm 1955, Ông được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
-Ngày 20 tháng 9 năm 1945 Ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam.

Ảnh Hội đồng Chính phủ họp tại chiến khu Việt Bắc. Từ trái sang: Bộ trưởng Phan Anh (người cắt tóc ngắn, mặc áo bà ba màu thẫm), Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó thủ tướng Phan Kế Toại (người cầm quạt), Chủ tịch Hà Nội Trần Duy Hưng (người trẻ tuổi đeo kính trắng), Thứ trưởng Bộ Y tế Tôn Thất Tùng..





[x] Ngày 26/6/1967 Beatles lần đầu tiên trình diễn bài hát "All you need is love -Tất cả những điều bạn cần là tình yêu"
"All You Need Is Love" là ca khúc được viết bởi John Lennon, được ghi chung cho Lennon-McCartney. Đây là một ca khúc đặc biệt được ban nhạc hát trực tiếp cho chương trình Our World – chương trình trực tiếp trên toàn thế giới đầu tiên của lịch sử truyền hình. Đoạn dạo đâu bài hát là giai điệu bài Quốc ca Pháp - La Marseillaise đoạn cuối có dùng lại giai điệu bài "She loves you". Chương trình này được phát sóng qua vệ tinh vào ngày 25 tháng 6 năm 1967 với hơn 400 triệu người xem ở 26 quốc gia. Đài BBC là những người đã đề nghị The Beatles viết ca khúc này nằm tôn vinh những đóng góp của nước Anh.

Bản ghi năm 1967


Bản phối năm 7/10/2009 được hát bởi công dân 156 nước


[x]Ngày 26 tháng 6 năm 1974, sản phẩm bán lẻ đầu tiên (gói 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley) đã được bán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio. (Gói kẹo cao su này hiện nay nằm trong Viện bảo tàng quốc gia Hoa Kỳ ở Smithsonian.)
Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, họ đã phát triển ý tưởng này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn là làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế Mỹ 2,612,994 ngày 20 tháng 10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được phát hành ngày 7 tháng 10 năm 1952.

Thiết bị đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland (khi đó đang làm việc cho IBM) và Silver năm 1952. Nó bao gồm một đèn dây tóc 500 W và một ống chân không nhân quang tử được sản xuất bởi RCA cho các phim có âm thanh (nó để in theo phương pháp quang học lên trên phim). Thiết bị này đã không được áp dụng trong thực tế: để có dòng điện đo được bằng các nghiệm dao động (oscilloscope) thì đèn công suất 500 W gần như đã làm cháy giấy có mẫu mã vạch đầu tiên của họ. Nó đã không được sản xuất đại trà. Năm 1962 họ bán sáng chế này cho công ty Philips, sau đó Philips lại bán nó cho RCA. Phát minh ra tia laser năm 1960 đã làm cho các thiết bị đọc mã vạch trở nên rẻ tiền hơn, và sự phát triển của mạch bán dẫn (IC) làm cho việc giải mã các tín hiệu thu được từ mã vạch có ý nghĩa thực tiễn. Đáng tiếc là Silver đã chết năm 1963 ở 38 tuổi trước khi có bất kỳ những gì thực tiễn thu được từ sáng chế này.

Năm 1972, cửa hàng Kroger ở Cincinnati thử nghiệm việc sử dụng đầu đọc mã vạch điểm đen, với sự trợ giúp của RCA. Không may là các mã vạch điểm đen rất dễ nhòe khi in, và thử nghiệm đã không thu được thành công nào đáng kể. Cùng thời gian đó, Woodland ở IBM đã phát triển mã vạch tuyến tính được chấp nhận vào ngày 3 tháng 4 năm 1973 như là Mã sản phẩm chung (tiếng Anh: Universal Product Code, hay UPC).


[x]Ngày 26/6/2013 bạo động ở tân cương 36 người chết
Ngày 27/6 Tân Hoa Xã đưa tin, ít nhất 27 người chết và 3 người bị thương sau một vụ bạo loạn ở khu tự trị Tân Cương, miền Bắc Trung Quốc. Bạo loạn bắt đầu vào lúc 6h sáng (giờ địa phương) ở huyện Thiện Thiện, tỉnh Thổ Lỗ Phiên thuộc khu tự trị Tân Cương.
Đám đông với trang bị dao, rựa đã tấn công đồn cảnh sát thị trấn, các tòa nhà của chính quyền và những khu vực đang xây dựng. Theo xác nhận của chính quyền, những người nổi loạn đâm dân thường và đốt xe cảnh sát.
Một quan chức giấu tên nói với hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã, 17 người đã bị đám đông sát hại, trong đó có 9 nhân viên an ninh và 8 thường dân. Sau đó, cảnh sát đã nổ súng hạ gục 10 kẻ nổi loạn để trấn áp tình hình.

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 26-06-2014 lúc 02:32 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (29-06-2014), DanhCB (09-07-2014)
  #117  
Cũ 24-06-2014, 05:34 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

[x]Vụ Hà Thành đầu độc là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội diễn ra ngày 27 tháng 6 năm 1908. Mục đích của họ nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp.
Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt (lính khố đỏ) thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân" (chức cai đội), Nguyễn Trí Bình, Dương Bé,... tất cả có trên 10 người. Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Tuy vậy mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên. Trong bữa tối ngày 27 tháng 6 năm 1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam. Ngày hôm sau Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt. Số lính Pháp không có ai thiệt mạng vì độc dược
Thủ cấp của Dương Bé, Tư Bình và Đội Nhân bị xử trảm ngày 8 tháng 7 năm 1908 trong vụ "Hà Thành đầu độc"


