[x] Vũ Ngọc Phan, nguyên quán ở tỉnh Hà Bắc (cũ) sinh ngày 8-9-1902 và qua đời vào ngày 14-6-1987 tại Hà Nội.
Ông viết vǎn, soạn sách, dịch thuật từ những nǎm còn trẻ, nổi tiếng là một cây bút tiểu luận, phê bình vǎn học. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, ông tích cực tham gia công tác vǎn hoá, vǎn nghệ.
Các tác phẩm của nhà nghiên cứu vǎn học Vũ Ngọc Phan gồm có: "Nhà vǎn hiện đại", "Dân ca Việt Nam", "Trên đường nghệ thuật", "Tục ngữ ca dao", "Hồi ký" và một số truyện ký.
[x]Culông (Coulomb) là nhà vật lý Pháp, người đã đưa ra định luật cơ bản về lực tác dụng giữa các điện tích. Ông sinh ngày 14-6-1736 và mất vào nǎm 1806. Culông sớm tham gia quân đội và là kỹ sư công binh. Khi ra khỏi quân đội, ông giành thời gian để nghiên cứu hoa học, ông phát minh ra cân xoắn, một dụng cụ rất nhạy dùng đo lực tác dụng giữa các điện tích trên cơ sở nghiên cứu tính đàn hồi xoắn của các dây và tóc. Ông đưa ra công thức về cường độ điện trường ở gần một mạng điện. Và đặc biệt ông đã đưa ra một định luật cơ bản về lực tác dụng giữa các điện tích. Định luật này được mang tên ông, gọi là định luật Culông.
Ngoài các công trình về điện và từ, Culông còn có những nghiên cứu về sự ma sát trong các máy, về cối xay gió, về tính đàn hồi của kim loại và sợi.
[x]Ngày 14 tháng 6 năm 1928 là ngày sinh của Ernesto Guevara de la Serna(1928-1967), thường được biết đến với tên Che Guevara (phiên âm là Chê Ghê-va-ra), El Che hay đơn giản là Che, là một nhà cách mạng Mác-xít nổi tiếng người Argentina, là thầy thuốc, người tạo ra học thuyết quân đội, nhà lãnh đạo quân du kích và phong trào cách mạng Cuba. Kiểu ảnh của ông chụp sau này đã trở thành biểu tượng phản văn hóa tượng trưng cho sự nổi loạn ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Ngày 29 tháng 12 năm 1951OOng và người bạn Alberto Granado hai người đã lên đường, bắt đầu chuyến hành trình đến các nước châu Mỹ Latinh khác bằng chiếc xe mô-tô La Poderosa II 500 phân khối của Alberto. Họ đã đi qua hầu hết các nước trong vùng. Hai tháng sau ngày khởi hành, họ tới Chile, tại đó chiếc xe máy bị hỏng và phải bỏ lại giữa chừng. Hai người vẫn tiếp tục đi qua Chile, Bolivia và Peru.
Tại Peru, hai người đã tới thăm khu người mắc bệnh phong Sanpablo. Sau đó họ lại xuôi theo dòng sông Amazon đến Colombia và Venezuela trên chiếc bè có tên là Mambo Tanga. Tại Venuzuela hai người chia tay nhau, Alberto ở lại, nhận việc chăm sóc bệnh nhân phong còn Che quay trở lại Argentina để hoàn tất chương trình học đại học.
Trong Nhật ký xe máy của mình, Che đã cho thấy sự thay đổi trong con người anh là rất lớn. Cuộc hành trình đã hình thành trong anh lòng thương cảm những con người nghèo hèn và tinh thần phản kháng mãnh liệt.
[x]Ngày 14/6/1940 Phát xít Đức tiến vào Paris. Người dân Paris tỉnh dậy trong tiếng loa về việc thiết quân luật thành phố dưới sự chiếm đóng của Đức. ba phần tư dân chúng Paris đã bỏ chạy khỏi thành phố, viên tướng Pháp chỉ huy phòng thủ thành phố Henri Dentz bảo đảm với Tướng Đức Von Kuchler rằng sẽ không có sự kháng cự. Những đạo quân phát xít đã ngang nhiên tiến vào Quảng trường Ngôi Sao nơi có Khải Hoàn môn, biểu tượng vinh quang của nước Pháp. 138 sư đoàn Đức đã có mặt tại các thành phố Paris, Rouen và Dijon. Paris bị chiếm đóng. Chính phủ Pháp tạm rời về Tours rồi từng bước bị khuất phục. Hình ảnh Hitler đứng trước Tháp Eiffel tượng trưng cho một nước Pháp đã thất thủ.
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 17-06-2014 lúc 04:51 PM
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1/Trường đại học Sư phạm khai giảng khoá học đầu tiên tại Thanh Hoá ngày 15-6-1949. Lúc đó, nhà trường có các khoa: Triết học, Sử học, Kinh tế học, Chính trị học, Ngoại ngữ, Vǎn chương, Toán học, Lý học và vạn vật học.
Các sinh viên của khoá học đầu tiên nǎm ấy đã trở thành các thầy giáo, nhiều người là cán bộ quản lý. Đó là những nhà sư phạm trưởng thành trong cuộc đấu tranh giải phóng và đóng góp nhiều công sức vào nền giáo dục nước nhà.
2/Nhạc sĩ Vũ Trọng Hối quê ở Hải Phòng, sinh ngày 15-6-1926 và từ trần nǎm 1985.
Ông đã tu nghiệp tại Nhạc viện Anma Ata (nước cộng hoà Cadǎctǎng), nguyên công tác tại vǎn phòng Vǎn nghệ quân đội, mang quân hàm đại tá.
Ông đã sáng tác nhiều ca khúc, trong đó có những bài được công chúng ưa thích như: "Nghe lời Bác gọi, thanh niên lên đường", "Những chuyến xe đêm", "Niềm vui anh quân bưu", "Đường tôi đi dài theo đất nước", "Bước chân trên dải trường sơn"...
Ngoài ra, nhạc sĩ Vũ Trọng Hối còn viết một số tác phẩm khí nhạc, nhạc múa, nhạc sân khấu, nhạc phim.
Xin giới thiệu 2 baig ca của ông với âm thanh của đài tiếng nói VN những năm 1970s
Đường tôi đi dài theo đất nước
Bước chân trên dải Trường sơn
3/Nhạc sĩ Gric, người Na Uy, sinh ngày 15-6-1843 và qua đời nǎm 1907.
Nǎm 12 tuổi, Gric đã có sáng tác đầu tay. Nǎm 15 tuổi, ông đến Nhạc viện Lépdích để học tập một cách toàn diện. Khi ấy Gric dã là người biểu diễn Pianô có tài.
