Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Nam

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 06-03-2008, 03:52 PM
hung_benly_ag hung_benly_ag vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Junior Member
Đang tìm xe
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 13
Thanks: 0
Thanked 9 Times in 4 Posts
Mặc định DIỆN MẠO VĂN HÓA AN GIANG

DIỆN MẠO VĂN HÓA AN GIANG

An Giang là một trong 12 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có đường biên giới giáp Campuchia dài 95km, là điểm đầu nguồn sông Cửu Long có vị trí quan trọng về nhiều mặt.
Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh An Giang rất phong phú và sinh động, mà việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu An Giang về mặt văn hoá đã cho thấy An Giang là tỉnh độc đáo có bốn dòng văn hoá Việt - Hoa - Khmer - Chăm hun đúc nên sản phẩm văn hoá cộng cư. Đây chính là nét đẹp đặc thù của An Giang.
Người Việt, người Hoa, người Khmer, người Chăm là bốn thành phần cơ bản trong cộng đồng dân số tỉnh An Giang, là nhân tố quyết định tình hình phát triển xã hội, xây dựng nền văn hoá đặc thù có chọn lọc trong văn hoá dân tộc nước ta. Vâng, chính Giáo sư sử học Trần Văn Giàu đã nói: “Đồng bằng sông Cửu Long như cái lòng chảo nó gom nhiều luồng văn hoá, đó là văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam - Chân Lạp, rồi sàng lọc làm nên một thứ văn hoá ĐBSCL, trong văn hoá Việt Nam”.
Đặc điểm tình hình địa lý An Giang với hoàn cảnh xã hội độc đáo, là tỉnh đầu nguồn phía Tây Nam Tổ quốc mà nền văn hoá cộng cư của bốn tộc người nói trên, có nhiều điểm thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc, hình thành nên sắc thái văn hoá An Giang. Đa số bốn tộc người thường trú ở An Giang đều bảo lưu truyền thống văn hoá riêng biệt của bộ tộc mình. Người Khmer ở An Giang sống rãi rác ở nhiều nơi, tập trung đông đảo ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn (Ba Thê)… Họ sống quần cư thành những cụm dân riêng, gọi là: Phum, Sóc. Đại để như các địa danh: Sóc Chét, Sóc Lò Mo, Sóc Chăn Ca Na, Tà Đảnh, Mặc Cần Dưng, Chắc Cà Đao… Xung quanh Phum, Sóc họ trồng các loại cây thốt nốt, cây sao, cây tre… Giữa Sóc, nhất định phải có một ngôi chùa để hành đạo vì đa số họ theo đạo phật với lòng tin tưởng tuyệt đối. Do đó, các sư sãi có địa vị cao, được nhân dân kính trọng. Người Khmer đến tuổi trưởng thành phải qua quá trình tu tập 3 năm mới được dựng vợ gã chồng, còn ai tiếp tục tu càng quí. Ngôi chùa ngoài việc tu hành của sư sãi, còn là nơi dạy chữ, dạy nghề, đạo lý làm người, đồng thời làm trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
Vốn văn hóa nghệ thuật của họ phong phú và đa dạng với một nền văn minh độc đáo, vì văn hoá nghệ thuật của người Khmer chịu ảnh hưởng lâu đời đến nhiều nền văn hoá nghệ thuật của các dân tộc lân bang, nhất là nền văn hoá Ấn Độ đã được cộng đồng dân tộc Khmer du nhập một cách rộng rãi, đậm đà qua ngôn ngữ, văn tự, mỹ thuật, văn hoá nghệ thuật.
Ngoài nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, họa tiết… thể hiện đầy đủ ở các chùa chiền với những đường nét hoa văn tỉ mỉ độc đáo… Người Khmer còn thể hiện tài tình về nghệ thuật sân khấu dân gian, múa hát, dân ca, nhạc… Kịch múa Rôbam và kịch hát Yukê là 2 loại hình nghệ thuật sân khấu mà người Khmer thường biểu diễn trong những dịp lễ hội cổ truyền của dân tộc.
