Văn nghệ - Thơ ca thơ gốc tre ... cũng được |
15-10-2012, 07:09 PM
|
|
Super Moderator
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Mar 2009
Đến từ: Bình Chánh
Bài gởi: 922
Thanks: 6.215
Thanked 8.545 Times in 742 Posts
Biến số xe: 4496
|
|
Đọc rối ngẫm..
Ba
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:”Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…
Cha tôi (Nguyễn Minh Hiếu)
Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngòai 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói.
Tôi tìm đến bệnh viện, quyết định cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc là mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói : "Ba sợ các con còn giận mẹ...".
Nghỉ lễ
Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.
Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.
Nó hứa.
Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.
Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”
Nhạt
Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.
Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.
...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá nhạt.
Nhạt nên người ta không ăn của ông nữa...
Đưa đón
Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.
Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.
Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách.
Ngày cưới của cha
Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quành quả các thứ lo đám cưới cho anh.
Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng
như thế nào cho phải đạo...
Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...
------------------------- Tất cả là những mẫu truyện nhỏ sưu tầm từ trên Internet---------------------
__________________
Đam mê giết chết nỗi buồn..
Niềm vui lấn át nỗi đau..
Sống có đam mê lẫn niềm vui thì cần chi tình yêu.. To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
The Following 15 Users Say Thank You to neverlovegirl For This Useful Post:
|
1stLady (16-10-2012), Abu-108 (16-10-2012), BOYSAIGON (23-07-2013), DRAGON76 (15-10-2012), HAIK (15-10-2012), LEMOTO (16-10-2012), diephoangphuong (15-10-2012), hung_cattuong (16-10-2012), jimmy nguyen (16-10-2012), mandalat (16-10-2012), tambau (15-10-2012), tieuphuvivu (16-10-2012), tungbs (17-10-2012), vndrake (26-10-2012), wonghong (16-10-2012) |
16-10-2012, 02:29 PM
|
Junior Member
Đang tìm xe
|
|
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 17
Thanks: 5
Thanked 36 Times in 10 Posts
Biến số xe: Không ghi
|
|
( ... lượm lặt ...)
1.Lương tâm - Trần Ðình Ba
Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi “lương y”… Bác sĩ thân mật: “Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!”. Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm?
2.Xứ lạ quê người - Trần Ninh Bình
Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gởi tiền về, giục các con lo học tiếng Anh và vi tính để mai mốt qua đó có thể dễ dàng kiếm việc làm. Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình chúng tôi, tôi hỏi anh có địa chỉ eMail chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: ” Suốt ngày hết rửa bát lại dọn bàn trong quán, anh có thì giờ đâu mà biết đến những thứ hiện đại đó hả em?! “
3.Chung Riêng- Nga Miên
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Ði qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượu mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta
4.Bàn tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, bấy lâu mình quá vô tình.
5.Vòng cẩm thạch - Jang My
Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Ðến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: -Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.
6.Ngậm ngùi
Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gói bánh – nấu. Sáng, hai nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách.
Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riết theo, goi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc. Nước mắt má làm xuồng quay ngang!
7.Tết Phạm Thiên Phú
Ngồi một mình trong căn phòng chung cư ở tầng 15, anh đón Tết một cách lặng lẽ. Ở nơi này vẫn có bánh chưng, bánh tét, vẫn có pháo, có hoa nhưng hình như vẫn thiếu một thứ gì đó.
Ðã 35 cái Tết tha hương nhưng hình như trong anh vẫn còn tìm kiếm, dẫu rằng sự tìm kiếm đó ngày càng nhạt nhòa theo năm tháng. Phải chăng ‘thứ ấy’ là hương vị Tết quê nhà?
“Phải đi ngủ sớm thôi” Anh tắt đèn tự nhủ, “Mai còn phải đi làm…”
8.Nghĩa tình - Nguyễn Quang Lâm
Bố bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường. Em phải xin nghỉ việc để về nhà phụ mẹ chăm sóc bố. Hơn năm sau, bố mất. Em lại phải đi làm xa kiếm tiền gởi về cho mẹ trả nợ nần, thuốc men. Mãi bươn chải vì chén cơm manh áo, hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lập gia đình.
Anh hai giục mẹ bán nhà ra ở với ảnh, có dâu có cháu cho vui tuổi già. Ngày về căn nhà ngày xưa đã đổi chủ, em chỉ còn biết khóc.
9.Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Ði nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Ðang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
10.Câu Hỏi NguyễnHoài Thanh
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
- Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Ði học về".
- Hát theo cô nè... Ði học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen...
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ...
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.
11.Ba Và Mẹ LêMai
Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng là con nhà nông “chánh hiệu”.
Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.
Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng.
Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.
Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Ðúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc.
12.Tình Ðầu Hứa Vĩnh Lộc
Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi:
- Ba tìm gì vậy?
- Tìm tuổi thơ của ba.
- Chưa tới nhà nội mà?
- Ba tìm thời học sinh.
- Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
- À, ba tìm người... ba thương.
- Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
- Ừ, thì cũng ... thương.
- Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
- Ba cũng không biết.
Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.
13-Bão NgaMiên
Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Ðêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...
Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.
14.Khóc BùiPhương Mai
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.
15.Ðánh Ðổi- Song Vũ
Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chất. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.
16.Mẹ tôi-Nguyễn Thánh Ngã
Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.
17.Túi khoai thối- unknown
Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai, mỗi lần giận là bỏ vào túi một củ, ngày càng nhiều và chúng dần thối đi. Nếu không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi thì với ta chẳng lợi ích gì, họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi, còn ta khác nào phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng. Nếu biết bỏ qua, ta sẽ có nhiều bạn, không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.
18 .CHUYỆN CÁI VÉ
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Ðến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
"Người lớn: $10.00
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí"
Ðọc xong, ông nói với người bán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
19. Ba…
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
- "Có dư đồng nào không con?".
Tôi đáp:
- "Còn dư bốn ngàn ba ạ".
Ba nói tiếp:
- "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa".
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.
20 .Mẹ và con
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Ðể quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.
21. Anh
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng "Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…"
Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Ðại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, "Út ráng học ngoan…"
Miệt mài 4 năm Ðại học, Út tốt nghiệp lọai giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, "Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…"
22 .Cua rang muối
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!
23 .Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: "ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"
Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"
Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…"
24 .Ði thi
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Ðứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Ðể tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”
25 .THỊT GÀ
Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Ðêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
(Ðừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)
26 .Chỉ có một người thôi
Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
Bác làm công trở về gặp người chủ.
Người chủ hỏi:
- Ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời:
- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.
27 .Phấn Son
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
( ... được người khác shared ...)
|
The Following 9 Users Say Thank You to SonKK For This Useful Post:
|
|
16-10-2012, 11:51 PM
|
|
Super Moderator
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Mar 2009
Đến từ: Bình Chánh
Bài gởi: 922
Thanks: 6.215
Thanked 8.545 Times in 742 Posts
Biến số xe: 4496
|
|
Ngọn nến không cháy
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.
Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của mình.
Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: " Tại sao nến của con lại không cháy?". Bé gái đã đáp rằng: " Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con".
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.
Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười
Quà con tặng bố
Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy.
Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.
Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!".
Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.
Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.
Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.
(ST)
__________________
Đam mê giết chết nỗi buồn..
Niềm vui lấn át nỗi đau..
Sống có đam mê lẫn niềm vui thì cần chi tình yêu.. To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
The Following 7 Users Say Thank You to neverlovegirl For This Useful Post:
|
|
20-11-2012, 05:38 PM
|
|
Super Moderator
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Mar 2009
Đến từ: Bình Chánh
Bài gởi: 922
Thanks: 6.215
Thanked 8.545 Times in 742 Posts
Biến số xe: 4496
|
|
Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn. Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp tr
ực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bực.
Viên giám đốc: “Anh đã được học bổng của những trường nào?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không” “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học sao?” “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.” Viên giám đốc lại hỏi: “Mẹ của anh làm việc ở đâu?” Chàng thanh niên đáp: “Mẹ tôi làm công việc giặt áo quần.”
Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay của anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo.
Viên giám đốc: “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?” “Chưa bao giờ. Mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.
Viên giám đốc: “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.”
Ðến lúc ấy thì chàng thanh niên có cảm tưởng là công việc tốt này đang sẵn sàng là của mình. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với me, và chỉ xin được cầm lấy đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng trai cảm thấy có điều gì đó khác lạ. Với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.
Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Ðây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới có dịp khám phá đôi tay mẹ mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng từ bao nhiêu lâu nay.
Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả dài đăng đẳng cho đến ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ,chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại cho mẹ.
Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới trụ sở công ty. Viên giám đốc còn thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, ông hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”
Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.”
Viên giám đốc: “Cảm tưởng của anh ra sao?”
Chàng thanh niên: “Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn: Không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức được rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của liên hệ gia đình.”
Viên giám đốc nói: “Ðây là những gì tôi cần tìm thấy ở nơi con người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”
Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày mỗi được cải thiện.
Các bạn ạ. Một đứa bé luôn luôn được che chở và có thói quen muốn gì được nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và nó sẽ chỉ luôn luôn nghĩ đến mình nó trước hết. Nó sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ trong suốt thời gian nuôi dưỡng nó thành người.
