Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Trung

Chú ý

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Bài tiếp Next
  #8  
Cũ 04-08-2009, 12:14 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ

Ngay sau lưng điện Quán Âm là một sân cỏ rất rộng, có một cái hồ chữ nhật nho nhỏ gần phía điện Quán Âm được trồng súng. Ở phía cuối của thảm sân cỏ này, có đặt một số tiểu cảnh bằng đá.
Đi qua khỏi thảm sân cỏ này, đến khu vực mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu - trụ trì chùa Linh Mụ từ năm 1945.Khu vực xung quanh khuôn viên khu mộ được trồng thông xanh ngút mắt.


Sau lưng điện Quán Âm là một thảm sân cỏ rất rộng


Có một cái hồ nhỏ hình chữa nhật, trồng súng, xa xa là khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu


Một cụm tiểu cảnh ở góc sân cỏ, gần tháp mộ.

Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905 - 1992) pháp danh là Trừng Nguyên, hiệu là Đôn Hậu, thế danh là Diệp Trương Thuần, người làng Xuân An, tổng An Đồn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhưng lại quy ngưỡng Phật giáo. Thân phụ là cụ Diệp Văn Kỷ, một vị lương y nổi tiếng, về sau ông xuất gia học Phật với Tổ Hải Thiệu, có pháp danh là Thanh Xuân, tự Sung Mãn, đắc pháp với Tổ Tâm Truyền, được pháp hiệu là Phước Điền, khai lập chùa Long An (Quảng Trị) và kế thế trụ trì chùa Sắc Tứ Tịnh Quang. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cựu, mất sớm khi Ngài vừa lên 9 tuổi.

Năm Ngài lên bảy, một hôm Tổ Tâm Tịnh về quê, đến nhà thăm, thấy Ngài diện mạo khôi ngô bèn tỏ lòng ưu ái, huyền ký cho Ngài con đường xuất thế. Nghe vậy cụ ông vui mừng khôn xiết, đặc biệt lưu tâm đến việc học hành của Ngài, liền mời thầy về nhà dạy riêng, để un đúc tương lai cho Ngài với lòng ước mong được như lời Tổ dạy.

Năm 17 tuổi (1922 - Nhâm Tuất), sau mười năm đèn sách, Ngài đã làu thông Nho học. Nhưng tư tưởng về nhơn sanh vũ trụ và phương pháp lập thân xử thế của Lão, Nho đã không làm thỏa mãn được lý tưởng của người thanh niên trí thức ấy khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Phải chăng còn có một chân lý, một lý tưởng cao siêu hơn các nguyên lý Khổng Mạnh mà Ngài đã gặp? Cho đến khi được song thân nhắc lại việc Tổ Tâm Tịnh đã huyền ký ngày xưa, Ngài mới nghĩ đến con đường xuất gia học đạo.

Điều này khiến cho chí xuất trần của Ngài trưởng thành. Năm 19 tuổi, ngày 19 tháng 6 năm Quý Hợi (1923) được sự chấp thuận của phụ thân, Ngài vào chùa Tây Thiên đảnh lễ Tổ sư Tâm Tịnh, xin được xuất gia tại đây.

Một năm sau, cũng đúng vào ngày vía Quan Âm (ngày 19 tháng 6 năm Giáp Tý - 1924), nhờ học hạnh kiêm toàn và chí nguyện xứng đáng, Ngài được đặc cách cho thọ tam đàn Cụ Túc tại Giới đàn chùa Từ Hiếu, do chính Bổn sư làm đàn đầu. Thọ giới được hai năm thì Bổn sư viên tịch (1926), Ngài bèn đến chùa Hồng Khê cầu pháp với sư huynh là Hòa thượng Giác Tiên.

Năm 1927, Ngài được 22 tuổi, trường Phật Học Thập Tháp tại tỉnh Bình Định khai mở, do Tổ Phước Huệ - bậc danh Tăng nổi tiếng làm Giáo thọ, Ngài cùng một số vị khác như Hòa thượng Chánh Huy, Chánh Thống, Viên Quang vào đây tham học.

Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, trường Trung học, Đại học Phật giáo được mở tại Tây Thiên, Tổ Phước Huệ được cung thỉnh từ Bình Định ra làm giáo thọ. Với tinh thần hiếu học cầu tiến không ngừng, Ngài tiếp tục theo học chương trình Đại học tại đây và được bầu làm Thủ chúng cả hai trường. Ngài cũng làm Giáo thọ cho Phật học đường Báo Quốc và Ni viện Diệu Đức - Huế.
Ngay từ lúc còn ngồi ghế Đại học tại Tây Thiên, Ngài được mời làm Giảng sư của Hội An Nam Phật Học. Năm 1936, tốt nghiệp Đại học Phật giáo, với tuổi 32, Ngài được mời làm Giáo sư cho Phật học đường Báo Quốc và Luật sư cho Sơn môn Thừa Thiên, từ đó Ngài đã trở thành một hạt nhân tích cực của phong trào chấn hưng Phật giáo, và là giảng sư nòng cốt, tiền phong của Hội Việt Nam Phật Học. Ngài đã đi giảng dạy khắp các tỉnh miền Trung, nhất là tại Đà Nẵng và Quảng Nam.

