Trung ương Cục miền Nam là cơ quan đại diện cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1951-1954 và 1961-1975.
Sơ lược lịch sử TWCMN (thời kỳ 1961-1975)
Trải qua gần 15 năm trường kỳ kháng chiến, TWCMN di chuyển gần 40 địa điểm khác nhau từ Chiến khu Đ, sang Chiến khu Tây bắc Tây Ninh, sang Campuchia và sau cùng về trú đóng tại Romduol (Chàng Riệt - Tây Ninh) cho đến ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4 năm 1975. Thời kỳ trên được chia làm các giai đoạn và địa bàn như sau:
1. Thời kỳ 1961-1962: Thời kỳ này TWCMN mới được thành lập tại Chiến khu Đ, lực lượng nòng cốt của TWCMN dựa trên lực lượng chính của Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ. Ngày 19 tháng 1 năm 2004, Bộ Văn hóa-Thông tin đã ra Quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT công nhận địa điểm căn cứ TWCMN (thời kỳ 1961-1962) thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là di tích quốc gia.
2. Thời kỳ 1962-1967: Do điều kiện sinh hoạt tại Mã Đà quá khắc nghiệt, nên sau khi Đại hội lần thứ I xong, TWCMN quyết định về lại chiến khu Bắc Tây Ninh, vùng Chàng Riệt-Núi đất.
3. Thời kỳ 1967-1969: Thời kỳ này TWCMN trú đóng tại vùng rừng Le, nằm về hướng Đông-Bắc Cà Tum.
4. Thời kỳ 1969-1970: Sau khi căn cứ bị lộ và bị B52 tấn công, TWCMN chuyển về vùng Móc Câu, nằm trên thượng nguồn sông Sài Gòn, sâu vào phần đất Campuchia.
5. Thời kỳ 1970-1973: Do cuộc chiến tranh mở rộng ra toàn cõi Đông dương, nên TWCMN di chuyển sang Campuchia, trú đóng trên vùng phía Tây bờ sông Mekong, thuộc tỉnh Cần Ché.
6. Thời kỳ 1973-1975: Đóng quân tại Romduol, nơi có khu di tích TWCMN hiện nay.
7. Ngày 2 tháng 5 năm 1975 về Thủ Đức tại Học viện Cảnh sát Quốc gia. Đến 31 tháng 12 năm 1975 TWCMN chấm dứt sự tồn tại của mình (sau khi TWCMN hoàn thành vai trò lịch sử đúng 3 tháng).
Văn phòng TWCMN
Văn phòng Trung ương Cục miền Nam (VP.TWCMN 1961-1975) là cơ quan bảo đảm mọi hoạt động của Trung ương Cục miền Nam (TWCMN), được ra đời và kết thúc nhiệm vụ lịch sử cùng với quá trình tồn tại của TWCMN (1961-1975).
a. Khối Văn phòng-C15: Nơi đây đặt ban lãnh đạo Văn phòng, đồng thời toàn bộ cán bộ của TWCMN sống và làm việc tại bộ phận này. Hiện nay khu di tích TWCMN được xây dựng và tôn tạo tại Khối Văn phòng - C15 khi xưa.
b. Khối Nghiên cứu,Thống kê-tổng hợp - C16: Khối này lúc đầu là tổ, bộ phận, do chánh văn phòng quản lý, sau lập thành Ban Nghiên cứu do TWCMN trực tiếp chỉ đạo.
c. Khối Hành chánh-Tổ chức-C11, C13: Khối này chia ra các tổ đánh máy-in ấn, văn thư-lưu trữ, tiếp tân, giao liên nội bộ trong căn cứ, tuyển chọn và quản lý cán bộ chiến sĩ, bảo vệ nội bộ ...
d. Khối Cơ yếu-C21, C62: Ban Cơ yếu Trung ương Cục miền Nam trực thuộc TWCMN, có nhiệm vụ vừa quản lý ngành, vừa phục vụ sự lãnh đạo của TWCMN, nên gắn bó chặt chẽ với Văn phòng TWCMN. Do đó Ban Cơ yếu chia làm 2 bộ phận, bộ phận quản lý ngành (C62) và bộ phận phục vụ TWCMN, nằm trong biên chế Văn phòng TWCMN (C21).
e. Khối thông tin-C25, B19, C31: Ban Thông tin liên lạc Trung ương Cục miền Nam trực thuộc TWCMN, có nhiệm vụ tổ chức cụm đài, mạng lưới thông tin liên lạc toàn miền Nam, phục vụ thông suốt việc chỉ đạo của TWCMN đến các chiến trường và giữ liên lạc thường xuyên với Trung ương ở miền Bắc. Ban thông tin R có các bộ phận: khai thác, kỹ thuật, điện báo, điện thoại, xưởng cơ công và trường vô tuyến điện; có hai bộ phận gắn liền với Văn phòng TWCMN, đó là C25 (Bộ phận thông tin vô tuyến, do Tám Mai phụ trách), bộ phận này thường ở rất xa Văn phòng TWCMN, bộ phận thứ hai là B19 (Bộ phận thông tin hữu tuyến, do Năm Tập phụ trách), bộ phận này bảo đảm thông tin liên lạc nội bộ giữa các lãnh đạo TWCMN, giữa các bộ phận trọng yếu trong toàn bộ Văn phòng TWCMN.
....
-Thông tin trên được trích lược từ Wikipedia-
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_p ... BB%81n_Nam
Hiện nay, chiến khu R được tôn tạo lại. Người ta dựng lại nguyên trạng khu làm việc ngày xưa: một chiếc bàn làm việc và một chiếc giường tự đóng bằng gỗ tròn, một giá nhỏ gác ba-lô áp sát mái lá, một chiếc võng mắc đung đưa giữa hai cột nhà... Nền nhà hơi cao, dưới đó là chiếc hầm chữ chi vừa để tránh bom đạn vừa để chống hơi đất ẩm. Và điều thú vị nhất : mái nhà ở đây cũng lợp bằng lá Trung Quân (lá này khô, nhưng khi cháy sẽ không bị lan ra xa, chỉ cháy đúng 1 điểm bị cháy). Cả những hố bom B52... Ở đây vẫn còn rừng nguyên sinh, những cây to với gốc đường kình 1 - 2m với tán rộng phủ qua 2 bên đường không nhìn thấy mặt trời. Trong sâu trông rất ẩm ướt.
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....