Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Nam

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Cũ 16-10-2008, 02:20 PM
minhy's Avatar
minhy minhy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Member
Tìm tài liệu độ xe
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Bài gởi: 76
Thanks: 51
Thanked 21 Times in 7 Posts
Mặc định Re: Giai thoại về Công tử Bạc Liêu!

em thích nhất đoạn ở trên, hi'a hi'a... thanks anh hung_cattuong nhieu lém ạ
__________________
Nghèo ơi là nghèo nhưng vẫn đẹp chai ^_^
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Cũ 16-10-2008, 02:24 PM
roadmaster's Avatar
roadmaster roadmaster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 1.099
Thanks: 1.348
Thanked 749 Times in 267 Posts
Mặc định Re: Với công tử bạc liêu, Cường đô la chỉ là con muỗi

Trích:
Nguyên văn bởi Phuc-Phanrang75
Hy vọng rằng, trong số anh em chúng ta đây, ai cũng có cách nhìn cách nghĩ tích cực, không nên cổ xúy cho một thói hư, phản cảm.

Trân trọng.
Nói rất hay! Hoan hô, hoan hô, hoan hô....ôôôôôôôô!!!!!!! Bốp, bốp, chát.........hự:lol: :lol:
__________________
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui



To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Cũ 16-10-2008, 02:31 PM
kenvinnguyen kenvinnguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã lên hết cốt
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Bài gởi: 417
Thanks: 183
Thanked 349 Times in 118 Posts
Mặc định Re: Giai thoại về Công tử Bạc Liêu!

mỗi người có những niềm đam mê khác nhau, hoàn cảnh cũng khác nhau, nếu nếu niềm đam mê của mình không làm gì Sai Trái hoặc ảnh hưởng đến người khác là Ok rồi, theo ý kiến cá nhân mình không nên ý kiến về người khác như thế này thế kia, vì biết đâu trong hoàn cảnh ấy mình cũng như người ta thôi...

về niềm đam mê chơi xe, nếu mình có tiền, mình cũng sẽ mua xe xịn hoặc sang.. vì đó là niềm đam mê cá nhân tuy nhiên cũng đừng vì niềm đam mê quá mà làm những chuyện thái quá...giống như mình kết em Cê Đê của mình dzị..

chỉ là ý kiến cá nhân, các anh em nếu thấy mình sai thì góp ý với mình nhé,,
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Cũ 16-10-2008, 02:35 PM
cd50benly cd50benly vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe mất zin hoàn toàn
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 706
Thanks: 805
Thanked 239 Times in 107 Posts
Mặc định Re: Với công tử bạc liêu, Cường đô la chỉ là con muỗi

Đầu tiên là ko nên làm theo, mình có muốn làm theo cũng có được đâu anh, mình ko giàu như nó, nhưng nếu mình giàu và là con một được cưng chiều như nó thì chưa chắc mình đã có suy nghĩ như vầy mà biết đâu mình còn hơn thế nữa. :roll:
Chỉ biết tiêu xài thôi ư, chưa chắc đâu anh à, với cơ ngơi như vậy thì tụi nó làm ra khối tiền đấy chứ, chỉ là khi làm ra tiền thì chả khi nào nó cho mình biết đâu và cũng chẳng ai thèm quan tâm hay biết mấy chuyện này, giống như mấy đại gia mua xe vài triệu dollas thì mình nói họ khùng, thích chơi nổi nhưng mình thử nghĩ lại xem nếu trong hầu bao họ chỉ có đúng khoản tiền như vậy thì thử hỏi họ có dám bỏ hết ra để mua xe chạy chơi ko? :roll: Chắc là không rồi, anh em mình chỉ mới chơi CD thôi mà đôi khi muốn độ xe hay mua thêm một món phụ kiện nào đó mình còn phải đắn đo suy nghĩ và thậm chí là dọ giá nữa kìa, mặc dù là món đó nằm hoàn toàn trong khả năng của mình thì người ta cũng vậy thôi.
Mình nhìn và suy nghĩ tích cực là vì mình sinh ra trong hoàn cảnh khốn khó hơn nó, mình phải tự nuôi sống bản thân mình, sáng mở mắt ra là phải lo cơm áo gạo tiền nên mình nhìn cuộc sống theo hướng khác, chứ như anh là nó thì anh có đảm bảo là sẽ suy nghĩ như bây giờ không???
8O 8O 8O
__________________
Ba năm dụ dổ không bằng một tiếng nổ CD .
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Cũ 16-10-2008, 02:50 PM
minhy's Avatar
minhy minhy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Member
Tìm tài liệu độ xe
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Bài gởi: 76
Thanks: 51
Thanked 21 Times in 7 Posts
Mặc định Re: Với công tử bạc liêu, Cường đô la chỉ là con muỗi