[x]Ngày 27/6/1905 Chiến hạm Potemkin nổi dậy
Thiết giáp hạm Potemkin Nga ( Nga : Князь Потёмкин Таврический, Kniaz Potemkin Tavritchesky, "Hoàng tử Potemkin của Tauris-Tên cổ của Crưm") là một thiết giáp hạm củaHải quân Hoàng gia Nga thuộc Hạm đội Biển Đen. Con tàu đã trở nên nổi tiếng bởi các cuộc nổi dậy của thủy thủ đoàn chống lại các sĩ quan trên tàu vào 27 tháng 6 năm 1905 (trong cuộc Cách mạng Nga năm 1905 ). Đây cũng đã được xem như là bước đầu tiên hướng tới cuộc Cách mạng Nga tháng 10 năm 1917, Bộ phim (câm) "Chiến hạm Potemkin" của Sergei Eisenstein (1925) luôn nằm trong nhóm 10 phim hay nhất mọi thời đại của nhiều bảng xếp hạng.
Sau cuộc binh biến năm 1905, tên của con tàu đã được thay đổi thành Panteleimon. Tàu vô tình đã đánh chìm một tàu ngầm của Nga vào năm 1909 và bị hư hại nặng khi tàu bị mắc cạn vào năm 1911. Panteleimon tham gia trận Cape Sarych ngay sau khi Nga tuyên chiến với Đế quốc Ottoman cuối năm 1914 trong Thế chiến thứ nhất
Panteleimon đã bị bắt khi Đức chiếm Sevastopol tháng 5 năm 1918 và đã được bàn giao cho quân Đồng minh sau khi đình chiến vào năm 1918. Động cơ của tàu đã bị phá hủy vào năm 1919 bởi quân Anh khi rút khỏi Sevastop. Tàu đã bị bỏ rơi khi người Anh rút khỏi Crimea vào năm 1920 và cuối cùng đã được Liên Xô hủy vào năm 1923.


[x]Ngày 27/6/1942 ngày mất của Nhà văn Thạch Lam
Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hải Dương, nhưng nguyên quán ở làng Cẩm Phô, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Cha ông là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm[2], con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (ông nội Thạch Lam).

Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật trong số đó là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).
Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.
Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng "nhà cây liễu" là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát...
Ông mất tại "nhà cây liễu" vào ngày 27 tháng 6 năm 1942[6], lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.

Thạch Lam có ba người con, hai trai một gái: Nguyễn Tường Nhung (sau này là vợ của trung tướng Ngô Quang Trưởng trong quân đội Việt Nam Cộng hòa trước đây), Nguyễn Tường Đằng, và trước vài ngày khi ông mất, vợ ông sinh thêm con trai mà sau này là nhà văn Nguyễn Tường Giang. Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Theo nhà văn Băng Sơn thì sau khi Thạch Lam mất, vợ và các con ông có về sống ở Cẩm Giàng với bà Phán Nhu một thời gian rồi vào Nam.


[x] Ngày 27-6-1950, Tổng thống Hoa Kỳ Truman tuyên bố tǎng cường viện trợ quân sự Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, bao gồm việc gửi các đoàn cố vấn quân sự và cung cấp vũ khí. Đầu năm 1950, Hoa Kỳ bắt đầu gửi viện trợ quân sự cho người Pháp ở Đông Dương. Do chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã buộc Mỹ phải đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ cho Pháp. Tháng 1 năm 1951 người Pháp nhận được 20 xe tăng M24, 40 khẩu pháo 105-mm và 250 quả bom thông thường và cả bom napalm cùng đạn dược và vũ khí tự động. Tới tháng 1/1953, Pháp đã nhận được 900 xe thiết giáp cùng với 15.000 xe vận tải các loại, gần 2.500 khẩu pháo, 24.000 vũ khí tự động, 75.000 vũ khí cá nhân và gần 9.000 máy radio. Ngoài ra, Không quân Pháp đã nhận được 160 máy bay F6F Hellcat và F8F Bearcat, 41 máy bay ném bom B-26 Invader, 28 máy bay vận tải C-47 cùng với 155 động cơ máy bay và 93.000 quả bom. Cho tới khi Pháp thất bại hoàn toàn thì phía Mỹ đã viện trợ trên 1 tỷ USD mỗi năm (tương đương khoảng 5,8 tỷ USD theo thời giá năm 2004) và chi trả 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

Đến cuối chiến tranh, 80% chiến phí chủ yếu của Pháp do Mỹ cung cấp, lên đến 1,5 tỷ USD. Cuối chiến tranh, người Mỹ trực tiếp chở khoảng 16 ngàn quân Pháp vào Điện Biên Phủ và hỗ trợ không quân cho quân Pháp. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy. Nhờ số lượng vũ khí viện trợ này mà người Pháp mới có thể duy trì được cuộc chiến.

Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Navarre than phiền trong hồi ký: "Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ."

Đến nay nhiều người Mỹ vẫn không biết vì sao họ bị lôi kéo vào chiến tranh Đông Dương, dù nhiều người Mỹ còn chưa biết Việt Nam nằm ở góc nào trên bản đồ thế giới. Ít người nói đến việc nước Mỹ đã bị Pháp kéo vào cuộc, cũng như những thương vong đầu tiên của Mỹ ở Đông Dương đã xảy ra ngay từ trận Điện Biên Phủ. Thực sự thông qua việc tài trợ cho Pháp, nước Mỹ đã dính líu đến cuộc chiến ở Đông Dương từ rất lâu trước khi các lực lượng quân sự Mỹ đầu tiên đến Việt Nam.
https://www.mtholyoke.edu/acad/intre...agon/pent9.htm


[x]Ngày 27-6-1954, nhà máy điện hạt nhân Obninsk của Liên Xô trở thành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới sản xuất điện hòa vào mạng lưới với công suất không tải khoảng 5 MW điện.