Nǎm 1862, ông trở về nước, là người đứng đầu các hoạt động âm nhạc ở thủ đô Ôxlô. Vừa là người lãnh đạo của các tổ chức biểu diễn, ông vừa là người sáng tác.
Gric là người khai sáng nền âm nhạc cổ điển của nước Na Uy. http://en.wikipedia.org/wiki/Edvard_Grieg
Khối lượng Tác phâm của Grieg vô cùng lớn. Đặc biệt là bả Côncert cho Piano và nhạc kịch Perguyn
Nhạc của Grieg có tính quần chúng cao (Có tính pop) cao như những bản mà bạn yêu nhạc của VN ai cũng biết
Vũ khúc trong động của Thần núi
Khúc hát nàng Solveg
4/Ngày15 tháng 6 là Ngày nhiếp ảnh thiên nhiên- Ngày này do hiệp hội nhiếp ảnh thiên nhiên nhiên Bắc Mỹ đặt ra vào năm 2006 . Vaonhững ngày từ 11/6 đến 17/6 hàng năm các nhiếp ảnh gia (chuyên và không chuyên) trên toàn thế giới chụp những bức ảnh thiên nhiên gửi về để nhạ giải. Giả không lớn (vài trăm USD )nhưng có ý nghĩa cao về bảo vệ thiên nhiên
3 Bức ảnh đoạt giải năm 2006
Giải nhất : Băng tan trên hề Chams của Tonny Bourchard
Giải nhì : Vẫn mong đợi tình yêu của Bill Pelzmann
Giải ba : Thảm địa y - Rio Grande Hẻm núi sông Adam Schallau
5/ 15 tháng 6 năm 1330 Ngày sinh của Edward - Ông hoàng sứ Wales - mệnh danh là Hoàng tử đen Một trong những người chỉ huy xuất sắc của cuộc cuọc chiến tranh 100 ngaỳ giữa Pháp và Anh http://en.wikipedia.org/wiki/Edward,_the_Black_Prince
1/Ngày 16-6-1919, Nguyễn Tất Thành chính thức lấy tên Nguyễn Ái Quốc cùng nhóm Việt Nam yêu nước, gửi đến hội nghị Vécxây bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam, Bản yêu sách gồm 8 điểm:
. Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam
. Cải cách nền pháp lý Đông Dương.
. Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
. Tự do lập hội và tự do hội họp.
. Tự do cư trú ở nước ngoài.
. Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật.
. Thay chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.
. Phải có đại diện người Việt Nam để trình bày nguyện vọng của người bản xứ.
2/Lãnh tụ nông dân Nguyễn Trung Trực đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp xâm lược vào ngày 16-6-1868 tại tỉnh Kiên Giang.
Ông chỉ huy nghĩa quân đánh úp đồn Rạch Giá, diệt chủ tỉnh, 4 sĩ quan và 67 lính địch, thu gần 100 súng các loại. Trận đánh tiêu diệt tàu Hy Vọng của Pháp do ông cùng nghĩa quân cải trang trên sông Vàm Cỏ đã chứng tỏ một cách đánh thông minh, sáng tạo và hiệu quả. Cuộc khởi nghĩa được đông đảo nông dân Nam Bộ hưởng ứng. Song do thế của nghĩa quân và bọn Pháp quá chênh lệnh Nguyễn Trung Trực bị sa vào tay giặc. Chúng đưa ông lên Sài Gòn tra tấn và dụ dỗ không được, đã đem ông về Rạch Giá. Ngày 27-10-1868, trước khi bị hành quyết, ông nói một câu nổi tiếng: "Bao giờ nước Nam này hết cỏ, thì mới hết người Nam đánh Tây".
Tượng của Ông trước đền thờ chính
3/Hồi 12 giờ 30 phút (giờ Mátxcơva) ngày 16-6-1963, Liên Xô đã phóng lên quỹ đạo vệ tinh trái đất tàu vũ trụ "Phương Đông 6" do Têrêscôva Valentina Vladimirôpna- Валенти́на Влади́мировна Терешко́ва, công dân Liên Xô điều khiển. Tàu vũ trụ đã bay 48 vòng quanh trái đất, ở trong vũ trụ 71 giờ và trở về mặt đất an toàn ngày 19-6-1963.
Valentina Têrêscôva sinh trưởng trong một gia đình nông trang viên ở làng Maxlenicôvô. Khi nghe tin "Con người bay vào vũ trụ" với người anh hùng Gagarin, tiếp theo là Titôp, đang sinh hoạt ở câu lạc bộ hàng không, Valentina quyết định xin ra nhập đội ngũ các nhà du hành vũ trụ, và chị đã được toại nguyện. Chuyến bay "Phương Đông 6" thành công là kết quả của sự rèn luyện kiên trì, gian khổ với tinh thần dũng cảm và sáng tạo.
Valentina Têrêscôva được bầu làm phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Ủy viên Hội đồng hoà bình thế giới, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, Ủy viên Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao. Têrêscô Valentina còn được mệnh danh là "Người phụ nữ của thế kỷ", "Nữ chủ nhân của vũ trụ".
1/Ngày 17-6-1930 - 29 tuổi, Nguyễn Thái Học bị Pháp đưa lên đoạn đầu đài của Yên Bái. Trước khi bị chém, ông mỉm cười ngâm thơ bằng tiếng Pháp:
"Chết vì tổ quốc
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng".
Nguyễn Thái Học sinh nǎm 1901, quê ở Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. Lúc còn trẻ ông theo học trường Cao đẳng sư phạm và Cao đẳng thương mại Đông Dương tại Hà Nội. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông viết thư gửi nhà cầm quyền Pháp đòi một số yêu sách về xã hội, chính trị và đề nghị cải tổ nền hành chính thuộc địa, ban hành tự do ngôn luận.
Nǎm 1927, Nguyễn Thái Học thành lập quốc dân Đảng và được bầu làm trưởng đảng. Chủ trương của Đảng này là dùng bạo lực để giành lại quyền độc lập dân tộc. Bị giặc khủng bố, Nguyễn Thái Học phải lui vào hoạt động bí mật và tổ chức cuộc khởi nghĩa 10-2-1930. Mục đích cuộc khởi nghĩa là tấn công vào các cơ sở của Pháp ở Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An..., nhưng bị thất bại. Ông và một số chiến sĩ bị bắt. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1...1i_H%E1%BB%8Dc
2/Nguyễn Khắc Hiếu, hiệu là Tản Đà, sinh 1888 ở làng Khê Thượng, huyện Ba Vì, tinh Hà Tây, qua đời ngày 17-6-1939 tại Hà Nội.
