Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > THÔNG TIN CHUNG > Gia Đình HTĐ

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #21  
Cũ 04-03-2011, 09:17 AM
thehuy's Avatar
thehuy thehuy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
Mặc định

“Nhưng khuyến nghị chuẩn tăng trưởng của WHO dựa trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung và chăm sóc tốt của trẻ từ 0 - 5 tuổi ở nhiều quốc gia”, GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN cho biết.



Biểu đồ mới này sẽ thay thế cho biểu đồ cũ mà các nhà nghiên cứu cho là lỗi thời và chỉ hợp với những trẻ bú bình hoàn toàn.


Bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới (áp dụng cho cả trẻ em Việt Nam)

Độ tuổi
STTĐộ tuổiGiới tínhCân nặngChiều cao
 Trẻ vừa sinh raBé trai3,3kg49,9cm
  Bé gái3,2kg49,1cm
 6 tháng tuổiBé trai7,9kg67,6cm
  Bé gái7,3kg65,7cm
 12 tháng tuổiBé trai9,6kg75,7cm
  Bé gái8,9kg74cm
 18 tháng tuổiBé trai10,9kg82,3cm
  Bé gái10,2kg80,7cm
 24 tháng tuổiBé trai12,2kg87,8cm
  Bé gái11,5kg86,4cm
 36 tháng tuổiBé trai14,3kg96,1cm
  Bé gái13,9kg95,1cm
 42 tháng tuổiBé trai15,3kg99,9cm
  Bé gái15kg99cm
 48 tháng tuổiBé trai16,3kg103,3cm
  Bé gái16,1kg102,7cm
 54 tháng tuổiBé trai17,3kg106,3cm
  Bé gái17,2kg106,2cm
 60 tháng tuổiBé trai18,3kg110 cm
  Bé gái18,2kg109,4cm



Thông tin trên được Hội Nhi khoa Việt Nam công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) tổ chức ngày 13/11, tại Hà Nội.

Theo GS Nhạn, hiện nay một bộ phận trẻ em Việt Nam đã đạt được mức chuẩn tăng trưởng này. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ trẻ em (chủ yếu ở khu vực nông thôn) vẫn nằm trong diện còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu chất như: dầu, mỡ, vitamin các loại. Nếu những đứa trẻ không được sớm bổ sung dinh dưỡng sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng thấp bé, nhẹ cân khi trưởng thành, ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi.

Cùng đó, GS. NGuyễn Công Khanh, Phó chủ Chủ tịch Hội Nhi khoa VN lại cảnh báo về một bộ phận trẻ em thành phố lại ăn quá thừa dinh dưỡng do ăn nhiều thịt, chất béo. Hiện tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TPHCM là 22,7%.

ST - Việt Báo


Một Biểu đồ tăng trưởng của Who nữa đây


Những điều cần biết về biểu đồ tăng trưởng trẻ em của tổ chức thế giới

Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ là quá trình tiến hành cân và đo chiều cao của trẻ dưới 5 tuổi và sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ em để đánh giá xem trẻ phát triển bình thường hay không. Quá trình theo dõi sự phát triển này được tiến hành khi trẻ mới sinh cho đến 5 tuổi.

1. Tại sao chúng ta phải theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em?

Một đứa trẻ được coi là phát triển bình thường thì phải tăng cân và chiều cao đều đặn. Nếu chúng ta theo dõi cân nặng và chiều cao hàng tháng cùng với việc sử dụng biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) trẻ em chúng ta sẽ biết được đứa trẻ đó có phát triển bình thường hay không? Từ trước đến nay các bậc cha mẹ hoặc người thân của trẻ thường có thói quen nhận xét về con mình như: tháng này thằng bé (con bé) trông khá hơn tháng trước… nhưng gầy hay béo cụ thể như thế nào thì họ hoàn toàn không biết. Có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ không ho, sốt, bỏ ăn… là khỏe mặc dù trên thực tế trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD). Chính vì vậy việc giúp cho các bậc cha mẹ và người thân của trẻ hiểu rằng SDD cũng là một bệnh và từ SDD sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác là điều hết sức quan trọng. Để phát hiện xem trẻ có bị SDD hay không và từ đó gia đình có những biện pháp kịp thời khắc phục tình trạng trên cần phải tiến hành cân trẻ và sử dụng BĐTT trẻ em.

