Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > THÔNG TIN CHUNG > Hoạt động xã hội

Chú ý

Hoạt động xã hội Thông tin hoạt động xã hội, ủy lạc

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Bài tiếp Next
  #1  
Cũ 23-02-2011, 09:43 AM
Tuanrocker's Avatar
Tuanrocker Tuanrocker vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Super Moderator
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: TW2
Bài gởi: 1.220
Thanks: 5.072
Thanked 4.584 Times in 712 Posts
Biến số xe: 51T4 - 7364
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Tuanrocker
Mặc định Cái chết của 'cụ Rùa' trong đền Ngọc Sơn.

Đọc lại bài này mà thấy đau lòng ! Cách đối xữ với thiên nhiên, môi trường xung quanh như thế thì xứng đáng nhận những điều ngược lại từ thiên nhiên thôi, đừng hỏi tại sao thiên nhiên lại bạc đãi với con người.

Với những việc nhỏ ACE HTD đang thực hiện khi đi tour nhằm bảo vệ mội trường xung quanh nơi mình đến, có thái độ tích cực với môi trường sống của chúng ta thì hy vọng tính cộng đồng của "nó" sẽ được nhân rộng hơn nữa cùng với các tổ chức bảo vệ môi trường khác để con em chúng ta có một môi trường sống tốt hơn ở mức có thể.
Dẫu biết một cánh én không làm nên mùa xuân, nhưng hãy cứ hành động bằng những gì mình có thể, tại sao không !?

-------------------------------------------------

Cụ rùa ngự trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn, Hà Nội, là một trong bốn cụ từng sống ở hồ Gươm. Cách đây hơn bốn mươi năm, cụ qua đời trong một sự kiện đầy sóng gió.

Giáo sư Hà Đình Đức, nhà động vật học từng có khoảng 20 năm nghiên cứu về rùa ở hồ Gươm, kể lại câu chuyện về cái chết của cụ. Ông cũng cảnh báo rằng nếu cụ Rùa còn lại hiện nay không được chữa trị kịp thời, thì cá thể rùa mai mềm lớn cuối cùng của hồ Gươm cũng sẽ ra đi.

Cái chết

Khoảng 10h sáng ngày 2/6/1967, nhận được tin báo của người dân gần nhà hàng Thủy Tạ có nhiều người đang xem cụ rùa nổi, cần giải tán gấp đề phòng máy bay của Mỹ đến bắn phá, đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Trần Phương cùng một trinh sát ra ngay hiện trường. Hai người thấy trên mai rùa có một đám bọt màu hồng to như cái mũ sùi lên.

Đội trưởng Trần Phương yêu cầu mọi người giải tán, đồng thời lấy đòn gánh đuổi rùa ra xa bờ, nhưng cụ rùa cứ tiến sát vào bờ. Lúc này mọi người mới nhận ra đám bọt trên mai cụ là máu và cho rằng cụ bị thương do mảnh đạn từ hai ngày hôm trước khi máy bay Mỹ ném bom.

Được tin cụ rùa gặp nạn, công ty thực phẩm đã tới ngỏ ý mua với giá 2,7 đồng mỗi kg. Khi công ty này đang khiêng cụ lên xe, thì nhận được chỉ thị của chủ tịch thành phố Trần Duy Hưng yêu cầu “Sở công An, Sở Y Tế và Công ty Công viên cây xanh bằng mọi cách phải cứu chữa vết thương cho Rùa Hồ Gươm – một loài động vật đã gắn với truyền thuyết linh thiêng của lịch sử”.

Lúc này Đài truyền thanh Hà Nội thông báo máy bay của địch đang tiến gần, yêu cầu người dân sơ tán xuống hầm để bảo đảm tính mạng. Còn hai chiến sĩ công an vẫn đứng trông cụ rùa.

Đúng lúc đó, một chiếc xe Tuỳ viên văn hoá của Đại sứ quán Liên Xô đỗ lại chỗ cụ Rùa bị thương, ông này rất ngạc nhiên khi nhìn thấy "một con rùa to đến thế này", và muốn ghi lại hình ảnh của cụ.

Sau đó theo chỉ thị của thành phố, tất cả các bên thống nhất đưa cụ Rùa về hồ nước trong công viên Bách Thảo, rồi lại đưa về căn nhà số 90 phố Thợ Nhuộm - di tích lịch sử - để các bác sĩ chữa trị.

"Các loại thuốc chữa cho cụ Rùa đều là thứ hiếm và đắt đỏ, trong đó có một thùng thuốc kháng sinh pê-ni-xi-lin và nước đá. Sống trong thời kỳ đó mới biết, loại thuốc kháng sinh đó quý hơn vàng, còn 8 cây nước đá thì đắt giá và hiếm như thế nào", giáo sư Đức nói. "Nhưng do vết thương quá nặng, nên cụ đã chết lúc 14h ngày hôm đó".

Sau khi cụ Rùa chết, Ủy ban thành phố yêu cầu giải phẫu để tìm nguyên nhân. Cụ rùa dài 2m10, chiều rộng 1m20, nặng 250 kg, trên mai rùa có một lỗ thủng tròn, đường kính rộng 5cm, sâu 6 cm, xuyên thủng xuống phổi của rùa, gây mất nhiều máu và có thể là nguyên nhân làm rùa chết.



Cụ Rùa còn sống trong hồ Gươm nổi lên với nhiều vết thương trên cổ và mai trong thời gian gần đây.

Tiêu bản trưng bày

Giáo sư Đức cho biết, sau cái chết của cụ Rùa hồ Gươm, Ủy ban hành chính Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giữ làm tiêu bản. Nhiệm vụ này được giao cho Hợp tác xã Quyết Thành do ông Vũ và ông Nguyễn Văn Ty phụ trách.

Tiêu bản cụ rùa trong đền Ngọc Sơn. Ảnh do Giáo sư Hà Đình Đức cung cấp.

"Khi làm tiêu bản, người ta mổ bụng, lấy toàn bộ phần thịt và nội tạng, rồi lột, xử lý da bằng phooc-môn. Bước tiếp theo là dựng bộ xương bằng khung sắt, nhồi bông làm phần thịt, bọc bộ da lên và dùng các dầu bóng tạo vẻ ngoài như thế”, giáo sư Đức cho biết, dựa theo lời kể của ông Nguyễn Văn Cường, con trai ông Nguyễn Văn Ty.

Tiêu bản Rùa cho đến nay vẫn được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Hiện nay nhiệm vụ tu bổ tiêu bản được giao cho do Bảo tàng động vật, khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Ông Vũ Ngọc Thành, người đảm trách việc tu bổ, cho biết nguyên liệu ông thường dùng để gắn những vết nứt, những vết tróc trên thân cụ rùa gồm thạch cao, latex, keo 502.

Trong đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội mới đây, cụ cũng được phục chế, tu sửa các chi tiết bị xuống cấp ở mũi, miệng.

Điều gây khó khăn cho việc bảo tồn tiêu bản cụ rùa là một số người đi lễ nhét tiền vào tủ kính, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Theo các tài liệu mà giáo sư Hà Đình Đức lưu trữ được, trong hồ Gươm từng có 4 cụ rùa. Hai cụ đã chết trong thời gian không xác định; cụ thứ ba hiện còn tiêu bản trong đền Ngọc Sơn, và cụ cuối cùng đang sống trong hồ.

"Hiện cụ rùa đang sống trong hồ Gươm bị thương rất nặng, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, cụ rùa cuối cùng của hồ Gươm cũng sẽ ra đi", giáo sư Đức lo lắng.

Cụ rùa cuối cùng

Thành phố Hà Nội mới đây lập Ban chỉ đạo về cứu rùa hồ Gươm sau khi các nhà khoa học và quản lý cùng lên tiếng tìm cách cứu chữa cho "cụ".

Thời gian gần đây, sự xuất hiện của rùa trên mặt nước hồ thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng và giới khoa học, bởi tần suất cao bất thường cùng những vết thương trên thân thể cụ. Ngoài vết thương do lưỡi câu chùm gây ra trên mai từ trước, trong lần nổi lên mới đây cụ rùa để lộ vết thương trên cổ.

Các nhà khoa học lo ngại rằng cụ rùa đã vấp phải các vật sắc nhọn trong hồ, hoặc bị cản do những đường ống cao su nổi trên mặt hồ. Giáo sư Đức thậm chí cho rằng rùa tai đỏ - loài xâm lấn có tính tạp ăn - đã gặm cái mai mềm của rùa hồ Gươm.

Trong cuộc hội thảo hôm 15/2 nhằm tìm cách cứu chữa rùa, một số nhà khoa học khác nêu khả năng cụ bị bệnh nấm hoặc viêm hô hấp do môi trường sống ô nhiễm.

Trong khi giới chuyên gia trong nước ủng hộ giải pháp đưa rùa lên bờ để chữa vết thương và tạo điều kiện làm sạch hồ, các chuyên gia nước ngoài e ngại điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của cụ. Đại diện chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) bình luận rằng đưa cụ lên bờ chỉ nên được tính đến như là giải pháp cuối cùng.

Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ thực hiện kế hoạch bắt rùa tai đỏ vào tháng tới. Hiện các lồng bẫy rùa tai đỏ đang được thử nghiệm ở hồ khác, nếu cho kết quả tốt sẽ đem ra dùng ở hồ Gươm.

Dự kiến đến tháng ba, ban chỉ đạo sẽ thống nhất với các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn để thống nhất cách cứu chữa vết thương cho cụ rùa.

Rùa ở hồ Gươm được cho là một trong bốn cá thể thuộc loài này còn sót lại trên thế giới. Trong số này có hai con ở Trung Quốc, một con ở hồ Đồng Mô, Hà Nội. Rùa hồ Gươm năm ngoái được tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (CI) xếp vào danh sách loài đang có nguy cơ tuyệt chủng mức cao.

Cho đến nay, các chuyên gia chưa xác định được tuổi thọ cũng như giới tính của cụ rùa hồ Gươm. Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài này, nhiều người dân đặt câu hỏi tại sao không tìm cách duy trì hậu duệ của cụ. Tuy nhiên khả năng này chưa được các nhà khoa học bàn tới.

Đối với người Việt Nam, rùa hồ Gươm nổi tiếng vì gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho rùa thần sau khi đánh thắng giặc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

nguồn: News/Yahoo.com
__________________
The end is just the beginning!
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 17 Users Say Thank You to Tuanrocker For This Useful Post:
1stLady (23-02-2011), Abu-108 (23-02-2011), Cê đê 90 (24-02-2011), Forever (23-02-2011), Makino (23-02-2011), Nothing (23-02-2011), convoi (23-02-2011), cuabien (07-03-2011), cuongcamau (23-02-2011), hung_cattuong (23-02-2011), jojo85 (23-02-2011), mandalat (23-02-2011), onggiachonggay_an (23-02-2011), simba (24-02-2011), sonytam (09-03-2011), tieuphuvivu (23-02-2011), trang11 (23-02-2011)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:36 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.