Khi làm việc, nó giả thiết rằng mọi người phải vâng lời nó; và khi trở thành một quản trị viên, nó có thể sẽ không bao giờ biết đến sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn sẵn sàng đổ thừa cho người khác những khiếm khuyết và sai sót trong sinh hoạt của công ty.
Ðối với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự trong đời họ sẽ không bao giờ họ có cơ hội thực sự cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Họ sẽ cằn nhằn, lòng họ luôn chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình.
Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay là đang tàn phá chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển tối đa tính ích kỷ vô nhân?
Bạn có thể cho con cái bạn sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng... Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin bạn vui lòng cho chúng cùng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rửa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách.
Bạn muốn chúng hiểu rằng bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày kia tóc chúng ta rồi cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Ðiều quan trọng nhất là con cái của bạn có học để hiểu biết hơn về thái độ chân thành của một con người sống ở đời, và tự khả năng của chúng phải biết cùng làm việc với những người khác để hoàn thành mọi công tác mà chúng gặp phải trong cuộc sống
---------------
Soure from Internet.
__________________
Đam mê giết chết nỗi buồn..
Niềm vui lấn át nỗi đau..
Sống có đam mê lẫn niềm vui thì cần chi tình yêu.. To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
The Following 7 Users Say Thank You to neverlovegirl For This Useful Post:
|
|
11-01-2013, 01:38 PM
|
|
Super Moderator
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Mar 2009
Đến từ: Bình Chánh
Bài gởi: 922
Thanks: 6.215
Thanked 8.545 Times in 742 Posts
Biến số xe: 4496
|
|
Ở Mỹ, có một người phụ nữ bị gặp tai nạn giao thông. Khi đưa vào bênh viện cấp cứu thì phát hiện người phụ nữ đã trở thành người thực vật nhưng bên cạnh đó bác sị phát hiện cô ấy cũng đã mang thai được 3 tháng. Các bác sĩ đã truyền thức ăn nuôi sống đứa trẻ trong khi mẹ của bé vẫn hôn mê. Sau nửa năm thì cũng đến ngày đứa bé chào đời. Nhưng khó khăn lớn nhất ở đây là nếu các bác sĩ mổ để lấy đứa bé ra mà người mẹ tắt thở nửa chừng thì đứa bé cũng sẽ chết. Họ họp với nhau rất nhiều lần nhưng ko thể tìm ra cách tốt hơn. Cuối cùng họ quyết định vẫn mổ bắt bé ra. Trước khi mổ, vị bác sĩ kề vào tay người mẹ thì thầm : " Hôm nay là ngày chúng tôi mổ để lấy đứa con của chị ra . Chị hãy ráng giữ hơi thở để con chị có thể chào đời." và rồi họ tiến hành. Quá trình mổ tiến hành thuận lợi, người mẹ vẫn duy trì hơi thở và may mắn khi đứa bé đã được cất tiếng khóc chào đời nhưng đó cũng là lúc người mẹ trút hơi thở cuối cùng ra đi mãi mãi. Các bác sĩ nhìn chị ngậm ngùi. Họ biết rằng chị đã cố gắng hơi thở cuối cùng vì đứa con bé bỏng của mình và đôi mắt của chị là 2 dòng lệ tuôn trào....
Đó là dòng lệ của sự vui mừng vì con mình chào đời nhưng cũng là dòng lệ đau buồn khi biết rằng mình phải vĩnh viễn ra đi, không một lần có thể ẵm con trong vòng tay, không thể chăm sóc nhìn con lớn khôn nữa....
(st)
__________________
Đam mê giết chết nỗi buồn..
Niềm vui lấn át nỗi đau..
Sống có đam mê lẫn niềm vui thì cần chi tình yêu.. To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
The Following 8 Users Say Thank You to neverlovegirl For This Useful Post:
|
|
18-03-2013, 04:00 PM
|
Junior Member
Đang tìm xe
|
|
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 17
Thanks: 5
Thanked 36 Times in 10 Posts
Biến số xe: Không ghi
|
|
( ... lượm lặt ...)
YÊU THƯƠNG LÀ MÃI MÃI
******************************************
Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi hai chị em tôi ăn học.
Một ngày kia tôi lén ăn cắp mười lăm đồng trong ngăn kéo của cha để mua một chiếc khăn tay mà những đứa con gái trong làng đều có. Cha tôi phát hiện, ông lấy chiếc roi tre treo trên vách xuống, bắt hai chị em tôi quỳ trước mặt và hỏi rằng ai đã lấy cắp. Vì sợ hãi, tôi đã không dám dứng lên nhận lỗi. Cha tức giận định đánh cả hai chị em, ông đưa chiếc roi lên. Em níu tay cha lại và nói:
- Thưa cha, con trót dại...