2. Biểu đồ tăng trưởng trẻ em của Tổ chức Y tế thế giới


Có hai loại biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi. Để tiến hành chấm BĐTT trẻ em chúng ta phải tiến hành cân, đo trẻ. Cha mẹ của trẻ hoặc người chăm sóc trẻ hàng tháng nên đưa trẻ đến trạm y tế địa phương để được cân, đo trẻ và chấm biểu đồ tăng trưởng. Cân trẻ bằng cân điện tử hoặc cân bàn có đồng hồ loại dưới 30 kg (đọc kết quả đo với độ chính xác 0,1 kg, ví dụ: 7,9 kg). Đo chiều dài nằm nếu trẻ dưới 25 tháng tuổi và chiều cao đứng nếu trẻ từ 25 tháng trở lên cho đến 5 tuổi theo các loại thước đo qui định (đọc kết quả đo với độ chính xác 0,1 cm, ví dụ: 83,5 cm). BĐTT bao gồm các thành phần sau:

a. Hai mặt của biểu đồ:

BĐTT bao gồm hai loại biểu đồ trên cả hai mặt: Biểu đồ cân nặng theo tuổi và biểu đồ chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi.

b. Các đường tăng trưởng của quần thể tham khảo:


Có 5 loại đường sau được sử dụng trong biểu đồ:

- Đường 0 (trung bình): màu xanh lá cây

- Đường -2: màu đỏ

- Đường -3: màu đen

- Đường +2: màu đỏ

- Đường +3: màu đen

c. Các kênh tăng trưởng

Phần của biểu đồ được giới hạn các đường tăng trưởng được mô tả ở trên được gọi là kênh tăng trưởng.

- Kênh được giới hạn bởi đường -2 và +2 được gọi là kênh “bình thường”.

- Kênh được giới hạn đường -2 và -3 được gọi là kênh “dưới -2”.

- Kênh nằm dưới đường -3 được gọi là kênh “dưới -3”.

- Kênh được giới hạn đường +2 và +3 được gọi là kênh “trên +2”.

- Kênh nằm trên đường +3 được gọi là kênh “trên +3”.

3. Sử dụng BĐTT để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ


- BĐTT là các đồ thị theo dõi sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 cho đến 5 tuổi.

- Mỗi trẻ dưới 5 tuổi có một BĐTT riêng, BĐTT do bà mẹ và các thành viên trong gia đình cất giữ cẩn thận bởi vì BĐTT được coi như một công cụ tốt nhất để theo dõi sức khỏe của trẻ và việc thường xuyên cân trẻ em. BĐTT sẽ giúp cho các bà mẹ theo dõi một cách liên tục sự phát triển của con mình.

* Khi sử dụng BĐTT cân nặng theo tuổi

- Nếu một đứa trẻ ở “kênh bình thường” và đường tăng trưởng của trẻ có hướng đi lên, nghĩa là trẻ phát triển tốt. Chúng ta cần tiếp tục chăm sóc cho trẻ.

- Nếu trẻ ở kênh “dưới -2” hoặc kênh “dưới -3” thì trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tham vấn và xử trí.

- Nếu trẻ ở kênh “dưới -2”, nhưng đường tăng trưởng của trẻ đi lên thì trẻ đang phát triển tốt, cần duy trì chăm sóc trẻ như hiện tại.

- Nếu trẻ ở kênh “trên +2” thì trẻ lên cân tốt nhưng cần xem lại chế độ dinh dưỡng hiện tại vì trẻ có thể dẫn đến thừa cân, béo phì.

- Nếu trẻ ở kênh “trên +3” thì trẻ có khả năng bị béo phì và nên đưa trẻ đến các chuyên khoa dinh dưỡng để được chẩn đoán và xử trí thích hợp.

* Khi sử dụng BĐTT chiều cao theo tuổi

Nếu một đứa trẻ ở kênh “bình thường” và đường tăng trưởng của trẻ có hướng đi lên, nghĩa là trẻ phát triển tốt. Bà mẹ cần tiếp tục chăm sóc cho trẻ.

