Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Nam

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 22-02-2008, 08:15 PM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định XUẤT XỨ TÊN GỌI - SÀI GÒN

XUT X TÊN GI - SÀI GÒN

Phải biết rằng đây là một đề tài được các nhà nghiên cứu, học giả, Tây lẫn Ta, tốn rất nhiều thì giờ và công sức. Cho đến nay thì có khoảng 5 giả thuyết về xuất xứ của chữ Sài Gòn, trong đó có 3 thuộc loại quan trọng hơn. Xin ghi lại 3 thuyết quan trọng hơn dưới đây:

1. Sài Gòn từ Thầy Ngòn (Đề Ngạn), Xi - Coón (Tây Cống):

Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 người Pháp là Aubaret và Francis Garnier. Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine và Garnier, Cholen, thì người Tàu ở miền Nam, sau khi bị Tây Sơn tàn sát, đã lập nên thành phố Chợ Lớn vào năm 1778 và đặt tên cho thành phố đó là Tai-ngon hay Ti-ngan. Sau dó, người Việt bắt chước gọi theo và phát âm thành Sài Gòn.

Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì Thầy Ngòn, Xi Coón, rất giống Sài Gòn! Tuy nhiên, theo
lịch sử thì không phải. Vì sao? Vì lịch sử chứng minh rằng SG có trước, rồi người Tàu mới đọc theo và đọc chại ra thành Thầy Ngòn, Xi Coon.

Theo "Phủ Biên Tạp Lục" của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Luỹ Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn xuất hiện trong tài liệu VN. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".

Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh SG! Thì làm gì phải đợi đến 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cổng

Ngoài ra, về nghĩa lý thì cả hai chữ này hầu như vô nghĩa theo tiếng Hán. Nếu dịch sát thì "Đề Ngạn" là "nắm lấy (đề), bờ sông cao dốc (ngạn)". Theo Nguyễn Đình Đầu trong "Địa Chí Văn Hoá" , tr 219, tập 1, thì "thành phố trên bến dưới thuyền nào mà không có "bờ sông cao dốc, mà không là "đề ngạn"

Cuối cùng, nếu tính theo hiện tượng thì việc người Tàu đặt tên cho địa danh ở miền Nam hầu như không có. Ngược lại, họ gọi theo địa danh của ta bằng tiếng của họ thì có. Thí dụ như Đồng Nai biến thành " Nông Nại" theo tiếng Tàu.

2. Sài Gòn từ Củi Gòn, Cây Gòn, Prey Kor:

Thuyết này được Petrus Trương Vĩnh Ký đưa ra dựa theo sự "nghe nói" như sau:

"Sài" là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là "củi gỗ"; "Gòn" là tiếng Nam chỉ "bông gòn". Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận" - P. Trương Vĩnh Ký, Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon, Imprimerie Coloniale 1885.

Nên chú ý rất kỹ chỗ "người ta nói" , nguyên văn "dit on" về thuyết này. Không biết tại sao mà sau này Louis Malleret và Vương Hồng Sển lại quả quuyết thuyết này là "của" TVK, mặc dù ngay sau đoạn này, TVK lại viết tiếp "Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phộ Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó".

Tương tự, có nhiều thuyết phụ theo nói rằng SG từ "Cây Gòn" (Kai Gon) hay "Rừng Gòn" (Prey Kor) mà ra. Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông
gòn.

Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng SG, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả TVK. Ngay vào thời của TVK (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó không có phát triển gì lặm Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở SG.

Thêm nữa là cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm củi. Và theo Lê Trung Hoa trong "Địa Danh" thì "sài" chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán Việt, như "sài Tân"
chứ chưa bao giờ được dùng như 1 từ đơn, nên không thể nói "củi" được, là "sài" được, hay là "củi gòn" là "Sài Gòn" được.

Vậy, thuyết SG là "củi gòn" đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học.

3. Sài Gòn từ Prei Nokor:

Đây là thuyết mà thoạt đầu khó có thể chấp nhận nhứt (về ngữ âm), nhưng hiện nay được coi như là "most likely" .

Chính Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này. Trong Tiểu giáo trình "Địa lý Nam Kỳ", ông đã công bố 1 danh sách đối chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần
Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokọr

Cả 2 Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và ngữ âm.

Trước hết, theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua CM và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor (SG)
và Kras Krabei của CM để đặt phòng thu thuế.

Tiếp theo, như ta đã biết, năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá luỹ Sài Gòn. Vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor hay Sài Gòn đã phát
triển lắm, nên mới có lý.

Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi Rai Gon Thong (Sài Gòn Thượng) và Rai Gon Hạ (Sài Gòn Hạ).

Đó la theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng" , "Prei hay Brai" là "rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn". Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế như đã nói ở trên.

Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành RAI, thành "SÀI" , Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "GÒN".

Bây giờ bàn về chữ SÀI CÔN mà BV quả quyết là từ "tiếng Thuỷ Chân Lạp" mà ra, và được sửa lại thành Sài Gòn, theo Giáo sư Vũ Văn Mẩu trong "Cổ Luật".

Xin nhắc lại là không bao giờ có thuyết nào nói rằng Sài Gòn là từ Sài Côn mà ra. Tất cả các tác giả, từ Vương Hồng Sển đến Nguyễn Đình Đầu, Lê Trung Hoa, đều biết rằng Sài Gòn là tiếng kêu thường ngày hay "tục danh". Khi viết, thì chữ SÀI trong chữ Hán có nên được mượn nguyên bản, còn chữ GÒN thì vì chữ Hán không có nên ông bà ta phải mượn đỡ chữ CÔN là chữ gần giống âm thanh để mà thay thế. Vì vậy, khi viết là SÀI CÔN mà đọc thì Sài Gon. Không hề có chuyện người Thuỷ Chân Lạp đặt tên là Sài Côn rồi phe ta mới sửa lại thành Sài Gòn.

BTW, không có "người Thuỷ Chân Lạp" hay "tiếng Thuỷ Chân Lạp" mà chỉ có tiếng Miên hay Khmer, người Miên hay Khmer, và vùng TCL là để chỉ Nam Kỳ hiện nay để phân biệt với Lục Chân Lạp là CM hiện nay.

Còn sở dĩ có Saigon viết dính nhau là do các giáo sĩ Tây Phhương đã bỏ mát dấu và gắn liền nhau khi ịn Sau khi chiếm nước ta, để khỏi đọc "sai" ra "sê" theo giọng Pháp
nên Saigon được viết với hai dấu chấm trên chữ i.

-sưu tầm-
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to khoaton For This Useful Post:
Thich_bo'p_co^n (11-12-2010)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:44 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.