Trích:
Nguyên văn bởi cd50benly
Trích:
Nguyên văn bởi minhy
Trích:
Nguyên văn bởi gauden
Hây dà, đọc mãi chã thấy Cường Đô la hay con muỗi nào hết! Pác này chắc làm copywriter giỏi lém đây! Thông tin rất bổ ích, cảm ơn pác!
hihi dạ em chỉ tìm hiểu về Công tử bạc Liêu (Hắc công tử) thui anh hihihi... dạ thể theo lời bình, lúc rãnh em sẽ post bài về Cường dollar hé hé.... (vì pic nhiều wé)
Là dân MT sao ko tìm hiểu về Bạch Công Tử hả?hả?hả? Làm vậy thì được gì hả?hả?hả? Sao ko tự hào là MT mình cũng có dân chơi có số má hả?hả?
:lol: :lol: :lol:
dạ có ngay 1 topic nói zìa Bạch Công Tử liền anh Zĩnh ui
__________________
Nghèo ơi là nghèo nhưng vẫn đẹp chai ^_^
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #16  
Cũ 16-10-2008, 03:41 PM
minhy's Avatar
minhy minhy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Member
Tìm tài liệu độ xe
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Bài gởi: 76
Thanks: 51
Thanked 21 Times in 7 Posts
Mặc định Bạch Công Tử

Bạch công tử



Bạch công tử là một tay chơi nổi tiếng ở miền Nam những năm của thập niên 1920, 1930. Cùng với Hắc công tử, tức Công tử Bạc Liêu, Bạch công tử để lại nhiều giai thoại về ăn chơi hoang phí. Bạch công tử còn là người có rất nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương ở miền Nam khi đó. Ông là chồng của nghệ sĩ nhân dân Phùng Há.

Bạch công tử tên thật là Lê Công Phước, còn thường gọi George Phước. Tên Bạch công tử là để phân biệt với Công tử Bạc Liêu Ba Huy, vì có nước da đen nên được gọi Hắc công tử. George Phước là con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng[1], người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho xưa, nay thuộc phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Theo các tài liệu còn ghi lại thì Đốc phủ Sủng là người gốc miền Trung, khoảng thập niên 1880 vào làm quận trưởng Châu Thành, sau làm quận trưởng Chợ Gạo và định cư tại đây. Là một trong những người có thế lực trong vùng thời bấy giờ, Đốc phủ Sủng từng đại diện cho tỉnh Mỹ Tho đi dự hội chợ bên Pháp và cũng nhờ vậy Bạch Công tử được đi du học tại Pháp vào năm 1909. Điều nầy trong Điếu Cổ Hạ Kim thi tập in năm 1909 có nhắc tới.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì gia đình Đốc phủ Sủng không giàu. Ông Sủng có nhiều vợ, trong đó có bà Đào Thị Linh là người ở Chợ Cũ, Mỹ Tho, có quốc tịch Pháp. Hai người kết hôn chính thức có hôn thú, nhưng nửa chửng thì chia tay nhau. Thời gian sau, khi bà Linh bị bệnh lao (bấy giờ là bệnh nan y) thì không hiểu lý do gì hai người tái hợp và kết hôn lại. Sau đó Đốc phủ Sủng thuê một căn phố ở Sài Gòn để nuôi bà Linh. Sau khi bà Linh chết khi còn rất trẻ và để lại một gia tài lớn cho cha con ông Sủng. Theo Điếu Cổ Hạ Kim thi tập năm 1915 của Nguyễn Liên Phong thì đám tang bà Linh bấy giờ được tổ chức khá ầm ĩ, có lính Tây đem dàn nhạc tới đưa tiễn.