Nếu trẻ ở kênh “dưới -2” thì cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ và tìm nguyên nhân như: trẻ thấp còi có thể do cha mẹ cũng thấp còi trong khi vẫn có đủ dinh dưỡng khi nhỏ; trẻ thấp còi nhưng lại phát triển nhanh chiều cao vào độ tuổi vị thành niên; trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài; trẻ bị mắc bệnh mạn tính hoặc rối loạn về gen liên quan đến phát triển.

BS. Huỳnh Thảo Trường

PGĐ - Trung tâm CSSKSS tỉnh An Giang
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.

thay đổi nội dung bởi: thehuy, 04-03-2011 lúc 10:38 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 13 Users Say Thank You to thehuy For This Useful Post:
1stLady (15-03-2011), BINH_DONGTHAP (04-03-2011), LEMOTO (10-03-2011), Makino (04-03-2011), cuabien (24-05-2011), kikitravel (30-05-2011), let-it-be (04-03-2011), longan_cd (16-03-2011), mandalat (04-03-2011), simba (15-05-2012), tho con (15-03-2011), trang11 (24-05-2011), wonghong (04-03-2011)
  #22  
Cũ 15-03-2011, 10:40 AM
thehuy's Avatar
thehuy thehuy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
Mặc định

Phải Làm Gương Cho Con Cái Noi Theo

ST
Một buổi chiều mùa đông tuyết rơi nặng hột, một người đàn ông say rượu lảo đảo trên lớp tuyết dày. Quay lại nhìn, ông thấy đứa con trai mười tuổi của ông đang đi theo bước chân thất thường của ông.
Ông hỏi: - Con làm gì thế?
Đứa con trả lời: - Thưa ba, con bước theo bước chân của ba!

* Chúng ta, bác bậc cha mẹ có muốn con cái mình bước theo vết chân của mình không? Con cái sẽ không bao giờ lương thiện thật thà khi mà cha mẹ chúng thường nói dối và lường gạt, vì nó thường đi theo vết chân của cha mẹ mình. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình nên người, vì vậy cha mẹ phải cẩn thận trong nếp sống của mình sao nên gương mẫu cho chúng bước theo. Nên nhớ, con cái hay bước theo bước chân của cha mẹ, như cậu bé bước theo bước chân say sưa của người cha trong chuyện này, thật bất hạnh cho đời nó trong tương lai biết bao!
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 10 Users Say Thank You to thehuy For This Useful Post:
Cê đê 90 (15-03-2011), Kitty (15-03-2011), LaLễVinh (16-03-2011), cuabien (24-05-2011), kikitravel (30-05-2011), longan_cd (16-03-2011), mandalat (15-03-2011), simba (15-05-2012), trang11 (24-05-2011), womandalat (15-03-2011)
  #23  
Cũ 24-05-2011, 12:10 PM
thehuy's Avatar
thehuy thehuy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
Mặc định

1/ Nhớ baby
2/ Thử youtube theo hướng dẫn xem có được không. hehe




Đã được rồi. Xin cám ơn Tuanrocker
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.

thay đổi nội dung bởi: thehuy, 24-05-2011 lúc 12:13 PM Lý do: Thử và đã hoàn thành
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to thehuy For This Useful Post:
cuabien (15-05-2012), let-it-be (24-05-2011), simba (15-05-2012), trang11 (24-05-2011), wonghong (24-05-2011)
  #24  
Cũ 24-05-2011, 01:57 PM
thehuy's Avatar
thehuy thehuy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
Mặc định Mối nguy hiểm từ đồ chơi cho trẻ

Mối nguy hiểm từ đồ chơi cho trẻ
Trẻ lên 3 tuổi thường có thói quen gậm đồ như một chú cún, vì vậy bố mẹ nên hết sức lưu ý để tránh những nguy hiểm không cần thiết cho trẻ.

Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Leeds hy vọng kết quả nghiên cứu không chỉ tác động đến các nhà sản xuất đồ chơi mà còn tác động cả đến cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi. Với các nhà sản xuất, nghiên cứu giúp họ cho ra những loại đồ chơi không gây hại cho trẻ. Còn bố mẹ sẽ biết thói quen này của trẻ để ngăn chặn tai nạn xảy ra với con.