Em nói loanh quanh, không giải thích được đã dùng số tiền ấy vào việc gì. Cha giận đến tái mặt nghĩ rằng em đã ăn chơi lêu lổng và quất liên hồi chiếc roi dài vào lưng em cho đến khi cha gần như ko thở được nũa.
Đêm ấy, mẹ và tôi đã dỗ dành em. Nhìn thân hình đầy những lằn roi của em, tôi oà khóc. Em vội vàng nói:
- Chị ơi đừng khóc, kẻo cha nghe thấy cha sẽ đánh đòn chị đấy!
Năm ấy em vừa lên 8 và tôi 11 tuổi.
***
Năm em tôi được tuyển thẳng vào trường trung học thì tôi cũng trúng tuyển vào đại học. Chưa kịp vui với niềm mơ ước được chạm vào cánh cửa đại học thì tôi đã đối diện với nỗi lo lắng về học phí. Cha mẹ tôi không đủ tiền để cho hai chị em ăn học cùng một lúc.
Em tôi quyết định bỏ học nhưng cha mẹ và cả tôi đều không đồng ý. Tôi nói:
- Em cần phải tiếp tục đi học để tìm cách thoát ra khỏi cảnh nghèo khó sau này. Chính chị mới là người không nên tiếp tục vào đại học.
Nhưng em đã bỏ nhà ra đi với vài bộ quần áo cũ và một ít muối mè trong chiếc túi sách nhỏ. Em đã lén đến bên giường tôi và để lại một mảnh giấy nhỏ bên gối tôi với lời nhắn nhủ: "Chị ơi, được vào đại học không phải là điều dễ dàng. Em sẽ tìm việc làm để gởi tiền về cho chị.".
Tôi trào nước mắt, chẳng nói lên lời.
Năm ấy em mới 17 và tôi tròn 20.
***
Với số tiền ba tôi vay được trong làng cộng với số iền gởi về của em, cuối cùng tôi cũng học xong năm thứ 3 đại học.
Một hôm đang ngồi học trong phòng, Một đứa bạn chạy vào gọi tôi và nói:
- Có người cùng làng đợi cậu ngoài kia.
Tôi chạy ra và thấy em đứng từ xa, quần áo lấm lem dầu nhớt. Tôi hỏi em:
- Sao em không nói với bạn của chị, em là em trai chị chứ?
Em cười đáp lại:
- Em sợ mọi người sẽ cười chị khi nhìn thấy bộ dạng nhếch nhác của em.
Tôi lặng người, nước mắt tuôn trào.
Em mỉm cười, đôi mắt ánh lên lấp lánh. Em đưa tay vào túi áo lấy ra một chiếc kẹp tóc hình con bướm và nói:
- Em thấy mọi cô gái đều cài nó trên tóc, vì thế em mua tặng chị!
Tôi không kìm được niềm xúc động, ôm chầm lấy em nức nở.
Năm ấy tôi đã 23 và em mới 20.
***
Khi lần đầu tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt cha mẹ, mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và ngăn nắp, ngay cả miếng cửa sổ bị bể cũng đã được lắp lại. Mẹ cho tôi biết trong khi dọn dẹp và thay khung cửa sổ, em đã bị miếng kính đâm vào tay chay máu.
Tôi chạy vào tìm em. Nhìn vết thương trên tay em, tôi cảm thấy như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mình. Tôi lấy thuốc và bông băng để băng lại vết thương cho em. Em cười:
- Em không muốn anh ấy chê nhà mình nghèo khổ!
Năm ấy em 23 và tôi 26.
***
Sau khi lập gia đình, tôi về sống với chồng ở thành phố. Vài năm sau, chồng tôi trở thành giám đốc của một xí nghiệp. Vợ chồng tôi muốn đưa em vào làm nhưng em từ chối vì sợ mọi người sẽ xì xầm bàn tán những lời không hay về chồng tôi.
30 tuổi, em lập gia đình với một cô gái trong thôn.
Năm tôi 40, cuộc hôn nhân tưởng chừng như mĩ mãn của tôi bị đỏ vỡ vì sự xuất hiện của một người đàn bà khác. Em vứt hết chuyện gia đình đến chăm lo cho các con tôi, vực tôi dậy sau những đắng cay nghiệt ngã.