[x]Ngày 27/6/1997 : Phát hành tập đầu tiên của Những cuộc phiêu lưu của bố sách nổi tiếng Harry Potter "Harry Potter và Hòn đá phù thủy" với 5000 bản cho lần phát hành đầu và đến năm 2011 bằng tiếng anh bộ sách này đã phát hành 50 triệu bản

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 25-06-2014 lúc 06:05 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (29-06-2014), DanhCB (09-07-2014)
  #118  
Cũ 24-06-2014, 06:00 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 27 tháng 6

[x]Ngày 28/6/1914 – Đại Công tước Đế quốc Áo-Hung Franz Ferdinand bị ám sát tại Sarajevo, nguyên nhân trực tiếp của Thế chiến thứ nhất
Franz Ferdinand (18 tháng 12, 1863 – 28 tháng 6, 1914) là Thái tử của Áo-Este, Thái tử của Đế quốc Áo và Hoàng tử Hoàng gia Hungary và Bohemia, và từ năm 1896 đến khi mất, là người chuẩn bị được kế vị ngai vàng Áo-Hung. Vụ ám sát ở Sarajevo đã buộc nước Áo tuyên chiến. Việc này làm cho hai quốc gia đồng minh với Áo-Hung (Liên minh Trung tâm) và những nước đồng minh với Serbia (phe Hiệp ước) tuyên bố chiến tranh chống lại nhau, khởi đầu cho Chiến tranh thế giới thứ nhất


[x]Ngày 28/6/1919 Hòa ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc phe Hiệp Ước được ký kết . Nội dung Hòa ước được soạn thảo bởi Georges Clemenceau, Thủ tướng nước Pháp, cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – là ba nước thắng trận. Hội nghị hòa bình được ký kết trong Lâu đài Versailles ở Paris. Đây chính là nơi Đế quốc Đức được tuyên bố thiết lập vào ngày 28 tháng 1 năm 1871, trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ (1870 – 1871) – cuộc chiến đã chấm dứt vào tháng 5 năm 1871 với sự thất bại của Pháp.Điều này thể hiện tinh thần báo thù của người Pháp đối với Đức kể từ sau thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ.
Hòa ước Versailess được phê chuẩn bởi Hội Quốc liên (tiếng Pháp: Société des Nations) ngày 10 tháng 1 năm 1920. Riêng Hoa Kỳ không phê chuẩn Hòa ước Versailles, mà chủ trương đàm phán riêng rẽ với Đức.
Thống chế Pháp là Ferdinand Foch phản đối Clemenceau và không bằng lòng với những điều khoản của hội nghị Versailles với nước Đức. Ông ta cũng nhận thấy những điềm báo về sự thất bại của hội nghị. Trong thư gửi cho vợ mình Foch viết: "Bọn họ nhạo báng chúng ta. Toàn thể châu Âu là một đám nhốn nháo. Ấy là công trình của Clemenceau". Foch có lời tuyên bố, mà sau này càng trở nên đúng:
Đây không phải là một hội nghị hòa bình. Đây là một thỏa ước ngừng bắn trong vòng 20 năm.”
Hòa ước này đã thất bại trong việc thay đổi sự bất cân bằng chiến lược giữa nước Đức và Pháp: Đức vẫn còn đông dân hơn nhiều và có nền công nghiệp phát triển vượt trội Pháp. Quân đội Pháp thì quá yếu để có thể hủy diệt sức mạnh quân sự của Đức, và nhìn chung là Pháp không thể gây ảnh hưởng lớn trong khối Hiệp Ước để thuyết phục đồng minh của mình phân chia nước Đức. Thượng viện Hoa Kỳ từ chối phê chuẩn bản hòa ước này vào tháng 1 năm 1920, và liên minh giữa Anh Quốc và Pháp bắt đầu suy sụp. Tổng quan, không những thắng lợi của Pháp năm 1918 hoàn toàn là một chiến thắng mà nước Pháp chịu quá nhiều thiệt hại, mà Pháp đã thất bại trong việc thiết lập một nền hòa bình lâu dài.

(chép từ wikipedia tiếng Việt)

[x] Ngày 28/6/1972 - Ngày Sinh nhật Ngô Bảo Châu, Giáo sư Toán có hai quốc tịch Việt Nam và Pháp
Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972 tại Hà Nội) là nhà toán học nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.
Ông đã phát biểu
“ Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa. ”
“ Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa. ”
“ Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do. ”
“ Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ. ”
“ Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi"

(chép từ WIKI)
GS. Ngô Bảo Châu nói chuyện với học viên Trung tâm JVN về Viện nghiên cứu cao cấp về Toán và Chương trình Quốc gia về phát triển Toán học (2010-2020).



[x]28/6/1991 – Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động.
Sau khi thành lập hội đồng không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế bằng cách phối hợp giữa các nước theo Xã hội chủ nghĩa. Trong các kế hoạch kinh tế dài hạn, như phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước Xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mua bán và trao đổi hàng hóa, phát triển công nghiệp nông nghiệp giao thông vận tải và hợp tác khoa học kỹ thuật.
Tuy thế trong hoạt động của mình,Hội đồng Tương trợ Kinh tế cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm như khép kín cửa và không hòa nhập vào được nền kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế hoá cao độ, nặng về hàng hoá trao đổi mang tính bao cấp, nền kinh tế chỉ huy...
Trước sự sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và trước biến đổi về tình hình thế giới, sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế không còn thích hợp nữa. Do đó hội nghị đại biểu các nước thành viên vào ngày 28 tháng 6 năm 1991 quyết định chấm dứt mọi hoạt động.

Danh sách thành viên:
Bulgaria – tháng 1 năm 1949
Tiệp Khắc – tháng 1 năm 1949
Hungary – tháng 1 năm 1949
Ba Lan – tháng 1 năm 1949
România – tháng 1 năm 1949
Liên Xô – tháng 1 năm 1949
Albania - tháng 2 năm 1949
Cộng hòa Dân chủ Đức – 1950
Mông Cổ - 1962
Cuba – 1972
Việt Nam – 1978

Ngoài ra còn một số quan sát viên.
Algerie
Lào
Triều Tiên
Ethiopia

SEV còn kí hiệp định với một số nươc như:
Nam Tư - Năm 1972
Mexico
Phần Lan
Nicaragoa
(Chép từ WIKI)