Kho tàng nghệ thuật múa gồm: Rom Wông - Lâm lêu - múa Xari KaKeo, múa trống xày Âm, múa trong đám cưới, múa trong đám tang… Có thể khẳng định rằng, người Khmer nào trưởng thành cũng biết múa vài điệu múa dân tộc. Văn hoá Khmer đã thể hiện rõ nét qua các lễ hội truyền thống: Lễ dâng y, đua ghe ngo, lễ đưa nước rước trăng, hát dù kê, múa lâm thol, lễ hội đua bò… Đặc biệt nhất là chiếc ghe “Ngo” hình dáng như con rắn khổng lồ dùng để đua vào ngày lễ hội “Óc-om-boc” cúng trăng mừng lúa mới vào trung tuần tháng 11 hàng năm. Các ghe đua và ngày hội đua ghe “Ngo”, đua bò vẫn còn bảo lưu và phát triển ở Tri Tôn - Tịnh Biên.
Còn dân tộc người Chăm cũng như tộc Khmer góp phần không nhỏ cùng với đồng bào kinh An Giang chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp và văn minh.
Đến thị xã Châu Đốc, qua phà, sang bờ sông Hậu là các xã Châu Phong, Phú Hiệp… của tộc người Chăm, dân địa phương còn gọi là “Chà Châu Giang” để phân biệt với tộc người Chăm ở Thuận Hải (miền NamTrung Bộ).
Cách phục sức của người Chăm ở đây thường đội mũ nồi hình nón cụt chóp, đỉnh bằng vải nhung đen, trắng hoặc sẫm màu. Cũng có người đội mũ tròn màu trắng. Người lớn tuổi mặc áo ngắn, cài núc giữa hoặc một kiểu áo như áo bành tô. Phụ nữ mặc váy. Họ cất nhà sàn cao theo ven sông. Giữa nhà có cây cột cái thật lớn, biểu tượng Nữ thần Nhà đất. Họ nói tiếng Chăm theo hệ ngôn ngữ Mã Lai đa đảo. Song vì xa đồng tộc lâu ngày nên cách phát âm có biến đổi. Trong giao tiếp, họ còn dùng một số thuật ngữ Á Rập. Họ theo duy nhất một đạo hồi giáo Islam, chuyển sang chế độ phụ hệ không như người Chăm Thuận Hải theo chế độ mẫu hệ. Đặc biệt họ không ăn thịt heo.
Dân tộc Chăm ở An Giang có rất sớm, chính Do Yan-i-mi Nư Gar (thời Thiên Yama 1600 trước Tây lịch) tạo ra muôn vật và cả văn hoá nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật múa. Múa công là một trong những điệu múa tiêu biểu của dân tộc Chăm, nay đã mai một, cây đàn hai dây Kamikara, cây sáo bảy lỗ Sha-nhi-rai là nhạc cụ Chăm có từ lâu, đó là tâm hồn, là hơi thở của bao điệu ca múa cũng mất đi, ngay bộ trống cổ truyền trong dân gian cũng ít người sử dụng, chỉ còn một vài người cao tuổi trong xóm sử dụng trong những ngày lễ, ngày cưới.
Ngày nay, các cô gái Chăm đã hòa mình cùng người Kinh, nhiều người đã trở thành giáo viên, diễn viên, họ mang về thôn xóm những kiến thức văn hoá, những giá trị tinh thần của dân tộc và của cả loài người tiến bộ. Do vậy, họ thích giao lưu tình cảm đoàn kết với tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam, giao lưu văn hoá, ca múa nhạc để trao đổi tình cảm cuộc sống mới đầy ước mơ của tuổi trẻ.
Những điểm văn chương giống nhau giữa người Kinh và người Chăm, điển hình như truyện cổ tích Tấm Cám, truyện thằng Cuội ngồi gốc cây đa, truyện Dạ Xoa ở trong Truyền kỳ Mạn Lục (từ thế kỷ XIV) mượn truyện Ramayana của Ấn Độ truyền qua.
Về mặt xã hội, một số tập quán của người Chăm đã xâm nhập vào phong tục nước ta, cụ thể như việc đề cao vai trò của phụ nữ. Theo luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tôn ban bố thì nam nữ đều được chia gia tài ngang nhau. Đó là ảnh hưởng chế độ mẫu hệ tồn tại ở người Chăm Thuận Hải, dù rằng người Chăm An Giang đã chuyển sang chế độ phụ hệ, bởi con trai Chăm ở đây đi cưới vợ, không như ở Thuận Hải, con gái Chăm đi cưới chồng. Tuy nhiên, sau lễ cưới người con trai Chăm An Giang gom góp tài sản cha mẹ đã cho dọn về bên vợ ở. Còn bên nhà vợ đã chuẩn bị sẵn một phần nhà cửa cho con gái và rễ. Ngày thứ sáu mỗi tuần, đàn ông, con trai tắm rửa, ăn mặc sạch đẹp đến thánh đường làm lễ. Sau buổi lễ, họ tập trung tại hội quán lớn gọi là Pa-lây để thảo luận, bàn bạc việc chung của cộng đồng. Tháng 6 âm lịch là tháng chay. Mọi việc ăn uống trong các gia đình người Chăm đều về đêm khi không còn mặt trời.
Ngành nghề truyền thống của dân tộc Chăm ở đây là nghề dệt vải, dệt lụa. Con gái Chăm lớn lên phải ươm tơ, dệt lụa, gần như đa số nhà nào cũng có khung dệt.