Rồi một ngày cả hai chúng tôi đều già nua, tóc bạc gần hết mái đầu. Em ngồi bên tôi nhắc lại chuyện xưa. Ngày ấy, chị em tôi mỗi ngày phải lội bộ hơn hai tiếng mới có thể đến trường. Một hôm, em làm mất chiếc giày. Một phần sợ cha đánh em, một phần biết mẹ không có tiền mua giày mới, tôi đã nhường cho em đôi giày của mình. Và cứ thế, mỗi ngày hơn bốn tiếng đi-về, chân tôi phồng rộp lên và rướm máu vì những viên đá nhọn trên mặt đường nóng bỏng. Từ đó em hứa với lòng phải chăm sóc và đối xử với tôi thật tốt.
Nước mắt tôi chợt ứa ra vì hạnh phúc.
Năm ấy em chỉ vừa lên 5!
--------------------------------------
"Mọi thứ trên đời đều có thể mất đi, duy chỉ có tình yêu thương là mãi mãi!"
|
The Following 9 Users Say Thank You to SonKK For This Useful Post:
|
|
22-07-2013, 05:54 PM
|
|
Super Moderator
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Mar 2009
Đến từ: Bình Chánh
Bài gởi: 922
Thanks: 6.215
Thanked 8.545 Times in 742 Posts
Biến số xe: 4496
|
|
"CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM"
Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con được 25 năm. Lúc đứa con gái lớn khôn thành danh ở Mỹ, tháng nào cũng gửi về cho bà một lá thư và 200$ tiêu xài.
Hết xuân này đến xuân kia, cô con gái luôn viện cớ này cớ nọ, không chịu về thăm người mẹ thương yêu. Khi người mẹ mất, cô về làm đáng tang rất to nhưng tuyệt nhiên cô không rơi một giọt nước mắt.
Đến khi mở chiếc rương mà bà cụ luôn để ở đầu giường, bỗng cô òa lên khóc nức nở, ôm lấy quan tài mẹ mình hét lên như điên dại: "Mẹ...Mẹ ơi..."
Mọi người vây nhau xem trong chiếc rương có gì. À, thì ra là những tờ đô-la mới toanh còn buộc dây. Và còn một mảnh giấy đã úa vàng, viết nguệch ngoạc được dán dính lại với tấm hình cô con gái lúc mới lọt lòng:
"Tiền nhiều quá, mẹ xài không hết con à. Mẹ nhớ con lắm, mỗi khi nghe tiếng xe ông-đa (honda) là mẹ chạy ra. Lần nào cũng không phải là con hết. Số tiền này mẹ để lại cho con, CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM nghe con."
Cô con gái đã có tất cả những gì một người phụ nữ có thể có: tiền, danh vọng, địa vị, chồng thành đạt, con ngoan. Nhưng cô đã mất một điều vô cùng thiêng liêng: MẸ
---------------
Source: Internet
__________________
Đam mê giết chết nỗi buồn..
Niềm vui lấn át nỗi đau..
Sống có đam mê lẫn niềm vui thì cần chi tình yêu.. To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
The Following 5 Users Say Thank You to neverlovegirl For This Useful Post:
|
|
03-08-2013, 11:59 AM
|
|
Super Moderator
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Mar 2009
Đến từ: Bình Chánh
Bài gởi: 922
Thanks: 6.215
Thanked 8.545 Times in 742 Posts
Biến số xe: 4496
|
|
Giáo Sư
Thực ra không ai biết lý do từ đâu họ gọi ông là Giáo Sư, chỉ một số người lớn trong hẻm biết, biết nhiều nhứt có lẽ là Tư Danh, nhưng cũng không mấy người muốn nói, đại khái cư dân trong hẻm biết rằng đó là một người đàn ông lịch lãm, trí tuệ và nghiện rượu. Họ gọi ông là Giáo Sư vì nghe đâu trước đây ông có dạy học ở Đại Học Sài Gòn, gọi riết thành quen tên, Giáo Sư thành như tên của ông, đến nỗi cái quán nhậu không tên chỗ ông hay ngồi ở ngã ba của hẻm cũng dần dần bị gọi là quán Giáo Sư, hay ông xe ôm hay chở ông đi đây đi đó cũng bị gọi luôn là xe ôm Giáo Sư. Trong hẻm, sau Tư Danh thì vợ chồng anh Tư Xe Ôm luôn được Giáo Sư tín cẩn nhứt.