3/Ngày 17 tháng 6 nǎm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 56/SL thành lập trường Ngoại ngữ, nhằm mục đích đào tạo cán bộ ngoại ngữ cho các ngành trong nước, đáp ứng yêu cầu kháng chiến. Đây cũng là trường Ngoại ngữ đầu tiên của ta.
4/Tô Ngọc Vân là hoạ sĩ, bút danh Tô Tử, Ái Mỹ, sinh ngày 15-12-1906 tại Xuân Cầu, Vân Giang, Hưng Yên. Ngày 17-6-1954, ông hy sinh ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Khi đó, ông mới 48 tuổi.
Ông tốt nghiệp trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá II (1926-1931). Từ nǎm 1931 ông cộng tác với các báo "Nhân loại", "Phong hoá", "Ngày nay", "Thanh Nghị". Ông từmg dạy ở trường trung học Nông Pênh và dạy ở trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, ông tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc.
Ông được xem là người có công đầu trong chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Tranh của ông từng triển lãm ở Sài Gòn, Hà Nội và một số nước như Ba Lan, Liên Xô, Hunggari, Rumani...
Ông cũng là người có nhiều công sức đào tạo các thế hệ hoạ sĩ Việt Nam .
Đánh giá về tài nǎng và đóng góp của ông đối với nền hội hoạ Việt Nam nói chung và hội hoạ cách mạng nói riêng, Nhà nước ta đã trao tặng ông giải thưởng quốc gia Hồ Chí Minh.
Những tác phẩm đầu tiên thiên về phong cảnh "Thuyền trên Sông Hương", "Sư sãi Cămpuchia đi khất thực" đã gây được sự chú ý, nhưng phải đến thập kỉ 40 thế kỉ 20, những bức tranh đầy màu sắc về các thiếu nữ như "Buổi trưa" (1943), "Thiếu nữ bên hoa huệ" (1943), "Thiếu nữ bên hoa sen" (1944) mới thực sự làm ông nổi tiếng. Nghệ thuật của Tô Ngọc Vân là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai nền văn hoá Đông Tây.Bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ nổi tiếng của ông
5/Ngày 17/6/1882 ngày sinh Igor Fyodorovich Stravinsky (tiếng Nga: Игорь Фёдорович Стравинский Igor Fjodorovič Stravinski; 17 tháng 6 năm 1882 – 6 tháng 4 năm 1971) là một nhà soạn nhạc người Nga, người được coi là một trong những nhà soạn nhạc có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông là một người Nga theo chủ nghĩa thế giới điển hình, từng được tạp chí Time bầu là một trong 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Chương cuối (Final) bản Con chim lửa trong Fantasia 2000
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 17-06-2010 lúc 12:39 PM
The Following 9 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
1/Ngày 18-6-1815 đã diễn ra trận Oatéclô-Waterloo, gần thành phố Bruyxen (nước Bỉ). Tham chiến có quân Pháp với gần 72 nghìn người, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Napôlêông Bônapactơ -Napoléon Bonaparte và liên quân Anh - Phổ có 68 nghìn người, do tướng Oenlinhtơn cầm đầu. Đây là trận chiến cuối cùng của Napoléon Bonaparte .Quân đội đế quốc Pháp dưới sự chỉ huy của Napoleon đã bị đánh bại bởi quân đội liên hợp của 7 nước,trong đó có quân đồng minh Anh dưới sự chỉ huy của Công tước Wellington và quân đội Phổ dưới sự chỉ huy của Gebhard von Blücher. Đó là trận đánh quyết định của Chiến dịch Waterloo và thất bại của ông đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của ông với vai trò Hoàng đế Pháp. Trận Waterloo còn đánh dấu sự kết thúc của Thời kỳ Một trăm ngày bắt đầu từ tháng 3 năm 1815 sau cuộc trở về của Napoleon từ đảo Elba nơi ông bị đày sau thất bại tại trận Leipzig năm 1813.
Sơ đồ trận đánh
Trận chiến trong chiến dịch Waterloo ở Quatre Bras - Tranh sơn dầu của 1by William Barnes Wollen
Quân đội của Napôlêông đã bị quân Anh - Phổ đánh bại hoàn toàn. Thất bại ở trận Oateclô buộc Napôlêông phải thoái vị lần thứ hai (ngày 22-6-1815), sau 100 ngày trở lại làm vua nước Pháp. Ông bị đầy ra đảo Xanh Hê Len (Đại Tây Dương) và chết ở đó nǎm 1821.
2/Ngày 18 tháng 6 năm 1812 Hoa Kỳ tuyên chiến với Vương quốc Anh
Chiến tranh đã được diễn ra trên 4 mặt trận chính: trên các đại dương, nơi mà các tàu chiến của cả hai bên săn tìm và tiêu diệt các tàu buôn của đối phương dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ - Trên biên giới dài, chạy dọc theo Great Lakes và sông Saint Lawrence, trong đó tách Hoa Kỳ từ g và Hạ Canada (Ontario và Quebec); và cuối cùng dọc theo bờ biển của vịnh Mexico. Trong suốt quá trình của cuộc chiến, cả người Mỹ và Anh phát động cuộc xâm lược của các lãnh thổ của nhau, tất cả đều không thành công hoặc chỉ thu được thành công tạm thời.
3/Ngày 18 tháng 6 năm 1901 là ngày sinh của Đại công tước Nga Anastasia Nikolaevna (Великая Княжна Анастасия Николаевна Романова) hay Công chúa Anatasia Romanova - Vị công chúa út của Sa hoàng cuối cùng. Cô bị xử bắn cùng toàn bộ gia đình Sa hoàng Nicola ngày 17/7/1918. Năm 2000, Anastasia và gia đình cô đã được Giáo hội chính thống Nga phong thánh như. Điều này đã được làm vào năm 1981 bởi Giáo hội chính thống NGa tại nước ngoài http://en.wikipedia.org/wiki/Grand_D...evna_of_Russia
Tính cách của ANTASIA cùng nhưng câu chuyện hư thực về Rasputin đã tạo nên những câu chuyện huỳen thoại và được thể hiện trong các bộ phim cùng Mang tên ANATASIA nổi tiếng được làm vào những 1956, 1986. 1997 và một loạt tác phẩm nghệ thuật khác như tiểu thuyết, opera cũng những thương hiệu hàng cao cấp cho phụ nữ... đem cái tên ANATASIA sống mãi
Bài hát Once Upon a December trong bộ phim ANATASIA -1997 của Hãng DISNEY
4/Ngày 18 tháng 6 năm 1979 Tổng thống Jimmy Carter và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev I. ký hiệp ước SALT II hạn chế vũ khí chiến lược tại Vienna. Những màn cuối cùng của kịch bản "Rút củi khỏi nồi" trong chiến tranh lạnh
Pháo đài bay B-52 đang được xẻ thịt từng phần tại Tuscon, Arizona. Chúng được xếp nằm sát cạnh nhau theo đội hình như trên cũng nhằm cho các vệ tinh Nga chụp ảnh làm bằng chứng về việc, Mỹ đã tuân thủ Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược (Salt 2). Ảnh: Atwittlett.