Nghiên cứu cũng cho thấy những nhãn mác và các dòng cảnh báo trên đồ chơi không đủ ngăn chặn tai nạn xảy ra vì khi đưa cho trẻ đồ chơi, người lớn thường không đọc, hoặc quên không đọc hay không hiểu hết những lời cảnh báo đó.
Gary Mountain, giảng viên lâu năm về chăm sóc sức khoẻ trẻ nhỏ và là phó hiệu trưởng trường chăm sóc sức khoẻ thuộc ĐH Leeds, người đứng đầu cuộc nghiên cứu là người đưa ra kết quả này sau khi kết hợp với Viện răng lợi Leeds để đưa ra một công cụ kiểm tra chính xác sức cắn hoặc gặm nhấm của trẻ nhỏ.


Ông Mountain cùng đồng nghiệp đã làm cuộc kiểm tra sức cắn của hơn 206 trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Theo nhóm nghiên cứu, đây là nhóm tuổi thích cắn và nhai đồ bên ngoài nhất.

Giáo sư Mountain cho hay “Nghiên cứu cũng là bằng chứng chỉ ra bố mẹ bàng quan nên thường bỏ qua không đọc lời cảnh báo ở đồ chơi nên họ không biết những đồ chơi nào thích hợp hoặc chưa thích hợp với độ tuổi của con mình.

Hơn nữa, thật sự cũng chưa cho một chuẩn mực nào trong việc sản xuất đồ chơi, vì ở độ tuổi từ 3- 5 tuổi trẻ thường thích cắn, nhai hay chơi trò chơi và làm vỡ chúng, sau đó cho vào miệng ngậm hoặc nuốt”.

Ông Mountain nói thêm “Nghiên cứu cũng dựa vào số ca trẻ nhỏ đã phải nhập viện cấp cứu do nuốt hoặc nhai những mẩu đồ chơi bị vỡ”.

Giáo sư Mountain cùng nhóm nghiên cứu đã phát triển một loại công cụ đo sức cắn với hy vọng công cụ này hữu ích cho các nha sỹ và những bác sỹ khác. Với công cụ này, các chuyên gia sức khoẻ sẽ biết cách chẩn đoán sức khoẻ răng lợi, chỉnh hình răng cho trẻ nhỏ.

Nhưng điều quan trọng, các nhà nghiên cứu mong muốn là khuyến cáo bố mẹ có con nhỏ (đặc biệt khi trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 5) hãy đề cao sự cảnh giác và hãy để ý đến con trong khi cho trẻ chơi. Bố mẹ cũng chịu khó đọc lời cảnh báo dán ở đồ chơi để biết liệu con mình đã chơi đồ đó được chưa.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng hy vọng, các nhà sản xuất đồ chơi lưu ý để đưa ra thị trường những loại đồ chơi không độc hại cho trẻ để những bé yêu của chúng ta được phát triển một cách hoàn toàn khoẻ mạnh và an toàn.
Từ nguồn Lamchame - Hoàng Ngân

P/S: Kinh nghiệm của Thehuy là kế cả các đồ chơi đảm bảo, không độc hại và thích hợp với độ tuổi của con mình, nhưng nếu là đồ điện tử, chúng ta phải luôn kiểm tra các cục Pin. Tránh hiện tượng chảy, rò rỉ axit có thể gây hại cho bé và đặt biệt nguy hiểm nếu bé gỡ được sau đó ngậm, nhai, nuốt.v.v.v
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.

thay đổi nội dung bởi: thehuy, 24-05-2011 lúc 02:10 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 11 Users Say Thank You to thehuy For This Useful Post:
Cê đê 90 (25-05-2011), LEMOTO (24-05-2011), cuabien (15-05-2012), kikitravel (30-05-2011), let-it-be (24-05-2011), longan_cd (25-05-2011), misstuuyen (16-05-2012), simba (15-05-2012), truong3dan (14-05-2012), womandalat (25-05-2011), wonghong (24-05-2011)
  #25  
Cũ 24-05-2011, 02:20 PM
thehuy's Avatar
thehuy thehuy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
Mặc định

Tiếp...
Nguy hiểm tiềm ẩn từ đồ chơi cho trẻ

PNO - Dù các nhà sản xuất luôn có những khuyến cáo về sự an toàn khi cho trẻ sử dụng đồ chơi, chú ý đảm bảo chất lượng; nhận thức của các bậc cha mẹ trong vấn đề này cũng ngày càng nâng cao nhưng đồ chơi vẫn còn là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn đau lòng cho trẻ.
Facebook Nguy hiểm tiềm ẩn từ đồ chơi cho trẻTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ với các loại đồ chơi, bạn cần hết sức lưu ý:

1. Đồ chơi tự làm là những món quà độc đáo và khá dễ thương nhưng cần xem xét cẩn thận: những con mắt (thường là các hột nút) nên được may kỹ vì trẻ có thể cắn chúng rơi và lọt vào cổ. Các dải buộc, nơ và râu tóc cũng vậy, vải và bông nhồi nên được làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ nếu bé cắn chúng.

