12-07-2009, 01:06 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế
Vùng đất Cố đô - một vùng đất thấm đẫm văn hóa, với những lăn tẩm các vua triều Nguyễn, với Kinh thành xưa, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén,...
Một thành phố nhỏ yên bình, phố nhỏ rêu phong, soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng, với một nhịp sống chậm rãi khác hẳn Sài Gòn đông đúc náo nhiệt.
Trung tuần tháng 6/09, tôi có dịp ghé qua và dừng lại ở Huế. Do thời gian cũng kẹt, nên chỉ ở Huế được vẻn vẹn 28 tiếng, từ 14g30 hôm trước cho đến 18g30 hôm sau, lại đúng vào dịp cả nước gặp đợt nắng nóng, Huế nóng như thiêu.
Tuy sau đây là những hình ảnh, những câu chuyện, những truyền thuyết về mảnh đất Cố đô, được sắp theo thứ tự thời gian tôi ở Huế, nhưng không phải viết về hành trình của một chuyến đi, mà về một vùng đất thì đúng hơn, nên để nó nằm trong "Mọi miền đất nước" chứ không ở "Nhật ký các chuyến đi".
Vì chỉ có 28 giờ (kể cả thời gian ... ăn,ngủ), nên tôi đi không ngừng, vừa đi vừa chụp - tất nhiên, phần lớn là đi bộ, vì thế, ảnh rất nhiều, post lên sẽ không thể nhanh được.
Theo thứ tự thời gian, có các phần :
- Part 1 : Chùa Thiên Mụ
- Part 2 : Huế lên đèn
- Part 3 : Đàn Nam giao
- Part 4 : Lăng Minh Mạng
- Part 5 : Quần thể lăng Thiệu Trị
- Part 6 : Kinh thành Huế
- Part 7 : Lăng Dục Đức - Thành Thái - Duy Tân
(các bạn nào có những hình ảnh, câu chuyện hoặc truyền thuyết liên quan, cứ góp vào cùng tôi, chỉ cần sao cho đúng lúc)
__________________
Gác kiếm
|
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
12-07-2009, 01:24 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, sát tả ngạn sông Hương, cách Tp Huế khoảng 6km về phía Tây. Con sông Hương, bắt nguồn từ những khe suối từ vùng núi phía Tây Nam huyện Phú Lộc, chảy ngược về hướng Đông Bắc. Đến đoạn gần đồi Hà Khê, dòng sông mở rộng ra, ôm theo chân đồi, uốn tròn qua phía Nguyệt Biều, tạo ra một quãng rộng mênh mông. Trong khung cảnh ấy, đồi Hà Khê như một hòn đảo nằm trong một cái vịnh, toàn cảnh như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
Sông Hương, khúc chảy ngang chân đồi Hà Khê, nhìn về phía thượng nguồn
Người ta cho rằng, đồi Hà Khê chính là một tảng đá hoa cương trong mỏ đá vôi Long Thọ - Lại Bằng, do đó, khi sông Hương chảy tới chân đồi, dòng nước không thể bào mòn khối đá cứng này để băng qua được, nên sông đã bị uốn dòng lượn tròn qua trước mặt đồi Hà Khê để chảy thẳng về trước Kinh thành.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 10 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
12-07-2009, 09:18 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Huyền thoại Thiên Mụ :
Người ta đã nghiên cứu các thư tịch cổ còn sót lại, và biết được rằng, trước khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, trên đồi Hà Khê đã có một ngôi chùa, là chùa Thiên Mỗ. Thiên Mỗ, chính là Thiên Mụ, tùy vào thời đại, tùy địa phương mà người ta đọc ra hai cách khác nhau.(Trong Hán tự, chữ Mỗ - hoặc Mụ - có 3 nghĩa : Ta, Bà giáo, Bà lão). Thiên Mỗ hay Thiên Mụ, mang ý nghĩa là : Bà lão ở trên trời (xuống).
Tuy nhiên, cuốn sách cổ nhất nói về ngôi chùa này, lại không hề ghi một lời nào về cái huyền thoại về bà lão trên trời xuống - dù trong sách đó lại nói rất nhiều đến các thần thoại về các đền chùa ở Hóa châu thời đó - vì thế, người ta mới nghĩ rằng, huyền thoại Thiên Mụ có thể do Nguyễn Hoàng hoặc các mưu sĩ của ông nghĩ ra một cách có chủ đích.
