Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Trung

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #41  
Cũ 10-01-2009, 01:17 PM
sonbenly's Avatar
sonbenly sonbenly vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 1.983
Thanks: 2.024
Thanked 20.467 Times in 1.456 Posts
Mặc định

lão Khọm này bị thương mà còn "lẻn trốn" về sớm để làm phóng sự này, quả là bái phục, tiếp đi anh Nam ơi...
__________________
Trời....ký nhầm...
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #42  
Cũ 11-01-2009, 08:37 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Vòng ra ngoài tháp. Ngay khi lên gần hết những bậc thang xi-măng dài ngoằng, đã nhìn thấy một "cây" linga bằng đá được trồng trên một cái bệ nhỏ ở cạnh tháp. (trông như là được làm bằng beton)






Khác với tháp Poklong GiaRai, ở đây có hẳn một linga được đặt bên ngoài tháp, ngay cạnh lối bậc thang lên tháp.


Ở phía Nam ngọn tháp, theo lời kể của ông Lượng, trước kia cũng có một ngôi tháp nhỏ, là nơi mỗi khi dịp lễ, người ta chuẩn bị đồ cúng tế ở đó để đưa sang tháp chính. Nhưng đấy là chuyện ngày xưa.




Giờ đây nó chỉ còn dấu tích là bức tường rêu phong thế này




Chỗ khuyết của bức tường cổ này, ngày trước là cửa của tòa tháp phụ




Phía Tây - sau lưng ngôi tháp, có cái này. Ban đầu mình không biết là cái gì, hỏi ong già trông tháp, được nghe nói, đó là ngôi mộ - hoặc là cái gì đó tương tự, mình thấy ông ta vẫn đi đến và đứng lên nó - của một cặp vợ chồng ngày trước chuyên lo hương hoa trong tháp.(Tục lệ người Chăm khi chết là thiêu xác, cho nên gọi là mộ, mình cũng thấy khó hiểu)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Phuc-Phanrang75 (12-01-2009), Tuanrocker (12-01-2009), mandalat (11-01-2009), wonghong (12-01-2009)
  #43  
Cũ 11-01-2009, 10:02 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Lại quay vào trong tháp, với những truyền thuyết về vua Pô Romé.




Tượng vua Pô Romé trong tháp. Đây là bức tượng được tạc bằng đá (dù trông qua, có cảm giác không giống đá lắm), tạc nổi trên tấm bia phía sau. Bức tượng hình người đang ngồi, có 8 tay. Hai tay "chính" để trên bụng, 6 cánh tay kia giơ lên, mỗi tay cầm một thứ đồ vật : dao găm, đinh ba, bông sem, cây kiếm, cái chén, cái lược. Đầu tượng đội vương miện hình ống, cổ đeo nhiều vòng, tai đeo bông và cổ tay đeo lắc, xuyến. Tấm bia phía sau có chạm trổ nhiều hình khá tinh vi. Vua Pô Romé được người Chăm thờ như một vị thần linh.
Thế kỷ XIV, vua Chiêm Thành khi đó là Chế Mân, đã có một cuộc hôn nhân với nàng dâu Đại Việt (công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần Nhân Tông), mà sính lễ là miền đất hai châu Ô, Rí (khúc Quảng Trị, Thừa Thiên). Đến cuối thế kỷ XVI, vua Pô Romé cũng có một cuộc hôn nhân với nàng dâu Việt : công chúa Ngọc Khoa, con gái chúa Nguyễn.
(Mới đây, báo Tuổi Trẻ có đăng loạt bài viết về Các Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, cũng có đề cập tới việc này, nhưng là gả công chúa cho quốc vương Chân Lạp (chỗ này phải đọc lại Sử, hình như Chân Lạp với Chiêm Thành không phải là một) nhưng trong bài viết ấy, tác giả đang nghi ngờ tên của nàng công chúa ấy, giữ Ngọc Khoa và Ngọc Vạn, vì những sử liệu để ra chưa rõ ràng là ai - nhưng mình nghe theo lời kể của người Chăm là Ngọc Khoa, nên cứ tạm coi như thế vậy. Link bài báo đó đây :
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...1&ChannelID=89)


