[x]Ngày 1/7/1997 Hồng Kông sau 156 nǎm nằm dưới dự thống trị của Anh khi được chuyển giao chủ quyền cho Trung Quốc.
Năm 1839, do triều đình nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện, giữa Đại Thanh và Anh Quốc đã nổ ra Chiến tranh Nha phiến. Đảo Hồng Kông bị quân Anh chiếm vào ngày 20 tháng 1 năm 1841 và ban đầu được nhượng cho Anh Quốc theo thảo ước Xuyên Tị như là một phần của thỏa thuận ngừng bắn giữa Đại tá hải quân Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng Kỳ Thiện (琦善), song thỏa thuận này đã không bao giờ được phê chuẩn do tranh cãi giữa các quan chức cấp cao của cả hai chính phủ.[23] Phải cho đến ngày 29 tháng 8 năm 1842, hòn đảo mới chính thức bị nhượng lại vĩnh viễn cho Anh Quốc theo Điều ước Nam Kinh. Người Anh đã thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc xây dựng Victoria City vào năm sau.
Dưới sự cai trị của người Anh, dân số đảo Hồng Kông tăng từ 7.450 cư dân người Hán, chủ yếu là ngư dân, vào năm 1841 lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu tại Hồng Kông (bao gồm Cửu Long) vào năm 1870.
Năm 1860, sau khi nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu bị nhượng lại vĩnh viễn cho Anh Quốc theo Điều ước Bắc Kinh.
Năm 1894, đại dịch dịch hạch chết chóc đã lan từ Trung Quốc sang Hồng Kông, gây ra 50.000–100.000 ca tử vong.[26]
Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng Kông, Anh Quốc thu được quyền thuê đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên gọi "Tân Giới". Từ đó, lãnh thổ Hồng Kông không thay đổi.
Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. Đổng Kiến Hoa đã nhậm chức Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đầu tiên. Khoảng 10% người dân Hồng Kông đã di dân sang nước khác trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vì không muốn sống dưới quyền cai trị của Cộng Sản.
Lễ ban giao Hongkong trở về Trung quốc
Nền kinh tế của Hồng Kông đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Dịch cúm gia cầm do H5N1 gây ra cũng xuất hiện ở Hồng Kông vào năm đó. Việc thực hiện Airport Core Programme dẫn đến việc khai trương Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới năm 1998, sau 6 năm xây dựng. Dự án này là một phần của Chiến lược Phát triển Cảng và Sân bay đầy tham vọng được dự thảo trong thập niên 1980.
[x]Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1-7-1822, quê ở Tân Khánh, Bình Dương (Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Nǎm 1843 ông đỗ tú tài lúc 21 tuổi. Nǎm 1847 ông ra Huế học thêm để chờ khoa thi, bỗng nghe tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang, dọc đường về ông bị bệnh rồi mù đôi mắt. Từ ấy ông an phận ở Gia Định dạy học và nhân dân quen gọi ông là Đồ Chiểu. Khi Pháp xâm chiếm, ông lui về Bến Tre dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Trương Định. Ông tích cực dùng vǎn chương lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Ông làm vǎn tế "Vong hồn mộ nghĩa", thơ vǎn thương sót Trương Định, Phan Tòng và xót xa cái chết của Phan Thanh Giản. Ông có ba tác phẩm yêu nước là "Lục Vân Tiên", "Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp".
Nguyễn Đình Chiểu không những là một nhà thơ mà còn là một chiến sĩ, một nhà vǎn hoá của nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XIX. Ông mất ngày 3-7-1888.
[x]Ngày 01/07/1903 -Gải đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp - Tour de France đầu tiên được tổ chức.
Tour de France (tiếng Pháp) – còn gọi là Grande Boucle hay một cách đơn giản là Le Tour, trước đây thường được dịch là Vòng quanh nước Pháp hay Vòng nước Pháp – là giải đua xe đạp nổi tiếng nhất thế giới. Từ năm 1903, ngoại trừ trong thời gian Đệ nhất thế chiến (không tiến hành từ năm 1915 đến năm 1918) và Đệ nhị thế chiến (không tiến hành từ năm 1940 đến năm 1946), cuộc đua này được tổ chức hằng năm trong vòng 3 tuần của tháng 7 với đường đua xuyên nước Pháp và các nước lân cận. Cuộc đua do Amaury Sport Organisation (ASO) tổ chức và thuộc về loạt đua UCI ProTour bắt đầu từ năm 2005, một trong những loạt đua quan trọng nhất trong một năm.