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 17-06-2014 lúc 04:59 PM
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
[1]Ngày 19/6/1924 là ngày Chiến sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh
Phạm Hồng Thái (Chữ Hán: 范鴻泰, 1896 - 1924) là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924. Tên thật là Phạm Thành Tích (范成績), quê Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Ông cùng với 1 nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng cuối năm 1918. Tháng 4 năm 1924, ông gia nhập Tâm Tâm Xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập. Nhóm này chủ trương bạo động.
Ngày 19 tháng 6 năm 1924, sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, Phạm Hồng Thái giả dạng ký giả vào Khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện ở Quảng Châu để ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin. Merlin lúc bấy giờ đang trên chuyến công du sang Nhật để điều đình việc trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam. Trên đường từ Nhật về Đông Dương, Merlin dừng lại thăm khu tô giới của Pháp ở Quảng Châu và định dự tiệc đêm 18 tháng 6 năm 1924. Tổ chức Tâm tâm xã muốn giết viên thực dân này để gây thanh thế. Phạm Hồng Thái, được sự hỗ trợ của Lê Hồng Sơn, đã nhận nhiệm vụ thực hiện sứ mạng này. Trong bữa tiệc ông đã quăng một quả bom nhỏ vào giữa bàn tiệc. Tuy nhiên vụ mưu sát không thành, Merlin chỉ bị thương nhẹ và thoát chết; dù vậy có năm doanh nhân Pháp tử thương là Pelletier, Rougeau, Gérin và vợ chồng Desmarets. Phạm Hồng Thái thoát được khỏi khách sạn nhưng bị truy nã nên phải gieo minh xuống dòng Châu Giang tự tử khi chỉ mới 28 tuổi. Sự kiện này được nêu tên gọi "Tiếng bom Sa Điện", đã làm chấn động thời sự trong vùng. Thi hài Phạm Hồng Thái được chính phủ Tôn Trung Sơn trân trọng chôn cất ở Đài liệt sĩ Hoàng Hoa Cương với 72 lịêt sĩ Trung Quốc trong cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911.
[2]Nhà thơ Lưu Trọng Lư sinh ngày 19-6-1912, quê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 10-8-1991 tại Hà Nội.
Từ nǎm 1932, Lưu Trọng Lư và một số người khác khởi xướng phong trào Thơ mới. Cùng với Thế Lữ, Phạm Huy Thông, ông đã góp phần làm cho Thơ mới thắng thế.
Trước Cách mạng Tháng Tám, Lưu Trọng Lư đã xuất bản tập thơ "Tiếng thu" (1939) và các tập vǎn xuôi "Người Sơn nhân", "Khói lam chiều", "Con voi già của Vua Hàm Nghi".
Từ nǎm 1946, ông tiếp tục hoạt động vǎn học, lần lượt cho ra các tập thơ: "Toả sáng đôi bờ" (nǎm 1959), "Người con gái sông Gianh" (nǎm 1966), "Từ đất này" (nǎm 1971), tập hồi ký "Mùa thu lớn" (nǎm 1978) và nhiều vở kịch.
Bài thơ tiếng Thu của Ông
Tiếng thu Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
Mặc dù bài Tiêng Thu rất hay nhưng không được Hoài Thanh cho vào tập thi nhân Việt nam do có "Nghi án"
Trong cuốn “Văn thi sĩ tiền chiến” của Nguyễn Vỹ do nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 1994 có kể: “Khi bài thơ “Tiếng thu” mới được in ra, Nguyễn Vỹ, Lưu Trọng Lư và Nguyễn Xuân Huy gặp nhau ở nhà trọ của tác giả “Tiếng thu” trên phố Hàm Long, Hà Nội. Trong cuộc vui, Nguyễn Xuân Huy đã đọc một bài Tanka cũng có tên là Tiếng thu của Nhật từ hồi thế kỷ VIII cho hai ông bạn nghe. Bài thơ đó dịch đúng ra Việt văn là: “Trong núi rừng sâu/Ta nghe tiếng xào xạc/Con nai vàng ngơ ngác/Đạp trên lá vàng khô/Ôi! buồn làm sao!”.
Mặc dù có ý rằng Lưu Trọng Lư chịu ảnh hưởng một bài thơ Nhật Bản nhưng Nguyễn Vỹ vẫn cứ cho rằng thơ Lưu Trọng Lư “đậm đặc chất thi sĩ hơn” và vì thế “có ý ở trên sự tả” hơn bài thơ tả cảnh của Nhật Bản. Ông viết: “Lưu Trọng Lư là một ảnh tượng lơ lửng trong thời gian. Mảnh tim của anh bay vời vợi trên khung xanh như con thều giấy, đính vào trần gian bằng một sợi tơ mỏng manh, chập chờn trong gió, vi vu trong mây. Cho nên thơ của Lưu Trọng Lư cũng phảng phất một hơi thu, một nắng hè thu mát, một khói lam chiều, một thuyền mơ phiêu dạt, một hơi tiêu man mác, một tiếng hước của con nai vàng xào xạc trên lá vàng khô...”. Điều khác nhau giữa hai bài thơ ấy thật rõ ràng khi điệp ngữ phủ định “Em không nghe” được sử dụng làm điệp ngữ chính để truyền tải cảm xúc cô đơn, nỗi xa vắng. Tiếng thu ở đây được phát hiện như tiếng thở khẽ của nỗi niềm cô đơn. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng nói: “Tôi thích bài thơ họ Lưu hơn bài Tanka của Nhật. Và nếu tất thảy ở đây là sự thật thì chắc các bạn cũng tin với tôi rằng: Ở đời vẫn xảy ra trường hợp những tài năng lớn gặp nhau”.
[3]Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan - một trong những tài nǎng vǎn học lớn của đất nước - tạ thế tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 19-6-1989.
Ông xuất thân trong một gia đình viên chức. Lớn lên giữa "Gió Lào râm ran rách xé" và sắn khoai Cam Lộ, Quảng trị. Làm thơ lúc 12 tuổi ở huyện lỵ An Nhơn, nhưng phải đến 16, 17 tuổi xuống Quy Nhơn học trung học, Chế Lan Viên mới thành một người làm thơ thực sự. Chế Lan Viên đã gặp một người anh về thơ là Hàn Mặc tử, và thành lập "Trường thơ loạn".