Gánh hát Phước Cương và Huỳnh Kỳ

Vốn là người rất mê cải lương, trong thời gian ở Pháp George Phước từng học về ngành sân khấu. Về nước, George Phước cùng ông Nguyễn Ngọc Cương lập gánh hát Phước Cương (tên ghép của hai người). Gánh gát quy tụ được rất nhiều đào kép nổi tiếng thời bấy giờ như Năm Phỉ, Tám Danh, Tám Mẹo... Nhưng chỉ một năm sau George Phước tách ra và lập gánh Huỳnh Kỳ với sự tham gia của Phùng Há, Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne... Theo nhiều tài liệu ghi lại thì đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng lục tỉnh Nam kỳ. Và cô đào nổi tiếng nhất Bảy Phùng Há chính là vợ của Bạch công tử.

Trong thời gian đó, George Phước cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ, bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên. Đến khi George Phước sạt nghiệp thì cả ngôi nhà và rạp hát đều bán lại cho ông Lê Ngọc Chiếu, một người giàu có ở vùng Chợ Gạo và rạp hát sau đó được đổi tên thành rạp Lê Ngọc. Khoảng năm 1963, ông Chiếu bán lại rạp hát cho người khác và đổi tên thành rạp Viễn Trường, đến thập niên 1980 lại được đổi tên thành rạp Mỹ Tho. Rạp hát hiện vẫn còn trên đường Đinh Bộ Lĩnh, thành phố Mỹ Tho. Còn ngôi nhà sau năm 1975 được sử dụng làm trụ sở UBND phường 3, hiện nay là trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin và Thể thao Mỹ Tho.


Nhà của Bạch công tử


Rạp hát Huỳnh Kỳ (hay rạp hát Mỹ Tho) được xây dựng kế bên nhà của Bạch công từ (nhưng hiện nay rạp hát đã bị phá dỡ và làm Nhà Sách)

Bạch Công tử đã tiêu tốn rất nhiều tiền vì sự nghiệp cải lương. Thời đó những gánh hát khác đều đi bằng ghe chèo thì Bạch Công tử lại sắm một lúc tới 3 chiếc ghe có gắn máy dùng để chở đào kép đi lưu diễn và được trang bị như là du thuyền. Theo mô tả thì chiếc đi đầu chở Bạch Công tử và Phùng Há, có lầu, phía trước có cột cờ và treo cờ vàng, biểu tượng của gánh Huỳnh Kỳ. Đào kép thì đi trên chiếc ghe thứ hai, được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh... Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng. Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền sở tại. Sau đó thì hát bản Đoàn ca, cờ vàng được kéo lên và Bạch Công tử lấy súng lục ra đưa lên trời nổ liền mấy phát. Sau đó, trong lúc đào kép lo chuẩn bị cho đêm diễn thì đội bóng thi đấu giao hữu với đội bóng của địa phương, với mục đích thu hút khán giả tối đi xem hát. Và cho dù thắng hay thua, đội bạn cũng được chiêu đãi và mời xem hát. Nhờ lưu diễn bằng ghe nên thời đó dù ở những vùng chợ quê xa xôi như Vĩnh Kim, Ba Dừa, Cái Thia... đều có gánh hát tới. Được biết trong hồi ký của nghệ sĩ Ba Vân cũng có nhắc tới việc này. Ông xem Bạch Công tử như là người ơn, vì đã có công đóng góp, tạo điều kiện cho sân khấu cải lương phát triển.

Vở tuồng ăn khách nhất của gánh Huỳnh Kỳ là Giọt máu chung tình, do Năm Thiên đóng vai Võ Đông Sơ và Phùng Há vai Bạch Thu Hà. Mỗi lần gánh hát dời đi nơi khác, Bạch Công tử lại cho kéo cờ vàng, đốt pháo và rút súng lục ra bắn. Khán giả thì đứng chen trên bờ vẫy tay chào. Không chỉ để lại dấu ấn trong lòng người dân miền sông nước, gánh Huỳnh Kỳ của Bạch Công tử còn thu hút được khán giả Sài Gòn. Trong hồi ký Nổi trôi trong ánh đèn màu, nghệ sĩ Bảy Nhiêu đã viết: "Đến 3 giờ chiều thì vé các hạng của gánh Huỳnh Kỳ đều hết. Nhiều người thất vọng đón buổi tối để mua cho được vé đêm mai". Đến năm 1930, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống người dân hết sức khó khăn, nhiều gánh cải lương buộc phải giải tán, trong đó có gánh Huỳnh Kỳ. Khoảng 5 năm sau, Bạch Công tử cho tái lập lại nhưng không gây được tiếng vang. Vì vậy ông cho giải thể, chấm dứt sự nghiệp theo cải lương.