Các tài liệu nói về huyền thoại Thiên Mụ, tuy cách nói, lời văn có thể khác nhau đôi chút, nhưng nội dung đều là một. Đại Nam nhất thống chí bộ chính sử thời Nguyễn (1910) chép về huyền thoại này :
Chúa thượng đến xã Hà Khê, thấy giữa đồng bằng nổi lên một gò đất cao như hình đầu rồng ngoảnh trông trở lại, phía trước ngó thẳng ra trường giang, phía sau có hồ, cảnh trí rất đẹp, nhân hỏi thăm nhân dân địa phương, họ nói gò này rất linh dị. Tương truyền ngày xưa có người ban đêm thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục ngồi trên gò mà nói rằng "Sau sẽ có vị chân chúa đến sửa dựng lại chùa này, tụ linh khí để giữ vững long mạch cho được bền vững".
Nói xong thì biến mất, nhân đó mà núi này được gọi là Thiên Mụ sơn. Chúa thượng cho rằng đất này có linh khí, bèn dựng chùa gọi là Thiên Mụ tự
Sách Ô châu cận lục của Dương Văn An hoàn thành năm 1555 - trước khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa 3 năm - đã nói đến chùa Thiên Mỗ trên đồi Hà Khê. Ngôi chùa ấy có từ bao giờ, do ai dựng, sách không hề nói tới, cũng như không hề có một lời nào về truyền thuyết bà lão áo đỏ. Huyền thoại ấy xuất hiện trong các thư tịch từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu (sách Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, năm 1719)
Nhưng người ta cũng thừa nhận (qua các tài liệu cổ), việc làm lại ngôi chùa trên đồi Hà Khê và đặt lại tên là Thiên Mụ, chính do Nguyễn Hoàng thực hiện.
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558, khi ông mới 34 tuổi, nhưng đến 44 năm sau ông mới dựng lại và viết lại tên chùa, khiến người ta không khỏi nghi ngờ. Rõ ràng, ông ta là người tài năng, biết nhìn xa trông rộng, tại sao một vùng đất sơn triều thủy tụ như Hà Khê mà sau 44 năm, ông ta mới đụng vào? Đương nhiên chưa chắc đã phải thế, Nguyễn Hoàng chắc chắn đã đi ngang dọc khắp đất Thuận Hóa từ khi mới vào trấn thủ để dò xét thế đất, nhưng ông ta tìm ra nơi núi sông giao hội là Hà Khê khi nào, thì không có sử sách nào nói đến. Người ta chỉ có cách lý giải, khi Nguyễn Hoàng dựng lại chùa, viết tên mới cho chùa, là lúc tiềm lực của ông ta đã đủ mạnh (vì đã qua 44 năm ông ta vào Thuận Hóa), và việc dựng lên một huyền thoại ... có lợi cho mình, là một nước cờ hay. Trước ông, và sau ông, cũng có những người sử dụng thủ thuật ấy để chiếm lợi thế trong việc dựng nghiệp
(Trước Nguyễn Hoàng, thời khởi nghĩa chống giặc Minh, Nguyễn Trãi bí mật cho quân lấy mỡ, mật quét lên lá mấy chữ : Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần, để cho kiến bâu vào đục thành chữ trên lá, để củng cố lòng dân, gieo hoang mang vào lòng địch.
Sau Nguyễn Hoàng, thời điểm bắt đầu khởi nghĩa Tây Sơn, Nguyễn Nhạc cũng từng dựng nên màn kịch vị thần trên trời xuống trao gươm báu cho ông ta, trong một đêm huyền ảo trên núi)
Đó là các suy đoán của đời sau, còn huyền thoại vẫn là huyền thoại, và, xét cho cùng, Nguyễn Hoàng quả là một vị "chân chúa" như trong huyền thoại nói đến, khi ông đã có những công lao vô cùng to lớn trong việc khai khẩn, mở đất vào phương Nam sau này.
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 29-08-2009 lúc 08:46 PM
Lý do: Lỗi chính tả
|
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
12-07-2009, 11:08 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Lịch sử chùa Thiên Mụ và lịch sử xây dựng Kinh thành Phú Xuân (Huế) đã quyện lấy nhau rất mật thiết. Nếu coi "huyền thoại Thiên Mụ" là bản "dự thảo" kế hoạch lâu dài của Nguyễn Hoàng, thì sau này, rõ ràng các chúa Nguyễn đời sau đã thực hiện kế hoạch ấy từng bước khá chặt chẽ.
Từ khi Nguyễn Hoàng dựng lại chùa năm 1601, trải qua các đời chúa, vua Nguyễn đời sau, chùa không phải được xây dựng bởi cái tâm nguyện truyền bá Phật giáo, mà sự xuất hiện của ngôi chùa lại cho thấy cái phần Phật giáo đóng góp vào tinh thần dân tộc. Bản thân Nguyễn Hoàng không phải là người ái mộ đạo Phật từ bi. Ông ta cho dựng lại chùa, chủ yếu nằm trong chí hướng "trấn yểm để thu góp khí thiêng cho cuộc đất Thuận Hóa" - như lời trong huyền thoại Thiên Mụ. Ông ta dựng chùa tại một địa điểm đắc địa về phong thủy, trên ngọn đồi có cấu tạo đặc biệt về sự phối hợp giữa sông núi và phong cảnh, xong rồi để đấy, thờ tự ra sao, ai trụ trì, lễ lượt như thế nào,... sử sách sau đó không hề nói tới. Ba năm liên tiếp sau khi làm lại chùa, tổ chức đại lễ, nhưng 12 năm sau đó, cho tới khi Nguyễn Hoàng mất, không có sách nào chép về việc ông ta có quay lại chùa, hoặc trùng tu chùa hay không (Nên nhớ, khi đó thủ phủ của Nguyễn Hoàng đang còn ở ngoài đất Quảng Trị hiện nay, chứ chưa phải là Huế, tận năm 1613, sau khi nối ngôi chúa, Nguyễn Phúc Nguyên mới dời lỵ sở lần đầu từ Ái Tử vào Trà Bát, và còn thêm vài lần dời đổi, mất gần chín chục năm sau nữa, thủ phủ Đàng Trong mới được đặt tại Huế bây giờ - gần chùa Thiên Mụ)
Qua gần 50 năm từ khi Nguyễn Hoàng xây lại chùa, sử sách hầu như không nói tới chùa Thiên Mụ (đời hai vị chúa kế tiếp Nguyễn Hoàng, là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan). Đến đời chúa tiếp theo là Nguyễn Phúc Tần, năm 1665 mới cho tu sửa chùa. Năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái (Nguyễn Phúc Trăn) dời đô về Phú Xuân, lúc này công cuộc hoạch định của Nguyễn Hoàng khi xưa coi như đã hoàn thành. Tuy nhiên mấy đời này, các vị chúa Nguyễn thường phải lo việc binh đao với Đàng Ngoài, nên hầu như không quan tâm nhiều đến chùa chiền, đến đời Nguyễn Phúc Chu, ông ta lại là người quan tâm nhiều đến Phật giáo, thời gian ông này tại vị, có nhiều vị hòa thượng Trung Hoa được mời đến các chùa ở Phú Xuân, trong đó có chùa Thiên Mụ.
Đến năm 1714, sau gần 20 năm ngồi trên ngôi chúa, Nguyễn Phúc Chu cho tu sửa lại chùa Thiên Mụ , làm mới thành một ngôi chùa to lớn hơn nhiều, và gọi là Thiên Mụ Thiền Tự. Việc sửa chữa, xây dựng lại chùa lần này, còn được ghi lại, và hiện vẫn còn trên tấm bia đá lớn tại chùa, trong đó có một đoạn (lời dịch) lời chúa Nguyễn Phúc Chu :
"...Quyên góp ngọc ngà, chẳng tiếc vàng bạc; hễ luật nước đã truyền, công việc xây dựng lâu đài cung điện do quân lính đảm trách chẳng sợ lao nhọc, đến cùng lực có toàn dân giúp sức, cũng chẳng sợ năm tháng kéo dài ..."
Cũng theo lời văn bia của chúa Nguyễn Phúc Chu, người ta cho rằng, toàn bộ đỉnh đồi Hà Khê đã được quân lính san thành mặt bằng vào năm 1714 này, và có thể họ đã sửa sang từ bờ sông, bến nước cho đến các tầng bậc xung quanh đồi. Lần tu sửa, làm mới này, đã tạo nên một ngôi chùa lớn tuyệt đẹp với nhiều nhà cửa, điện đài rực rỡ.
Từ đó về sau, đến khi chúa Nguyễn Phúc Thuần bôn tẩu vào Nam, chùa không được tu sửa thêm nữa. Thời gian quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân, rồi thời nhà Tây Sơn đóng đô tại đây, chủ yếu lo việc binh đao, chùa càng xuống cấp, hoang phế.
Năm 1802, Gia Long lên ngôi vua, tuy về cơ bản, ông ta không phải người theo Phật giáo, nhưng Gia Long vẫn lưu ý đến chùa Thiên Mụ, năm 1803 ông ta có làm lễ cầu siêu cho binh sĩ tử trận tại chùa - lúc này gần như đã thành hoang phế, dấu tích huy hoàng thời chúa Nguyễn Phúc Chu xây lại chùa gần như biến mất hết. Tuy nhiên, nhờ vào những may mắn hy hữu, có người còn nghi nhớ được các dấu vết cũ của các điện, đài, năm 1815, Gia Long đã cho dựng lại một lần nữa ngôi chùa Thiên Mụ, dựng lại trên đúng các nền cũ từ thời Nguyễn Phúc Chu năm 1714. Và cũng từ đợt xây lại chùa năm 1815 này, Gia Long đã cho đúc thêm một quả chuông, và tiếng chuông chùa ngày nay, cũng chính là tiếng chuông chùa đã vang lên từ năm 1815 đó.
Năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi, năm 1844 ông đã cho xây tháp Phước Duyên , và sửa chữa chùa Thiên Mụ rất nhiều. Thực ra, ý tưởng xây tháp là của vua Minh Mạng - một ông vua đã cho xây dựng lên rất nhiều công trình kiến trúc vừa vĩ đại, vừa mỹ thuật trong thời kỳ ông ta trị vì. Tuy nhiên, ông ta không kịp thực hiện việc xây tháp Phước Duyên, thì đã mất.
Tự Đức lên ngôi lâu mà chưa có con, ông ta cho rằng đó là do ... trời phạt mình, nên ra lệnh cấm, không được phạm vào mấy chữ Thiên, Địa (năm 1862), vì thế, từ năm ấy, chùa được gọi là Linh Mụ, tuy nhiên sau một thời gian, vua vẫn không có con, nên trong dân chúng, người ta lại gọi chùa là Thiên Mụ, và từ đó đến nay, chùa có hai cái tên vậy.
Năm Thành Thái thứ 16 - 1904 - một trận bão rất lớn đi ngang Kinh thành Huế đã làm hư, sụp một số công trình trong khuôn viên chùa, nhưng mãi 2 năm sau, vua Thành Thái mới lệnh tu sửa chùa, và thực tế là đến năm 1907 chùa mới được thực sự tu sửa.
Năm 1908, tháp Phước Duyên bị hư hại do sét đánh, nên có được tu bổ lại.
Suốt thời kỳ các triều Khải Định, Bảo Đại, chùa không được tu sửa, trở nên hoang phế, nhưng vẫn có tăng chúng ở chùa.
Năm 1947, quân Pháp chiếm đóng chùa Thiên Mụ một thời gian, chúng đã phá cửa chùa, chẻ tạng Kinh khắc trên gỗ để dùng làm củi đốt.
Năm 1958, chùa được đại trùng tu, do Viện Bảo tồn cổ tích thời đó thực hiện. Tuy những người làm công tác bảo tồn hồi 1958 đã hết sức cố gắng phục dựng lại để giữ vẻ cổ kính của ngôi chùa, nhưng vì nhiều điều kiện khách quan, người ta vẫn phải dùng nhiều xi măng cốt thép thay cho gỗ.
__________________
Gác kiếm
thay đổi nội dung bởi: tunbo, 29-08-2009 lúc 08:49 PM
Lý do: Lỗi chính tả
|
The Following 7 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
13-07-2009, 12:14 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Hiện tại, mặt trước của ngọn đồi Hà Khê đã được sửa sang lại thành các bâc, có kè đá vững chắc, con đường trải nhựa phía trước (mới có từ năm 1958) lượn vòng, ôm lấy một phần tư quả đồi, dòng sông Hương ăn sát vào chân đồi. Ba mặt khuôn viên chùa có xây tường cao hơn 2met như một vòng la thành.
Mặt trước chùa, sườn đồi đã được làm thành các bậc cấp
Vòng la thành ba mặt chùa, trên lưng chừng đồi
Nước sông Hương ăn đến sát chân đồi
__________________
Gác kiếm
|
The Following 10 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
13-07-2009, 08:56 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Từ mặt đường nhựa đi lên qua 5 bậc, đến một "chiếu nghỉ", ở đó người ta dựng 4 cột trụ biểu. Một số nhà nghiên cứu về Huế cho rằng những trụ biểu này được xây dựng ở các thời kỳ khác nhau, cụ thể là hai trụ ngoài được xây ở thời Thiệu Trị, hai trụ giữ được xây sau (nhưng chưa tìm được tài liệu nào nói cụ thể thời gian xây các trụ biểu). Người ta đặt gia giả thuyết đó, vì :
Câu đối ở hai trụ ngoài nét chữ to và sắc sảo hơn, lại có 2 tấm biển bằng đồng nhỏ, mỗi tấm khắc hai chữ "Ngự chế" đóng ở trên 2 câu đối. Ở vào thời phong kiến, cái gì của vua cũng phải được đặt ở nơi trang trọng nhất, vì thế, nếu cả 4 trụ xây cùng thời gian, chắc chắc hai câu đối "Ngự chế" của vua phải được đặt ở 2 trụ giữa.
4 vế đối ở 2 trụ biểu ngoài, là của chính vua Thiệu Trị. Hai câu đối ở phía ngoài của 2 trụ (Hán tự) :
Tinh thổ phạn cung, phật nhật tăng huy vu tứ đại
Ma không bửu tháp, pháp luân thường chuyển vu tam thiên
(Nghĩa :
Từ cõi trời tịnh độ, ánh sáng của Phật chiếu sáng mãi khắp bốn cõi lớn
Tháp quý vút lên không, bánh xe Pháp luôn luôn chuyển trong ba nghìn thế giới)
Hai câu đối ở mặt phía trong 2 trụ này là :
Khai phá bồ đề tâm nhi hóa thông vạn loại
Hoằng thi phương tiện lực dĩ giác ngộ quần sinh
(Nghĩa :
Mở rộng tâm bồ đề mà vạn loại chúng sinh đều được giáo hóa thông minh
Rộng đem sức mạnh của phương tiện để dạy dỗ cho muôn loài biết đạo)
Qua khỏi "chiếu nghỉ" có 4 trụ biểu, leo tiếp 14 bậc cấp nữa là đến phần sân ngoài của chùa. Ta thấy đầu tiên ở sân này là một nền vuông, cao chừng nửa met nằm ở giữa sân, nền cỏ mọc xanh non, ngay trước tháp Phước Duyên. Đó là dấu tích nguyên vẹn cái nền của Hương Nguyện đình. Đây là kiến trúc được xây dựng năm 1844 đến 1845 (cùng trong khoảng thời gian tháp Phước Duyên được xây dựng - thời vua Thiệu Trị) - hình như cơn bão năm 1904 đã làm sụp tòa đình này. Đây vốn là chỗ nghỉ mát của vuakhi đến ngắm cảnh chùa, cũng là nơi vua tĩnh tâm trước khi hành lễ ở chùa. Hiên tại, phía sau nền đình, trước tháp có 2 cây hoa sứ cổ, thường nở hoa rất nhiều vào dịp Phật đản hàng năm.
Dấu tích còn nguyên vẹn nền của Hương Nguyện đình
__________________
Gác kiếm
|
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
03-08-2009, 09:31 AM
|
|
Senior Member
Rao bán xe
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
|
|
Bác Tun giải thích Địa Tạng Bồ Tát chưa rõ lắm, Jim giải thích thêm:
Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn-thù-sư-lợi và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục.
Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi Luân hồi.
Vì vậy Địa tạng chính ra đã là một vị Phật nhưng khước từ vì cảm thấy chưa cứu độ được chúng sinh thoát khỏi Luân hồi
Ở Việt nam và các nước Đông Nam Á hình dáng Địa Tạng bồ Tát có khác nhau. Ở VN ngoài trong chùa Địa Tạng Bồ Tát còn thường được thấy thờ ở các nghĩa trang với hình dáng từa tựa như nhân vật "Tam Tạng" trong "Tây Du Ký"
__________________
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts. Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
|
The Following 8 Users Say Thank You to jimmy nguyen For This Useful Post:
|
|
03-08-2009, 05:10 PM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
Hihi, về Địa Tạng, mình nói sơ sơ, vì đang nói về chùa, chứ thực ra cũng có tí tài liệu về ngài.
Tại Ấn Độ, ngài có tên là Ksitigarbha. Khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc, người Trung Quốc dịch tên ngài thành Ti-tsang Wang P'ou Sa, khi phiên âm sang tiếng Việt, người Việt gọi là Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Theo niềm tin của tín đồ Phật giáo Đại Thừa, thì ngài là vị Bồ Tát mang một hạnh nguyện lớn lao là, tự mình đi vào tất cả các cửa Địa ngục để giải thoát cho tất cả những nghiệp chướng đau khổ đang bị hạng quỷ sứ Yen-Lo-Wang (người Việt gọi là Diêm La Vương, tức Yamaràja của Ấn Độ) tra tấn hành hạ.
Tại Trung Quốc, ngài Địa Tạng được thờ ở Kieou-Houa-Shan (Cửu Hoa Sơn), tỉnh Ngan Houei (An Huy) phía Nam Trung Quốc. Theo quan niệm phong thủy của người Trung Hoa, Cửu Hoa Sơn biểu thị cho hành Thổ - tiếng Trung đọc là Ti, người Việt đọc là Địa. Người trấn thủ phương vị Địa, được gọi là Địa Tạng Vương, coi về việc có liên quan đến Địa Ngục - tiếng Trung đọc là Ti-yu .
Về việc ngài chưa thành Phật, trong Kinh Phật có trích dẫn câu nói của ngài : "Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật" (Các cửa địa ngục chưa trống rỗng, ta thề chưa thành Phật vội)
(Sưu tầm linh tinh - không phải trên mạng)
__________________
Gác kiếm
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
04-08-2009, 12:14 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Ngay sau lưng điện Quán Âm là một sân cỏ rất rộng, có một cái hồ chữ nhật nho nhỏ gần phía điện Quán Âm được trồng súng. Ở phía cuối của thảm sân cỏ này, có đặt một số tiểu cảnh bằng đá.
Đi qua khỏi thảm sân cỏ này, đến khu vực mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu - trụ trì chùa Linh Mụ từ năm 1945.Khu vực xung quanh khuôn viên khu mộ được trồng thông xanh ngút mắt.
Sau lưng điện Quán Âm là một thảm sân cỏ rất rộng
Có một cái hồ nhỏ hình chữa nhật, trồng súng, xa xa là khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Một cụm tiểu cảnh ở góc sân cỏ, gần tháp mộ.
Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905 - 1992) pháp danh là Trừng Nguyên, hiệu là Đôn Hậu, thế danh là Diệp Trương Thuần, người làng Xuân An, tổng An Đồn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhưng lại quy ngưỡng Phật giáo. Thân phụ là cụ Diệp Văn Kỷ, một vị lương y nổi tiếng, về sau ông xuất gia học Phật với Tổ Hải Thiệu, có pháp danh là Thanh Xuân, tự Sung Mãn, đắc pháp với Tổ Tâm Truyền, được pháp hiệu là Phước Điền, khai lập chùa Long An (Quảng Trị) và kế thế trụ trì chùa Sắc Tứ Tịnh Quang. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cựu, mất sớm khi Ngài vừa lên 9 tuổi.
Năm Ngài lên bảy, một hôm Tổ Tâm Tịnh về quê, đến nhà thăm, thấy Ngài diện mạo khôi ngô bèn tỏ lòng ưu ái, huyền ký cho Ngài con đường xuất thế. Nghe vậy cụ ông vui mừng khôn xiết, đặc biệt lưu tâm đến việc học hành của Ngài, liền mời thầy về nhà dạy riêng, để un đúc tương lai cho Ngài với lòng ước mong được như lời Tổ dạy.
Năm 17 tuổi (1922 - Nhâm Tuất), sau mười năm đèn sách, Ngài đã làu thông Nho học. Nhưng tư tưởng về nhơn sanh vũ trụ và phương pháp lập thân xử thế của Lão, Nho đã không làm thỏa mãn được lý tưởng của người thanh niên trí thức ấy khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Phải chăng còn có một chân lý, một lý tưởng cao siêu hơn các nguyên lý Khổng Mạnh mà Ngài đã gặp? Cho đến khi được song thân nhắc lại việc Tổ Tâm Tịnh đã huyền ký ngày xưa, Ngài mới nghĩ đến con đường xuất gia học đạo.
Điều này khiến cho chí xuất trần của Ngài trưởng thành. Năm 19 tuổi, ngày 19 tháng 6 năm Quý Hợi (1923) được sự chấp thuận của phụ thân, Ngài vào chùa Tây Thiên đảnh lễ Tổ sư Tâm Tịnh, xin được xuất gia tại đây.
Một năm sau, cũng đúng vào ngày vía Quan Âm (ngày 19 tháng 6 năm Giáp Tý - 1924), nhờ học hạnh kiêm toàn và chí nguyện xứng đáng, Ngài được đặc cách cho thọ tam đàn Cụ Túc tại Giới đàn chùa Từ Hiếu, do chính Bổn sư làm đàn đầu. Thọ giới được hai năm thì Bổn sư viên tịch (1926), Ngài bèn đến chùa Hồng Khê cầu pháp với sư huynh là Hòa thượng Giác Tiên.
Năm 1927, Ngài được 22 tuổi, trường Phật Học Thập Tháp tại tỉnh Bình Định khai mở, do Tổ Phước Huệ - bậc danh Tăng nổi tiếng làm Giáo thọ, Ngài cùng một số vị khác như Hòa thượng Chánh Huy, Chánh Thống, Viên Quang vào đây tham học.
Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, trường Trung học, Đại học Phật giáo được mở tại Tây Thiên, Tổ Phước Huệ được cung thỉnh từ Bình Định ra làm giáo thọ. Với tinh thần hiếu học cầu tiến không ngừng, Ngài tiếp tục theo học chương trình Đại học tại đây và được bầu làm Thủ chúng cả hai trường. Ngài cũng làm Giáo thọ cho Phật học đường Báo Quốc và Ni viện Diệu Đức - Huế.
Ngay từ lúc còn ngồi ghế Đại học tại Tây Thiên, Ngài được mời làm Giảng sư của Hội An Nam Phật Học. Năm 1936, tốt nghiệp Đại học Phật giáo, với tuổi 32, Ngài được mời làm Giáo sư cho Phật học đường Báo Quốc và Luật sư cho Sơn môn Thừa Thiên, từ đó Ngài đã trở thành một hạt nhân tích cực của phong trào chấn hưng Phật giáo, và là giảng sư nòng cốt, tiền phong của Hội Việt Nam Phật Học. Ngài đã đi giảng dạy khắp các tỉnh miền Trung, nhất là tại Đà Nẵng và Quảng Nam.
Năm 1940 và 1942, Ngài hai lần sang thuyết giảng ở một số tỉnh có đông Việt kiều tại Lào, đàm đạo với vua Sãi và tham lễ tại một số nơi ở Vương quốc Phật giáo này.
Năm 1945, Ngài thay thế Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám giữ chức Chánh Hội trưởng Hội An Nam Phật Học (Thừa Thiên). Cũng trong năm này, Ngài nhận chức trụ trì Quốc Tự Linh Mụ - một di tích lịch sử của cố đô Huế. Sang năm 1946, Ngài làm Chủ tịch Phật giáo Liên hiệp Trung bộ.
Năm 1947, cùng chung số phận với hàng loạt các cơ sở Phật giáo cả nước, chùa Linh Mụ cũng bị Pháp đánh phá và chiếm đóng. Ngài bị Pháp bắt, tra tấn và sau cùng bắt tự đào huyệt chôn mình và suýt bị bắn chết, may nhờ bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) can thiệp mới được thả.
Năm 1948, Ngài làm cố vấn đạo hạnh hội Phật học Trung phần và Tuyên luật sư Đại giới đàn Báo Quốc - Huế. Năm 1949, Ngài thay cố Cư sĩ Chơn An Lê Văn Định giữ chức Chánh hội trưởng Tổng Trị sự hội Phật học Trung phần.
Năm 1951, Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng Giới đàn tại chùa Ấn Quang - Sài Gòn, sau đó được Sơn môn Tăng già Trung phần mời làm Giám luật. Qua năm 1952, Giáo Hội Tăng Già toàn quốc được thành lập tại Hà Nội, Ngài được suy cử làm Giám luật.
Năm 1956, Ngài thành lập và làm Chủ nhiệm Liên Hoa văn tập. Năm 1958, Liên Hoa văn tập được chuyển thành Liên Hoa nguyệt san cũng do chính Ngài làm chủ nhiệm.
Năm 1963, Ngài tham gia đứng trong hàng ngũ lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đêm pháp nạn 20 tháng 8 năm 1963, Ngài bị bắt tại chùa Diệu Đế và bị đưa đi giam giữ.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, Ngài được cử làm Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh.
Năm 1965, Ngài được cung thỉnh làm Yết ma A Xà Lê Đại giới đàn Từ Hiếu tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu - Huế.
Từ năm 1968, Ngài được mời tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Ngài vào chiến khu, ra Hà Nội. Từ đây, Ngài lại càng đẩy mạnh sự nghiệp lợi Đạo ích Đời.
- Tháng 1/1968: Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam. Tháng 6/1968: Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
- Năm 1970, đi tham quan văn hóa, tôn giáo ở Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1971, đi dự Đại hội thành lập tổ chức Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình ở Mông Cổ và được cử làm Ủy viên thường trực Ban Chấp hành Hội Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình.
- Năm 1975, miền Nam được giải phóng, Ngài trở về chùa cũ (Linh Mụ) và sau đó được mời làm cố vấn cho Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
- Năm 1976, Ngài đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa VI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cũng chính trong năm này, Ngài được mời giữ chức Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Từ năm 1976 đến 1986, liên tục trong mười năm liền, Ngài giảng dạy kinh luật cho Tăng Ni ở Huế tại các chùa Linh Mụ, Báo Quốc và Linh Quang.
Năm 1977, Đại hội kỳ VII Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang. Ngài được suy cử vào Hội đồng Trưởng Lão của Giáo Hội và giữ chức vụ Chánh Thư ký Viện Tăng Thống.
Năm 1979, đức Đệ nhị Tăng Thống - Hòa thượng Thích Giác Nhiên - viên tịch, Đại hội kỳ VIII chưa tổ chức được, Hội đồng Lưỡng Viện bèn cung thỉnh Ngài kiêm chức vụ Xử lý Viện Tăng Thống.
Năm 1981, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội, đã suy cử Ngài vào Hội đồng Chứng minh với chức vụ Đệ Nhứt Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1977, 1981 và 1983, ba lần Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới đàn tại chùa Báo quốc và Trúc Lâm - Huế.
Ở tuổi ngoài bát tuần, sức khỏe của Ngài đã giảm sút rất nhiều, thân ngũ uẩn như chiếc xe cũ, đèn dầu cạn, nhân duyên hội họp đã mãn. Hóa duyên đã tròn, Hòa thượng an nhiên thu thần hội nhập vào cảnh giới an lạc tịch tĩnh vào ngày 23/4/1992 (nhằm ngày 21/3 Nhâm Thân) tại Tổ đình Linh Mụ thành phố Huế, trụ thế 88 năm, trải qua 68 mùa An cư kiết hạ...
Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu - nguồn PhatViet.net
Sân rộng trước khu tháp
Mộ tháp Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu - trụ trì chùa Thiên Mụ từ 1945.Xung quanh là rừng thông xanh ngút.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
04-08-2009, 12:26 AM
|
Senior Member
Xe đã zin trở lại
|
|
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
|
|
28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ
Từ ngoài Nghi Môn đi vào chùa theo lối bên tay trái, qua khỏi điện Đại Hùng, ở tầm ngang với điện Địa Tạng, cũng về phía tay trái, là một tòa nhà dài, nơi sinh hoạt của các vị tăng lữ trong chùa.
Tòa nhà nằm dọc theo hướng đi vào chùa, bên tay trái, ngang chỗ điện Địa Tạng.
Trai đường.
Từ đây, có một lối nhỏ đi xuôi về phía tháp mộ cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, con đường nhỏ lát bê tông chạy dưới hàng cây mát rượi. Đoạn trên hình như là cây lim - trông giống mấy cây sau điện Địa Tạng. Đến khoảng giữa thảm sân cổ sau điện Quán Âm, con đường nhỏ bẻ ra gặp đường lớn từ ngoài chùa đi vào, cũng từ chỗ đó là rừng thông.
Con đường nhỏ dưới tán cây.
Bộ bàn ghế đá dưới tán thông xanh mướt.
__________________
Gác kiếm
|
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
|
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
|
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:57 AM.
|