2. Những đồ chơi mềm và những quyển sách bằng xốp không thấm nước: trẻ thường đưa chúng lên miệng cắn, quăng trên sàn, trong vườn hoặc làm dính thức ăn hay ợ sữa vào.

3. Nếu cho trẻ chơi bong bóng thì bạn phải ném đi ngay khi chúng bị nổ hay xì hơi để đề phòng trẻ nuốt nó vào miệng và bị nghẹn.

4. Kiểm tra chất liệu và sơn trong đồ chơi của trẻ. Trẻ nhỏ thường có khuynh hướng đưa mọi thứ lên miệng để khám phá vì thế nếu bạn không muốn trẻ bỏ một món nào đó vào miệng thì đừng đưa cho trẻ chơi. Bề mặt của đồ chơi phải trơn láng không có những góc cạnh sắc nhọn hay các mảnh gỗ vụn.

5. Trước khi mua bất cứ thứ đồ chơi nào (hoặc làm quà tặng cho trẻ nhỏ) cũng nên kiểm tra kỹ xem nó có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn và có phù hợp với lứa tuổi của trẻ không.

6. Kiểm tra độ tuổi của từng món đồ chơi xem có phù hợp với trẻ không. Nó giúp bạn không những mua được cho trẻ một sản phẩm thích hợp mà còn đảm bảo an toàn cho trẻ.

7. Những âm thanh quá lớn phát ra từ đồ chơi cũng có thể làm tổn thương màng nhĩ còn khá mỏng manh của bé do đó nên chọn những loại đồ chơi có âm thanh nhẹ nhàng hoặc có nút để điều chỉnh.

8. Bạn nên tự tạo một vật để kiểm tra đồ chơi: Cắt một hình tròn trên miếng bìa cứng bằng kích cỡ miệng trẻ và thả các món đồ chơi vào đó. Nếu món nào lọt được qua lỗ đó thì nên loại ra vì nó có thể sẽ lọt vào cổ họng nếu bé ngậm chúng.

9. Những sợi dây dài hơn 15 cm cũng là những mối nguy gây nghẹt thở (khi trẻ nuốt phải). Không nên dùng dây để buộc đồ chơi vào xe đẩy hay vào núm vú và đưa trẻ ngậm. Tránh những đồ chơi dùng loại pin tiểu vì nó là một mối nguy hiểm cho trẻ nhỏ (nếu trẻ lỡ nuốt phải một viên pin, hãy mang trẻ đến ngay trạm cấp cứu gần nhất)

10. Hãy xem kỹ kết cấu, chất liệu của từng loại đồ chơi: nếu nó không an toàn khi trẻ mút, đánh rơi và giẫm lên thì bạn đừng nên mua hoặc vứt nó đi.

Trích: Website BV Từ Dũ TP.HCM
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to thehuy For This Useful Post:
Cê đê 90 (25-05-2011), kikitravel (30-05-2011), longan_cd (25-05-2011), misstuuyen (16-05-2012), simba (15-05-2012), truong3dan (14-05-2012), womandalat (25-05-2011)
  #26  
Cũ 14-05-2012, 10:07 AM
thehuy's Avatar
thehuy thehuy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
Mặc định

Bí quyết dạy con từ thuở còn thơ

Khi trẻ tròn một tuổi, hãy bắt đầu dạy bé cách cư xử, giúp đỡ mọi người, biết thưa gửi và nói cám ơn; tập thói quen dọn dẹp đồ sau khi chơi. Ban đầu, bé có thể rất vụng về, nhưng không sao, nên dạy dần cho trẻ.

Hãy giúp bé tăng vốn từ vựng bằng cách gọi tên đồ vật và chỉ vào chúng. Thường xuyên nói chuyện với bé và gọi tên đồ vật. Dạy trẻ đếm bằng cách đếm các bậc thang khi bước lên và gọi tên các màu sắc. Đọc sách hình cho bé nghe và yêu cầu bé chỉ vào hoặc gọi tên những vật quen thuộc.

Khi phải xa mẹ, theo tự nhiên, bé sẽ buồn và lo lắng vì bé rất yêu và trông cậy vào bạn. Nếu bạn có việc và không thể ở cạnh trẻ, chỉ cần hôn bé một cái và tạm biệt bé thật nhanh. Đừng để bé và bạn quyến luyến hay bịn rịn nhau quá lâu.

Về thể chất: Một tuổi, bé có thể tự đi những bước đầu tiên một mình. Có thể bé sẽ bắt đầu tự đút ăn bằng muỗng/thìa, mặc dù vẫn thường đưa trật ra ngoài miệng. Khi chơi, bé nắm được đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ một cách thành thạo, và dần thực hiện được những động tác tinh vi hơn trước (vận động cơ lớn hơn).

Về tư duy: Khoảng thời gian bé có thể tập trung chú ý là 2-5 phút đối với các hoạt động tĩnh, như chơi với cái lúc lắc hoặc đồ chơi treo trang trí. Bé thích đẩy, quăng ném và hất đổ đồ vật. Bé sẽ cho bạn đồ chơi rồi lại lấy đi, hoặc chơi trò xếp những vật hình khối vào hộp chứa và đổ ra. Bé biết đặt tên cho các vật chung quanh.

Kỹ năng sống: Bé một tuổi có thể lo lắng khi mẹ đi vắng.

Ngôn ngữ: Bé có thể bập bẹ những câu ngắn, lên xuống giọng như đang nói tiếng nước ngoài. Bé cũng có thể đáp lại những câu hỏi và mệnh lệnh đơn giản, đặc biệt khi bạn gợi ý cho bé bằng cử chỉ bàn tay. Thí dụ, bạn hỏi “Miệng con đâu?” đồng thời chỉ vào đó; hoặc yêu cầu bé “Con đưa giùm mẹ cái tách” và chỉ vào cái tách. Bé thậm chí có thể trả lời bạn theo cách riêng của mình bằng cách sử dụng cử chỉ của riêng bé như lắc đầu để nói “Không”.
iiiiiiii
Tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ, người lớn phải có cách rèn dạy thích hợp để hỗ trợ bé trưởng thành. Ảnh: T.C.

* Khi bé yêu của bạn 13 tháng tuổi:

Việc vui chơi của bé chủ yếu liên quan đến các thử nghiệm như: “Chuyện gì xảy ra nếu mình thả rơi cái tách nhựa?”, hoặc “Nếu mình chà ngón tay vào xốt cà chua thì sao nhỉ?”. Bé thích quan sát điều xảy ra sau khi bé làm gì đó và vì vẫn chưa nhớ tốt, bé chơi lập lại nhiều lần mà không thấy chán.

Bé ăn ít đi là bình thường. Từ khi sinh đến thôi nôi, cân nặng của bé thường tăng gấp ba lần và bé sẽ cao thêm khoảng 25cm. Trong giai đoạn từ thôi nôi đến 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm đáng kể và cơ thể bé sẽ bắt đầu giảm mất lớp mỡ sơ sinh. Lượng thức ăn bé ăn hàng ngày cũng như món ăn bé thích và không thích cũng sẽ thay đổi.

Thể chất: Bé bắt đầu tự bước đi. Bé có thể cầm nắm và xoay chuyển đồ

Tư duy: Trí tò mò phát triển. Bé có thể quan sát chú mèo và biết lùi lại khi sợ hãi.

Kỹ năng sống: Bé biết cách bày tỏ những mong muốn của mình. Khi muốn đi xuống, bé sẽ chỉ xuống. Khi muốn bạn chú ý, bé giật áo bạn. Dù có thể chưa nói được nhiều, bé hiểu được nhiều những từ ngữ đơn giản mà bạn dùng với bé hàng ngày.