Cuối đời

Lúc còn hưng thịnh, Bạch công tử từng tuyên bố ông sẽ không bao giờ nhờ vả người khác. Nếu có sạt nghiệp thì ông sẽ lái xe hơi ra Vũng Tàu và chạy thẳng xuống biển để kết liễu cuộc đời. Nhiều người cho rằng gọi là "ăn chơi" nhưng thực ra Bạch Công tử cũng chỉ lo cho gánh hát. Mặc dù vậy ông cùng với Công tử Bạc Liêu để lại khá nhiều giai thoại. Và trong giai đoạn đó, những người như Bạch Công tử, như thầy Năm Tú (người nhập cảng linh kiện từ Pháp về tổ chức lắp ráp và kinh doanh máy hát đĩa thời đó) đã có công trong việc phát triển cải lương ở Nam bộ. Vương Hồng Sển, trong hồi ký 50 năm mê hát của mình cũng viết: "Tôi có nhiều cảm tình riêng đối với Cậu Tư".

Sau khi chia tay với Phùng Há, Bạch công từ ngày càng lún sâu vào nghiện ngập. Tài sản lần lượt bán hết, người ta thấy ông lang thang ở vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn, thành phố Hồ Chí Minh). Mặc cho cơn nghiện và đói khát hành hạ, ông không hề ngửa tay xin xỏ hay nhờ vả ai.

Sau đó ông được một người thân mang về chăm sóc. Đó là ông Nguyễn Ngọc Phi[2], một điền chủ đất ở chợ gạo, con trai một người bạn thân của ông Lê Công Sủng, bố của Bạch công tử.

Cuối năm 1949, Nguyễn Ngọc Phi đưa Bạch công tử về về chăm sóc tại gia đình ông ở thị trấn Chợ Gạo. Nhưng vì hậu quả của nghiện ngập, Bạch công tứ mất đầu năm 1950.

Theo ông Trương Ngọc Tường thì sau khi đã thành danh, nữ nghệ sĩ Phùng Há nhớ lại những người từng là ân nhân trước đây như thầy tuồng, đạo diễn, bà đã bỏ tiền ra xây mồ mả cho nhiều người. Trong đó có việc cải táng mộ Đốc phủ Lê Công Sủng và 2 người con của bà với Bạch Công tử đưa về Sài Gòn. Riêng mộ Bạch Công tử thì vẫn còn tại Chợ Gạo.

Nguồn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1 ... t%E1%BB%AD


Đi tìm mộ Bạch công tử và chuyện người giữ mộ



Trong quá trình sưu tầm tư liệu cho công trình nghiên cứu “Lịch sử cải lương Nam bộ 80 năm”, (Đã in thành sách - NXB Trẻ 2003) tôi đã may mắn được NSND Phùng Há cho biết về nơi an nghỉ của Bạch công tử- một trong số hai người nổi tiếng Nam kỳ Lục tỉnh những năm 1920 về sự giàu có và lối sống xa hoa. Đây cũng là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực phát triển cải lương- một loại hình ca kịch mới lạ nhưng nhanh chóng chinh phục được mọi tầng lớp khán giả thời bấy giờ.


NHỮNG NĂM CUỐI ĐỜI


Bạch công tử tên thật là Lê Công Phước, là con trai thứ tư của ông Lê Công Sũng - quan đốc phủ tỉnh Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Do nước da trắng, ông được đặt mỹ danh là Bạch công tử để phân biệt với Hắc công tử con hội đồng Trạch ở Bạc Liêu.

Lúc còn hưng thịnh, Bạch công tử đã từng tuyên bố sẽ không bao giờ nhờ vả người khác, nếu lỡ có sạt nghiệp thì ông sẽ lái xe hơi ra Vũng Tàu và chạy thẳng xuống biển để kết liễu cuộc đời, nhưng đoạn cuối cuộc đời của Bạch công tử không đơn giản như ông đã tuyên bố. Theo sự chỉ dẫn của Nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há, tôi tìm về huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang), đứng trước mộ Bạch công tử để tưởng niệm ông và nghe kể về đoạn cuối của một đời người có một thời xa hoa lừng lẫy.