Năm 1940 và 1942, Ngài hai lần sang thuyết giảng ở một số tỉnh có đông Việt kiều tại Lào, đàm đạo với vua Sãi và tham lễ tại một số nơi ở Vương quốc Phật giáo này.

Năm 1945, Ngài thay thế Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám giữ chức Chánh Hội trưởng Hội An Nam Phật Học (Thừa Thiên). Cũng trong năm này, Ngài nhận chức trụ trì Quốc Tự Linh Mụ - một di tích lịch sử của cố đô Huế. Sang năm 1946, Ngài làm Chủ tịch Phật giáo Liên hiệp Trung bộ.

Năm 1947, cùng chung số phận với hàng loạt các cơ sở Phật giáo cả nước, chùa Linh Mụ cũng bị Pháp đánh phá và chiếm đóng. Ngài bị Pháp bắt, tra tấn và sau cùng bắt tự đào huyệt chôn mình và suýt bị bắn chết, may nhờ bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) can thiệp mới được thả.

Năm 1948, Ngài làm cố vấn đạo hạnh hội Phật học Trung phần và Tuyên luật sư Đại giới đàn Báo Quốc - Huế. Năm 1949, Ngài thay cố Cư sĩ Chơn An Lê Văn Định giữ chức Chánh hội trưởng Tổng Trị sự hội Phật học Trung phần.

Năm 1951, Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng Giới đàn tại chùa Ấn Quang - Sài Gòn, sau đó được Sơn môn Tăng già Trung phần mời làm Giám luật. Qua năm 1952, Giáo Hội Tăng Già toàn quốc được thành lập tại Hà Nội, Ngài được suy cử làm Giám luật.

Năm 1956, Ngài thành lập và làm Chủ nhiệm Liên Hoa văn tập. Năm 1958, Liên Hoa văn tập được chuyển thành Liên Hoa nguyệt san cũng do chính Ngài làm chủ nhiệm.

Năm 1963, Ngài tham gia đứng trong hàng ngũ lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đêm pháp nạn 20 tháng 8 năm 1963, Ngài bị bắt tại chùa Diệu Đế và bị đưa đi giam giữ.

Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, Ngài được cử làm Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh.

Năm 1965, Ngài được cung thỉnh làm Yết ma A Xà Lê Đại giới đàn Từ Hiếu tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu - Huế.

Từ năm 1968, Ngài được mời tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Ngài vào chiến khu, ra Hà Nội. Từ đây, Ngài lại càng đẩy mạnh sự nghiệp lợi Đạo ích Đời.

- Tháng 1/1968: Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam. Tháng 6/1968: Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

- Năm 1970, đi tham quan văn hóa, tôn giáo ở Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1971, đi dự Đại hội thành lập tổ chức Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình ở Mông Cổ và được cử làm Ủy viên thường trực Ban Chấp hành Hội Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình.

- Năm 1975, miền Nam được giải phóng, Ngài trở về chùa cũ (Linh Mụ) và sau đó được mời làm cố vấn cho Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

- Năm 1976, Ngài đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa VI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cũng chính trong năm này, Ngài được mời giữ chức Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Từ năm 1976 đến 1986, liên tục trong mười năm liền, Ngài giảng dạy kinh luật cho Tăng Ni ở Huế tại các chùa Linh Mụ, Báo Quốc và Linh Quang.

Năm 1977, Đại hội kỳ VII Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang. Ngài được suy cử vào Hội đồng Trưởng Lão của Giáo Hội và giữ chức vụ Chánh Thư ký Viện Tăng Thống.

Năm 1979, đức Đệ nhị Tăng Thống - Hòa thượng Thích Giác Nhiên - viên tịch, Đại hội kỳ VIII chưa tổ chức được, Hội đồng Lưỡng Viện bèn cung thỉnh Ngài kiêm chức vụ Xử lý Viện Tăng Thống.

Năm 1981, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội, đã suy cử Ngài vào Hội đồng Chứng minh với chức vụ Đệ Nhứt Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Năm 1977, 1981 và 1983, ba lần Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới đàn tại chùa Báo quốc và Trúc Lâm - Huế.

Ở tuổi ngoài bát tuần, sức khỏe của Ngài đã giảm sút rất nhiều, thân ngũ uẩn như chiếc xe cũ, đèn dầu cạn, nhân duyên hội họp đã mãn. Hóa duyên đã tròn, Hòa thượng an nhiên thu thần hội nhập vào cảnh giới an lạc tịch tĩnh vào ngày 23/4/1992 (nhằm ngày 21/3 Nhâm Thân) tại Tổ đình Linh Mụ thành phố Huế, trụ thế 88 năm, trải qua 68 mùa An cư kiết hạ...


Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu - nguồn PhatViet.net


Sân rộng trước khu tháp




Mộ tháp Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu - trụ trì chùa Thiên Mụ từ 1945.Xung quanh là rừng thông xanh ngút.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
cuabien (01-09-2009), jimmy nguyen (04-08-2009), mobinam (05-08-2009), simba (05-09-2009), trang11 (07-08-2009)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:20 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.