Giáo Sư dáng cao ráo, có lẽ đã ngoài bảy mươi, mái tóc bạc lưa thưa nhưng luôn được chải nếp cẩn thận, trên túi áo ngực của ông luôn có một cây lược nhỏ, được gài chung với một cây bút pa ke chánh hiệu. Trừ những lúc quanh quẩn trong nhà thì hầu như lúc nào ông xuất hiện cũng bảnh bao, dù chỉ là loanh quanh trong hẻm rồi đi uống rượu, quần khaki màu sáng, áo sơ mi trắng ngắn tay có áo lót phía trong, giày xăng đan có quai hậu. Ông luôn đi đứng khoan thai, ánh mắt luôn toát lên nụ cười tươi, dù có tỉnh hay say thì cũng ít ai thấy ông không cười. Ông nói giọng bắc, thứ giọng bắc năm tư đã pha trộn, người trong hẻm rất thích nghe ông nói chuyện, có người chỉ xin ông nói đi nói lại chữ “Xài Goòng”, nghe đã lỗ nhĩ gì đâu. Nhìn bề ngoài ông khác hẳn với những người còn lại trong hẻm, nói chung nếu bất chợt nhìn lại một cách dò xét, ông như một mẫu người lưu cữu từ đầu thế thế kỷ 20.
Cư dân trong hẻm ai cũng mến Giáo Sư. Ông thường xuất hiện từ 10 giờ sáng, đi một vòng hẻm, chào hỏi hết thảy mọi người, bất kể nam phụ lão ấu, ông luôn chào họ với kiểu chào cũng lịch lãm không kém, hơi cúi đầu và nghiêng mình kiểu một quí tộc châu âu thời trung cổ: chào cô Sáu, hôm nay khỏe hả cô Sáu, chào chị Hai, hôm nay khỏe hả chị Hai… tất nhiên cư dân trong hẻm không ai lại đi đối đáp với ông theo kiểu cách dị kỳ của ông, họ chỉ mỉm cười hoặc gật đầu, lễ phép hơn thì họ “cảm ơn Giáo Sư”, vậy thôi. Ông ăn một dĩa cơm tấm hoặc một tô hủ tíu, đó là bữa sáng kiêm luôn bữa trưa của ông, rồi ông ra quán Tư Danh uống café. Quán Tư Danh không có ghế nhựa, dù là quán bình dân nhưng bàn ghế mây, kiểu mây từ xưa cũ, đó là quán ông thích. Khi Giáo Sư vào thì ông ngồi chỗ quen, con Lành phục vụ sẽ đem cho ông một ly café đen không đường, rồi nó vào mở một trong mấy cái đĩa nhạc ông thích. Đôi khi Tư Danh ra ngồi với ông, ngôi thinh vậy thôi, không nói câu nào. Bất luận trong hẻm ai ra hay vào quán Tư Danh, nếu có ông ở đó thì phải luôn chào ông, mỗi khi có người chào mình, Giáo Sư sẽ kéo ghế, đứng dậy, nghiêng mình đáp lễ.
Đôi khi ông ngủ trưa luôn trong quán café hoặc về nhà ngủ chút. Buổi chiều xế là ông ra quán nhậu. Gu của ông cũng lạ, ông sẽ uống bia Sài Gòn, không đá, mỗi ly bia sẽ pha với một ly rượu nhỏ. Ít khi ông ngồi một mình, thường thì anh Tư Xe Ôm sẽ ngồi với ông, hoặc luôn có một người khách nào đó, ở đâu đó, chạy xe máy hoặc đi xe ôm tới, ngồi uống cùng ông. Đôi lúc trong cuộc rượu ông nói chuyện bằng tiếng Pháp, có lúc lại nói tiếng Anh, đa phần lúc say ông sẽ nói tiếng Pháp nhiều hơn. Tùy bữa uống nhiều uống ít, nhưng ông thường về nhà tầm 9h tối. Không bao giờ lè nhè hay chân nam đá chân xiêu như những kẻ say khác, Giáo Sư vẫn đi khoan thai, vẫn chào hỏi mọi người trước khi vào nhà.
Giáo Sư sống một mình, bà vợ ông đã mất mấy năm trước. Giáo Sư có hai người con, một gái một trai, con trai ông sống ở Mỹ còn cô con gái sống ở Canada, họ đều ở chỗ rất lạnh. Mỗi năm hai người con thường phân công về thăm ông ít nhất một lần, đem theo dâu rể và mấy đứa cháu ông. Họ không gọi ông ba, cha hay tía, gọi ông là papa. Họ ít giao du với cư dân trong hẻm, nhưng cũng như ông, họ rất lịch thiệp. Đôi khi nói chuyện với ai đó, họ thường thanh minh rằng papa không chịu qua bển với tụi này, papa sợ lạnh. Giáo Sư cũng hay đỡ lời cho con mình, ông nói mấy đứa nó kêu tôi qua bên đó, à, ông là người hiếm hoi vẫn xưng “tôi”, nhưng tôi không đi, bển lạnh lắm, có lúc dưới dê rô luôn, tôi già rồi, chịu lạnh không được.