Sau khi chia tay với nghệ sĩ Phùng Há, Bạch công tử ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập. Tài sản lần lượt ra đi, xe hơi cũng bán nên ông không thực hiện được ý định tự trầm ở biển Vũng Tàu. Người ta thấy ông lang thang ở vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn- TPHCM). Mặc cho cơn nghiện và đói khát làm tình làm tội, ông không hề ngửa tay xin hoặc nhờ vả ai. Sau đó, Bạch công tử được một người thân mang về chăm sóc. Người đó là Nguyễn Hoàng Phi, sinh năm 1907 là một điền chủ đất Chợ Gạo (trước 1975) nên bà con trong vùng gọi ông là “Chủ Hoàng”. Ông Hoàng Phi là con của huyện Chung (Nguyễn Huỳnh Chung), là bạn thân của đốc phủ sứ Lê Công (cha của Bạch Công tử), ông Phi nhỏ hơn ông Phước khoảng 10 tuổi. Vốn tình thâm giao giữa hai gia đình quan chức, ông huyện Chung gởi ông Phi cho ông Phước để kết thành huynh đệ. Lúc hưng thời, ông Phước giúp ông Phi để có uy quyền của một điền chủ, nên khi nghe ông Phước sa cơ thất thế ông Phi liền tìm ông Phước xin được hoàn ân.

Cuối năm 1949, ông Phi rước ông Phước về chăm sóc trong gia đình ông ở thị trấn Chợ Gạo. Vì hậu quả của việc hút sách nên ông Phước đã chết ngay trong nhà ông Hoàng Phi vào đầu năm 1950 (nay là cơ quan Huyện ủy Chợ Gạo).

Qua thị trấn Chợ Gạo về hướng Gò Công khoảng 1km, có một con đường với hàng me cổ thụ, do ông Chủ Hoàng trồng hồi Pháp thuộc nên con đường này có tên Hoàng Phi. Đầu đường Hoàng Phi được nối liền từ tỉnh lộ Mỹ Tho - Gò Công. Mộ Bạch công tử nằm trong một vườn dừa rợp mát thuộc ấp Thạnh Khiết, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo. Sau 3 lần tới lui tìm tư liệu, tôi đã được ông Nguyễn Hoàng Lũy, sinh năm 1926 (con trai thứ ba của ông Hoàng Phi) người gìn giữ ngôi mộ của Bạch Công tử hơn 50 năm qua tiếp đón nhiệt tình và cung cấp thông tin.

Ông Lũy vẫn còn nhớ rõ, sau gần một tháng phát bệnh, ông Tư Phước chết trong một buổi chiều. Ngày ông qua đời, ông Hoàng Phi vẫn còn khỏe mạnh và gia đình ông vẫn còn giàu có.

CUỘC GẶP GỠ GIỮA NSND PHÙNG HÁ VÀ NGƯỜI GIỮ MỘ

Ông Lũy cho biết, vào năm 1999, có một lần NSND Phùng Há đến gia đình ông tìm mộ Bạch công tử. Theo NSND Phùng Há thì đây cũng là nguyện ước cuối đời bà đối với người chồng đã quá cố. Trước đây, vì hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, bà lại có quá nhiều công việc với xã hội, nên đến năm 90 tuổi bà mới thực hiện được ý nguyện riêng mình.


NSND Phùng Há đặt vấn đề cho bà lấy hài cốt của Bạch công tử đem thiêu lấy tro đem về chùa Nghệ Sĩ là chùa Nhựt Quang ở Gò Vấp, TPHCM, nơi NSND Phùng Há làm Chủ tịch Hội đồng quản trị từ nhiều năm nay để thờ. Ngày trước, NSND Phùng Há cũng đã tìm bốc mộ ông bà đốc phủ Sũng (khi bà về làm vợ Bạch công tử thì cha mẹ chồng đều đã qua đời) và hai con của bà với Bạch công tử (người con trai lớn tên Paul Lộc và cô con gái tên Suzane Lý đã mất trước khi Bạch công tử mất) gởi vào chùa Huỳnh Kim (gần chùa Nghệ Sĩ bây giờ). Khi biết ý định của NSND Phùng Há, ông Lũy không đồng ý vì theo lời ông: “Nếu bà bốc mộ lấy cốt ông Tư Phước về an táng có nơi chốn đàng hoàng và xây mộ mới thì tôi sẵn lòng chấp thuận, còn bà định hỏa táng thì tôi không bằng lòng. Bởi vì, hỏa táng là hết không còn dấu tích gì của Bạch công tử nữa”. Ông Lũy còn cho biết thêm, Bạch công tử hiện còn một người con gái riêng (với một nữ nghệ sĩ cải lương khác đã qua đời) tên là Lili đang sống ở Pháp. Lúc Bạch công tử chết cô Lili 14 tuổi, có về để tang và đưa Bạch công tử đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nếu Lili có về tìm mộ cha thì e rằng ông khó ăn nói với cô.