Tour de France nữ (Grande Boucle Féminie Internationale) với các chặng đua ngắn hơn nhiều bắt đầu được tổ chức từ năm 1984. Trong giới truyền thông báo chí, cuộc đua này hoàn toàn bị cuộc đua dành cho phái nam che lấp.
[x]Ngày 01/07/1908 - SOS "...---..." là tín hiệu phát bằng vô tuyến điện báo hoặc bằng một cách phát khác thể hiện nhóm ký tự SOS, khi được sử dụng có nghĩa là có nguy hiểm nghiêm trọng, cấp bách đang đe dọa và yêu cầu trợ giúp. Quy ước tín hiệu SOS được đề xuất lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển ở Berlin năm 1906. Nó đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn năm 1908 và được sử dụng rộng rãi từ đó.
Với mục đích dễ nhớ, SOS có thể được hiểu như là "Hãy cứu tàu chúng tôi" (Save our Ship), "Hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi" (Save our Souls) hay "Gửi cứu trợ" (Send out Succour), "Save Our Shelby", "Shoot Our Ship", "Sinking Our Ship", "Survivors On Shore"... thực ra, không có một ý nghĩa đặc biệt nào trong bản thân các chữ cái và hoàn toàn sai khi đặt các dấu chấm giữa các chữ cái này. SOS được chọn đơn giản vì đây là những tín hiệu ngắn, dễ nhận biết và có thể gửi đi nhanh chóng.
Ký họa cảnh trong ca-bin phòng điện báo tàu Titanic khi thuyền trưởng và báo vụ tín hiệu gửi tín hiệuSOS đi
[x]Ngay 01/07/1916 – Thế chiến thứ nhất: Ngày đầu tiên của Trận Somme, một trong những trận đánh lớn nhất của Thế chiến thứ nhất. Chỉ trong ngày đầu tiên này, thương vong của lính Anh là 19.000 người chết và 40.000 người bị thương.
Trận Somme diễn ra vào mùa hè và mùa thu năm 1916, là một trong những trận đánh lớn nhất của Thế chiến thứ nhất. Với con số thương vong hơn 1 triệu người, đây được xem là một trong số những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử loài người. Phe Hiệp ước cố gắng bẻ gãy phòng tuyến dài 40 km của quân Đức dọc sông Somme ở miền bắc nước Pháp. Một mục đích khác của trận Somme là kéo giãn lực lượng quân Đức ra khỏi trận Verdun. Tuy nhiên, khi trận Somme kết thúc, số lượng thương vong lại vượt quá cả ở Verdun. Quân Anh bị tổn thất nặng như vậy nhưng chỉ chiếm được có chút đất đai và thất bại trong việc chọc thủng phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, với Chiến dịch này liên quân Anh-Pháp đã giảm nhẹ gánh nặng cho quân Pháp ở Verdun. Chiến dịch đẫm máu này đã đặt nền tảng cho những thay đổi lớn lao của hai phe sau này,nên được xem là một trận đánh quan trọng trong suốt bề dày lịch sử thế giới.
[x]Ngày 01/07/1917 - Nam Phong tạp chí ra mắt lần đầu.
Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm và Chủ bút; Phạm Quỳnh làm Chủ biên phần chữ quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm Chủ biên phần chữ nho. Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể thức, bài bản và giá trị về tri thức, tư tưởng. Trụ sở tòa soạn ban đầu ở nhà số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội - cùng nhà Phạm Quỳnh lúc bấy giờ, năm 1926 chuyển về nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội.
Nam Phong thường đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê bình văn học, và tài liệu lịch sử bằng quốc ngữ. Là một phương tiện của thực dân Pháp để tuyên truyền cho chế độ thực dân, cương lĩnh chính trị của tạp chí ít được chú ý. Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào việc truyền bá Chữ Quốc ngữ vào Việt Nam.
[x]Ngay 01//07/1921 – Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) (tiếng Hoa giản thể: 中国共产党; tiếng Hoa phồn thể: 中國共産黨; bính âm: Zhōngguó gòngchǎndǎng; Hán-Việt: Trung Quốc Cộng Sản Đảng) là chính đảng lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc được quy định trong Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập năm 1935 và đánh thắng Quốc dân Đảng trong cuộc Nội chiến tại Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có hơn 70 triệu đảng viên, đây là chính đảng có số lượng đảng viên đông nhất trong các chính đảng trên thế giới nhưng chỉ chiếm 5% dân số Trung Quốc.
