Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > HỘI QUÁN TAO ĐÀN > Tùy bút

Chú ý

Tùy bút Những cảm xúc của mọi người về xe CD, về CLB Hoangtuden

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Bài tiếp Next
  #21  
Cũ 12-06-2011, 02:57 PM
onggiachonggay_an's Avatar
onggiachonggay_an onggiachonggay_an vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe mất zin hoàn toàn
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: binh duong
Bài gởi: 972
Thanks: 776
Thanked 801 Times in 228 Posts
Biến số xe: 80A1-8039
Mặc định

Lịch sử nhẫn cưới:

Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn. Phải chăng riêng điều này thực sự đã chứng tỏ sự hợp nhất của chúng ngay từ khoảnh khắc ra đời?

Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân

Biểu tượng rõ ràng này gửi tới mọi người một thông điệp không thể nhầm lẫn về tình trạng hôn nhân. Chiếc nhẫn cưới thường là rất đơn giản với một thiết kế đẹp và không bị lỗi mốt qua thời gian. Nó cũng có một lịch sử lâu dài, từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng 4800 năm trước đây.

Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa.

Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc.

Thời gian dần trôi đi và phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mới đeo những chiếc nhẫn như là một biểu tượng của sự ràng buộc mà phần lớn đàn ông cũng chọn đeo nhẫn để xác lập tính trung thực của họ, sự khẳng định gắn bó của họ với một người phụ nữ.

Chiếc nhẫn không nhất thiết phải làm bằng vàng

Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, họ sử dụng sắt bởi nó biểu tượng cho sức vững bền. Nhưng sau đó vào, nó được thay thế bằng vàng và bạc bởi chất liệu này đẹp, bền hơn, không bị han rỉ.

Đeo nhẫn cưới bên tay phải hay bên tay trái?

Hầu hết mọi người đều đeo nhẫn cưới bên ngón tay trái. Mặc dù vậy, một số phụ nữ châu Âu lại đeo nhẫn bên ngón tay phải. Một số phụ nữ vùng Scadinavia lại đeo tận 3 chiếc nhẫn: Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn khi làm mẹ.

Những cô dâu Do Thái thì đeo nhẫn ở ngón tay trỏ, bởi vì đó là ngón mà với nó, họ chỉ vào kinh Torah khi đọc.

Những người theo Thanh Giáo từ chối đeo nhẫn bởi vì họ coi đồ trang sức là phù phiếm.

Tại sao nhẫn cưới được đeo trên ngón áp út của bàn tay trái?

Có rất nhiều giả thuyết về việc vì sao ngón tay này lại gắn biểu tượng của hôn nhân. Cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng một huyết quản - được gọi là vena amoris theo tiếng Latin - chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim.

Trong nước Anh cổ đại, một chú rể sẽ trượt chiếc nhẫn từ ngón tay cái của cô dâu tới ngón trỏ và ngón giữa, nói rằng “Nhân danh cha, con và thần thánh” và sau đó, chú rể đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống bên cạnh - ngón áp út của bàn tay trái.

Thói quen này, cuối cùng sau đó được nghi lễ hóa vào những năm 1950 khi con trai của vua Henry WIII viết cuốn The Book of Common Prayer, trong đó nêu rõ đám cưới của người Tin lành hiện đại ở Anh có tuyên thệ và quy định bằng sắc lệnh ngón tay nào sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới.

Đàn ông đeo nhẫn cưới

Theo Tiền Phong, việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới, có lẽ là để đánh dấu cho cái ngày người phụ nữ được coi như là một tài sản của một người đàn ông hoặc có lẽ na ná giống như hình thức phụ nữ đeo nhẫn đính hôn còn đàn ông thì không.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải đối mặt với việc chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ.

Đó là một hành động rất lãng mạn và tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn trong ngày cưới.

Việt Báo (Theo-Ngoisao)
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Không phải ông già nào cũng chống gậy...
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to onggiachonggay_an For This Useful Post:
Cê đê 90 (12-06-2011), Kitty (13-06-2011), Tuanrocker (13-06-2011), let-it-be (12-06-2011), wonghong (13-06-2011)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:21 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.