* Khi bé 14 tháng tuổi:

Trẻ rất tò mò với những điều mà người lớn ngăn cấm nên thường muốn khám phá những điều không được cho phép. Hãy sắp xếp nhà cửa an toàn cho bé tự do khám phá. Bé sẽ được an toàn và bạn sẽ yên tâm hơn khi che chắn những ổ điện, khóa các ngăn tủ thấp và để vật dễ vỡ ngoài tầm tay của bé. Bạn có thể dành riêng một ngăn tủ thấp đến sàn nhà để cho bé chơi. Bỏ vào đó những đồ vật an toàn khi bé sờ chạm như: bình nhựa, đồ chơi hoặc hộp không. Thỉnh thoảng thay đổi đồ vật trong tủ để tạo sự đa dạng. Vui chơi là cách bé khám phá thế giới.

Bé có cảm giác an toàn khi gắn bó với chú gấu nhồi bông ưa thích hay tấm chăn yêu quý nhất, hoặc cả hai. Những đồ này được gọi là “vật thân thiết” đem đến cho bé cảm giác được xoa dịu, đặc biệt khi bạn không ở bên bé. Các bác sĩ nhi khoa thường khuyên bố mẹ nên khuyến khích mối quan hệ gắn bó này. Dù hàng ngày, bé vẫn cố gắng nắm vững những kỹ năng mới, tấm chăn mềm mại là một thứ để bé luôn có thể tìm tới để có cảm giác được xoa dịu.

Thể chất: Bé biết vẫy tay chào “Tạm biệt”, biết lăn quả bóng tới lui với người lớn. Bé uống được bằng tách, đứng được một mình, có thể cúi xuống và đứng lên lại, và nếu đã biết đi sớm, có khả năng bé sẽ bắt đầu tập bước giật lùi.

Tư duy: Biết đòi những thứ bé muốn

Kỹ năng sống: Có thể bắt đầu hình thành sự gắn bó chặt chẽ với những vật thân thiết.

Ngôn ngữ: Đã nắm vững vài từ và học thêm nữa mỗi ngày. Bé cũng bắt đầu biết rõ điều mình muốn và sẽ nhất quyết đạt được.

* Trẻ được 15 tháng tuổi:

Từ “không” có thể là từ được bé thích nhất. Đa số trẻ đều trải qua giai đoạn thích nói “không” này. Đó là cách bé tự khẳng định mình. Bạn có thể làm cho bé bớt sử dụng từ này bằng cách chính bạn phải hạn chế nói “không” đến mức tối thiểu. Thay vì nói “Không, con đừng sờ vào đó”, hãy thử nói “Mẹ muốn con chơi ở đây”.

Mỗi bé có một cách riêng để phản ứng tương tác với thế giới bên, đây chính là tính khí của bé. Khi lớn lên, bé sẽ bộc lộ dần cá tính của mình. Hãy tìm hiểu cách bé thường phản ứng như thế nào (thái độ, tình cảm, biểu hiện) và bạn có thể biến đổi môi trường của bé để giúp phát triển tốt hơn. Người lớn có thể tự tìm ra cách làm cho mình thoải mái dễ chịu nhất, nhưng bé phải trông cậy hoàn toàn vào bạn để có được cảm giác đó. Tôn trọng tính cách bẩm sinh của bé sẽ giúp bé phát triển tiềm năng của mình một cách trọn vẹn nhất.

Thể chất: Bé đi tương đối vững. Bé thích đẩy và kéo đồ chơi trong khi bước đi, có thể sử dụng muỗng (thìa) hoặc nĩa và biết đi giật lùi.

Trí tuệ: Bé thích bỏ vào và lấy vật ra khỏi các hộp, bắt đầu nhận thức được cách các vật khớp vào nhau như thế nào. Bé sẽ thử ghép nắp đậy vào các hộp và xếp chồng các khối.

Kỹ năng sống: Bé có thể thích chơi trò chơi với bạn như trò hỏi và chỉ vào bộ phận cơ thể hoặc hình ảnh. Bé ý thức hơn về bản thân, sẽ không còn vươn ra và cố gắng chạm vào hình ảnh của mình trong gương.

Ngôn ngữ: Bé biết nói thêm một số từ.

* Bé đã được 16 tháng tuổi:

Đôi khi cảm xúc của bé tuôn trào và bé nổi cáu. Bé không thể ngừng òa khóc và giận dữ. Bạn hãy nhớ: đó là cách duy nhất để bé “xả xú páp”. Không giống như người lớn, bé không thể hả giận bằng cách nào khác. Do đó, nếu bé đang cáu, hãy nhẫn nại, có mặt bên bé, xoa dịu hoặc để bé một mình.

Thể chất: Bé có thể vẽ nguệch ngoạc. Bắt đầu thích đi lên xuống cầu thang.

Tư duy: Bé biết để ngón tay lên môi và nói “Suỵt”. Thích chơi trò ú òa, xếp chồng các khối và trò chơi bộ phận cơ thể như “Mũi con đâu?”. Có thể nổi cáu.

Kĩ năng sống: Bé thích giúp bạn làm một số việc lặt vặt.

* Khi bé yêu của bạn 17 tháng tuổi:

Đây là thời điểm tốt để dạy bé cách cư xử. Bạn phải là người thể hiện cho bé thấy cách xử sự muốn bé có được. Hãy nhờ bé giúp mình và cám ơn khi bé thực hiện. Khi làm như vậy, bạn đã dạy cho bé hiểu được một điều cơ bản là tầm quan trọng của việc bày tỏ sự lễ phép, lịch sự và tôn trọng người khác.

Hãy giúp bé hiểu “Thưa gửi” và “Cám ơn” không chỉ là những câu trả lời thông thường, mà còn cho thấy sự quan tâm và gắn bó của bé với những người xung quanh.

Thể chất: Bé biết vẫy tay chào “Tạm biệt”, biết lăn quả bóng tới lui với người lớn. Bé có thể cúi xuống và đứng lên lại.

Tư duy: Bé có thể tự cởi quần áo. Ở tuổi này, một số bé thậm chí còn học cách chải răng nếu được mẹ giúp đỡ.

Kỹ năng sống: Bé bắt đầu nhận ra sự giống và khác nhau giữa đồ chơi và những vật khác. Khi bé chơi, bạn sẽ thấy bé thích phân loại đồ chơi thành đống theo màu, hình dạng và thể loại.

Ngôn ngữ: Bé có thể nắm vững một số từ (“con”) và một số bé thậm chí còn kết hợp các từ với nhau (“con uống sữa”).

* Bé được 18 tháng tuổi:

Bé sẽ cho bạn thấy rằng bé có thể suy nghĩ đến những vật không hiện diện. Trí nhớ bé ngày một tốt hơn, do đó bé không còn ngơ ngác nếu bạn giấu vật trong khi bé đang nhìn rồi chuyển nó đến nơi khác khi bé ngó đi chỗ khác. Sau khi bé phát hiện vật không còn ở nơi bé tưởng, bé sẽ tiếp tục tìm kiếm.

Bé có thể có một vài thói quen giúp bé tự trấn an như xoắn tóc mình, lắc hoặc mút ngón tay. Đa số trẻ em sẽ tự bỏ những hành vi này khi lên 4 tuổi. Do đó, bạn không nhất thiết phải can thiệp bây giờ.

Thể chất: Bé có thể leo lên cầu thang (có bạn giúp đỡ) hoặc trèo lên đồ đạc (bàn, tủ, ghế…). Bé sẽ thử đá banh. Bé sẽ cố nhấn, xoay nút và nắm đấm cửa nếu nó ở trong tầm tay bé. Bé có thể nhún nhảy khi chung quanh có nhạc.

(Nguồn: Mead Johnson)
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 10 Users Say Thank You to thehuy For This Useful Post:
Abu-108 (15-05-2012), Cê đê 90 (14-05-2012), cuabien (15-05-2012), djquachtien (15-05-2012), let-it-be (14-05-2012), misstuuyen (16-05-2012), simba (15-05-2012), soneasynet (15-05-2012), truong3dan (14-05-2012), wonghong (14-05-2012)
  #27  
Cũ 15-05-2012, 10:08 AM
simba's Avatar
simba simba vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Moderator
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Feb 2008
Đến từ: quận 7, Sài Gòn phồn hoa
Bài gởi: 1.757
Thanks: 11.287
Thanked 3.159 Times in 876 Posts
Biến số xe: 51Z3-8103
Mặc định

giờ bắt đầu nghiên cứu mấy bài của thehuy đây hehe. Đúng lúc rồi
__________________
Ta đã trở lại và lợi hại hơn xưa
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:24 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.