Nǎm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học rồi nhảy vào Sài Gòn làm báo, sau đó ra Thanh Hoá và lại lộn về Huế dạy học. Suốt dọc dài của cuộc kháng chiến, Chế Lan Viên trǎn trở lột xác, tìm đường đi cho thơ. Tập "Gửi các anh" (1955) không mấy thành công là một thể nghiệm, để rồi "Ánh sáng và phù sa" (1960) là một mốc quan trọng vững chãi cắm trên lịch trình thơ của ông.
Vào cuộc trường chinh chống Mỹ cho tới ngày từ giã cõi thế, Chế Lan Viên vừa tham gia lãnh đạo Hội Nhà vǎn Việt Nam vừa làm thơ, là đại biểu Quốc hội các khoá 4, 5, 6, 7 và các hoạt động đối ngoại với nhiều tiếng vang trên các diễn đàn vǎn học quốc tế ở Liên Xô, Pháp, Nam Tư, Tây Đức. Chế Lan Viên khoẻ khoắn xây đắp được những "Tam đảo - Ba Vì thơ", trong đó có tập "Hoa ngày thường, chim báo bão" (1967) và nhiều tập thơ nổi tiếng khác. Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.
Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống".
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"
Ảnh gia đình nhà thơ. Vợ chồng nhà thơ Chế Lan Viên - Vũ Thị Thường và hai con gái của họ: Thắm, Vàng Anh (được cha bế)
Bài thơ Xuân của ông
Xuân
Chế Lan Viên
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
[4]Ngày 19/6/1978 "Ngày sinh" cuẩ nhân vật hoạt hình nổi tiếng Mèo Garfield
Garfield là nhân vật chính hư cấu của truyện tranh Garfield của tác giả Jim Davis. Nó là một con mèo mướp lười biếng, mập, ích kỷ, lông màu cam, giống như người thích ăn, ngủ, trộm đồ ăn của Jon, và rất keo kiệt với Odie khi luôn đá con chó văng khỏi bàn. Nó ghét Thứ hai bởi vì nó thường gặp xui xẻo vào ngày hôm đó, như bị đập bởi một cái bánh không biết từ đâu bay tới, và nó cho rằng mình thông minh hơn người, chó, hay bất kỳ sinh vật nào khác. Nó cũng thích múa may trên hàng rào gỗ vào giữa đêm, mặc dù thường bị chê bai và oanh tạc bằng đủ các đồ vật khác nhau bởi những khán giả kích động. Nó ghét nhện, và thường đập chúng bằng một tờ báo hoặc bất cứ thứ gì ở gần đó. Đôi khi, nó xé nát màn cửa của Jon và phá hoại/ăn cây dương xỉ của cậu, mà kết quả là sự tức giận của Jon đối với nó. Nó cũng nổi tiếng vì hay phá hoại vườn hoa của Jon và bà hàng xóm Feeny, cũng như hành hạ con chó của bà. Nó ghét bị đưa tới bác sĩ, và thường trốn Jon khi được thông báo hoặc nếu nó cảm thấy "muốn bệnh". Trong chuỗi truyện tranh dài nhất vào năm 1986, địa chỉ nơi Garfield, Jon và Odie sống là số 711 đường Maple.
Jim Davis đặt tên Garfield theo tên của bà nội ông, James A. Garfield Davis
[5]Paxcan, nhà toán học, triết học Pháp sinh ngày 19-6-1623.
Paxcan mồ côi mẹ từ khi mới lên 3 tuổi. Bố ông là một người yêu toán học, điều đó đã sớm gây cho ông lòng ham mê và khát vọng nghiên cứu toán học. Do sức khoẻ, ông không được bố hướng dẫn, ông phải tự mình tìm hiểu môn khoa học này. Ông vẽ ra các hình và cố giải thích được tính chất của chúng. Nǎm 12 tuổi ông mới được tham gia nhóm nghiên cứu toán. Nǎm 1640 ông công bố luận vǎn: "Về tiết diện hình nón", trong đó có định lý Paxcan. Ông đã rút ra được gần 400 hệ quả từ định lý của mình.
Cũng nǎm 17 tuổi, Paxcan đã chế tạo được một chiếc máy tính làm được bốn phép tính số học. Ông còn là một trong những người sáng lập ra môn "Thuỷ tinh học" và là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho lý thuyết xác suất, một ngành toán học hiện đại có nhiều ứng dụng thực tế.
Ông mất vào ngày 19-8-1662 khi mới 39 tuổi.
Chắc ai cũng còn nhớ tam giác Pascal để tính các hệ số của khai triển nhị thức.
Khi viết các hệ số lần lượt với n = 0,1,2,... ta được bảng
n k
0 1 2 3 4 5 ....
0 1
1 1 1
2 1 2 1
3 1 3 1
4 1 4 6 4 1
5 1 5 10 10 5 1
Trong tam giác số này, bắt đầu từ hàng thứ hai, mỗi số ở hàng thứ n từ cột thứ hai đến cột n-1 bằng tổng hai số đứng ở hàng trên cùng cột và cột trước nó. Sơ dĩ có quan hệ này là do có công thức truy hồi . (Với 1 < k < n)
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 13-06-2014 lúc 01:07 PM
The Following 9 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
[x]Từ ngày 20 đến 24-6-1867, chỉ trong 5 ngày, quan quân triều đình Huế để mất 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Còn nhớ, năm 1862, triều đình Huế đã ký hiệp ước nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà). Sau đó chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây bằng cách tiêu diệt các cuộc khởi nghĩa còn lại ở 3 tỉnh miền Đông. Còn triều đình Huế muốn chuộc lại 3 tỉnh miền Đông bằng thương thuyết, không dựa trên sức mạnh chiến đấu của nhân dân, thậm chí còn cô lập nghĩa quân, truy nã những người khởi nghĩa, tiếp tay cho Pháp.
Sau khi mất 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản, một quan triều đình Huế được giao nhiệm vụ thương thuyết với Pháp, đã nhịn ăn 17 ngày, rồi uống thuốc tự tử. Vua Tự Đức muốn xoá tội của mình nên tước hết chức của Phan Thanh Giản và đục bỏ tên ông trên bia tiến sĩ.
[x] Nhạc sĩ Vǎn Chung, tên thật là Mai Vǎn Chung, sinh ngày 20-6-1914, quê ở tỉnh Hải Dương, qua đời nǎm 1984 tại Hà Nội.
Ông là một trong những nhạc sĩ đàn anh của các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam.
Nhạc sĩ Vǎn Chung bắt đầu sáng tác từ nǎm 21 tuổi, trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng như: "Tiếng sáo chǎn trâu", "Bóng ai qua thềm", "Hồ xuân và thiếu nữ", "Hò dân cày", "Vào Đông Khê", "Gái thôn Đoài - trai thôn Thượng", "Quê tôi giải phóng", "Ba cô gái đảm", "Lúa cấy thẳng hàng"... và một số ca khúc dành cho thiếu nhi như: "Lỳ và sáo", "Đêm sao", "Lượn tròn lượn khéo", "Trǎng theo em rước đèn".
[x]Trường Hậu bổ được thành lập ngày 20 Tháng Sáu năm 1903 theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ để tập cho các sĩ tử nhà Nguyễn đã thi đỗ cử nhân nhưng còn đợi bổ nhiệm vào chức ngạch. Những người đỗ tú tài cùng các ấm sinh cũng có thể ghi danh nhập học nếu xong được lớp dự bị và qua được đợt thi khảo hạch. Trong thời gian ba năm ở trường Hậu bổ họ học thêm tiếng Pháp cùng một số kiến thức về phép cai trị, đo đạc để ứng dụng khi vào nhiệm sở. Trước khi hết khóa thì lại thi một kỳ nữa, ai điểm cao thì bổ làm tri huyện, thấp thì làm giáo thụ v.v, hàng thất và bát phẩm.
Năm 1912 Trường Hậu bổ Hà Nội đổi thành Trường Sĩ hoạn (École des Mandarins) với phần Hán học đơn giản hơn. Trong khi đó ở Huế thì lập Trường Hậu bổ (Huế) từ năm 1911 tiếp nhận các sĩ tử muốn trau giồi thêm để bổ vào ngạch. Năm 1915 Bắc Kỳ bỏ khoa cử và hai năm sau, năm 1917 Trường Sĩ hoạn cũng bị giải thể. Thay vào đó là Trường Pháp chính Đông Dương (École de Droit et d'Administration) làm nơi đào tạo công chức theo ngạch Tây.
Một vị giáo sư nổi tiếng từng dạy ở trường Hậu bổ là thủ tướng Trần Trọng Kim..
Địa điểm trường Hậu bổ Hà Nội là nay là trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên ở phố Hàm Long, Hà Nội, phía nam Hồ Gươm.
Nhà thơ Tản Đà đã cố thi vào trường Hậu bổ hai lần nhưng hỏng thi vì không có tiền đút lót nên ông làm bài thơ như sau:
Mỗi năm Hậu-bổ một lần thi
Năm ngoái, năm xưa tớ cũng đi
Cử, tú, ấm-sinh vài chục kẻ
Tây, Ta, Quốc-ngữ bốn năm kỳ
Đĩa nghiên, lọ mực, bìa bao sách
Thước kẻ, đanh ghim, ngọn bút chì
Lại đến O-ran là bước khó
Mình ơi, ta bảo: "có thi thì..."
[x]NGày 20/6/1819 chiếc tầu hơi nươc (có buồm) Savannah của Mỹ trở thành chiếc thuyền dùng động cơ đầu tiên trên thế giới vựot qua Đại Tây dương. Ban đầu thuyền được đóng như một thuyền buồm thường tại nhà máy đóng tàu của Fickett & Crockett, thuyền trưởng Moses Rogers đã thuyết phục Scarborough & Isaacs, một công ty vận tải biển giàu có từ Savannah, Georgia mua tàu sau đó chuyển đổi nó thành một tàu hơi nước và khai trương dịch vụ tàu hơi nước xuyên Đại Tây Dương đầu tiên của thế giới. Tàu đi thăm nhiều quốc gia châu Âu như Anh, Thụy điển, Nga ... như một kỳ tích của công nghệ hàng hải. Savannah bị đắm ngoaì khơi Long Island năm 1821. Không có tàu hơi nước nào của Mỹ vượt Đại Tây Dương trong gần ba mươi năm sau chuyến đi tiên phong của Savannah. Hai tàu hơi nước của Anh, Brunel SS Great Western và Menzies ' SS Sirius , chạy đến New York năm 1838, cả hai chuyến đi được thực hiện hoàn toàn bằng năng lượng hơi nước .
[x] Ngày 20/6/1877 mạng điện thoại đàu tiên trên thế giới được thiêt lập tại Hamilton, Ontario, CanNăada. Tác giả là Alexander Graham Bell
[x]Chuyến bay đầu tiên trên thế giới từ Liên Xô sang Mỹ không đỗ dọc đường được hoàn thành vào ngày 20-6-1937, bằng máy bay ANT - 25 cánh đỏ do Valeri Tscalôp, Anh hùng Liên Xô lái cất cánh từ Mátxcơva ngày 18-6-1937, bay vượt qua bắc cực sang Mỹ trong 27 giờ. Tổng thống Rousvel đã đón tiếp phi hành đoàn trong phòng bầu dục Nǎm sau Tscalôp hy sinh trong khi bay thử nghiệm một loại máy bay khu trục mới. https://www.google.com.vn/url?sa=t&r...FSWTpZskxHLEcw
[x]Ngày 20/6/2001 Quỹ Wikimedia được thành lập có mục đích hỗ trợ hoạt động của các dự án Wikipedia, Wiktionary, Wikiquote, Wikibooks (bao gồm Wikijunior và Wikiversity), Wikisource, Wiki kỷ niệm 11/9, Wikimedia Commons, Wikispecies, Wikinews, và Nupedia (đã đóng cửa). Đây là tổ chức phi lợi nhuận tại St. Petersburg, Florida (Mỹ), thiết lập theo luật pháp của tiểu bang Florida. Ông Jimmy Wales, người thành lập Wikipedia và CEO của Wikia, loan báo việc mở cửa của Wikimedia vào ngày 20 tháng 6 năm 2003.
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 19-06-2014 lúc 01:55 AM
The Following 5 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
[x]Mácxơ Vônphơ (Max Wolf) sinh ngày 21-6-1863, tại nước Đức, qua đời ngày 3-10-1932. Ông có nhiều bài báo nghiên cứu về lĩnh vực thiên văn quan sát.
Max Wolf cùng với Edward Barnard đã lập bản đồ và phân loại khoảng 1000 sao thông qua quan trắc chuyển động riêng của chúng. Ông phát hiện ra sao lùn đỏ Wolf 359, một trong những ngôi sao gần Hệ Mặt Trời. Những ngôi sao này có ý nghĩa vì chúng chuyển động riêng lớn và mờ, lại nằm gần Mặt Trời, giống như sao Barnard, mà cho tới thời điểm đó đa số các nhà thiên văn nghĩ rằng vũ trụ chỉ có những ngôi sao sáng và ở xa. Ông tiếp tục lập bản đồ sao và cho tới khi qua đời đã hoàn thiện được danh mục khoảng 1500 sao. Ông còn là một nhà nhiếp ảnh thiên văn
Ông là người đầu tiên làm sáng tỏ bản chất của tinh vân tối, mà William Herschel trước đây từng gọi là "những cái hố trên bầu trời". Cùng với Barnard, hai ông đã cẩn thận quan sát và chứng minh rằng đây là những đám mây bụi và cản trở ánh sáng.
