Từ ngày vào HTD, thì em thấy ngoài đam mê CD, anh em mình còn có 1 đam mê nữa cũng rất lớn là Nhiếp Ảnh.
Đơn giản chỉ là 1 cú bấm máy. Nhưng nếu muốn kiểm soát tốt ở mọi điều kiện và luôn có được những tấm hình ưng ý, thể hiện theo con mắt và cảm nhận riêng của từng người thì đòi hỏi người bấm máy có thêm 1 số kiến thức cơ bản.
Sau đây là những kinh nghiệm và những sưu tầm của em về nghệ thuật ảnh chân dung, xin được post lên, cùng chia sẽ với anh em về thể loại này. Một thể loại không khó, không dễ và cũng không .... gì gì đó. Mong nhận được những ý kiến và chia sẽ của anh em như A Nguyên, A WongHong, B&W .... và những anh em khác rất đam mê nhiếp ảnh mà em chưa biết và chưa có điều kiện biết.
Thể loại ảnh này có khá nhiều cách thể hiện khác nhau như : chụp không dùng đèn flash, dùng đèn flash nghiệp dư, chiếu sáng kiểu « studio ». Nếu như bạn vẫn là người ưa thích dùng phim cho thể loại ảnh nghệ thuật này thì từ rất lâu kỹ thuật phim âm bản cũng như dương bản đã đạt tới một độ nhạy cao cho phép chụp ảnh trong nhà khong dùng đèn flash mà vẫn đảm bảo chất lượng. Xin đơn cử ở đây hai « lão làng » nhưng chắc chắn khả năng của chúng vẫn luôn là « thanh xuân » : phim dương bản Fuji Provia 400F, phim âm bản Fuji Superia X-Tra 800. Chúng được nghiên cứu để tương thích cao nhất với kiểu ánh sáng trong nhà như ánh sáng đèn « halogène » và ánh sáng đèn vàng đồng thời có khả năng hiệu chỉnh mầu sắc rất tốt.
Còn nếu như bạn là người sử dụng kỹ thuật số thì chắc chắn một chiếc dSLR với ống kính nhạy sáng là cần thiết. Các loại dCam, Bcam có kỹ thuật chống rung khi chụp ở tốc độ chậm cũng hoàn toàn có thể sử dụng nhưng chúng bị rất nhiều hạn chế về khả năng thao tác cũng như chất lượng ảnh. Và cho dù bạn chọn phim hay kỹ thuật số thì trong điều kiện ánh sáng yếu như thế bạn cần đến một chiếc ống kính nhạy sáng cho phép mở khẩu độ ống kính lớn (giữa f/1,4 và f/2,8 ) để có thể đạt được một tốc độ chụp cầm tay khả dĩ. Tất nhiên khi bạn mở rộng khẩu độ ống kính thì việc lựa chọn điểm canh nét là quan trọng, bạn có thể đạt được điều này bằng các kinh nghiệm thực hành. Kỹ thuật số chiếm ưu thế ở đây vì nó cho phép bạn thử nghiệm và quan sát ngay kết quả sau đó.
Dùng đèn flash nghiệp dư gắn trên máy sẽ tạo nên một ánh sáng trực tiếp và rất gắt, không đẹp cho thể loại ảnh chân dung trong nhà. Bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc làm tán xạ ánh sáng hay dùng ánh sáng phản xạ trên một bề mặt có mầu trắng như trần hay tường nhà (lý tưởng hơn nếu bạn có một chiếc « Bounce Card » - tạm dịch là tấm phản xạ gắn trên đầu của đèn flash). Kiểu ánh sáng này rất dịu và sẽ hợp lý hơn nữa nếu như bạn có thể thay đổi vị trí của đèn flash gắn trên máy bằng một dây nối TTL hay một chiếc « nhại » - Slave- không dây và chủ động lựa chọn hướng chiếc sáng cần thiết. (Kỹ thuật : Với những bạn nào đang sử dụng dSLR Nikon D70 thì bản thân chiếc đèn flash gắn sẵn trên máy đã có thể làm chức năng kích hoạt một chiếc SB-800 hay SB-600 từ xa, không dùng dây dẫn) Có một điều quan trọng cần lưu ý là khi nguồn sáng càng lớn thì ánh sáng càng dịu, như thế bạn hãy cố gắng đặt chiếc đèn flash càng gần đối tượng càng tốt và cho đèn phả sáng vào một chiếc ô mầu trắng chẳng hạn. Nếu bạn muốn có ánh sáng ấm thì có thể dùng một chiếc ô phản xạ có mầu nhũ vàng. Một chiếc kính lọc mầu vàng nâu cho đèn flash để giảm bớt độ « lạnh » của ánh sáng ở 6 500 K (nhiệt độ mầu, tính bằng độ Kenvin) cũng rất hữu ích.
Loại đèn flash chuyên nghiệp dùng trong Studio không hề cho ánh sang « lạnh » vì chúng đã được căn chỉnh ở 5 000 K. Những chiếc đèn này có cường độ sáng rất mạnh và rất tiện dụng khi ta dùng kết hợp với ô phản xạ kích thước lớn hay một chiếc « hộp chiếu sáng » - « une boîte à lumière ». Vẫn cùng chung một nguyên lý như đã nói đến ở trên đây là bạn đặt nguồn sáng càng gần chủ thể càng tốt. Với loại đèn « torche » có nguồn sáng định hướng thì bạn nên khép sâu khẩu độ ống kính ở f/16 (khẩu độ sâu nhất mà không làm tán xạ hình ảnh - hiện tượng « diffraction ») Khả năng hiệu chỉnh hiện tượng tán xạ hình ảnh của các ống kính « macro » đặc biệt có hiệu quả khi chụp với đèn flash ở f/11 – f/16.
Ảnh được chụp tại studio, setup hoàn toàn bằng đèn daylight. 2 cây đánh mặt, 1 cây đánh ven và 1 cây đánh backrought.
Chắc hẵn những bạn cầm máy trong Hoàng Tử Đen đã không ít lần tự đi tìm cho mình một tấm ảnh Chân dung đẹp của ngay những người thân trong gia đình hay trong một khoảng khắc ngẫu hứng nào đó giữa những cú bấm máy thời trang mệt mỏi...vô tình nhận ra dưới những lớp son phấn của cô người mẫu là một điều gì đó không tên mà quyến rũ. Hay có khi trong những tấm ảnh đời thường trên phố đôi khi ta cũng bắt gặp những khoảnh khắc như thế. Chưa thật hẳn là cái Thần mà chỉ mới là cái Duyên nhưng cũng đã quý hoá lắm rồi. Nói về cái Duyên ở đây lại có nhiều khía cạnh, trước hết là "duyên" của người cầm máy gặp ngày trời đẹp và người mẫu thú vị, "duyên" của việc bắt được khoảnh khắc quý giá. Cái này bổ sung cho cái kia. Có những nhiếp ảnh gia thành thạo chụp ảnh chân dung kiểu bố trí có đạo diễn, không bao giờ cần chụp theo khoảnh khắc nhưng điều ấy cũng không có nghĩa là anh ta không cần "khoảnh khắc xuất thần" của người mấu. Đơn giản là anh ta chủ động tạo ra những "khoảnh khắc" ấy chứ không đợi nó xuất hiện. Hiệu quả của tấm ảnh và cái Duyên có được trong ấy không chỉ còn phụ thuộc vào một yếu tố kỹ thuật đơn lẻ nữa mà nó là kết quả của cả một tổng hoà các yếu tố kỹ thuật và sáng tạo
Tấm này em chụp rất phiêu, bấm máy với iso cao, không hề đánh đèn, 1 cú chộp khi mod đang nói chuyện.
Chụp ảnh Chân dung trong studio có lợi thế là chủ động về bỗ cục và ánh sáng nhưng nó đòi hỏi óc sáng tạo rất cao và cá tính của người chụp. Chụp ảnh chân dung trên phố bị phụ thuộc vào nhiều may rủi của thời tiết, bối cảnh...nhưng nếu thành công thì nó sẽ là những tấm hình có một không hai. Xét cho cùng mà nói, khi chụp ảnh chân dung người ta đã bỏ qua bước kỹ thuật, coi nó như hiển nhiên, mà chỉ tập trung vào cách đoán "Tướng diện" của nhân vật. Với mỗi một khuôn mặt kèm theo tính cách của nó ta có một góc nhìn và ánh sáng khác nhau. Việc lựa chọn chúng hoàn toàn do người bấm máy
Tấm này chụp với 2 đèn, 1 cái supbox đánh mặt và 1 cái flash đánh ven.
Chỉ có bằng quan sát kỹ lưỡng ta mới có thể nhận ra những khoảnh khắc tuyệt đẹp thoáng qua trong đời mà thôi. Về kỹ thuật thì nếu bạn chọn kiểu ảnh chộp chớp nhoáng thì nên dùng Tv với tốc độ lý tưởng là 1/250s, nếu không thì 1/125s cũng có thể cho kết quả tốt nhưng với một kinh nghiệm dầy dạn. Sử dụng Av rất sướng trong việc khống chế độ nét sâu của trường ảnh D.O.F nhưng khi đối tượng di chuyển và thời tiết không thuận lợi sẽ ép bạn phải dùng các ISO cao đấy. Với các máy ảnh dSLR mình hay chụp ở cấu trúc ảnh RAW (NEF) và ISO tối đa tại 400. Lợi thế của ảnh RAW là bạn có thể "cứu" được khá nhiều thứ sau khi đã bấm máy rồi. Khuôn hình cho ảnh chân dung đời thường thì sao? Trong đa số các trường hợp ảnh chộp bạn sẽ phải khuôn hình lại với máy tính nhưng sau một thời gian nhất định, kinh nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt điều này, biết tận dụng những vật cản để tạo nên khuôn hình đẹp cho tấm ảnh.
Tấm này chộp rất tình cờ, chỉ là 1 cú bấm máy ngẫu nhiên...
Tạm thời thế đã, nếu nhận được sự thích thú từ anh em sẽ bàn tiếp...
__________________
Im Go Away Forever .