TÂM TÌNH NGƯỜI GIỮ MỘ

Hôm ấy là một ngày đầu xuân, sau một lúc trò chuyện trong nhà, ông Lũy đưa tôi ra vườn thăm mộ Bạch công tử. Khi ấy mặt trời đã ngả về chiều, nắng xuân vẫn dịu dàng ấm áp, pha chút lạnh của đông còn sót lại trên rừng dừa Thạnh Thủy. Những giọt nắng vàng nhạt mong manh xuyên qua kẽ lá, rơi xuống ngôi mộ một người đã có thời “ngang dọc “ để lại nhiều giai thoại về một công tử miệt đồng bằng Nam bộ trù phú.

Trước nấm mồ bằng đất không bia, ông Lũy bùi ngùi nói “Đây là ngôi mộ của Bạch công tử”. Ngôi mộ ông đã nặng lòng gìn giữ bấy lâu nằm trên nền đất cao giữa vườn dừa rợp mát và êm ả. Sau một chốc hồi tưởng về quá khứ, ông Lũy nói tiếp. “Lúc Bạch công tử chết, gia đình tôi còn khá giả, dự định sẽ xây mộ đàng hoàng cho ông, nhưng vật tư lúc đó vận chuyển về quê rất khó khăn, rồi sau đó chiến tranh kéo dài đến năm 1975, mà vùng này hồi đó bất an ninh nữa. Từ sau giải phóng đến nay, kinh tế gia đình không còn như trước nên chưa có điều kiện xây mộ đá cho ông Tư. Lúc chiến tranh thì tôi chạy đi chạy về để thăm mộ và tảo mộ, từ năm 1975 tôi về ở hẳn đây sinh sống và hương khói cho mộ phần của ông Tư đến nay”. Ông còn nói thêm, ngày trước ông Hoàng Phi có lập bàn thờ riêng để thờ Bạch công tử trong nhà, khi cụ Hoàng Phi qua đời, ông Lũy thờ chung Bạch công tử và ông Hoàng Phi như lúc sinh thời hai ông kết thành huynh đệ vậy. Từ lúc Bạch công tử quá cố cho đến nay đã hơn 50 năm, năm nào gia đình ông Lũy cũng đều tổ chức cúng giỗ vào ngày 14 tháng tư âm lịch.

Ngày xưa, tình thâm giao giữa hai gia tộc - đốc phủ Sũng với huyện Chung, Bạch công tử với Hoàng Phi, là con cháu phải có bổn phận gìn giữ mồ mả của người xưa. Gìn giữ mộ Bạch công tử cũng nhằm để răn dạy con cháu đời sau: Một, từng là một vương tôn công tử, sinh ra trong dòng quý tộc giàu sang, ăn chơi phung phí không để hậu về sau, khi sa cơ thất thế trắng tay và lúc nhắm mắt cũng không còn gì cả... Hai, là sống ở đời đừng ích kỷ nhỏ nhoi, keo kiệt... Chết rồi cũng không có nghĩa gì.

Nguồn từ http://www.saigongate.com/forumasp/topi ... IC_ID=5002
http://www.cailuongvietnam.com/modules. ... t&sid=1341

úi chùi ui cái tít tò nghe hấp dẫn thiệt, em thanks anh acmin nhieu lém ^^

hic em tìm mãi hem coá ra cái hình của Bach công tử, hic buồn wé
__________________
Nghèo ơi là nghèo nhưng vẫn đẹp chai ^_^

thay đổi nội dung bởi: khoaton, 24-04-2009 lúc 12:45 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề giống nhau
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Công nghệ biến heo nái thành... heo rừng wonghong Xả xúp pắp 22 12-11-2008 03:57 PM
Mối tình nghệ sĩ Phùng Há và Bạch Công Tử minhy Xả xúp pắp 0 18-10-2008 08:28 AM
Công tác chụp hình ntv77 Sinh Nhật Hoangtuden 1 12 04-07-2008 04:53 PM
Chúc mừng Công Chúa Ác ra đời. mydalat Gia Đình HTĐ 30 08-05-2008 10:07 AM


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:06 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.