Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Trung

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #51  
Cũ 15-09-2009, 09:35 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng


Phía sau Minh Lâu có 2 vườn hoa nhỏ đối xứng qua trục Thần Đạo - Bửu Thành xa xa

Hai bên phía sau Minh Lâu là hai cây trụ biểu - báo hiệu sắp đến khu vực có mộ vua. Hai cây trụ biểu được đặt trên 2 gò nhỏ, được đặt tên là Bình Sơn và Thanh Sơn, mang ý nghĩa nhà vua đã "bình thành công đức" trước khi về cõi vĩnh hằng. Cả hai cây trụ biểu ở Hiếu Lăng đều đứng giữa um tùm cây xanh trên hai quả đồi nhỏ.


Trụ biểu bên trái Minh Lâu (hướng nhìn về Bửu Thành)


Dưới chân trụ biểu, người ta xếp những tảng đá thành hình con rồng chầu, qua thời gian, đến nay vẫn dễ nhận ra hình con rồng đá xếp này.


Cây trụ biểu bên phải Minh Lâu, đứng lẫn trong cây cỏ xanh um


Dưới chân đồi, có tấm bia đá này


Chắc là bia đá ghi tên ngọn đồi có trụ biểu (chỉ đọc được chữ dưới là chữ SƠN, chữ trên không biết là BÌNH hay THANH nữa)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (15-09-2009), beemer (16-09-2009), funny_bro (17-09-2009), mobinam (17-09-2009), simba (17-09-2009), trang11 (15-09-2009)
  #52  
Cũ 15-09-2009, 09:44 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng




Từ sau Minh Lâu, nhìn dọc theo trục Thần Đạo, thấy Bửu Thành phía xa


Xuống hết bậc cấp, nhìn lại Minh Lâu trong nắng sớm

Qua khỏi Minh Lâu, trước khi tới Bửu Thành, có hồ Tân Nguyệt (trăng non), có cây cầu bắc qua để đến Bửu Thành, cầu có tên là Thông Minh Chính Trực.


Bửu Thành - nhìn từ bờ hồ Tân Nguyệt, bên phía trái của Minh Lâu


Gạch xây lan can hồ Tân Nguyệt
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (15-09-2009), beemer (16-09-2009), funny_bro (17-09-2009), jimmy nguyen (15-09-2009), simba (17-09-2009), trang11 (15-09-2009)
  #53  
Cũ 15-09-2009, 01:54 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Nơi đặt mộ vua (còn gọi là Huyền cung) nằm giữa một quả đồi có tên là Khải Trạch Sơn, được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.
Bửu Thành hình tròn, tượng trưng cho mặt trời, hồ Tân Nguyệt hình mảnh trăng non ôm lấy Bửu Thành - biểu tượng ý nghĩa Âm (hồ Tân Nguyệt) Dương (Bửu Thành) kết hợp.


Cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt, dẫn đến Bửu Thành




Cầu Thông Minh Chính Trực với hàng lan can sắt cũ kỹ.




Qua cầu là đứng trước Bửu Thành


Nửa hồ Tân Nguyệt bên phaûi (trên cầu Thông Minh Chính Trực nhìn theo hướng đi đến Bửu Thành)
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 17-09-2009 lúc 09:36 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (15-09-2009), beemer (16-09-2009), funny_bro (17-09-2009), simba (17-09-2009)
  #54  
Cũ 15-09-2009, 02:03 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng


Trụ đắp nổi hình rồng trên đầu cầu Thông Minh Chính Trực


33 bậc cấp lát đá, dẫn lên nơi vua an nghỉ


Cánh cổng dẫn vào nơi mộ vua luôn khóa. Ngày trước, mỗi năm nó chỉ được mở một lần vào ngày giỗ vua, để người ta vào làm cỏ. Vì thế, bên trong Bửu Thành, cây cối, cỏ dại mọc rất um tùm. Ngày xưa, người ta làm một đường hầm dẫn vào Huyền cung, để làm lối đưa quan tài nhà vua vào chôn, đường hầm ấy gọi là Toại đạo. Sau đó người ta cho lấp kín Toại đạo vĩnh viễn.


