Nguyên văn bởi tunbo
Lan man một chút về lịch sử. Dục Đức (Nguyễn Phúc Ưng Chân) thực ra không phải là nhân vật nổi bật - trừ việc lên ngôi 3 ngày rồi bị phế truất và tống ngục đến chết. Vì thời gian làm vua của ông ta ngắn ngủi đến mức còn chưa kịp đặt niên hiệu của mình. Nhưng thực tế, ông ta bị phế truất hoàn toàn là do ý của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Khi Thuyết và Tường phế vua Dục Đức, tất cả các quan đều sợ uy hai người, duy có ông Phan Đình Phùng dám đứng ra hạch lại : "Tự quân (vua Dục Đức) chưa có lỗi lầm gì, cớ sao lại phế?". Vì việc ấy, ông Phùng bị Thuyết cách tuột hết quan chức, đuổi về quê. Một số sách nói rằng, khi đó ông Thuyết rất giận ông Phan Đình Phùng, muốn giết đi, nhưng lại nghĩ ông Phùng là người can đảm, sau này có thể là người chống Pháp kiên cường.(Sau này khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, quả nhiên ông Phan Đình Phùng dấy nghĩa, là một trong những lá cờ đầu chống Pháp lúc đó).
Có một điều, ông Trần Trọng Kim, trong cuốn Việt Nam sử lươc của mìnhh, lại đánh giá ông Thuyết rất tồi tệ, ông Trần nói rằng, sau khi đưa vua Hàm Nghi lên Tân Sở, bị Pháp vất ráp gắt gao, ông Thuyết bỏ trốn ra Lai Châu ở với người dân tộc, sau bị truy bách quá mới trốn sang Tàu - chứ không phải ông Thuyết sang tàu cầu viện như các sách sau này vẫn nói. Ông Trần mạt sát ông Thuyết trong sách của mình, nhưng rất đề cao và tỏ ra khâm phục hai con trai ông Thuyết là Tôn Thất Đạm - thủ lĩnh của một cánh nghĩa quân, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, đã thắt cổ tử tiết - và Tôn Thất Thiệp - cận vệ của vua Hàm Nghi, chết trong đêm vua Hàm Nghi bị phản, khi ra sức bảo vệ nhà vua.
Sách của ông Trần xuất bản trong thời nhà Nguyễn đang tại vị (1921), nhưng ông ta tiến bộ ở chỗ, thừa nhận triều Tây Sơn là một triều đại chính thống, vua Quang Trung có công lao lớn với nước nhà - chứ không như các sử gia triều Nguyễn gọi Tây Sơn là "ngụy triều", gọi vua Quang Trung là "giặc Huệ".
Việc ông Thuyết và ông Tường tự phế vua Dục Đức và giam đến chết, hai ông ấy còn giết vua Hiệp Hòa, (và có nhiều người rằng Nguyễn Văn Thành đã đầu độc giết vua Kiến Phúc) sử sách đều ghi, nhưng thật khó hiểu là triều Nguyễn khi đó - và cả đến sau này - vẫn coi Dục Đức, Hiệp Hòa là phế đế, không cho thờ trong Thế Miếu.
|