Từ phía tháp Phước Duyên nhìn vào, bên phải Nghi Môn là Gác Chuông, được xây cao trên mặt thành. Đây là một kiến trúc được xây dựng năm 1815 dưới thời Gia Long, tuy đến nay đã được nhiều lần sửa chữa, nhưng vẫn được giữa nguyên vị trí và bảo toàn nguyên dạng cổ xưa
Gác Chuông, nhìn từ tháp Phước Duyên vào.
Trong Gác Chuông này là quả chuông đồng được đúc từ thời vua Gia Long. Quả chuông này nhỏ hơn quả chuông của chúa Nguyễn Phúc Chu bên ngoài nhà lục giác nhiều, và nhìn các hoa văn trên chuông cũng có vẻ không được bằng ở chiếc Đại Hồng Chung ngoài tòa nhà lục giác. Ngày xưa giá chuông hoàn toàn làm bằng gỗ, nhưng năm 1976, đế giá chuông đã được làm lại bằng bê tông cốt thép, còn hai thanh giá đứng vẫn là gỗ cũ ngày xưa.
Mặc dù Gác Chuông, hay đế giá chuông đã bị (được) tu sửa hoặc thay thế, nhưng tiếng chuông từ quả chuông này thì vẫn ngân lên suốt từ năm 1815 đến nay. Tiến chuông này nghe rất huyền diệu, người ta nói rằng, nó không giống bất cứ tiếng chuông chùa nào khác. Người ta nói rằng, những hôm thời tiết tốt, xuôi theo chiều gió, tận ngoài phá Tam Giang có khi cũng nghe thấy được tiếng chuông chùa Thiên Mụ.
Gác Chuông nhìn từ phía trong Nghi Môn
Về tiếng chuông chùa Thiên Mụ, cách thỉnh chuông ngày nay đã khác xưa, hiện nay nhà chùa chỉ thỉnh chuông 2 lần/ngày. Buổi sáng sớm từ 3g30 đến 4g, buổi chiều tối từ 19g đến 19g30 - với mùa mưa - hoặc từ 19g30 đến 20g - với mùa khô. Một điều đặc biệt trong âm thanh của quả chuông Gia Long là, càng ở xa bao nhiêu, tiếng chuông ngân nghe càng huyền diệu bấy nhiêu, hơn 190 năm nay vẫn không thay đổi.
__________________
Gác kiếm