Một lần, lúc uống rượu với Tư Xe Ôm, Giáo Sư mời vợ chồng Tư Xe Ôm về ở chung. Vợ chồng anh Tư cũng dễ thương, anh Tư trước làm bốc xếp ở chợ đầu mối, rồi tham gia đánh nhau, bị đi tù hết mấy năm. Ra tù thì mất nhà, nên vợ chồng thuê cái nhà trọ cuối hẻm, anh Tư chạy xe xôm còn chị vợ thì bán xe thuốc lá ngoài lộ. Anh Tư có một đứa con trai, nhưng nó lấy vợ ở miệt Bạc Liêu, nhà vợ có nhiều công chuyện mà ít con trai nên thằng con anh bị bắt rể luôn ở dưới, lâu lâu nó đón xe về, cho anh anh chị tiền bạc, vài ký tôm cua, vậy thôi. Mấy bữa sau đó thấy vợ chồng Tư Xe Ôm trả nhà trọ, qua nhà ở luôn với Giáo Sư. Từ có chị Tư lo cơm nước, Giáo Sư không ăn ở ngoài nữa, nhưng rượu thì vẫn uống ở quán.
Mới đầu, khi biết nhà mình có anh chị Tư qua ở với papa, hai người con của Giáo Sư cũng vui, thậm chí ngỏ lời biết ơn anh chị Tư, đi về thể nào cũng quá cáp như ân nhân. Nhưng một hôm, lúc Giáo Sư say rượu, ông nói rằng ông thật vui vì có anh chị Tư ở chung, rằng vài bữa ông chết sẽ cho lại cái nhà này cho anh chị Tư. Từ sau câu nói đó hai người con của Giáo Sư về thường hơn, những lúc anh chị Tư vắng nhà thì họ tranh cãi với Giáo Sư nhiều hơn, họ nói rất nhỏ, còn Giáo Sư thì thường hét lên giận dữ, nhưng cũng không ai biết họ nói chuyện gì, vì thường Giáo Sư sẽ nói bằng tiếng Anh, hoặc tiếng Pháp. Đó là lần hiếm hoi họ thấy Giáo Sư nổi giận, dù hai người con luôn tỏ vẻ kính trọng, lễ phép với ông. Sau đợt cãi nhau đó, cô con gái hầu như về ở hẳn với Giáo Sư , còn anh chị Tư lại dọn ra nhà trọ ở.
Cô con gái cấm hẳn ông uống rượu, nói cấm thì hơi quá nhưng cô hầu như chặn cửa không cho ông ra ngoài, thi thoảng lắm, lúc cô đi với bạn, ông tranh thủ ra quán chút, dù không được lịch sự như trước, chỉ với bộ đồ pi da ma và đôi dép, tranh thủ làm vài ly bia pha với rượu rồi về, cái dáng đi không còn khoan thai, mà lật đật trông tội nghiệp. Cô con gái của ông thật cao tay, là cô đôi lúc cũng tự nhận mình như thế, cô ngăn được ông uống rượu là việc nhỏ, việc lớn hơn là cô thuyết phục ông sang tên lại ngôi nhà ông đang ở cho một người cậu, là em của mẹ cô, đang ở miệt Thủ Đức. Giáo Sư biết việc này, ông buồn lắm, nhưng ông không nói gì, thuận theo luôn.
Rồi Giáo Sư bịnh. Ông nằm viện gần một tháng ròng, khi về nhà thì ông ốm hơn trước rất nhiều, nhưng ánh mắt vẫn toát lên vẻ tươi cười như cũ. Cô con gái phải quay về Canada sau một tháng vất vả chăm ông. Người ta lại thấy ông như xưa, xuất hiện lúc 10h sáng, lịch lãm đến kỳ dị, và uống bia pha rượu với chú Tư vào buổi chiều. Lịch lãm trở lại được hơn tuần lễ nữa thì Giáo Sư mất. Chỉ có Tư Danh là biết, nhắn với Tư Danh trước, rồi bấm máy gọi cho con xong là ông đi. Khi các con ông về thì mọi người trong hẻm đang lo hậu sự cho ông chu đáo.
Khách tới viếng Giáo Sư đông vô kể, xe máy xe hơi đậu tràn hẻm. Vợ chồng Tư Xe Ôm đeo tang trắng tiếp khách, như hai người con của ông. Hôm đưa ông đi thiêu, cả hẻm đều đi, bọn thanh nên đi xe máy, còn người già đi hai chiếc xe bus lớn, rồng rắn đi tiễn ông. Đến mấy ngày sau khi ông đi rồi, ở quán Tư Danh vẫn để ly café đen không đường ở chỗ cũ, ở quán Giáo Sư vẫn có một ly bia Sài Gòn, không đá, pha với một ly rượu nhỏ, cho ông.