[x] Giáo sư Nguyễn Đình Tứ sinh nǎm 1932 tại Hà Tĩnh, từ trần ngày 28-6-1996 tại Hà Nội.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ (1932-1996) là một nhà vật lý hạt nhân, nhà lãnh đạo nền khoa học Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Khoa giáo TƯ, nguyên Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tại phiên họp trù bị Đại hội VIII, ngày 27 tháng 6 năm 1996, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Ngày 28 tháng 6, Đại hội khai mạc; 20 giờ tối hôm 28, ông qua đời đột ngột sau một tai biến bất thường. Ngày 30 tháng 6, ông vẫn được Đại hội chính thức bầu vào Bộ Chính trị. Sau đó người ta mới báo tang và làm các thủ tục tang lễ.
Năm 2000 ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và công nghệ cho Cụm công trình: "Nghiên cứu tương tác của các hạt cơ bản và hạt nhân ở năng lượng cao và phát hiện phản hạt hyperon sigma âm".
Ngày 30 tháng 7 năm 2007, ông được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
(Chép từ WIKI)


[x] Ngày 28/6/1933 tại Mátxcova bắt đầu chiến dich bắt giữ và trục xuất người Di gan khoảng 5470 người bị trục xuất




[x]Vào ngày 28 tháng 6 năm 1948, các quốc gia thành viên trục xuất Nam Tư khỏi tổ chức Ủy ban thông tin Quốc tế Cộng sản. Được gọi là chia rẽ Tito-Stalin.
Chia rẽ Tito - Stalin là một cuộc xung đột giữa những nhà lãnh đạo của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết, dẫn đến việc trục xuất Nam Tư ra khỏi Ủy ban thông tin của Quốc tế cộng sản năm 1948. Đây là khởi đầu của thời kì Informbiro, được đánh dấu bởi quan hệ không mấy tốt đẹp với Liên Xô, và chỉ được chấm dứt vào năm 1955.
Người Xô Viết cho rằng việc này được tạo ra bởi sự bất trung thành của Nam Tư với Liên Xô, trong khi ở Nam Tư và phương Tây, nó được biểu hiện cho lòng tự hào dân tộc của Josip Broz Tito và sự phủ nhận việc câu kết với Joseph Stalin biến Nam tư thành quốc gia vệ tinh của Liên Xô.




[x]Ngày 18/6/1992 Ca ghép gan khỉ đầu chó cho người được thực hiện tại Đại học Pittsburgh Trung tâm y tế và đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được ghép gan khỉ đầu chó. Tiến sĩ John Fung với các đồng nghiệp tiến sĩ Andreas Tzakis và Satoru Todo thực hiện việc cấy ghép này. Mặc dù bệnh nhân đã chết vì xuất huyết não 71 ngày sau ca phẫu thuật lịch sử, lĩnh vực cấy ghép chéo loài, đã được nâng cao đáng kể. Một hoạt động ghép chéo loài nữa được thực hiện vào ngày 10 tháng 1 năm 1993 trên một người đàn ông 62 tuổi sống 26 ngày với gan của khỉ đầu chó. Đến nay vẫn không có ca cấy ghép chóe loài nào có kết quả tốt hơn



[x]Ngày gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG[1] chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam.

"Gia đình được xem như là một xã hội vi mô, thu nhỏ, là tổ chức tế bào của xã hội, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Xã hội Việt Nam với nền văn minh lúa nước từ lâu đã sống định cư và lấy gia đình làm đơn vị gốc. Trải bao biến thiên của lịch sử, cho đến tận ngày nay, trên con đường đổi mới và tiếp cận với văn hóa phương Tây, gia đình Việt Nam vẫn gắn chặt với làng, bản, khối phố, và với nước. Được như thế là vì, chúng ta đã có một nền văn hóa gia đình ở Việt Nam.

Dù ở thời kỳ nào, gia đình bao giờ cũng có 4 chức năng cơ bản:
- Chức năng truyền chủng: tái sinh ra con người để tiếp nối thế hệ.
- Chức năng kinh tế: gia đình là đơn vị sản xuất, tái sản xuất và là đơn vị tiêu dùng.
- Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tình cảm: bảo đảm sự hòa hợp, yêu thương, lo lắng, quan tâm đến nhau giữa các thành viên trong gia đình.
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện của mỗi thành viên trong gia đình.
(Chép từ http://hoaanhdao0603082010.violet.vn...try_id/8139909 )


thay đổi nội dung bởi: vndrake, 28-06-2014 lúc 04:32 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (29-06-2014), DanhCB (09-07-2014)
  #119  
Cũ 27-06-2014, 06:43 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

[x]Nguyễn Mậu Kiến quê ở xã Vũ Lǎng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, sinh ngày 29-6-1819 và qua đời ngày 22-10-1879. Năm Quí Dậu (1873), khi Pháp tiến hành xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất, ông mộ quân từ trong dân vùng Kiến Xương, Tiền Hải để chống Pháp. Theo Trần Văn Giàu và Đinh Xuân Lâm: Các văn thân Nam Định chia nhau từng huyện để tổ chức kháng chiến chống Pháp dọc hai bờ sông Hồng. Bên bờ bắc, trung tâm kháng chiến phủ Trực Định (hay Chân Định, tức Kiến Xương ngày nay) của cha con Nguyễn Mậu Kiến làm quân Pháp e ngại nhất. Francis Garnier đã từng phải treo thưởng cho việc hạ sát lấy thủ cấp của ông. Khi Garnier tử trận Hatmand thay thế đánh dẹp không được. Trong các trận chiến do Hatmand chỉ huy đánh Chân Định đều có khoảng 200 đến 300 quân Pháp, thì trận gây thiệt hại cho quân Pháp lớn nhất là trận làng Ngô Xá (làng Ngò) phải rút lui về thành Nam Định. Nghĩa quân của Nguyễn Mậu Kiến đánh chiếm được đồn Chân Định, phát hịch cho dân chúng biết Garnier đã tử trận ở gần Cầu Giấy Hà Nội. Ngày 31 tháng 12 năm 1873, Hatmand đem hơn trăm quân cùng đại bác đánh nghĩa quân ở thành Chân Định, quân Nguyễn Mậu Kiến rút lui, nhưng Hatmand chỉ phá đại bác trên thành rồi rút trở về thành Nam Định, từ đó đến ngày 10 tháng 1 năm 1874 Hatmand không đánh qua sông sang Chân Định nữa. Ngày 10 tháng 1 năm 1874, quân Pháp hạ cờ tại thành Nam Định và trao trả lại cho quan nhà Nguyễn từ Hà Nội xuống, chuẩn bị ký kết Hòa ước Giáp Tuất (1874).
Ngày 8 tháng 9 năm Kỷ Mão (1879), Nguyễn Mậu Kiến mất tại quân doanh đồn Vàng (phố Vàng) tỉnh Hưng Hóa, nay là thị trấn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, vì bị sốt rừng ác tính. Tên của ông từng đã được lấy để đặt cho một con phố ở Hà Nội (nay đã bị đổi).