Pô Romé là vị vua cuối cùng của triều đại Chiêm Thành, ông sau này đã để mất nước về tay Chúa Nguyễn, tuy nhiên ông vẫn được dân Chăm thờ như một vị thần, thậm chí là một vị thần khá nổi tiếng. Sau đây là truyền thuyết về Vua Pô Romé và việc ông làm mất nước :

Tương truyền, Pô Romé là con của một cô gái đồng trinh, tự nhiên thụ thai mà sinh ra ông. Lớn lên Pô Romé thường bị bọn trẻ đồng lứa chế nhạo là con hoang, nên đã cùng mẹ nhiều lần di chuyển chỗ ở, cuối cùng làm mục đồng cho vua Mưh Ta Ha và sống tại làng Boh Mơ Thuh, xứ Phan Rang. Pô Romé chăn trâu cho vua, chàng có tài bắn cung rất giỏi, và càng ngày càng trưởng thành.
Khi vua đã già, tính chuyện nhường ngôi, một hôm, nghe tiếng Pô Romé đuổi chó dưới nhà bếp, vị trưởng chiêm tinh của hoàng tộc bèn kêu lên :"Tiếng nói của vua tương lai nước Chiêm Thành đó". Sau khi vời Pô Romé đến xem tướng mạo chàng, vị tiên tri đó tâu vua nên nuôi dưỡng chàng tử tế. Vua Mưh Ta Ha đã nghe lời khuyên, và còn đen con gái là công chúa Bia Thanh Chih gả cho chàng, rồi truyền ngôi cho chàng vào năm 1627. Pô Romé lên ngôi, đóng đô Krong Laa tại làng Palei Bacon, cạnh con sông Krong Binh - nay còn di tích ở thôn Chung Mỹ, gần ga Hòa Trinh.
Tuy nhiên, hoang hậu Bia Thanh Chih hiêm muộn, vua phải đi tìm thuốc chữa cho hậu để kiếm người con nối ngôi, trên hành trình tìm thuốc, vua đã cưới một người con gái Rhade làm vợ, đó là bà Bia Thanh Chanh, sinh được mấy người toàn con gái.

Cùng thời đó, chúa ĐÀng Trong của Đại Việt là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (chúa thứ hai ở Đàng Trong, con của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng). Biết Pô Romé hiếu sắc và chưa có hoàng tử, Sãi Vương bèn dùng mỹ nhân kế mưu cầu đại sự cho nước. Ông tìm cách quan hệ, gả con gái là công chúa Ngọc Khoa cho Pô Romé, gọi là bà Bia Út.

Ở được với nhà vua ít lâu, Bia Út biết được rằng vương quốc Chiêm Thành tồn tại được lâu dài là nhờ có cây thần Krêk trong hoàng cung che chở. Nàng bèn tìm cách mật báo cho Chúa Nguyễn lúc đó là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần biết.

Với kế hoạch vạch sẵn, Bia Út vờ ngã bệnh, nhà vua lo lắng với khắp các thầy thuốc về chữa cho nàng, nhưng ai đến xem mạch cũng không tìm ra bệnh gì, còn Bia Út cứ kêu rên thảm thiết. Vua rất nóng ruột lo lắng. Chộp lấy cơ hội, Bia Út đổ tội cho cây Krêk cố tình hại nàng. Vua cho mời các bà bóng - một dạng chức sắc tôn giáo - vào hỏi ý kiến. Các bà bóng đã bị mua chuộc, bèn adua rằng, bệnh của hoàng hậu là do cây Krêk. Chỉ có các nhà chiêm tinh can ngăn vua. Nhưng vua quá si mê nàng Bia Út, nên vẫn nhất định lệnh chặt cây Krêk. Quân lính chặt ba ngay không xong, vì cứ chặt vào, cây lại liền lại như cũ.Vua nổi giận bèn tự tay cầm búa chặt cây. Vua chặt vào thân cây ba nhát, máu từ thân cây xối ra, cây chết.

Cây thần Krêk bị hạ, Bia Út liền khỏi bệnh, tươi cười như hoa. Bà mật báo cho Chúa Nguyễn biết tin và lập kế thoát về. Ít lâu sau, Pô Romé nhận được thư Chúa Nguyễn báo tin hoàng hậu ngã bệnh, yêu cầu vua Chàm và công chúa (tức Bia Út) về thăm. Nếu nhà vua bận quốc sự, thì để công chúa về một mình cũng được. Pô Romé trúng kế, để Bia Út về nước một mình.

Chẳng bao lâu, vua Pô Romé nhận được tin cấp báo, có một cánh quân Chúa Nguyễn theo đường biển tiến đánh Chiêm Thành, vua mang quân cự địch và giành chiến thắng, nhưng ít lâu sau, địch lại tấn công, lần này Pô Romé thất trận và bị quân Chúa Nguyễn bắt bỏ cũi, giải về Huế. Một người con gái của Vua là bà Pô Mui bèn đứng ra đốc thúc quân Chàm rượt theo đoàn tù xa để thương lượng. Tướng của Chúa Nguyễn bèn giết Pô Romé và trả lại xác nhà vua cho Pô Mui đem về hỏa thiêu theo tập tục, đó là năm 1651 dương lịch. Cái chết của Pô Romé đã chấm dứt một triều đại, và sau đó là chấm dứt luôn một quốc gia, vị sự đam mê mù quáng của nhà vua. Tuy nhiên, Pô Romé - đối với dân Chàm - vẫn có công đã làm cho vương quốc Chiêm Thành một thời hưng thịnh, nên vẫn được dân chúng thờ ngay trong ngôi tháp do ông xây nên, và nó mang luôn tên ông từ đó.

Lược kể theo truyền thuyết Chăm

Còn số phân các bà vợ của Pô Romé sau khi nhà vua chêt?
Bà hoàng hậu người Rhade là Bia Thanh Chanh đã nhảy vào lửa chết theo chồng, nên đã được thờ ngay trong tháp cùng ông - bức tượng đá trắng hơi lui phía sau tượng Pô Romé là tượng thờ bà Bia Thanh Chanh người Rhade.

Còn bà hoàng hậu Bia Thanh Chih, vì không chịu nhảy vào giàn lửa chết theo nhà vua nên không được thờ trong tháp, mà được thờ phía sau tháp.
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 11-01-2009 lúc 10:58 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Phuc-Phanrang75 (12-01-2009), mandalat (11-01-2009), mobinam (11-01-2009), thehuy (12-01-2009), wonghong (12-01-2009)
  #44  
Cũ 11-01-2009, 11:12 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định





Ngôi nhà này nằm phía Tây Nam tòa tháp, bên cạnh "ngôi mộ" mà ông Lượng nói.



Nhìn ảnh này, có thể thấy chắc rằng, nó được xây dựng vào năm 1962


Ban đầu, thấy căn nhà nhỏ bé nằm hoang vu sau lưng tòa tháp, cửa khóa kín im ỉm, mình hỏi, ông Lượng kể : Đó chính là nơi thờ bà hoàng hậu người Chăm, bà Bia Thanh Chih - bà hoàng hậu đã không chịu nhảy vào giàn thiêu sau khi vua Pô Romé chết. Trước đây, không có ngôi nhà, người ta "thờ" bà giữa trời đất mưa gió dãi dầu, tới năm 1962, người ta mới gom góp xây dựng căn nhà để thờ cúng nhang khói cho bà.




Người coi tháp mở cửa nơi thờ bà hoàng hâu Bia Thanh Chih




Bên trong căn phòng thờ.Bức tượng thờ chính là tượng hoàng hậu người Chàm Bia Thanh Chih

Còn bà hoàng người Việt - Bia Út - theo lời người canh tháp, ngày trước bà được thờ tại một địa điểm canhcs tháp chừng 7-8km, sau thấy hoang lạnh, người ta đã chuyển (tượng?) bà về thờ ngoài Đà Nẵng.
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 12-01-2009 lúc 02:19 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Phuc-Phanrang75 (12-01-2009), Tuanrocker (12-01-2009), khoaton (12-01-2009), mobinam (11-01-2009), wonghong (12-01-2009)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề giống nhau
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Cưỡi ngựa sắt lên vùng cao khoaton Tùy bút 0 10-01-2008 09:57 AM


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:19 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.