Chừng hơn tháng sau khi Giáo Sư mất, Tư Danh kêu Tư Xe ôm qua nhà, đưa một bọc tiền. Tư Danh nói, Giáo Sư dặn là khi nào ổng chết mới đưa, đây là số tiền ổng để dành từ lúc con cái ổng gửi tiền về cho, có bao nhiêu ổng đưa tao giữ hết, không nhiều nhưng chắc đủ mua cái nhà, ở Gò Vấp hay đâu đó, cho vợ chồng bây có chỗ mà ở. Giáo Sư đã nói lời là giữ lời.
Vợ chồng Tư Xe Ôm sụm xuống, khóc ồ ồ như con nít.
-----------------------------------------
Tác giả : Đàm Hà Phú
__________________
Đam mê giết chết nỗi buồn..
Niềm vui lấn át nỗi đau..
Sống có đam mê lẫn niềm vui thì cần chi tình yêu.. To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
The Following 3 Users Say Thank You to neverlovegirl For This Useful Post:
|
|
23-08-2013, 10:54 AM
|
|
Super Moderator
Xe mất zin hoàn toàn
|
|
Tham gia ngày: Mar 2009
Đến từ: Bình Chánh
Bài gởi: 922
Thanks: 6.215
Thanked 8.545 Times in 742 Posts
Biến số xe: 4496
|
|
Sài Gòn, chuyện siêu nhỏ (2)
Góc đường quẹo vô hẻm cặp theo bờ tường một công ty, có ba người đóng đô ở đó, lâu rồi. Đầu tiên là anh sửa xe máy mà chủ yếu là vá xe bằng cái máy bơm hơi nhỏ được câu điện nhờ từ phòng bảo vệ, một chú thợ sửa khóa với cái tủ hình cái chìa khóa và một anh thợ may chuyên sửa đồ, thường cắt quần jeans. Mỗi anh có một tấm bạt nhỏ, một đầu neo vô bờ tường, một đầu chống bằng cây tầm vông, đủ che nắng, riêng anh thợ sửa đồ được thêm cái panô khẩu hiệu khu phố văn hóa chỗ cái trụ đèn nên rộng rãi hơn chút, đủ kê ba cái ghế mủ cho khách ngồi chờ lấy đồ, rảnh rỗi hai ông kia cũng qua góc đó café tránh nắng hoặc nói chuyện.
Có bữa ông Trời làm mưa cả ngày, buổi chiều muộn trời vẫn mưa tầm tã, ba ông vắng khách tụ lại chỗ anh thợ may, một chai rượu, một cái ly với gói mì bẻ vụn đặt trên một cái ghế mủ, họ chỉ ngồi lặng lẽ, đến phiên ai nấy uống. Một người phụ nữ đi chợ mặc áo mưa đi bộ quẹo vô hẻm, bà có vẻ đang xách nặng, một túi đồ khiến bà phải đi nghiêng người, anh thợ sửa khóa nhanh chân đứng dậy, chạy ra, đỡ một tay cho bà. Anh cầm túi đồ bằng hai tay, chạy từng bước dài, qua mấy vũng nước mưa vào hẻm, đặt nó trước một căn nhà nhỏ, bấm chuông rồi lại chạy từng bước dài trở ra, phủi mưa trên tóc rồi sà xuống bàn nhậu.
Người phụ nữ đi ngang chỗ mấy người uống rượu, mỉm cười nói câu cảm ơn, rồi tiếp tục đi về nhà của mình. Chừng năm phút sau, từ trong căn nhà đó, một cô gái xinh đẹp mở cửa, luống cuống vì một tay cầm dù, một tay cầm dĩa đồ ăn nghi ngút khói bước ra, đi về đầu chỗ bàn máy may, đặt lên ghế một dĩa mì xào với cải xanh và thịt bò, có cả mấy cọng ngò xanh, mấy trái ớt đỏ và ba đôi đũa tre, loại đũa dùng một lần. Cô gái bẽn lẽn nói, má con mời mấy chú mồi nhậu. Ba người đàn ông cười lớn, cảm ơn, rồi lại tiếp tục, đến phiên ai nấy uống. Sài Gòn vẫn mưa tầm tã ....
Tác giả : Đàm Hà Phú
__________________
Đam mê giết chết nỗi buồn..
Niềm vui lấn át nỗi đau..
Sống có đam mê lẫn niềm vui thì cần chi tình yêu.. To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
|
Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:35 AM.
|