Max Wolf cũng phát hiện ra bốn siêu tân tinh, SN 1895A (VW Vir), SN 1909A (SS UMa), SN 1920A, và cùng với Reinmuth, SN 1926A; cũng như thực hiện quan sát sự trở lại của sao chổi Halley vào năm 1910. Ông đã phát hiện ra hơn 200 tiểu hành tinh thuộc vành đai tiểu hành tinh.
[x]Ngày 21/6/1886 viên đã nền đầu tiên của cây cầu Tháp - Tower Bridge bắc qua sông thêm tại Trung tâm thành London được đặt. Nod được thiết kế bởi Mr. Wolfe Barry ngày 31/6/1894 cây cầu được chính thức khánh thành. Đây là một cây cầu rất đẹp và là một trong những biểu trưng của thành London
Xin mời các bạn đi thăm Cầu London, Cầu tháp và bảo tàng Hoàng gia(Tour Guide London Bridge, Tower of London and the Crown Jewels)
[x]Nikolai Andreyevich Rimsky-Korsakov (tiếng Nga: Николай Андреевич Римский-Корсаков, 18 tháng 3 (ngày 6 tháng 3 dương lịch cũ) năm 1844 - 21 tháng 6 (tức ngày 8 tháng 6 dương lịch cũ) năm 1908) là một nhà soạn nhạc người Nga, và là thành viên của nhóm các nhà soạn nhạc được gọi là Могучая кучка (Nắm tay vĩ đại hay Năm cây đại thụ (the Five)),(nghĩa là Nhóm năm người, Nhóm khỏe, Nhóm hùng mạnh) là một nhóm nhạc cổ điển người Nga gồm Mily Balakirev, Modest Mussorgsky, Nikolay Rimsky-Korsakov, Alexander Borodin và César Cui. Họ làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng đến với nhau vì chung sở thích: âm nhạc và chung mục tiêu: tạo nên một phong cách âm nhạc hoàn toàn Nga.
Rimsky-Korsakov là một bậc thầy về hoà âm. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông sáng tác cho dàn nhạc phải kể đến: Capriccio Espagnol (tùy khúc Tây Ban Nha (khúc tùy hứng Tây Ban Nha)), khúc dạo đầu (overture) lễ hội Phục sinh Nga, tổ khúc giao hưởng Sheherazade, đều là các trích đoạn và tổ khúc chủ yếu của các các tác phẩm âm nhạc cổ điển trong số 15 vở opera (nhạc kịch) của ông. Bản tổ khúc giao hưởng Scheherazade là một thành công tuyệt vời của ông trong việc kể những câu truyện cổ tích và truyện dân gian bằng nhạc giao hưởng.[
Nǎng khiếu âm nhạc của Coócxacốp được gia đình chǎm sóc, từ khi còn nhỏ tuổi đã học pianô. Sau khi tốt nghiệp trường hải quân, ông đã đi vòng quanh thế giới trong 3 nǎm. Những ấn tượng tốt đẹp của cuộc du lịch nay được ghi lại trong nhiều tác phẩm của ông.
Ông là người sáng tác, là giáo sư âm nhạc, chỉ huy giàn nhạc giao hưởng, đã từng biểu diễn ở Pari và Bruxen. Khi cuộc cách mạng Nga nǎm 1905 nổ ra, ông đứng về phía những người cách mạng.
Rimxki Coócxacốp để lại một kho tàng âm nhạc lớn lao gồm nhiều thể loại.
Giao hương Scheherazade dựa trên chuyện 1001 đêm của Ông
[x]Trận Okinawa (tiếng Anh: Battle of Okinawa, tiếng Nhật: 沖縄戦, Okinawa-sen), hay còn gọi là chiến dịch Iceberg (chiến dịch Băng Sơn) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa quân Đồng Minh (chủ lực là Mỹ) và đế quốc Nhật Bản tại đảo Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu) kết thúc ngày 21/6/1945 với phần thắng thuộc về quân Đồng minh . Đây cũng là cuộc đổ bộ quân sự lớn nhất tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.
Trận đánh kéo dài trong 82 ngày, từ tháng 3 đến tháng 6 1945 với kết quả quân Mỹ chiếm được Okinawa. Đây cũng là một trong những trận đánh có số thương vong cao nhất trong Thế chiến thứ hai: phía Nhật mất hơn 100.000 quân và quân Đồng Minh (chủ yếu là lính Mỹ) thương vong hơn 50.000 người trong đó hơn 12.000 người chết. Ngoài ra còn một số lượng lớn dân thường trên đảo lên đến hàng nghìn người chết do bom đạn, bệnh tật và tự sát. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Okinawa
[x]Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21.6.1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có “Gia Định báo” và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo “Thanh niên” đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí Việt Nam nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng,
[x]Ngày 21/6/2005 tàu vũ trụ theo nguyên lý "Buồm mặt trời" mang tên Cosmos 1 là tàu vũ trụ đầu tiên loại này được thử nghiệm. Nó được phóng từ 1 tầu ngầm của Nga với tên lửa Volna. CHiếc tầu có 8 cánh buồm tổng cộng rộng 650 mét vuông. Buồm làm bằng hợp kim nhôm rất mỏng. Tàu bay trên quỹ đạo hơn 1 tháng
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 21-06-2014 lúc 07:46 AM
The Following 2 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
[x]Ngày 22/6/1633 Galileo bị Giáo họi bắt phải tuyên thệ từ bỏ quan điểm hệ nhật tâm: Năm 1612, xuất hiện sự chống đối thuyết nhật tâm của vũ trụ đang được Galileo ủng hộ. Năm 1614, từ bục giảng kinh của Vương cung thánh đường Santa Maria Novella, linh mục Tommaso Caccini (1574–1648) lên án các ý kiến của Galileo về sự chuyển động của Trái Đất, cho rằng chúng là nguy hiểm và gần với sự dị giáo. Galileo tới Roma để bảo vệ mình trước những cáo buộc đó, nhưng, vào năm 1616, hồng y Robert Bellarmine đích thân khiển trách Galileo bắt ông không được ủng hộ cũng như giảng dạy thiên văn học Copernicus. Trong năm 1621 và 1622, Galileo đã viết cuốn sách đầu tiên của mình, Người thí nghiệm (Il Saggiatore), được phê duyệt và cho phát hành năm 1623. Năm 1630, ông quay lại Roma để xin giấy phép in cuốn Đối thoại về hai Hệ thống Thế giới, được xuất bản tại Florence năm 1632. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm ấy, ông bị bắt phải ra trước Thánh bộ Giáo lý Đức tin ở Roma.