[x]Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức một phong trào thanh niên, Xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương vận động một phong trào thanh niên công khai để tập hợp lực lượng yêu nước của Nam Bộ và Sài Gòn chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Tổ chức ấy lấy tên là "Thanh niên Tiền phong". Lễ ra mắt chính thức của "Thanh niên Tiền phong" được tổ chức công khai trước Sở thú Sài Gòn vào ngày 1-7-1945.
Từ Sài Gòn - Chợ Lớn, phong trào "Thanh niên Tiền phong" đã làm tan rã các tổ chức thể thao của Pháp. Bằng những công việc như làm vệ sinh, quyên gạo, tiền, tổ chức cứu đói v.v... phong trào đã đi sâu vào đời sống quần chúng.
Đa phần các lãnh đạo của phong trào này sau đều là các nhà hoạt động chính trị lớn như: : Lê Văn Huấn, Kha Vạng Cân, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Thái Văn Lung, Tạ Bá Tòng, Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng, Kiều Công Cung, Hồ Văn Nhựt...
Lá cờ của tổ chức
[x]Ngày 1-7-1948, Nha Bình dân học vụ đã phát động một chiến dịch diệt dốt mới. Chiến dịch này được triển khai đều khắp từ cǎn cứ Việt Bắc đến đồng bằng Liên khu 3, từ Bình Trị Thiên, Liên khu 5 đến các cǎn cứ Đồng Tháp (Nam Bộ). Tính đến đầu nǎm 1949, hơn 10 triệu người từ 8 tuổi trở lên ở nước ta đã thoát nạn mù chữ. Lúc này số dân nước ta có khoảng 26 triệu người).
[x]Ngày 01/07/1991 - Khối Hiệp ước Warsaw chính thức giải thể tại một cuộc họp ở Prague.
Khối Warszawa (phiên âm tiếng Việt: khối Vác-sa-va) là một hiệp ước quân sự được ký kết tại Warszawa (Ba Lan) vào năm 1955 giữa tám nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Albania (rút ra năm 1968), Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România và Tiệp Khắc. Liên minh quân sự này do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO, do Mỹ đứng đầu, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Trụ sở của khối đặt tại thủ đô Warszawa của Ba Lan.
[x]Ngày 1-7-1994: Sau 27 nǎm sống lưu vong, Yasser Arafat trở về quê hương của người Palestine và đẩy mạnh phong trào thành lập quốc gia độc lập của dân tộc mình.
Mohammed Abdel Rahman Abdel Raouf Arafat al-Qudwa al-Husseini (tiếng Ả Rập: محمد عبد الرؤوف عرفات القدوة الحسيني, 24 tháng 8 năm 1929 – 11 tháng 11 năm 2004), thường được gọi là Yasser Arafat (ياسر عرفات) hay theo kunya của ông Abu Ammar (أبو عمار), là một lãnh đạo Palestine và người được trao Giải Nobel. Ông là Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Tổng thống Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA), và lãnh đạo của đảng chính trị Fatah, do ông thành lập năm 1959. Arafat đã dành phần lớn cuộc đời mình đấu tranh chống lại Israel dưới danh nghĩa đòi quyền tự quyết cho người dân Palestine. Ban đầu ông phản đối sự tồn tại của Israel, nhưng ông đã thay đổi quan điểm của mình năm 1988 khi ông chấp nhận Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Arafat và phong trào của ông hoạt động tại nhiều quốc gia Ả Rập. Hồi cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, Fatah đã đối đầu với Jordan trong một cuộc nội chiến ngắn. Bị buộc phải rời Jordan và vào Liban, Arafat và Fatah là những mục tiêu chính của những cuộc xâm lược năm 1978 và 1982 của Israel vào nước này. Ông "được nhiều người Ả Rập và đa số người Palestine sùng kính," không cần biết tới ý thức hệ chính trị hay phe phái, coi ông là một chiến binh vì tự do người là biểu tượng cho những khát vọng quốc gia của họ. Tuy nhiên, ông bị "nhiều người Israel sỉ vả" và bị miêu tả "ở hầu hết thế giới phương Tây là tên khủng bố số một" vì những vụ tấn công mà phái của ông đã tiến hành chống lại thường dân.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Yasser_Arafat)
Phim tài liệu về ông (Tiếng Phap)
thay đổi nội dung bởi: vndrake, 04-07-2014 lúc 02:21 PM
The Following 3 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post: