HOANGTUDEN CD CLUB

HOANGTUDEN CD CLUB (http://hoangtuden.com/frindex.php)
-   Miền Nam (http://hoangtuden.com/forumdisplay.php?f=52)
-   -   TÂY NINH - vùng đất thánh của đạo Cao Đài. (http://hoangtuden.com/showthread.php?t=1310)

tunbo 29-01-2009 09:17 PM

TÂY NINH - vùng đất thánh của đạo Cao Đài.
 
Tây Ninh là một tỉnh biên giới - được xếp vào miền Đông Nam bộ - phía Bắc và Tây giáp Campuchia (có 2 cửa khẩu : Mộc Bài và Xa Mat); phía Đông giáp Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp Long An, Tp.Hồ Chí Minh.
Tây Ninh là vùng đất tiếp giáp giữa vùng núi và cao nguyên Nam Trung bộ với miền đồng bằng Tây Nam bộ. Phía Bắc của tỉnh, có nhiều rừng núi, trong đó có núi Bà Đen cao gần 1000m, phía Nam đất bằng phẳng. Có hai con sông lớn chảy qua đất Tây Ninh : sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đông, mà trong đó, nước hồ thủy lợi Dầu Tiếng, chính là nước con sông Sài Gòn bị chặn lại. Sông Vàm Cỏ đông chảy qua đất Trảng Bàng.
Thời chiến tranh, Tây Ninh là một căn cứ địa cách mạng miền Nam, còn hiện nay, Tây Ninh giữ vị trí nối Tp.Hồ Chí Minh với thủ đô PhnomPenh của Campuchia(qua Quốc lộ 22).
Thị xã Tây Ninh cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 90km, chỉ mất gần hai giờ đi xe. Nói đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ tới xứ đạo Cao Đài và núi Bà Đen. Hầu như các du khách đến Tây Ninh đều ghé qua Tòa thánh Tây Ninh - thánh dịa của đạo Cao Đài - và viếng chùa trên núi Bà Đen.

tunbo 29-01-2009 09:47 PM

Tuy Tây Ninh rất gần Sài Gòn, nhưng nhà Hoangtuden hình như chưa từng có nhóm - tức là cỡ 4 - 5 xe - nào đi Tây Ninh, chỉ có một số người đi lẻ, vì công việc là chính. Tết Kỷ Sửu 2009, không có thời gian dài để đi xa, mình cùng hl2911 mùng 3 Tết rủ nhau chạy đi Tây Ninh, gọi là cho có cảm giác chạy xe :teasing:. Chỉ có một ngày cho cả đi lẫn về, ghé Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh và lên núi Bà Đen, cuối cùng mới thấy ... như cưỡi ngựa xem hoa, đi đâu cũng vội. Nhưng thôi, đã đến, cũng phải có ít hình ảnh về vùng đất này.
Bắt đầu từ Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh (chỉ có tổng cộng 1 giờ cho việc chụp ảnh, và chuyện trò với những tín đồ Cao Đài ở đây, về vẫn tiếc, vì có những tấm hình đã bỏ qua không chụp, được nghe kể, muốn quay lại chụp thì lại kẹt thời gian - phải di chuyển sang núi Bà Đen).
Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh được xây dựng cách thị xã Tây Ninh khoảng 5km, cách núi Bà Đen khoảng gần chục km. Khuôn viên Tòa thánh rất rộng - theo ước chừng của mình, phải trên 100ha - đất khá vuông vức, mỗi chiều đến cả ki-lo-met.
Có tất cả 12 cổng vào nội ô Tòa thánh - đấy là lúc nói chuyện với mấy vị trong Tòa mới biết thế, chứ đi loanh quanh chưa đủ 12 cổng đã vội ghé Thánh đường chính mất rồi.

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2721.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2730.jpg

Cổng chính của Tòa thánh - chụp từ phía Thánh đường chụp ra, vì lúc đi vào, tính lúc quay ra chụp, nhưng Tòa thánh ... rộng quá, sợ không đủ thời gian, nên đành chụp từ trong ra (không chụp được trọn vẹn dòng chữ : ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ nữa)

Các cổng Tòa thánh nói chung đều theo kiểu cổng tam quan, có đắp nổi và chạm hình Tứ linh : Long, Lân, Quy, Phụng và hình hoa sen. Riêng cổng chính cao và rộng hơn, có đắp tượng Lưỡng Long tranh châu cùng đóa sen và 3 Cổ pháp của Đạo.
Về 3 cổ pháp của Đạo, những người trong Tòa thánh cho biết, gồm :
- Bình Bát Vu : là bình đựng thực phẩm của tăng ni Phật giáo dùng khi khất thực
- Cây Phất Chủ : tức cây phất trần, bửu bối của Thái Thượng lão Quân, tượng trưng cho Tiên giáo
- Sách Xuân Thu : tên cuốn sách do Đức Khổng Tử viết, tượng trưng cho Nho giáo
Như vậy, đạo Cao Đài chọn 3 cổ pháp trên để nói lên sự hợp nhất của Phật giáo, Tiên giáo và Nho giáo trong nền Đại đạo.

Cổng chính được gọi là CHÁNH MÔN, qua khỏi CHÁNH MÔN có tòa bảo tháp gồm ba tầng, chứa nhục thể của các vị khai sáng đạo, gồm Đức Hộ Pháp (ở giữa), Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh (Bài này để 2 hình, để sau này có hình còn edit bổ sung).
Qua ba tòa bảo tháp, có tượng Thái tử Tất-Đạt-Đa (Phật Thích Ca Mâu Ni - lúc chưa đắc đạo) cưỡi ngựa tìm đạo, theo sau là người hầu cận (mình quên mất tên rồi)Có thể thấy cụm tượng này ở tấm hình bên trên

hikari 30-01-2009 03:42 PM

Anh Tunbo ui, hình Núi Bà thì sao ? Có chưa vậy ^_^

tunbo 30-01-2009 10:48 PM

@ hikari : cứ tà tà, chưa đi vào trong Thánh đường Cao Đài cơ mà, tà tà rồi đến núi Bà nhé.

Qua khỏi CHÁNH MÔN, qua tượng thái tử Tất-Đạt-Đa cưỡi ngựa đi tìm đạo, là đến Cửu Trùng Thiên - là khối bát quái gồm chín bậc, được sơn ba màu : Vàng, Xanh, Đỏ

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2721.jpg

(Đành lấy lại hình cũ). Cửu Trùng Thiên ngay sau tượng Thái tử Tất-Đạt-Đa. Đó là một khối bát giác có chín bậc, lên cao thu nhỏ dần, được sơn ba màu :
- Đỏ - tượng trưng cho Ngọc, thuộc Nho
- Xanh - tượng trưng cho Thượng, thuộc Lão
- Vàng - tượng trưng cho Thái, thuộc Phật
Thái, Thượng, Ngọc là ba ngành chức sắc chính trong đạo Cao Đài


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2722.jpg

Qua khỏi Cửu Trùng Thiên là một khoảng sân rộng mênh mông, được gọi là Đại Đồng Xã (ý nghĩa là : chia sẻ cùng nhau trên tinh thần đại đồng để chung sống trong hòa bình). Dọc hai bên Đại Đồng Xã (theo hướng từ CHÁNH MÔN vào) có hai dãy khán đài nằm dọc hai con đường dẫn vào Thánh đường (trông rất giống một cái sân vận động nhỏ) tiếc là không chụp được hình, để bổ sung sau vậy. Giữa sân Đại Đồng Xã có một cây Bồ Đề lớn, cạnh đó là một cột (cờ?) lớn có 3 mặt, treo một lá cờ (hay phướn gì đó) của đạo Cao Đài. Nghe nói, cây Bồ Đề đó được một vị đại sư người Ấn Độ (hay Nê-Pan, mình không nhớ rõ) tặng hồi năm 1953, cây được chiết từ cội Bồ Đề đạo tràng - nơi Thái tử Tất-Đạt-Đa ngồi thiền và đắc đạo thành Phật Thích-Ca-Mâu-Ni.

Cây cột lớn giữa Đại Đồng Xã có tiết diện tam giác, cao khoảng 20 met, treo một lá phướn lớn có 3 màu tượng trưng của Đạo. Nghe vị tín đồ Cao Đài nói rằng, trên lá phướn có thêu hình "Song long chầu nhật", và ở dải màu xanh (ở giữa) có thêu hình Thiên nhãn, 3 Cổ pháp của Đạo, cùng dòng chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ bằng chữ Hán (Nhưng nắng quá, và sân Đại Đồng Xã rộng quá, ngại đi lại gần cây cột, không nhìn thấy hình và chữ thêu trên lá phướn)

funny_bro 31-01-2009 10:02 AM

Hoan hô lảo khọm, đi một ngày đàng học nhiều sàng khôn thật.hì.hì...

thangnv 31-01-2009 01:52 PM

Chưa đi chưa biết Bà Đen
Đi rồi mới biết vẫn trắng hơn Bà nhà!!!!!!!!!!

sonbenly 31-01-2009 05:02 PM

Trích:

Nguyên văn bởi thangnv (Gửi 19283)
Chưa đi chưa biết Bà Đen
Đi rồi mới biết vẫn trắng hơn Bà nhà!!!!!!!!!!

chào Thắng,
Đây là bài viết rất nghiêm túc, không nên bình luận như vậy...

tunbo 31-01-2009 05:03 PM

Qua khỏi sân Đại Đồng Xã là đến tòa Thánh đường chính của đạo phái - tín đồ Cao Đài gọi là Đền Thánh.

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2723.jpg

Mặt tiền Đền Thánh - nhìn từ Đại Đồng Xã


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2732.jpg

Toàn cục tòa Đền Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (tên đầy đủ, còn Cao Đài là tên tắt, ngắn gọn).

Trước khi đi vào các hình ảnh về kiến trúc Đền Thánh, xin kể một cách rất khái quát về Quá trình xây dựng Đền Thánh, và lịch sử Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Mình không có ý muốn, và cũng không đủ kiến thức để đi sâu vào bàn về Đạo Cao Đài, chỉ nói về những nét chung nhất để kể về quá trình xây dựng Đền Thánh. Tài liệu có được, một phần nhờ hỏi chuyện trực tiếp các tín đồ Cao Đài ngay tại Đền Thánh, một phần nhờ các tài liệu về Đạo Cao Đài trên mạng. Lịch sử hình thành và phát triển cũng như giáo lý, tôn chỉ của Đạo, hệ thống chức sắc, vv...vv, khá phức tạp, mình đọc hoài vẫn có nhiều điểm còn rất mơ hồ, nên không dám lạm bàn

Sơ lược về lịch sử đạo Cao Đài

Tên đầy đủ của đạo là : "Đại đạo Tam kỳ phổ độ", được thành lập vào đúng đêm Noel 1925, theo các tài liệu của "Tủ sách Đại Đạo", những vị sáng lập đạo buổi ban đầu gồm :
- Ông Lê Văn Trung : ông chính là Đức quyền Giáo Tông(*) - là (Đệ nhất) Giáo Chủ của Đạo
- Ông Phạm Công Tắc : ông là Đức Hộ Pháp, cũng là (Đệ nhị) Giáo Chủ của Đạo.
- Ông Cao Quỳnh Cư : ông chính là Đức Thượng Phẩm
- Ông Cao Hoài Sanh : ông chính là Đức Thượng Sanh.

Ngày 7/10/1926 - sau gần một năm truyền đạo khắp Nam Bộ, các vị khai lập Đạo (247 vị) gửi Tuyên ngôn Khai Đạo đến Thống đốc Nam Kỳ khi đó là Le Fol, chính thức thông báo (hoặc là xin) mở đạo Cao Đài, và được chấp thuận.

Nội dung Giáo Lý của đạo Cao Đài là sự kết hợp, hòa trộn các giáo lý của các tôn giáo đã có từ trước, từ Đông sang Tây.Đạo Cao Đài có chủ trương : QUY NGUYÊN TAM GIÁO - HỢP NHẤT NGŨ CHI, tức là :
- QUY NGUYÊN TAM GIÁO : (Phật - Lão - Nho)hợp nhất tư tưởng của ba đạo lớn : Từ bi của Phật giáo; Bác ái của Đạo giáo; Công bằng của Nho giáo

- HỢP NHẤT NGŨ CHI : có ý là thống nhất 5 ngành đạo :
+ Nhân đạo của Khổng tử
+ Thần đạo của Khương Thái Công
+ Thánh đạo của Giêsu
+ Tiên đạo của Lão tử
+ Phật đạo của Thích Ca Mâu Ni
Đạo Cao Đài bộc lộ là "tôn giáo của tôn giáo", do đó nội dung giáo lý là một sự dung hợp rất phức tạp. Giáo lý của đạo Cao Đài đề cao sự huyền diệu của cơ bút(**)

Đạo phục chung của đạo Cao Đài là màu trắng, riêng các chức sắc thì phục sức theo màu riêng của từng ngành:
- Ngành Thái, thuộc Phật, màu vàng
- Ngành Thượng, thuộc Lão, màu xanh
- Ngành Ngọc, thuộc Nho, màu đỏ

Luật đạo có rất nhiều, nhưng quan trọng nhất, chung nhất là "Ngũ giới cấm" và "Tứ đại điều quy"
- Ngũ giới cấm (5 điều cấm kỵ) gồm : Bất sát sinh, bất du đạo, bất tửu nhục, bất tà dâm, bất vọng ngữ
- Tứ đại điều quy gồm :
1. Tuân lời dạy bề trên, lấy lẽ hòa người (ôn hòa)
2. Giúp người nên Đạo, không khoe tài, kiêu ngạo (cung kính)
3. Đừng vay mượn không trả
4. Đừng kính trước, khinh sau


(*) : Đạo Cao Đài thờ nhiều vị, nhưng trên tất cả là Đức Chí Tôn, tức Ngọc Hoàng Thượng Đế, có nhiều chỗ trong những bài thuyết giảng của Đức Hộ Pháp còn gọi là Đức Đại Từ Phụ. Tiếp đó là các vị Giáo tổ :
- Đức Phật Thích Ca
- Đức Lão Tử
- Đức Khổng Tử
- Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
- Đức Lý Thái Bạch
- Đức Quan Thánh Đế Quân (Quan Công)
- Đức Chúa Giêsu
- Đức Khương Thái Công
- Đức Môhamet

Về tổ chức trung ương của đạo, gồm ba đài : Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài
- Bát Quái Đài : là nơi thờ phụng của đạo, thờ các vị Thánh, thần, tiên, Phật,... do Lý Thái Bạch (còn gọi là Lý Đại Tiên) thay mặt Thượng Đế làm chưởng quản, tài liệu của đạo gọi là Đức Lý Giáo Tông (giống như một chức vụ Giáo Chủ thiêng liêng ở cõi trên của Đạo)
- Hiệp Thiên Đài : vừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan tư pháp của đạo, do Đức Hộ Pháp đứng đầu
- Cửu Trùng Đài : cơ quan hành pháp của đạo, do Đức Giáo Tông đứng đầu.
Ở đây, Lý Thái Bạch nắm quyền Giáo Chủ tâm linh của đạo - Đức Lý Giáo Tông (tức là Đức Giáo Tông họ Lý), còn người đứng đầu Cửu Trùng Đài là ông Lê Văn Trung, được gọi là Đức quyền Giáo Tông - tức là vị Giáo Chủ ở cõi "đời", cõi "thực" của đạo, do đó gọi là quyền Giáo tông (giống như quyền Chủ tịch). Sau này, khi Đức quyền Giáo Tông đăng tiên, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc trở thành lãnh tụ tối cao, nắm cả Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài (còn được gọi là "Nhị hữu hình Đài" - vì Bát Quái Đài được coi là cõi thiêng của các bậc bề trên, ở cõi trên


(**) : Cơ bút - là chữ viết tắt của "Cầu cơ - Chấp bút". Đó là một phong trào khá sôi nổi ở Nam bộ lúc bấy giờ (đầu những năm 20 của thế kỷ trước). Đây là sự kết hợp giữa trào lưu "Thần linh học" ở phương Tây, với tục cầu hồn của dân Việt. Trong các bài thuyết giảng của Đức Hộ Pháp - được Tòa Thánh ấn hành sau này, có rất nhiều chi tiết Ngài giảng về các cuộc gặp với Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông (Lý Thái Bạch). Hoặc như việc xây Đền Thánh là do các vị Khai Đạo lâp đàn cầu cơ, và được Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông vẽ cho họa đồ kiến trúc, bày cho đi tìm cuộc đất lập Đền - thực sự khi đọc các tài liệu này, mình thấy còn rất mơ hồ.

tunbo 31-01-2009 06:06 PM

Sự kiện xây dựng Đền Thánh

(lược theo sử Đạo)

- Ngày 7/10/1926, Quý vị Khai sáng đạo gửi Tuyên ngôn lập đạo đến Thống đốc nam Kỳ là Le Fol, và được chấp thuận.

- Ngày 19-11-1926, Quý vị tiền khai mượn Chùa Gò Kén (Từ Lâm Tự) tỉnh Tây Ninh, do Hoà Thượng Như Nhãn trụ trì, tổ chức đại lễ “Khai Minh Đại Đạo” trọng thể, kéo dài suốt mấy ngày với hàng vạn tín đồ. (Trong một tài liệu khác trong "Tử sách Đại Đạo", có nói kỹ hơn, đại ý rằng : nhờ Đức Chí Tôn dẫn dụ, mà Hòa thượng Như Nhãn đồng ý cho mượn chùa

Mấy tháng sau, chùa bị đòi lại nên Đức Lý Giáo Tông dạy các vị Cao Quỳnh Cư (Đức Thượng Phẩm), Phạm Công Tắc(Đức Hộ Pháp), Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang,.. đi tìm đất để cất. Chọn mua được hơn 100 mẫu rừng cấm. Về phong thủy, khu rừng này có địa thế rất tốt vì sâu dưới lòng đất có 6 mạch nước tụ lại gọi là Lục Long phò ấn. (Trong các tài liệu của đạo kể về những việc này, đọc thấy rất huyền diệu, mơ hồ. Chuyện cầu cơ xin ý kiến chỉ dạy của Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông, rồi chuyện ý của hai vị này mâu thuẫn với nhau, khiến các vị tiền bối khai đạo nhiều phen lúng túng, không biết theo đường nào)

- Từ tháng 1/1927), Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông đã dạy tất cả chi tiết, kích thước trong họa đồ, nhưng vì tín đồ còn ít và quá nghèo nên một Tòa Thánh tạm được cất lên đơn sơ.

- Năm 1931 đào móng, làm nền, đào hầm Bát Quái Đài. Ngài Thái Thơ Thanh trông coi. (Đọc nhiều tài liệu của Đạo, sau mình mới biết "Thái Thơ Thanh" là một dạng tên đạo của vị này, nói lên rằng, vị ấy thuộc ngành Thái, thuộc Phật. Còn chữ "Thanh" phía sau, thấy có rất nhiều vị chức sắc có chữ ấy ở sau tên, mà vẫn chưa hiểu ý nghĩa lắm)

- Năm 1933 Đức quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Nữ Đầu Sư Hương Thanh tiếp nối công trình được thời gian ngắn rồi ngưng lại. (Đức quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) là người thuộc ngành Thượng, thuộc Lão, nên có tài liệu còn gọi Ngài là Thượng Đầu Sư)

- 13-10 Giáp Tuất (1934), Đức Quyền Giáo Tông mất.

- Năm 1935 cất lầu Hiệp Thiên Đài, đúc cột, đổ tấm trần. Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh trông coi.

- Sau khi Đức Quyền Giáo Tông đã đăng tiên, Đức Hộ Pháp được giao nắm quyền chưởng quản cả hai Hội Thánh Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài và lập kế hoạch xây cất thành công Tòa Thánh.

Ngài huy động được 500 người làm công quả. Tất cả đều lập nguyện trường chay và không lập gia đình để có đủ tinh khiết trong thời gian công quả xây dựng Đền Thánh. Tiến hành liên tục trong suốt bốn năm rưỡi thì chánh quyền Pháp khủng bố, bắt Đức Hộ Pháp đày đi Madagascar ở Phi Châu.

Đến 30-8-1946, Đức Hộ Pháp mới được trở về. Ngài huy động số người làm công quả trở lại tiếp tục công trình.

- Ngày 27-1-1947, Đức Hộ Pháp làm Lễ Trấn Thần Tòa Thánh

- Ngày 29-1-1947, tổ chức Lễ An vị Quả Càn Khôn

- Tuy nhiên phải 8 năm sau, ngày1-2-1955, nhân ngày Vía Đức Chí Tôn, Đại lễ khánh thành Toà Thánh mới được Đức Hộ Pháp tổ chức vô cùng trọng thể.


Sử liệu của Đạo còn ghi lại một câu chuyện mang đầy tính huyền diệu, đại ý rằng : Trong thời gian Đức Hộ Pháp bị chính quyền thực dân đày đi Madagasca, quân Pháp chiếm đóng Tòa Thánh - lúc đó mới xong phần thô, chưa kịp trang trí, hoàn thiện - bèn vào đóng quân trong Tòa Thánh luôn, chúng đuổi các chức sắc còn lại của Đạo, cũng như các tín đồ và đội thợ công quả ra khỏi khuôn viên Tòa Thánh. Trong thời gian khoảng 3 năm đồn trú tại đây, quan Pháp đã bí mật chôn một trái địa lôi (mìn) chứa 1 tấn thuốc nổ ngay dưới nền Hiệp Thiên Đài, với âm mưu rằng, khi nào cần là kích chi mìn nổ, phá hoại toàn thể Đền Thánh. Việc làm ấy của quân Pháp cự kỳ bí mật, không ai biết. Sau, năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp rút đi, rồi quân Nhật rút đi, Đức Hộ Pháp trở về đất Thánh, tiếp tục kêu gọi các tín đồ hoàn thiện Tòa Thánh, mà cũng không hay biết chuyện trái mìn. Sau này, Ngô Đình Diệm đàn áp tôn giáo, năm 1956, Đức Hộ Pháp phải lưu vong sang Nam Vang. Tại đất khách, có người trong đạo đọc thấy trên tờ báo tiếng Pháp Paris-Macht một mẩu tin của viên chỉ huy quân Pháp cuối cùng đồn trú trong Đền Thánh trước khi bị Nhật hất cẳng. Tin đó nói rằng, ông ta biết chỗ chôn trái mìn dưới nền Hiệp Thiên Đài, đúng ra, người Pháp chôn mìn, đề phòng khi quân Nhật đến, khi rút khỏi Đền Thánh sẽ cho kích nổ trái mìn, nhưng người tiền nhiệm của ông ta đồn trú ở đó, khi bàn giao, có nói rõ vị trí trái mìn, nhưng tuyệt không nhắc tới việc kích nổ trái mìn khi rút, nên ông ta không có hành động gì, nay đăng tin, để người Tòa Thánh liên hệ, ông ta sẽ chỉ vị trí mà trục trái mìn lên. Sau Đức Hộ Pháp cũng không quá quan tâm, ngài chỉ nói rằng, không có đấu giây kích hoạt, lâu ngày nó cũng thành đất mà thôi, không cần để tâm. Sự việc này được Tòa Thánh tin là có một sự dẫn dụ huyền bí của các Đấng bề trên



Kích thước Tòa Thánh

Theo Sử Đạo, ban đầu Đức Lý Giáo Tông dạy làm Tòa Thánh với các kích thước :

- Nền cao 1.8 m, rộng 27m, dài 135m

- Hiệp Thiên Đài dài 27m, có lầu chuông, và lầu trống cao 36m

- Cửu Trùng Đài dài 81m, có tháp tròn ở giữa gọi là Nghinh Phong Đài cao 25m

- Bát Quái Đài dài 27m. Tháp cao 30m


Sau, Đức Chí Tôn giáng cơ, dạy rằng, trong lúc khó khăn về tài lực, có thể làm theo thiết kế của Đức Lý Giáo Tông, nhưng thay vì dùng kích thước theo thước tây(mét), có thể dùng thước ta (khoảng 0,452 mét), cho nên thực tế kích thước của Tòa Thánh (lấy tròn số) là :

- Chiều rộng 22m, dài 97.5m, trong đó:

- Hiệp Thiên Đài dài 13.5m

- Cửu Trùng Đài dài 63m

- Bát Quái Đài dài 21m

tunbo 01-02-2009 01:11 PM

Nhìn từ bên ngoài, Tòa Thánh là một kiến trúc khá đồ sộ

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2732.jpg

Theo tấm hình này, đầu tiên là Hiệp Thiên Đài, ở khúc giữa là Cửu Trùng Đài, phía xa nhất là Bát Quái Đài. Nhìn từ bên ngoài, có thể thấy sự phân chia các Đài qua các kiến trúc trên mái Tòa Thánh, hoặc là sự nâng cao dần mặt nền về phía Bát Quái Đài phía sau. Hiệp Thiên Đài ngoảnh hướng chính Tây.


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2723.jpg

Mặt tiền Hiệp Thiên Đài, nhìn từ sân Đại Đồng Xã

Hai tòa Lầu hai bên vươn lên cao hơn 25 met. Lầu bên trái (theo hướng nhìn của tấm hình) là Lầu Chuông, gọi là Bạch Ngọc Chung Đài; lầu bên phải là Lầu Trống, gọi là Lôi Âm Cổ Đài, giữa lầu chuông và lầu trống là tòa nhà, tầng dưới được gọi là Tịnh Tâm Điện, tầng trên gọi là Phi Tưởng Điện.

Người ta nói rằng, kiến trúc Tòa Thánh giống hình tượng Long Mã bái sư - Long Mã là linh vật huyền thoại xưa, mang trên mình bức Hà đồ, giúp gợi ý cho Phục Hy vẽ nên Bát Quái Tiên Thiên.
Lầu chuông và Lầu trống như hai sừng của Long Mã, Tịnh Tâm Điện giống miệng Long Mã đang há ra, còn Phi Thưởng Điện giống như cái trán, với hai cửa hai bên như hai con mắt, giữa là Thiên Nhãn, trên cao là tượng Phật Di Lặc ngồi trên tòa sen đặt trên lưng cọp


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2728.jpg

Phi Thưởng Điện, với tượng Phật Di Lặc trên cao (nghe nói rằng tượng đặt trên lưng cọp, nhằm nghi nhớ năm mở đạo công khai là năm Bính Dần 1926)


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2704.jpg

Phần Hiệp Thiên Đài, nhìn từ phía sau lại.

tunbo 01-02-2009 02:02 PM

Lầu Chuông và lầu trống đều có 6 tầng lầu. Ở tầng trệt, bên Lầu Trống có một chữ "CAO", bên Lầu Chuông có một chữ "ĐÀI" lớn, bằng chữ Nho. Bên trên khuôn bông có các chữ ấy, bên Lầu Trống có 4 chữ "Lôi Âm Cổ Đài", và bên Lầu Chuông có 4 chữ "Bạch Ngọc Chung Đài" đều bằng chữ Nho, kích thước nhỏ hơn nhiều so với hai chữ "CAO ĐÀI"

Tầng lầu thứ hai của mỗi Lầu có đắp nổi một bức tượng. Bên Lầu Trống là tượng bà Nữ Đầu Sư Hương Thanh, bên Lầu Chuông là tượng Đức quyền Giáo Tông - đây là hai vị chức sắc lớn, có công khai đạo và xây dựng Tòa Thánh buổi ban đầu

Tầng lầu thứ ba ngắn, chỉ có hai lỗ bông gió.


http://i203.photobucket.com/albums/a.../IMG_27231.jpg

Phần dưới của Lầu Trống, tầng thứ hai có tượng Nữ Đầu Sư Hương Thanh


http://i203.photobucket.com/albums/a.../IMG_27232.jpg

Phần dưới của Lầu Chuông, tầng thứ hai có tượng Đức quyền Giáo Tông


Tầng lầu thứ tư là tầng có chiều cao lớn nhất. Bên Lầu Trống có đặt một cái trống, gọi là Lôi Âm Cổ; bên Lầu Chuông đặt một cái chuông, gọi là Bạch Ngọc Chung (cái này mình nghe kể, chứ không trèo lên, nên không có hình chụp)

Tầng thứ năm và thứ sáu, thật sự chả biết có gì bên trong, thấy cũng ngắn, có mái vẫy ra để phân tầng

Trên nóc Lầu Trống, dưới cột thu lôi, có tạc hình giỏ hoa; bên Lầu Chuông tạc hình cái Hồ lô

http://i203.photobucket.com/albums/a.../IMG_27233.jpg

Phần trên của Lầu Chuông và Lầu Trống.

tunbo 02-02-2009 06:06 PM

Tòa Thánh là một khối (nhà) dài, ba Đài nối tiếp liên hoàn. Từ sân Đại Đồng Xã đi vào Tòa Thánh, ta sẽ đi lần lượt qua Hiệp Thiên Đài - Cửu Trùng Đài - Bát Quái Đài.

Vào cửa chính của Tòa Thánh, ta phải bước qua 5 bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đạo và 5 bước tiến hóa : Người - Thần - Thánh - Tiên - Phật

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2733.jpg

Cửa chính vào Tòa Thánh


Ngay thềm cửa chính, có 4 cây cột trụ, đắp nổi hình Rồng (Long) và Hoa - hai cột đắp hình Long, hai cột đắp hình hoa sen. Ngay trên cửa vào có đắp hình một cái cân, gọi là Cân Công Bình (để "cân" tội - phúc của mỗi người)

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2740.jpg

Bộ cột trụ đắp nổi hình LONG - HOA


Hai bức tường hai bên sảnh có đắp nổi mỗi bên một bức tượng. Ban đầu, trông hai bức tượng đều như vị tướng mặc đồ trận, mình đoán thế nào cũng có một bức là tượng của Quan Công, nhưng về sau hỏi chuyện vị tín đồ Cao Đài, mới biết là không phải. Bên trái sảnh là tượng ông ÁC, bên phải là tượng ông THIỆN. Cả hai ông tượng đều mặc giáp trụ, đều râu ria, nhưng ông Thiện trông hiền hơn. Ông Thiện cầm đại đao (nên ban đầu mình tưởng là Quan Công), còn ông Ác cầm búa và tay kia cầm Ngọc tỷ ấn phù

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2737.jpg

Tượng ông ÁC ở bên trái sảnh


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2738.jpg

Tượng ông THIỆN ở bên phải sảnh

tunbo 02-02-2009 09:33 PM

Tịnh Tâm Điện là nơi các chức sắc cũng như tín đồ ngồi tịnh tâm, giữ lòng thanh tịnh trước khi tiến vào Thánh đường. Bước qua 5 bậc thềm, vào Tịnh Tâm Điện, người ta trông thấy ngay một bức tranh lớn - trên bức tường đối diện cửa ra vào - được gọi là bức tranh "Tam Thánh ở Bạch Vân động"

Điển tích về bức tranh này được diễn giải thế này (theo cách diễn giải của người Cao Đài) :
Ba vị Thánh thay mặt nhân loại ký bản "Thiên Nhơn hòa ước" - là bản hòa ước giữ Trời và Người, nội dung chỉ gồm mấy từ BÁC ÁI - CÔNG BẰNG.
Ba vị Thánh trong tranh gồm :
- Thanh Sơn chân nhân - mà trong kiếp giáng trần ở Việt Nam, ông chính là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyệt Tâm chân nhân - trong kiếp giáng trần ở Pháp, ông chính là nhà văn nổi tiếng Victor Hugo
- Trung Sơn chân nhân - trong kiếp giáng trần ở Trung Hoa, ông chính là nhà cách mạng Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn).

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2800.jpg

Bức tranh Tam Thánh trong Tịnh Tâm Điện


Trong tranh, Thanh Sơn chân nhân (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) là người bên phải bức tranh, đang cầm bút lông viết 8 chữ : THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ (4 Hán trên cùng) BÁC ÁI CÔNG BẰNG (4 chữ đang dính theo nét bút). Nguyệt Tâm chân nhân (Đại Văn hào Victor Hugo)là người Âu bên trái bức tranh, đang cầm bút lông ngỗng viết dòng chữ : DIEU ET HUMANITÉ – AMOUR ET JUSTICE. Còn Trung Sơn chân nhân (Nhà cách mạng Tôn Dật Tiên), người mặc trang phục Trung Hoa đứng phía sau Nguyệt Tâm chân nhân, cầm chiếc nghiên mực - tượng trưng cho ý nghĩa : sự dung hòa văn hóa Đông (đại diện là cụ Trạng Trình) - Tây (đại diện là Đại văn hào Victor Hugo) được đặt trên nền tảng triết lý của Nho giáo (đại diện là nhà cách mạng dân chủ Tôn Dật Tiên)

Từ Tịnh Tâm Điện có lối lên Hiệp Thiên Đài, từ Hiệp Thiên Đài lại có 2 lối lên Lầu Chuông và Lầu Trống (nhưng hôm đó, mình không lên, vì ban đầu ... không biết, không dám tự tiện xông lên, sau hỏi ra được biết thì ... hết giờ, phải đi Núi Bà Đen cho kịp)

hl2911 02-02-2009 10:45 PM

ủa, seo chưa thấy mình đâu hết vậy ta!!!! hehe

tunbo 02-02-2009 10:53 PM

Từ Tịnh Tâm Điện, có hai lối 2 bên để đi vào bên trong Tòa Thánh. Bên trong Hiệp Thiên Đài, không gian được chia làm ba. Ở giữa là chánh điện, hai bên là nơi các tín đồ quỳ hành lễ, phái Nam bên phải, phái Nữ bên trái.

Quay nhìn lại phía cửa ra vào (phía Tịnh Tâm Điện mà ta mới đi qua), thấy có ba bức tượng của ba vị chức sắc lớn đứng trên tòa sen.

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2747.jpg

Tượng ba vị chức sắc lớn(phía sau, bên kia bức tường nơi đặt tượng chính là vị trí có bức tranh Tam Thánh)


Tượng ở giữa là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, mặc đại phục, ở vị trí cao nhất
Bên tay phải của Ngài là tượng Đức Thượng Thẩm Cao Quỳnh Cư, mặc đại phục, tay cầm Long Tu Phiến có gắn Phất Chủ, tay kia cầm chuỗi hạt
Bên tay trái của Đức Hộ Pháp là tượng Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, tay cầm cây Phất Chủ, tay kia cầm tràng hạt
Dưới tòa sen của bai vị là một con rắn 7 đầu, phần đầu rắn quấn vào đôn tòa sen của Đức Hộ Pháp, phần giữa quấn vào đôn của Đức Thượng Thẩm, phần đuôi quấn vào đôn của Đức Thượng Sanh (trong hệ thống tổ chức của đạo Cao Đài, Đức Hộ Pháp đứng đầu chi Pháp, Đức Thượng Thẩm đứng đầu chi Đạo, Đức Thượng Sanh đứng đầu chi Thế)

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2797.jpg

Rắn 7 đầu cuốn quanh đôn Tòa sen của các vị chức sắc


Con rắn 7 đầu tượng trưng cho 7 đức tính của con người : ÁI (thương yêu), (oán ghét), HỈ (vui mừng), NỘ (giận dữ), AI (đau buồn), LẠC (vui vẻ, lạc quan), DỤC (ham muốn, dục vọng).
Đức Hộ Pháp đạp lên 4 đầu rắn có các chữ : NỘ, AI, , DỤC, và tựa lưng vào 3 đầu rắn có các chữ ÁI, HỈ, LẠC (3 đầu rắn này bị tượng Ngài che mất, phải đi ra sát phía sau mới thấy được, nên trong tấm hình dưới, chỉ thấy có 4 đầu mang các tính xấu bị Ngài đạp lên)


Trong đạo Cao Đài, Hiệp Thiên Đài là cơ quan Đạo Pháp, có nhiệm vụ giúp con người liên hệ học hỏi với cá Đấng Thiêng liêng ở cõi trên, là cầu nối giữa Con Người ở thế gian (Cửu Trùng Đài) với Thần, Thánh, Tiên, Phật ở cõi Thiêng liêng (Bát Quái Đài).

tunbo 03-02-2009 05:02 PM

Cửu Trùng Đài tiếp nối giữa Hiệp Thiên ĐàiBát Quái Đài. Nền Cửu Trùng Đài gồm 9 bậc, mỗi bậc dài 7 met (cái này không phải là đo, mà ... suy ra từ chiều dài Cửu Trùng Đài là 63 met) cao độ mỗi bậc chừng gần 20cm, mỗi bậc ngăn cách bằng hai cây cột chạm rồng xanh (tổng cộng, trong Cửu Trùng Đài có 18 cây cột rồng xanh hai bên)

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2744.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2748.jpg

Cửu Trùng Đài - nhìn về phía Bát Quái Đài phía xa


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2750.jpg

Cột trụ chạm nổi hình rồng xanh trong Cửu Trùng Đài (18 cột hai bên)

tunbo 03-02-2009 05:25 PM

Cửu Trùng Đài là phần "thế gian" của Đạo, 9 bậc của Đài tượng trưng cho 9 cấp bậc giáo phẩm trong đạo, từ thấp đến cao :
- Tín đồ
- Chức việc Bàn Trị Sự
- Lễ Sanh
- Giáo Hữu
- Giáo Sư
- Phối Sư
- Đầu Sư
- Chưởng Pháp
- Giáo Tông
Khi hành lễ, hàng chức sắc quỳ ở gian chính giữa, tín đồ nam nữ quỳ ở hai bên riêng biệt

Khi mình vào xin chụp ảnh, họ không cho chụp các tín đồ Cao Đài trong Đền Thánh, nhưng vòng ra ngoài thì chụp được cái này :

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2709.jpg

Hành lễ trong Cửu Trùng Đài, các chức sắc quỳ ở giữa, với các sắc phục riêng của các ngành (bạn đang ngồi chụp ảnh ở bậc cửa, là bạn tây)


Ở bậc thứ 6 - của Giáo Hữu - mỗi bên nam, nữ có một cái Giảng Đài. Đó là một cái đài nhỏ ở trên cao lưng chừng cột rồng, được chống đỡ bằng 6 tia phun ra từ miệng con rồng phía dưới. (Giáo Hữu là cấp đã đạt đến mức chế ngự được lục trần - sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp - thông suốt giáo lý


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2751.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2752.jpg

Giảng Đài - được đỡ bằng 6 tia phun ra từ miệng rồng


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2775.jpg

Cửu Trùng Đài - nhìn từ phía Bát Quái Đài xuống

tunbo 03-02-2009 05:47 PM

Phần tiếp giáp của Cửu Trùng Đài với Bát Quái Đài có đặt 7 cái ngai được sơn son thếp vàng, chạm trổ khá tinh vi. Án ngữ trước bộ ngai là một bức bình phong bằng gỗ, chạm trổ hình "Lưỡng Long chầu nhật" được mạ vàng

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2754.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2756.jpg

7 cái ngai ở khu vực tiếp giáp Bát Quái Đài.


Theo thứ tự :
- Hàng trên cùng, cao nhất, có một cái ngai, được chạm hình Rồng - đó là ngai của Giáo Tông
- Hàng tiếp theo, có 3 cái ngai, được chạm hình Phượng - là của các vị Chưởng Pháp
- Hàng dưới cùng có 3 cái ngai chạm hình Lân - là của các vị Đầu Sư


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2784.jpg

Lối lên khu ngai - nhìn từ phía Bát Quái Đài

tunbo 04-02-2009 06:59 PM

Dọc hai bên của bộ ngai bố trí hai hàng lọng và bộ bửu pháp Bát tiên - được cắm vào hai hàng giá gỗ.

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2781.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2755.jpg

Hai hàng lọng và bửu pháp dọc hai bên bộ ngai.


Trên ngọn của các bửu pháp (trông giống mũi thương trong bộ binh khí quá), có trang trí các hình tượng, ví dụ thế này :

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2786.jpg

tunbo 04-02-2009 07:05 PM

Gọi là Bửu pháp của Bát Tiên, tức là phải có 8 món, nhưng lúc đó, có biết vậy đâu. Chụp xong, đi ngược ra phía Hiệp Thiên Đài nói chuyện với một vị tín đồ lớn tuổi, mới được biết. Sau về thấy có 6 tấm hình. Bực quá, dốt thật.
Các hình tượng trang trí nơi đầu mũi các cây bửu pháp :

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2787.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2788.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2789.jpg

tunbo 04-02-2009 07:07 PM

Tiếp hình ảnh các hình tượng trang trí trên các cây bửu pháp :

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2790.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2791.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2792.jpg

catwoman 05-02-2009 09:53 AM

Trích:

Nguyên văn bởi tunbo (Gửi 19248)

Cổng chính của Tòa thánh - chụp từ phía Thánh đường chụp ra, vì lúc đi vào, tính lúc quay ra chụp, nhưng Tòa thánh ... rộng quá, sợ không đủ thời gian, nên đành chụp từ trong ra (không chụp được trọn vẹn dòng chữ : ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ nữa)

Tặng anh Tunbo tấm này !


P/s


tunbo 05-02-2009 05:56 PM

Bát Quái Đài là nơi thờ Thượng Đế - Đấng Tạo hóa đã tạo ra càn khôn vũ trụ. Nền bên trong Bát Quái Đài hình bát giác, có 12 bậc thu dần lên cao, mỗi bậc cao lên chừng 10 cm, rộng chừng nửa mét.

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2715.jpg

Tòa Thánh - nhìn từ phía Bát Quái Đài về phía Hiệp Thiên Đài


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2716.jpg

Bát Quái Đài nhìn bên ngoài


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2700.jpg

Tháp trên nóc bát Quái Đài.


Trên đỉnh nóc của Bát Quái Đài có đúc tượng Tam Thế Phật - tượng trưng cho 3 ngôi của Thượng Đế, đồng thời cũng là cơ tuần hoàn của vũ trụ : Sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt.
- Phật Brahma mặt nhìn về hướng Tây, đứng trên lưng con thiên nga (là vị Phật rõ nhất trong hình)
- Phật Krisna mặt nhìn về hướng Nam (là vị Phật thứ hai trong hình)
- Phật Siva mặt nhìn về hướng Bắc (trong hình không thấy được)



http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2769.jpg

Một góc bên trong Bát Quái Đài

tunbo 07-02-2009 11:39 PM

Bậc tiếp giáp giữa Bát Quái Đài với Cửu Trùng Đài, gọi là Cung Đạo. Mặt trước, phía bên trên Cung Đạo có một bức hoành phi hình chữ M, trên có tạc tượng các vị Giáo chủ

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2761.jpg

Tượng các vị Giáo Chủ, Tam Trấn, Ngũ chi Đại Đạo trên bức hoành ở Cung Đạo


Hàng Giáo Chủ, gồm 3 vị (hàng trên cùng, từ trái sang): Lão Tử, Thích Ca, Khổng Tử

Hàng tiếp theo là các vị Tam Trấn : Quan Âm, Lý Thái Bạch, Quan Thánh (Quan Vũ)

Dưới Lý Bạch là Chú Giesu và Khương Thái Công.

(Người ta nói, không phải xếp tượng một vị dưới một vị khác là có ý nghĩa về sự cao thấp)


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2763.jpg

Bên trái bức hoành. Trái : Quan Âm, giữa : Lão Tử, bên phải, từ trên xuống : Phật Thích Ca (trong hình bị khuất mặt), Lý Bạch, Chúa Giêsu, Khương Thái Công


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2764.jpg

Bên phải bức hoành. Khổng Tử, Quan Thánh (từ trái sang)


Ở đây nói đến Tam Giáo Chủ, Tam Trấn và Ngũ chi Đại Đạo - có tất cả 9 danh vị, nhưng chỉ có 8 tượng. Nguyên do thế này :
- Tam Giáo Chủ : Lão Tử, Thích Ca, Khổng Tử
- Tam Trấn : Quan Âm, Lý Bạch, Quan Thánh - biểu tượng của (từ)BI - TRÍ - DŨNG của Tam Giáo
- Ngũ chi Đạo : Phật đạo (Thích Ca), Tiên đạo (Lý Bạch), Thánh đạo (Giêsu), Thần đạo (Khương Thái Cong và Nhơn đạo (Giáo Tông).
Giáo Tông là Giáo chủ Nhơn Đạo, tức là hàng cõi trần, chắc vì thế không có tượng Giáo Tông trên bức hoành

tunbo 08-02-2009 12:12 AM

Trên nóc Cung Đạo "vòm trời" đúc một hình bầu dục với những tia hào quang ngắn dài xen kẽ, bên trong hình bầu dục có chạm Huệ Nhãn - tượng trưng cho Thượng Đế, một khuôn mặt đàn ông - tượng trưng cho nhân loại, cùng với các hình thù khác - tín đồ Cao Đài giải thích rằng, đó là các công cụ, phương tiện để thực hiện thông công giữa con người và cõi thiêng liêng (Đức Thượng Đế truyền dạy cho con người qua Cơ bút)


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2765.jpg

Hình đúc trên trần, ở nóc Cung Đạo


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2773.jpg

Bên tay phải - từ phía Cửu Trùng Đài đi lại - có một cái lư và một quả chuông


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2770.jpg

Cái lư (chắc thế, cái này quên hỏi)


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2771.jpg

Quả chuông

tunbo 08-02-2009 02:26 PM

Phần trung tâm của Bát Quái Đài là nơi đặt quả Càn Khôn.Càn - Khôn là hai quẻ trong Kinh Dịch, tượng trưng cho Trời - Đất. Quả Càn Khôn tượng trưng cho vũ trụ của Thượng Đế.
Khu vực này nằm hướng Đông của Tòa Thánh.
Quả Càn Khôn đặt ở Bát Quái Đài có đường kính 3,3met, màu xanh da trời, được cẩn 3072 vì tinh tú, tượng trưng cho Tam thiên thế giới và Thất thập nhị địa. Ngay trên chòm sao Bắc Đẩu có vẽ Thiên Nhãn - Tài liệu nói thế này, mình mù tịt về khái niệm "Tam thiên thế giới" với lại "Thất thập nhị địa"


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2768.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2760.jpg

Bát Quái Đài - Quả Càn Khôn dường kính 3,3met đặt ở trung tâm Đài


Ngay trước quả Càn Khôn là bàn thờ, gọi là Thiên bàn
Trên Thiên bàn có đủ 12 phẩm vật:

- Thiên Nhãn

- 1 Thái Cực Đăng (ngọn đèn luôn luôn cháy tượng trưng cho linh hồn vũ trụ)

- Hai cây đèn ở hai bên tượng trưng cho lưỡng nghi (âm - dương)

- 1 bình hoa (tượng trưng cho TINH) và 1 dĩa trái cây

- 3 ly rượu (tượng trưng cho KHÍ)

- 1 tách trà (tượng trưng cho THẦN) và 1 tách nước lạnh (nước Âm Dương)

- 1 lư hương

Khi cúng sẽ đốt 5 cây nhang và cắm thành hai hàng: hàng trong 3 cây, hàng ngoài 2 cây. Năm cây nhang tượng trưng cho sự vận chuyển của ngũ hành để cho vũ trụ điều hòa, vạn vật sanh trưởng. Trong phép tu luyện, người tu phải qua 5 giai đoạn tu tập: Giới, Định, Huệ, Tri kiến và Giải thoát.

TINH, KHÍ, THẦN là ba vật báu của con người:

- Tinh : là xác thân do cha mẹ sinh ra, còn gọi là đệ nhất xác thân.

- Khí : là trí não của chúng ta, còn được gọi là đệ nhị xác thân hay là chơn thần, do Đức Phật Mẫu- Mẹ Thiêng liêng ban cho.

- Thần : là yếu tố Thiêng liêng, bất tiêu bất diệt, còn được gọi là đệ tam xác thân hay là chơn linh, do Đức Chí Tôn ban cho. Nhờ có chơn linh, con người mới hiểu biết, khôn ngoan hơn vạn vật.

Nếu Trời có ba báu là Nhựt, Nguyệt, Tinh; Đất có ba báu là Thủy, Hỏa, Phong thì người có Tinh, Khí, Thần.

Mỗi ngày lễ cúng được tổ chức ở bốn thời điểm: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Khi đó, tín đồ sẽ mặc áo dài toàn trắng, còn các chức sắc có đạo phục theo quy định trong Pháp Chánh Truyền

Lễ dâng rượu phải đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) và giờ Tý (12 giờ khuya) vì vào thời đó, ngươn khí của Trời Đất hưng vượng. Cúng vào giờ này, trí não ta được sáng suốt.

Lễ dâng trà phải vào thời Mẹo (6giờ sáng) và giờ Dậu (6g chiều) vì đó là thời điểm ngươn thần của Trời Đất hưng vượng. Cúng vào giờ này, thần người cúng dễ an tịnh.

Dưới quả Càn Khôn là bài vị các Đấng đã kể ở trên. Dưới nữa có một cái hầm đựng tro của các vị chức sắc lớn.

- Tài liệu trong "Tủ sách Đại Đạo"



http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2783.jpg

Bàn thờ phía trước quả Càn Khôn.


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2778.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2776.jpg

Quả Càn Khôn được đặt trên bệ gỗ hình bát giác, có chạm trổ 8 con rồng bạc tỏa ra 8 hướng

tunbo 08-02-2009 02:44 PM

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2782.jpg

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2767.jpg

Khác với Cửu Trùng Đài, các cây cột ở Bát Quái Đài cũng chạm rồng, nhưng rồng ở đây màu vàng


Suốt dọc hai bên vách Tòa Thánh, có các ô cửa :

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2795.jpg

Ở giữa là Thiên Nhãn trong khung tam giác, xung quanh là các tia hào quan tỏa ra, và ngoài cùng là hoa sen.

Ý nghĩa của khung cửa này được giải thích là

- Thiên Nhãn tương trưng cho Thái Cực
- Khung tam giác tượng trưng cho Tam giáo đồng nguyên
- Bụi sen ở trên và dưới tượng trưng cho Lương Nghi (Âm - Dương)
- Bốn trái sen hai bên tượng trưng cho Tứ Tượng
- Tám lá sen tượng trưng cho Bát Quái
- Mười hai ngó sen tượng trưng cho Thập nhị khai thiên

Đấy là tìm hiểu trên các tài liệu về Đạo như thế, chứ mình vẫn chưa đếm hết được những thứ đã nêu :teasing:

tunbo 08-02-2009 03:11 PM

Ý NGHĨA VIỆC THỜ THIÊN NHÃN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
(Theo tài liệu trong "Tủ sách Đại Dạo")

- Thờ Thiên Nhãn là thờ cái Tâm của con người. Tâm đây là lương tâm, chơn tâm, thiên tâm có sẵn trong chúng ta và giúp ta phân biệt phải trái, biết nhơn nghĩa đạo đức. Tâm Thánh nhân giữ không để vật dục chi phối. Tâm được trau giồi trong sáng sẽ có trực giác, giao tiếp được với cõi Thiêng Liêng vì Trời, Người đồng một Lý.

- Thờ Thiên Nhãn còn có ý nghĩa thờ khối Đại Linh Quang mà con người là một Tiểu Linh quang. Chơn linh hay thường được gọi là Linh hồn chính là khối ánh sáng bé nhỏ được chiết ra từ khối ánh sáng vĩ đại của Thượng Đế. Đức Chí Tôn đã giải thích ý nghĩa việc thờ Thiên Nhãn như sau:

Nhãn thị chủ tâm.

Lưỡng quang chủ tể

Quang thị Thần.

Thần thị Thiên

Thiên giả ngã giả

Dịch :
Con mắt làm chủ cái Tâm

Hai ánh sáng trong mắt là phần chủ tể

Ánh sáng ấy là Thần

Thần là Trời

Trời là ta vậy

- Việc thờ Thiên Nhãn còn có ý nghĩa trong việc luyện Đạo vì Thần có hiệp cùng Tinh, Khí thì mới có thể siêu phàm nhập Thánh. Người tu đoạt Pháp sẽ có thêm con mắt thứ ba gọi là Huệ Nhãn, thấy được cõi vô hình. Mở Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã hứa sẽ ‘‘hườn nguyên chơn thần các con đắc đạo’’

-Thờ Thiên Nhãn với con mắt mở tượng trưng Trời thấy và hiểu tất cả những gì con người làm và nghĩ. Vẽ con mắt trái vì bên trái thuộc Dương. Trời Dương, Đất Âm. Con mắt trái là hình thể hữu vi. Thiên Nhãn là cái lý màu nhiệm huyền bí thuộc lãnh vực siêu hình, biểu tượng sự sáng suốt tột cùng bao trùm cả Càn khôn vạn loại.

- Đạo Cao Đài có tôn chỉ qui Tam Giáo, hiệp Ngũ chi nên việc thờ Thiên Nhãn có tính đại đồng và chỉ thờ một con mắt vì số một là số khởi thủy của các số: Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sinh vạn vật. Thế nên, thần học Cao Đài là “nhất nguyên luận”.

tunbo 08-02-2009 10:43 PM

Điều đặc biệt, Đền Thánh được xây dựng trong những năm 30,40 của thế kỷ trước, không có máy móc, không có một vị kiến trúc sư hay kỹ sư nào cả, mà dưới sự chỉ dạy của các Đấng Thiêng liêng (qua Cơ bút), những người thợ xây dựng nghèo khó, ít học, nhưng cần cù và giàu đức tin, đã làm nên một công trình kiến trúc độc đáo, ẩn chứa nhiều điều màu nhiệm về bí pháp. Thời đó, họ đã biết sáng tạo ra beton cốt tre, làm được mái beton giả ngói với mái cong ba tầng. Ngoài ra, các cây cột được đắp hình rồng, sen khiến công trình không còn đơn điệu. Gió và ánh sáng cũng được chú ý để tràn ngập trong Đền sự thoáng mát, không lo đến sự ẩm thấp


Trong nội ô rộng lớn của Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh còn có rất nhiều các công trình kiến trúc khác, mà trong có hơn một giờ đồng hồ, mình không thể chụp đủ - thậm chí đến giờ đã quên mất khá nhiều tên các kiến trúc ấy, dù lúc đó có để ý ghi nhớ :teasing:.


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2692.jpg

CD trước Đền Thờ Phật Mẫu


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2695.jpg

Tunbo + hl2911 cùng cặp chiến mà tại cổng Đền thờ Phật mẫu (Hikari bấm máy)


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2693.jpg

Tunbo + Hikari (hl2911 bấm máy)


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2691.jpg

hl2911 + Hikari

(Hôm đó mình và hl2911 đi từ Saigon, bạn Hikari nhà ở Tây Ninh, làm hướng đạo và ... coi xe ở trước Đền Thánh luôn)

Đền thờ Phật Mẫu là nơi thờ Mẹ Thiêng liêng của nhân loại, cũng là nơi diễn ra Hội Yến Diêu Trì Cung vào rằm tháng Tám hàng năm (Mandalat bảo rằng, đây là Lễ Hội lớn, quan trọng nhất hàng năm của người Cao Đài)

tunbo 09-02-2009 10:37 PM

Thêm vài hình ảnh về nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh.

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2696.jpg

Con đường chạy ngang trước cửa Đền thờ Phật Mẫu, nhìn về phía Đền Thánh


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2697.jpg

Nhìn về phía ngược lại, xa xa là một cổng nội ô.

tunbo 09-02-2009 10:46 PM

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2698.jpg

Đối diện với Đền thờ Phật Mẫu, ở bên kia đường, là Bá Huê Viên, một khu vườn mênh mông với rất nhiều loại hoa (Bá Huê Viên : Vườn trăm hoa)


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2699.jpg

Kề bên cạnh khu Đền thờ Phật Mẫu, về hướng Đền thánh, là cơ quan Hộ Pháp Đường, trước cửa trên lầu có đặt bức tượng Đức Hộ Pháp mặc bộ tiểu lễ.

tunbo 09-02-2009 10:55 PM

Từ phía Hiệp Thiên Đài nhìn về phía Bát Quái Đài, bên tay phải, trông thấy ba tòa tháp, bên tay trái cũng có ba tòa tháp, ở vị trí lui lên giữa Cửu Trùng Đài hơn, so với ba tòa tháp bên phải.
Người ta bảo rằng, ba tòa tháp bên phải là Bửu tháp của 3 vị Đầu Sư phái Nam, còn bên trái là Bửu tháp của 3 vị Đầu Sư phái Nữ. Nhưng khi hỏi đến pháp danh các vị ấy, người ta lắc đầu.


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2711.jpg

Bửu tháp của ba vị Đầu Sư Nam phái


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2719.jpg

Bửu tháp của ba vị Đầu Sư Nữ phái.


http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2720.jpg

Hai vị chức sắc vừa hành lễ xong, đang đi sang sân Đại Đồng Xã

tunbo 09-02-2009 11:02 PM

Đặt thêm, cục gạch lấy đất, sau này có thêm ảnh sẽ post vào:teasing:

http://i203.photobucket.com/albums/a...2/IMG_2801.jpg

Chụp trong Tịnh Tâm Điện ở Hiệp Thiên Đài - đánh dấu ngày đến thăm Tòa Thánh Tây Ninh (28/1/2009, nhằm ngày mùng 3 Tết Kỷ Sửu)


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:11 AM.

Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.