Từ thưở nhỏ, có lẽ xe đạp đã là phương tiện của tất cả mọi người chúng ta. Tuy nhiên, khi đó chắc ít ai để ý nghiên cứu (hoặc được hướng dẫn) đạp thế nào cho đúng cho tốt mà chỉ cần leo lên và...đạp thế nào cho đến, cho nhanh là được
Cũng lượm lặt từ trên internet, từ kinh nghiệm của 1 số người đi trước trong cái sự quay đều quay đều này, xin phép được đưa ra 1 số lưu ý nổi bật nhất để chúng ta có thể đạp sao cho lâu, cho khỏe (đặc biệt là để không bị ảnh hưởng đến việc...gia nhập hội ông nội ông ngoại đối với AE nào chưa gia nhập)
1. Yên xe
Sườn và bánh là 2 chi tiết quan trọng nhất của xe đạp nhưng yên xe - nơi trực tiếp nâng đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể người đạp - là chi tiết có thể nói là khó chọn nhất - yên xịn, đắt tiền chưa hẳn đã hạp với...cái bàn tọa của mỗi người.
- Bề ngang yên: tùy "kết cấu" của mỗi người mà phải chọn bề ngang lớn nhỏ..."kết cấu" không có nghĩa người nặng, to thì buộc phải đi ngang yên lớn nhé...(cái này thì nhiều người phải thay đến 4-5 lần yên mới chọn được
)
- Đệm yên: Nên chọn lớp đệm yên không quá dày để đảm bảo độ thông thoáng
- Mũi yên: không nên để mũi hếch lên cao, vì như vậy sẽ tăng áp lực lên vùng ngồi
- Chiều cao yên: điều chỉnh chiều cao yên sao cho khi chân ở vị trí duỗi hết mức (pedal nằm vị trí thấp nhất) chân thẳng nhưng gối vẫn còn cong 1 ít
2. Sau mỗi 10-15p hoặc đề ba khi dừng đèn đỏ, nên tranh thủ nhổm người đứng lên để đạp xe, để mạch máu có thời gian phục hồi là lưu thông tốt
3. Tư thế đạp xe đúng:
- Chủ yếu dùng phần mũi của bàn chân để đạp (như vậy lực sẽ trải đều cho cả cổ chân, bắp chuối, gối, đùi, mông)
- 2 đùi song song với gióng xe
Đúng
Sai
4. Chú ý khi có cảm giác tê ở vùng "cậu nhỏ", đồng nghĩa với việc mạch máu và dây thần kinh ở vùng này đang bị nén và máu không lưu thông tốt, nên dừng đạp và tìm cách......giải tỏa ngay (nhún nhảy, matxa
tùy mỗi người có cách riêng)
Chỉ 1 vài điểm nhỏ, hi vọng giúp ích được cho AE.