[x]Ngày 29 tháng 6 - Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô, tông đồ - Thánh lễ Chính Ngày (Lễ trọng Thiên chúa giáo)
Tháng 8 năm 64, Hoàng đế Nero bắt đầu bách hại giáo dân Ki-tô giáo. Theo một truyền tụng, Phê-rô quyết định đi khỏi Rôma tìm nơi trú ẩn. Nhưng trên con đường Appia, gần cửa Capena, ông đã gặp Chúa Giêsu vác thập giá trên vai.
Phêrô hỏi:
"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo Vadis, Domine?).
Chúa Giê-su đáp:
"Thầy vào thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa".
Phêrô hiểu ra ẩn ý của Chúa. Ông trở vào thành và chịu tử đạo. Sau này, người ta đã xây ngay chỗ Chúa hiện ra với Phê-rô một Thánh đường, mang danh hiệu "Quo vadis, Domine?" Vào thế kỷ thứ 3, nhiều tác phẩm ra đời (thí dụ: Công vụ của Phêrô)đã thêm các chi tiết về việc Thánh Phêrô gặp Chúa Giê-su vác thập giá khi ông lánh nạn khỏi Rôma (cảnh Quo vadis), việc bị giam ở ngục Mamertina, và bị xử đóng đinh ngược đầu vào thập giá vì thấy không đáng được chết như Thầy mình.
Theo lưu truyền, Phê-rô bị bắt và bị tống giam. Tại nhà ngục, ông đã cảm hóa hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus. Cả hai được rửa tội và tử đạo. Cuối cùng vì không có quốc tịch Rô-ma, ông bị kết án tử hình trên thập tự. Bị dẫn tới hy trường Caligula trên đồi Vatican, trông thấy thập giá, Phê-rô cảm thấy mình không xứng đáng được chết như thầy mình, đã yêu cầu được đóng đinh ngược.
Sau khi chết, thi hài của ông được chôn táng trong một nghĩa trang gần nơi xử, tức chỗ xây cất đền Thánh Phê-rô ngày nay trên đồi Vatican. Năm 258, chiếu chỉ Valerianus đe dọa các nghĩa trang Ki-tô giáo, người ta đem xác Thánh giấu trong hang tọa đạo trên đường Appia. Khi cơn bách hại lắng dịu, giáo dân lại đưa hài cốt trở về nơi cũ. Ngày 29 tháng 6 năm 258 là ngày hài cốt ông được đưa về nơi cũ và được lấy làm ngày Thánh Phê-rô
Tranh Thánh Phê-rô xin được hành hình với thánh giá ngược do nhận mình không xứng đáng được hành hình như Chúa Giêsu


Khi lên Thiên đàng ông trở thành người giữ chìa khóa cổng tới Thiên đàng. Bức tranh Đức Giêsu trao cho Phêrô chìa khóa nước trời, vẽ bởi Pietro Perugino (1481–82)


[x]Ngày 29-6-1946, Tổng tham mưu trưởng Hoàng Vǎn Thái tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội) đã đọc quyết định của Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 pháo đài: Láng, Xuân Canh và Xuân Tảo. Đêm 19-12-1946 mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, theo hiệu lệnh, pháo binh ta từ pháo đài Láng bắn vào Thành, nơi đóng quân của quân đội Pháp. Đó cũng là những loạt pháo đầu tiên của pháo binh Quân đội quôc gia Việt nam. Ngày 29/6 trở thành ngày truyền thống của Binh chủng pháo binh
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bộ đội pháo binh chiến đấu dũng cảm, gan dạ, mưu trí, lập công xuất sắc và được Hồ Chủ tịch tặng 8 chữ vàng truyền thống: "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng".
Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội pháo binh anh dũng mưu lược trong tác chiến độc lập cũng như tác chiến hiệp đồng quy mô, nắm vững khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, sáng tạo, đánh thắng trong mọi tình huống khó khǎn phức tạp.
Tên lửa Scud R-17E của quân chủng pháo binh


Bài ca Pháo binh


[x] Vào ngày 29-6-1927, những quan sát thiên vǎn đầu tiên đã tiến hành trên máy bay hai động cơ của hãng hàng không Hoàng gia Anh (British Airway). Các nhà thiên vǎn học đã chụp ảnh nhật thực toàn phần phía trên màn sương mù Luân Đôn.
Kỹ thuật đó sau này đã được sử dụng lại thành công, chủ yếu với máy bay Caraven và máy bay Côngcooc siêu thanh ở Mỹ và ở Pháp.

[x]Ngày 29/6/1958 Brazil giành danh hiệu vô địch thế giới đầu tiên tại World Cup Thủy điển1958 với chiến thắng 5-2 trước đội tuyển nước chủ nhà ở Stockholm vào Pele ghi hai bàn trong trận đấu đáng nhớ này.


và Pelé nhưng ngày tháng đó


[x]Ngày 29/6/1995 Cuộc lắp ghép lich sử trên quỹ đạo giưa Trạm vũ trụ Hòa bình của Nga và Tàu con thoi Atlantics. Hai tàu lắp ghép vơi nhau trong năm ngày, ngoài việc tiếp tế nước, oxy, Ni-tơ hai bên còn tiến hành một số thí nghiệm Khoa học. Trạm vũ trụ Hoa bình và tàu con thoi đều là niềm tự hào công nghệ của Nga và Mỹ. Sự kiện này đánh dấu một bươc xich lại gần nhau trong lĩnh vực có nhiều nhạy cảm : Công nghệ vũ trụ giữa Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh. Trạm Hòa bình còn hoạt động đến tháng 3/2001 mới tự hủy sau khi hoàn thành sứ mệnh
Quá trình lắp ghép


Kết quả lắp ghép cuối cùng nhìn từ trạm Hòa bình




[x][b]iPhone[b] (phát âm /ˈaɪfoʊn/ EYE-fohn) là mẫu điện thoại di động của hãng điện tử Mỹ Apple Computer. Phiên bản chiếc iPhone đầu tiên ra mắt ngày 29 tháng 6 năm 2007. Bên cạnh tính năng của một máy điện thoại thông thường (hoạt động trên bốn băng tần GSM và EDGE), iPhone còn được trang bị màn hình cảm ứng, máy chụp hình, khả năng chơi nhạc và chiếu phim (tương tự iPod), trình duyệt web,... Phiên bản thứ hai là iPhone 3G ra mắt tháng 7 năm 2008, được tranon vẫn làg bị thêm hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng 3G tốc độ cao (HSDPA).
Cho đến nay iPhone vẫn là thiết bị di động cầm tay thể hiện sự sành điệu, đẳng cấp trong xã hội
Ca sĩ Avery với ban nhạc chơi nhạc cụ là các ứng dụng trên iPhone


Và bản quảng cáo đầu tiên của iPhon với những đột phá về tính năng, công nghệ

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 29-06-2014 lúc 06:12 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (29-06-2014), DanhCB (09-07-2014), jimmy nguyen (28-06-2014)
  #120  
Cũ 29-06-2014, 12:12 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định Ngày 30 tháng 6

[x]Ngày 30-6-1018, thiền sư Vạn Hạnh viên tịch.
Thiền sư họ Nguyễn, quê châu Cổ Pháp (古法, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), từ thuở nhỏ đã thông minh, học thông Nho, Lão, Phật và nghiên cứu hàng trăm bộ luận Phật giáo. Năm 21 tuổi ông xuất gia, tu học với bạn là thiền sư Ðịnh Tuệ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ. Sau khi Thiền Ông mất, ông bắt đầu chuyên thực tập Tổng Trì Tam Ma Ðịa, nên sau này hễ ông nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm. Vua Lê Ðại Hành rất tôn kính ông. Năm 980, Hầu Nhân Bảo của nhà Tống mang quân sang đóng ở núi Cương Giáp Lãng định xâm chiếm nước Đại Cồ Việt, vua triệu ông vào hỏi nếu đánh thì thắng hay bại. Ông đáp trong vòng từ ba đến bảy ngày giặc sẽ rút lui. Lời này sau ứng nghiệm. Khi vua Lê Ðại Hành muốn can thiệp vào Chiêm Thành để cứu sứ giả bị Chiêm Thành bắt giữ nhưng còn do dự, thì Vạn Hạnh nói đây là cơ hội đừng để mất. Sau đó lời này nghiệm, và trận ấy quân Lê thành công.

Trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi, ông đã tác động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói những loại sấm truyền và tiên tri ông dùng có rất nhiều thứ không kể hết được. Sách này kể ra một vài phương pháp đã dùng: Hồi Lê Ngọa Triều đang thi hành chính sách bạo ngược bị thiên hạ ghét bỏ, thì tại Cổ Pháp có một con chó trắng xuất hiện trên lưng nó có hai chữ "thiên tử" lấm tấm bằng lông đen. Thiên hạ bèn đồn rằng con chó là tượng trưng cho năm Tuất, và một bậc thiên tử sẽ sinh vào năm Tuất sẽ xuất hiện cũng vào năm Tuất (tức năm 1010).

Ngày Rằm tháng Năm năm Thuận Thiên thứ 9 (tức 30 tháng 6 năm 1018), khi công hạnh đã viên mãn, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn dò, đọc bài kệ rồi thị tịch. Vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh Xá lợi của ngài về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).bài kệ như sau:
"Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xanh tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông"

Thiền sư Vạn Hạnh được tôn là Quốc sư. Tượng của ông tại chùa Tiêu


[x]Ngày 30/6/1905 – Bài viết "Zur Elektrodynamik bewegter Körper" của Albert Einstein được tiếp nhận và xuất bản sau đó, trong đó giới thiệu thuyết tương đối hẹp.
Cơ học Newton cho rằng các hiện tượng cơ học chỉ liên quan đến các lực cơ bản đều xảy ra như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính, nhưng không nói rõ các hiện tượng khác trong nhiệt động lực học, điện từ học,... có xảy ra như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính hay không. Điện từ học chỉ ra rằng tương tác từ xảy ra chủ yếu là do chuyển động của các hạt mang điện. Như vậy có thể trong các hệ qui chiếu quán tính khác nhau các hiện tượng điện từ sẽ xảy ra khác nhau. Nhiều thí nghiệm được thực hiện với các hệ qui chiếu quán tính khác nhau với mục đích tìm ra một hệ qui chiếu quán tính mà ở đó tốc độ ánh sáng khác hẳn với tốc độ ánh sáng trong các hệ qui chiếu quán tính khác. Nhưng những thí nghiệm đó không đạt được kết quả.
Năm 1905 Einstein phát biểu nguyên lý tương đối về sự bình đẳng của các hệ qui chiếu quán tính với hai tiên đề.
Tiên đề đầu tiên:
Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính.
Tiên đề này chỉ ra rằng các phương trình mô tả các hiện tượng tự nhiên đều có cùng dạng như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính. Nó cũng phủ định sự tồn tại của một hệ qui chiếu quán tính đặc biệt, như một hệ qui chiếu đứng yên thật sự. Nói cách khác mọi hệ qui chiếu quán tính là hoàn toàn tương đương nhau. Từ tiên đề này các nhà khoa học khẳng định không thể tồn tại một môi trường ête truyền sóng điện từ (ánh sáng) với một vận tốc khác biệt các hệ qui chiếu khác.
Tiên đề thứ 2:
Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính.
Giả thuyết này giải thích cho kết quả của thí nghiệm Michelson-Morley và thí nghiệm Sitter vì vận tốc truyền ánh sáng là như nhau theo mọi phương nên không thể sử dụng công thức cộng vận tốc Galileo cho ánh sáng.

Thực tế giả thuyết này có thể suy trực tiếp từ tiên đề đầu tiên. Mọi phương trình vật lý không thay đổi khi đi từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác, nghĩa là các phương trình Maxwell cũng bất biến, và một kết quả của nó là tiên đoán về tốc độ ánh sáng cũng phải bất biến. Do đó giả thuyết này không thể là tiên đề, chỉ là hệ quả của tiên đề tổng quát đầu tiên, nếu coi lý thuyết điện từ Maxwell là đúng.
Công thức nổi tiếng của Einstein


[x]Ngày 30 tháng 6 năm 1908 – Một vụ nổ lớn xảy ra gần sông Trung Tunguska thuộc khu vực Siberi của Đế quốc Nga, sự kiện có tác động lớn đối với Trái Đất.
Sự kiện Tunguska là một vụ nổ xảy ra tại tọa độ 60°55′B, 101°57′Đ, gần Sông Podkamennaya Tunguska ở vùng Evenk Autonomous Okrug, Siberi thuộc Nga hiện nay, lúc 7:17 sáng ngày 30 tháng 6, 1908. Thỉnh thoảng sự kiện này được gọi là Vụ nổ lớn Siberia.
Có thể sự kiện đã được gây ra bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 kilômét (3–6 dặm) trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 Kilômét vuông .


[x] Được sự giúp đỡ tích cực của Đảng cộng sản Pháp, Đức và do sự hoạt động khéo léo bí mật của mình, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua hàng rào bao vây của các nước đế quốc để đến Pêtơrôgrats - Liên Xô vào ngày 30-6-1923, chuẩn bị dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế cộng sản.
Đây là lần đầu tiên Ông đến Liên Xô. Trong thời gian của Liên Xô Nguyễn Ái Quốc làm việc với Quốc tế cộng sản, viết nhiều bài đǎng báo để trình bày quan điểm của mình về Cách mạng giải phóng dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc tại đại hội V Quốc tế Cộng sản


[x]Ngày 30/6/1936 Cuốn tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell được công bố.
Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kì trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.


[x]Ngày 30/6/1937 - Số điện thoại khẩn cấp 999 , được triển khai lần đầu tiên trên thế giơpis tại khu vực Oxford Circus - London.
Sau 1 đám cháy 10/11/1935 tại một ngôi nhà trên phioos Wimpole lam năm người phụ nữ bị chết. Một hàng xóm của ngôi nhà đó đã cố gọi cho cứu hỏa nhưng cuộc gọi bị bắt buộc nằm vào hàng đợi tại tổng đài. Ông đã viết một thư đến bào The Times để thúc đẩy quá trình điều tracuar chính phủ.
Việc chọn chuối 3 số 999 có vị trí dứoi cùng của đĩa quay số (theo kiểu cũ) cho phép 1 người khiếm thị cũng có thể thực hiện cuộc gọi.

Trên hình trên ta thấy
52% cuộc gọi 999 để yêu cầu sự hỗ trợ của cảnh sát
41% cuộc gọi 999 để gọi cấp cứu y tế
6% cuộc gọi 999 để gọi lính cứu hỏa
1% cuộc gọi 999 để gọi lực lượng tuần duyên

[x] Đảng dân chủ Việt Nam được thành lập vào ngày 30-6-1944, một chính đảng Cách mạng của tư sản dân tộc và tiểu sản trí thức yêu nước.
Đảng dân chủ Việt Nam đã cùng đồng hành với dân tộc trong suốt chặng đường cứu nước qua hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, để hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước.
Sau khi đất nước thống nhất, nhiệm vụ của Đảng dân chủ Việt Nam tự nguyện cùng với Đảng xã hội tự giải tán.Đảng Dân chủ Việt Nam là "chính đảng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản, trí thức yêu nước và tiến bộ Việt Nam", hoạt động từ năm 1944, tên ban đầu là Việt Nam Dân chủ Đảng hay Việt Nam Tân dân chủ Đảng. Tiền thân của nó là Tổng hội sinh viên Đại học Tổng hợp Hà nội năm 1940, sau các nhóm sinh viên yêu nước hợp nhất thành lập đảng. Đảng tham gia Việt Minh, Dương Đức Hiền tham gia Tổng bộ Việt Minh, sau đó lại tách ra[1],..., và tham gia Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Trong Quốc hội khóa I năm 1946 đảng giành 46 ghế, do Đỗ Đức Dục và Tôn Quang Phiệt lãnh đạo. Đảng có 2 ghế trong Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận) và 4 ghế trong chính phủ lâm thời, đến tháng Ba năm 1946 (Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận, Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe). Ở Nam bộ ban đầu các đảng viên hoạt động như là nhóm Tân Dân chủ (Huỳnh Văn Tiểng lãnh đạo, năm 1945). Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12 năm 1946, đảng lại gia nhập Việt Minh.
Từ năm 1954 đến 1975 đảng hoạt động tại miền Bắc Việt Nam (Đảng bộ tại miền Nam về hình thức tách ra năm 1961 vẫn lấy ngày thành lập năm 1944, thành lập Đảng Dân chủ tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tới 1975), và từ 1975 đến 1988 trên toàn Việt Nam.
Kể từ Quốc hội khóa II, ứng cử viên tranh cử trong khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đảng Dân chủ hiện nay được xem là một đảng mới thành lập chứ không phải sự hoạt động trở lại của Đảng Dân chủ đã giải thể từ năm 1988

[x]Ngày 30/6/1971 chuyến bay của tàu Soyuz 11 kết thúc trong thảm họa: Sau khi khang hạ cánh hạ xuống sân bay Baiconua khoang hạ cánh được mở người ta thay 3 nhà du hành vũ trụ đã chết!
Hình ảnh cứu hộ trong tuyệt vọng 3 nhà du hành vũ trụ


[x] Ngày 30/6/1972 – Giây nhuận đầu tiên được thêm vào hệ thống Giờ phối hợp quốc tế (UTC).
Giây nhuận là sự điều chỉnh một giây chèn vào để giữ cho các chuẩn phổ thông về thời gian của ngày, ví dụ giờ phối hợp quốc tế, gần với thời gian Mặt Trời trung bình. Các giây nhuận là cần thiết để giữ các chuẩn thời gian đồng bộ với các loại lịch thông thường, mà nền tảng của nó là các quan sát thiên văn.
Giây nhuận là sự điều chỉnh một giây chèn vào để giữ cho các chuẩn phổ thông về thời gian của ngày, ví dụ giờ phối hợp quốc tế, gần với thời gian Mặt Trời trung bình. Các giây nhuận là cần thiết để giữ các chuẩn thời gian đồng bộ với các loại lịch thông thường, mà nền tảng của nó là các quan sát thiên văn.
Sai khác thời gian theo mặt trời và theo đồng hồ UTC


[x] Ngày 30/6/1977 – Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) giải thể sau 23 năm tồn tại.
Liên minh này được thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1954, chưa tới 2 tháng sau Hiệp định Genève được ký, kết thúc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17 và buộc quân Pháp rút khỏi Đông Dương. Các nước thành lập SEATO gồm có: Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Hoa Kỳ.
Cũng như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh SEATO ra đời nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, nhưng khác với NATO, SEATO không ràng buộc các quốc gia thành viên tham chiến chống lại mối đe doạ quân sự. Dù SEATO hợp thức hóa nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia thành viên SEATO gửi quân đến Việt Nam quân sang tham chiến, chính SEATO thì lại không đóng vai trò trực tiếp trong cuộc chiến này. Pháp ngừng tham gia tích cực vào SEATO năm 1967 và Pakistan chính thức rút khỏi tổ chức này năm 1972.
Khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam năm 1972-1973 và chủ nghĩa cộng sản chiếm ưu thế ở Đông Dương năm 1975, SEATO đã trở thành một tổ chức lỗi thời. Với sự đồng thuận chung, liên minh này giải tán ngày 30 tháng 6 năm 1977.
Cờ của SEATO


[x]Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Nho Tuý sinh nǎm 1910 và qua đời vào ngày 30-6-1977. Ông còn gọi là Đội Tảo, hiệu là Hàm Quan, bí danh Thuần Chi, ngoài ra lúc trẻ còn được gọi là Kép Thủ.
Ông sinh tại Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là nơi nổi danh về tuồng Quảng Nam. Cha ông là Bốn Quảng, cũng là một kép hát trong cung đình triều Nguyễn. Ngay từ nhỏ ông đã yêu thích hát bội, có giọng hát tốt. Năm 13 tuổi, ông được cha dạy diễn tuồng. Năm 14 tuổi, ông đóng vai Hồ Nguyệt Cô trong vở Võ Tám Tư trảm Nguyệt Cô. Ngoài ra, ông còn học chơi đàn bầu.
Năm 15 tuổi, ông vào trường hát tuồng của Nguyễn Hiển Dĩnh, tham gia diễn các vai đào như đào chiến, đào trào, đào phiên... Năm 23 tuổi, ông đóng các vai kép, điêu luyện trong việc sử dụng đôi hia và ngọn giáo. Năm 28 tuổi, ông nhận bằng phó ca của triều đình Huế. Với sự ham học hỏi và tìm tòi của mình, ông đã đóng thành công Địch Thanh, Đổng Kim Lân, Quan Công, Tạ Ngọc Lân, Ngạn Quang... Ông được chọn vào một trong Ngũ mỹ (năm người đóng tuồng giỏi nhất) của tỉnh Quảng Nam: Lão văn ông Phẩm (Chánh Phẩm, tức Nguyễn Phẩm), lão vẽ ông Độ, kép ông Tảo, nịnh ông Lai (Sáu Lai, tức Nguyễn Lai), tướng ông Thùy, và được ca ngợi là "Con rồng trên sân khấu"
Kháng chiến bùng nổ, ông tham gia kháng chiến, rồi gia nhập Đoàn Tuồng liên khu V do Hoàng Châu Ký thành lập năm 1952, cùng các nghệ nhân Nguyễn Lai, Phó Sơn, Ngô Thị Liễu, Nguyễn Phẩm... xây dựng đoàn. Ông đóng thành công vai ông Bảng trong vở Chị Ngộ (Nguyễn Lai), một vở tuồng hiện đại. Sau năm 1954, hoà bình lập lại, ông đem tài nghệ của mình xây dựng Đoàn Tuồng Bắc, tham gia giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ diễn viên tuồng. Ông còn là đại biểu Quốc Hội khoá II (1964-1971).
Nguyễn Nho Tuý là một diễn viên xuất sắc, đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, phát triển sân khấu tuồng hiện đại. Sau khi ông mất, năm 1984, ông được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt đầu tiên.


[x] Ngày 30-6-1985 đã diễn ra lễ thông cầu Chương Dương sau 20 tháng thi công và xây dựng. Toàn bộ cầu dài 1.210,95 mét, rộng 19,76 mét. Đây là chiếc cầu lớn thứ hai, sau cầu Thǎng Long, bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội, do cán bộ, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công.
Cầu Chương dương trang hoàng trong ngày lễ

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 30-06-2014 lúc 05:09 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (30-06-2014), DanhCB (09-07-2014)
Trả lời


Ðang đọc: 40 (0 thành viên và 40 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:17 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.