Họ thích nghe và có nghệ thuật kể chuyện cổ tích. Họ có nhiều chuyện nhân gian xuất sắc mang tính lãng mạn, trữ tình của tình yêu lứa đôi. Đồng thời họ cũng có những bài vè, bài hát với làn điệu độc đáo.
Ở An Giang, qua quá trình hàng trăm năm, người Hoa đã hoà đồng với các dân tộc anh em, chung sức xây dựng và bảo vệ cuộc sống an lành. Có thể khẳng định: Quá trình khai phá, phát triển, giữ gìn và tô thắm sông núi quê nhà An Giang ngày nay, có công sức mồ hôi, xương máu của người Hoa đóng góp:
Người Hoa An Giang là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc anh em chung sống ở An Giang nói riêng và là bộ phận trong cộng đồng người Hoa ở nước ta nói chung. Đa số tộc người Hoa sống trong những căn phố cổ kính hay quần cư tại các chợ, các trung tâm thương mại vì hầu như họ sống chủ yếu bằng nghề buôn bán. Thân nhân bao gồm anh em, cha mẹ con cháu thường sống tập hợp trong một căn hộ gồm nhiều thế hệ, hài hoà đoàn kết, ít ra riêng lẽ như người kinh. Văn hoá tộc người Hoa ảnh hưởng phần lớn triết thuyết Nho Giáo, tư tưởng Khổng Mạnh, một phần sùng kính Phật giáo phái Bắc Tông. Tại An Giang văn hoá đó được minh hoạ rõ nét qua các chùa chiền miếu mộ, điển hình như chùa ông Bắc Đế (còn gọi là miết Thất Phủ), xây dựng cách đây trên 200 năm. Năm 1974, miếu có trùng tu lại. Trong miếu, thờ Quan Công, Quan Bình, Châu Xương. Bên phải thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, bên trái thờ ông Bổn (tức Trịnh Hòa). Chùa này ngay tại thành phố Long Xuyên gần cầu Duy Tân được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Chùa người Hoa hầu hết có lối kiến trúc và tín ngưỡng theo truyền thống Trung Quốc thờ Quan đế Thánh Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chùa Ông Quách thờ Quách Thiên Vương, ở đường Lê Minh Ngươn, Tp Long Xuyên do người Phúc Kiến xây dựng, trên nóc chùa có hình thuyền nhiều tầng…
Hiện nay, phong cách sống của họ còn bảo lưu đậm đà truyền thống tập trung trong các hội tương tế: Bang - Hội - Họ… độc đáo hơn hết là người Hoa An Giang rất quan tâm đến thuận phong thủy và bói toán trong xây dựng nhà cửa, mở cửa hàng làm ăn và trong quan, hôn, tang tế… Thế mạnh của tộc người Hoa là thương mại và họ rất chuyên sâu, kế tục những ngành nghề truyền thống do cha truyền con nối với những bí quyết riêng của họ tộc, cụ thể như nghề buôn bán thuốc Bắc, phế liệu, tiệm nước, nghề nhuộm, nghề dệt thủ công, nghề làm dưa cải, nghề sản xuất tương chao, nghề làm bia mộ đá khắc chữ Hoa ở thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn), nghề làm khô bò ở Châu Đốc./.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 06-03-2008, 06:04 PM
Viktor's Avatar
Viktor Viktor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 666
Thanks: 383
Thanked 407 Times in 102 Posts
Mặc định Re: DIỆN MẠO VĂN HÓA AN GIANG

Thông tin dạng này thì có thể tìm nhiều trên mạng, bác bổ sung thêm hình ảnh (hình tự chụp càng tốt) thì sẽ hấp dẫn hơn - để thế này đọc mệt quá!
=> vài hàng góp ý với bác nhé! 8)
__________________
"đời - là những chuyến đi!"
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 14-06-2008, 09:30 AM
qui qui vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Junior Member
Đang tìm xe
 
Tham gia ngày: May 2008
Bài gởi: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mặc định Re: DIỆN MẠO VĂN HÓA AN GIANG

Hùng An Giang nhà ở đâu vậy, tụi mình cũng chơi CD y, có dịp anh em giao lu : 0918667639
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề giống nhau
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Đất và người TIỀN GIANG tunbo Miền Nam 27 20-03-2009 12:20 AM


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:46 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.