Sau Phiên xử 22/6/1633 của Giáo hoàng, theo đó ông bị nghi ngờ mạnh mẽ là dị giáo, Galileo bị quản thúc tại gia và các hoạt động của ông bị Giáo hoàng kiểm soát. Từ năm 1634 trở về sau, ông sống tại ngôi nhà thôn quê ở Arcetri, bên ngoài Florence. Ông bị mù hoàn toàn năm 1638 và bị chứng thoát vị và mất ngủ đầy đau đớn, vì thế ông được cho phép tới Florence chữa bệnh. Ông tiếp tục tiếp khách cho tới năm 1642, sau khi qua đời vì sốt và chứng tim đập nhanh.
[x]Ngày 22/6/1675 Đài thiên văn Greenwich tại London ANh bắt đầu được xây dựng và một năm sau hoàn thành. Đến 1884 kinh tuyến đi qua Greenwich được coi là kinh tuyến gốc!
Đường kinh tuyến 0
[x]Nguyễn Gia Thiều sinh nǎm 1741 và qua đời ngày 22-6-1798. Ông quê ở xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Sinh ra trong một gia đình quý tộc, thuở bé ông được vào học trong phủ chúa Trịnh. Ông hiểu biết nhiều ngành nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, trang trí, làm quan được phong tước hầu. Nǎm 1786, nhà Tây Sơn đưa quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh và nǎm 1789, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lập ra triều đại mới. Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông từ chối. Ông trở về quê, hằng ngày uống rượu tiêu sầu, sống như một người bất đắc chí.
Nguyễn Gia Thiều sáng tác nhiều thơ chữ Hán, nổi tiếng hơn cả là tập thơ chữ Nôm có tên là: "Cung oán ngâm khúc".
[x]Nguyễn Thông, nhà thơ, sinh ngày 22-6-1827 ở Phú Ngãi Trị, Vàm Cỏ, tỉnh Long An.
Nǎm 1849 ông đỗ cử nhân. Nǎm 1856 ông tham gia biên soạn bộ "Khâm Định nhân sự kim giám". Khi giặc Pháp chiếm Gia Định, ông về Nam đánh giặc. Nǎm 1862 ông nhận chức đốc học Vĩnh Long. Thời gian này ông tích cực giúp nhân dân trong việc giáo dục. Nǎm 1871, ông bị triều đình xử oan. Sau được minh oan và được thǎng Hàn lâm viện trứ tác, lãnh chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Tại đây ông kiểm tra lại bộ "Khâm Định Việt sử thông giám cương mục". Nǎm 1881 ông được triều đình sung chức Điện nông phó sứ kiêm chức Đốc học Bình Thuận.
Các tác phẩm chính của Nguyễn Thông là : "Khâm Định nhân sự kim giám", "Dương chính lục", "Việt sử thông giám cương mục khảo lược", "Kỳ xuyên thi sao", "Kỳ xuyên vǎn sao", "Ngoa du sào tập".
Ông mất ngày 7-7-1884, thọ 57 tuổi.
[x]Rạng sáng ngày 22-6-1941, phát xít Đức bất thình lình mở cuộc tấn công trên khắp biên giới phía Tây của Liên Xô, trải dài từ biển Ban Tích đến biển Đen. Do yếu tố bất ngờ và chiếm ưu thế hơn hẳn về lực lượng và kinh nghiệm chiến đấu, quân Đức nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Đến cuối tháng 10-1941, mũi phía Bắc đã bao vây Lêningrát, mũi trung tâm tiến sát cách Mátxcơva 20 kilômét, mũi phía Nam tới Rôxtôp bên bờ biển Đen. Ngày sẽ rất dài, đêm ngắn thặm chí không có ở những vùng phía Bắc, đây là thời cơ cho cuộc tấn công bất ngờ trên toàn tuyến. Cuộc chiến tranh thần thánh của Liên xô bắt đầu. Ngày 22/6 là ngày Hạ chí, mặt trời dịch chuyển cao nhất lên hướng Băc.
* Ngày 22-6-1940, Chính phủ Pêtanh của Pháp đã phải ký hiệp định đình chiến với Đức. Theo hiệp định này, Pháp bị tước vũ trang hai phần ba nước Pháp bị Đức chiếm đóng, trong đó có thủ đô Pari; vùng Andat và Loren của Pháp phải sáp nhập vào Đức; Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức.
Trước khi ký hiệp định này, Pháp bị thất bại nặng nề trong trận Đoongkeccơ (Dunkerque) (từ ngày 26-5 đến ngày 4-6-1940) rồi "bỏ ngỏ" thủ đô Pari. Chính phủ Pháp bỏ chạy về Tua (ngày 10-6) và ngày 16-6-1940, Râynô từ chức, Pêtanh lên cầm đầu chính phủ Pháp đã xin đầu hàng Đức.
[x]Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm là một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006 đã bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Hài cốt của bà được nhân dân địa phương mai táng tại nơi hy sinh và luôn hương khói. Sau chiến tranh, mộ của bà được đồng đội đưa về Nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa hài cốt của bà về Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội.
Bà đồng thời là tác giả hai tập nhật ký được viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968, khi phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1970, 2 ngày trước khi hy sinh. Hai tập nhật ký này được Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến ngày được trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4, 2005. Nhật ký của bà sau đó được nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập thành quyển sách mang tên Nhật ký Đặng Thùy Trâm và trở thành một hiện tượng văn học với hơn 400.000 bản được bán. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được báo chí nước ngoài bình luận như một "nhật ký Anne Frank của Việt Nam".
[x]Ngày 22/6/1986 Tại giải bóng đá vô địch thế giới tại Mexico ngôi sao Maradona đã ghi hai bàn thắng lịch sử
Bàn thắng đâu tiên bằng tay mà trọng tài không nhận ra và sau này Maradona gọi là "Bàn tay của Chúa"
Bàn thắng thứ 2 trở thành huyền thoại khi Maradona đi bóng từ sân nhà đến sát gôn sau khi đi qua 4 cầu thủ và dứt điểm thành công
Achentina thắng Anh 2-1 và đi đến chức vô địch mùa giải đó
[
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 17-06-2014 lúc 04:14 PM
The Following 4 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post: