Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > HỘI QUÁN TAO ĐÀN > Tùy bút

Chú ý

Tùy bút Những cảm xúc của mọi người về xe CD, về CLB Hoangtuden

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Bài tiếp Next
  #1  
Cũ 31-01-2012, 08:53 PM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định [Đọc sách] Cocktail thị thành

[Đọc sách] Cocktail thị thành của Dili



Có bao giờ bạn để ý đến thói quen đi du lịch của chính mình nói riêng và đại bộ phận người Việt Nam nói chung chưa nhỉ? Hay cái văn hóa “chung” đã ăn sâu vào tận xương tủy của người Việt. Ngủ chung giường. Đi toilet cũng rủ nhau đi chung. Rồi đến cái văn hóa “streetlife”, đúng theo dịch sát nghĩa của từ này. Mọi việc đều diễn ra trên vỉa hè đường phố. Ăn vỉa hè. Ngủ vỉa hè. Tắm….cũng vỉa hè. Đôi lúc cảm tưởng như mọi sinh hoạt gia đình riêng tư đều bê hết ra ngoài vỉa hè. Nói một cách hoa mỹ thì cứ như một thể loại nghệ thuật sắp đặt mới ra đời. Thiệt ra, mọi thứ ấy vẫn diễn ra đấy thôi. Nó đã diễn ra từ bao đời nay, có gì mà phải bất ngờ. Thế nhưng, dưới ngòi bút của DiLi trong “Cocktail thị thành” thì không phải thế. Trong “Cocktail thị thành”, DiLi đã “soi mói” những thói quen “thâm căn cố đế”(*), những thói quen mà người Việt ta chẳng bao giờ để ý. Để ý làm gì khi đại bộ phận người Việt đương đại xem những chuyện này là chuyện thường ngày ở huyện.

Như cái thói quen đi du lịch. Thiệt tình tôi chẳng để ý cái này nếu như không được DiLi “soi mói” vào nó. Đã là người Việt, ít nhiều gì khi đi du lịch là thường hay mua đồ về. Từ những món giá trị cao ngất đến những thứ mà thiệt ra, mua ở việt Nam có khi lại rẻ, chất lượng tốt, đỡ mắc công mang vác mà còn được tiếng “người Việt dùng hàng Việt”. Và tâm lý “phải mua cái gì về làm quà”. Nói không ngoa, tôi từng chứng kiến một người bà trong nhà. Trong một chuyến đi Thái Lan, nhất quyết mua cho bằng được gần chục giỏ nhựa, loại giỏ đi chợ của mấy bà lớn tuổi. Mà mấy loại giỏ này, nhựa Đại Đồng Tiến có khi lại còn tốt hơn. Không những vậy, còn khệ nệ rinh thêm khoảng chục kí-lô-gam bòn bon. Chưa nói đến chuyện ngon dở của mấy trái bòn bon công nghệ Thái Lan này. Nội chuyện mang vác vào sân bay, làm thủ tục cửa khẩu thì cũng đủ để mệt bở hơi tai rồi. Sau này, tôi có đi một chuyến đi khác cũng cùng với nhiều người lớn tuổi. So với cái chuyện bà tôi mua chục kí-lô-gam bòn bon thì mức độ mua sắm lần này còn còn kinh khủng hơn. Trên chuyến xe đi dọc nước Lào, hễ xe dừng ở đâu là thể nào cũng có một cuộc oanh tạc shopping xảy ra. Mà có phải mua cái gì giá trị cho cam, toàn bắp non, dưa hấu, rồi mấy loại rau củ tươi. Đó vẫn chưa phải là điều đáng nói. Vấn để ở chỗ, người Việt mình rất thích cái khoảng lân la dọ hỏi…người xung quanh xem mình mua rẻ hay mắc. Nếu rẻ thì sẽ tiếc tại sao mình mua ít quá. Nếu mắc thì than thân trách phận hay lầm bầm rủa mụ bán hàng sao mà ác nhơn. Khi đến điểm dừng khác thì lại mua đúng những thứ như trên với giá rẻ hơn đôi chút. Là thế, mỗi một nơi dừng thì mua một chút đến lúc mới sực nhớ ra “sao mình mua một thứ đó mà nhiều quá ta, làm gì cho hết bây giờ”. Thế đấy, thói quen mua sắm theo số đông không phải là một thói quen riêng rẻ mà gần như là thuộc tính của người Việt mình. Tôi nhớ chuyến đi đó, trên xe chỉ toàn bắp non với dưa hấu….Mà vậy, người Việt mình đi đâu cũng mua sắm. Nếu chuyến đi nào gần đến lúc về mà vẫn chưa mua gì được là bồn chồn, ray rứt có khi đâm ra cáu với những người xung quanh. Tôi cũng từng là nạn nhân của vụ này trong một chuyến đi khác với một anh bạn. Đến ngày về, cả buổi sáng thấy anh ta cứ bồn chồn, hễ nghe ai nói đi chợ là tót đi theo ngay. Thường thì đàn ông, mấy ai thích đi chợ. Tôi thì thản nhiên lang thang để đợi giờ về. Càng gần đến giờ, anh ta lại càng bồn chồn, thái độ thì như người mất hồn và chỉ cần bắt chuyện là anh ta sẽ tuông ra một tràn bực dọc. Đến cuối cùng tôi mới vỡ lẽ, anh ta chưa mua được gì về cho gia đình.

Rồi đến cái chuyện “chung”. DiLi cũng mô tả một cách thú vị về thói quen này. Phàm thì người Việt chúng ta thích đông vui. Cái gì cũng “rủ đông cho dzui”. Kể cả chuyện đi toilet, nhất là mấy cô nữ, hay đợi hoặc rủ những người khác đi cùng cho dzui. Theo DiLi, thói quen này xuất phát từ tính quần thể cao. Chính vì tính quần thể này quá mạnh đến nỗi tạo thành bản tính tự ti ăn sâu vào cá tính của người Việt đương đại. Thậm chí không thể hòa nhập với thế giới. DiLi dẫn chứng như việc cả gia đình ngủ chung chiếc giường, cha mẹ nằm rìa, con thì nằm ở giữa. Hay sự “thân mật của những người cùng giới tính” mà DiLi cho là đây là điều mà người nước ngoài ngạc nhiên nhất về thói quen này của chúng ta. DiLi cũng nói nhiều đến những cái “chung cho vui” khác nữa. Chẳng hạn như việc bàn ghế trong lớp học thường là bàn ghế ngồi chung 5-6 học sinh. Và tính quần thể một lần nữa lại tạo nên tâm lý phải ngồi chung cho vui, mặc dù bên ngoài trời oi bức, mồ hôi vã ra như tắm. DiLi so sánh với những nước tiên tiến, việc độc lập cá nhân đã được huấn luyện từ thuở nhỏ cho mỗi công dân. Trong trường học mỗi học sinh đều ngồi một bàn riêng. Tuy nhiên, quan điểm này có vẻ cổ súy cho tính độc lập mà giảm bớt tính cộng đồng trong nền văn hóa hướng nội chủ đạo của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc sống theo tập quán “dùng chung cho vui”(*) này cũng không hoàn toàn chỉ có nhược điểm. Đơn cử như việc học sinh ngồi học bàn dài, một điều hiển nhiên là tính cộng đồng sẽ được thể hiện rỏ nhất qua việc trao đổi học tập. Khi thì mượn cây viết, khi thì mượn cục gôm. Hay không những tôi mà chắc cũng có nhiều người, hồi nhỏ ngồi học thì ít mà tám chuyện thì nhiều. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng tôi nghĩ đây mới là những biểu hiện mang tính cộng đồng cao. Ở đó có sự tương tác tình cảm qua lại và hình thành nên tính cách sống thiên về tình cảm và hướng đến nội tâm của người Việt. Hiện nay, xu hướng giáo dục đang hướng đến việc Tây hóa, các trường học quốc tế ngày càng xuất hiện nhiều. Từ bậc tiểu học, các cháu bé được thừa hưởng một nền giáo dục khoa học. Mỗi học sinh đều là một thực thể độc lập. Những học sinh trong môi trường này có thể nói tiếng Anh lưu loát. Độc lập trong sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Trong tương lai, những học sinh này sẽ là thế hệ xán lạn. Thế nhưng, một mối hiểm nguy tiềm ẩn là chính vì quá độc lập nên thế hệ này có lẽ sẽ ít biết đến cái gọi là truyền thống gia đình. Hay quá chú trọng đến ngoại ngữ mà quên đi chúng ta đang sống ở đất nước Việt, nói tiếng Việt, sử dụng ngữ pháp Việt. Liệu thế hệ xán lạn và tính độc lập cao này sẽ loay hoay thế nào trong việc điền một tờ đơn để làm chứng minh nhân dân, hay chỉ đơn giản là làm một tờ đơn xin nghỉ bệnh. Hay thế hệ này sẽ bị lạc lõng ngay chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Qua “Cocktail thị thành”, DiLi đã sử dụng nó để “soi mói” những cố tật của người Việt. Tôi xin dùng chữ soi mói và đúng là soi mói thật. Soi mói đến phát ngại khi đọc, thấy sao mình có nhiều tật thế. Nhưng cái soi mói này mang ý nghĩa tích cực. Cứ như phong trào mua rau xanh hiện nay, chỉ khi nhìn thấy sâu mới đinh ninh rau này mới là rau sạch, không xịt thuốc trừ sâu. Nếu đứng trên góc độ “rau xanh” này thì DiLi chính là người chỉ ra những con sâu để chứng tỏ, có sâu đó, nhưng cái cốt lõi là rau sạch. Để kết thúc bài review này, tôi xin mượn đề tựa của bài đầu tiên trong loạt 22 bài của “Cocktail thị thành”.

Đọc đi, rồi bạn sẽ cay mũi.

(*) Từ dùng của DiLi
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
jimmy nguyen (01-02-2012), let-it-be (01-02-2012), pandavnn (01-02-2012), simba (01-02-2012)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:19 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.