Huyền Cung Môn (dịch đại, biết mỗi chữ MÔN đứng đầu tiên)
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 15-09-2009 lúc 02:26 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (15-09-2009), beemer (16-09-2009), funny_bro (17-09-2009), jimmy nguyen (15-09-2009), simba (17-09-2009)
  #55  
Cũ 15-09-2009, 02:12 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng


Trên Bửu Thành nhìn lại về phía Minh Lâu
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (15-09-2009), beemer (16-09-2009), jimmy nguyen (15-09-2009), simba (17-09-2009)
  #56  
Cũ 17-09-2009, 09:53 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 4 : Lăng Minh Mạng

Hai bên trục chính (trục Thần Đạo) của lăng có nhiều công trình phụ đối xứng nhau từng cặp một. Hiện nay, các công trình như Tả Tùng Phòng trên Tịnh Sơn; Hữu Tùng Phòng trên Ý Sơn; Tuần Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn; Linh Phượng Các trên Đạo Thống Sơn; Truy Tư Trai trên Phúc Ấm Sơn; Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn Thủy đều không còn tồn tại.

Rời khỏi Bửu Thành quay ra, đã hơn 8g30, thế là đã đi loanh quanh trong lăng gần 2 tiếng. Trên đường quay ra, qua cây cầu nhỏ đầu tiên để ra cổng, thấy có tấm biển đề di tích Truy Tư Trai, lại tiện chân leo lên quả đồi nhỏ Phúc Ấm Sơn.

Truy Tư Trai thưở xưa là một công trình 3 gian hai chái kép, kích thước 18.8m x 11.3m, xung quanh có tường bao bọc, có cổng vào, vườn hoa, lối đi dạo. Truy Tư Trai là nơi nhà vua đọc sách, suy tưởng về tổ tiên.


Truy Tư Trai xưa nằm trên đỉnh ngọn đồi này (ngay từ cổng soát vé, tay phải theo lối đi vào) - nay chỉ còn lối mòn lên đồi và tấm biển ghi tên di tích.


Trên đỉnh đồi, cây cỏ mọc um tùm, chỉ còn lại vài hàng gạch cổ xưa, dấu vết cuối cùng của Truy Tư Trai cũ.

Mới hơn 8g30, trời nắng nhức cả mắt. Tạm biệt Hiếu Lăng, trực chỉ Lăng Thiệu Trị - Xương Lăng.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
Tuanrocker (17-09-2009), funny_bro (17-09-2009), jimmy nguyen (17-09-2009), mobinam (17-09-2009), simba (17-09-2009)
  #57  
Cũ 17-09-2009, 01:03 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 5 : Lăng Thiệu Trị

Rời khỏi lăng Minh Mạng, trở ra qua cây cầu Tuần (chắc thế, không nhớ chính xác), đi thẳng là đến lăng Khải Định, rẽ tay phải là đường đi đến lăng Gia Long, rẽ tay trái, đi dọc theo dòng sông Hương là đường quay lại thành phố Huế với các lăng rải rác gần trục đường ấy : Lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức.
Triều Nguyễn thực ra cũng chỉ được phồn thịnh, thực sự nắm chủ quyền trong giai đoạn đầu, dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, và đầu triều Tự Đức, các lăng tẩm của 4 vị vua này còn mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc cung đình xưa, chứ chưa bị lai căng với các nét kiến trúc phương Tây như một số lăng của các vị vua triều Nguyễn về sau này. Vì thế, tôi muốn đi thăm lăng của 4 vị vua đầu triều Nguyễn trước. Nhưng lăng Gia Long thì xa xôi, lại rất rộng lớn bao la, đi chắc mất cả ngày, không đủ thời gian. Lăng Tự Đức thì đã nghe tiếng là đẹp và thơ mộng, vì ít ra xây lăng xong đến 15 năm sau vua Tự Đức mới băng - ông ta từng đến sống ở Khiêm Cung (sau khi vua mất mới gọi là Kiêm Lăng) khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước đến nay ít nghe thấy nói về lăng vua Thiệu Trị - vị vua thứ 3 của triều Nguyễn - người có thời gian trị vì trên ngôi báu khá ngắn (7 năm), và cũng không có nhiều việc làm nổi bật trong thời gian ngự trên ngai vàng. Điều đó khiến tôi quyết định đến lăng Thiệu Trị - Xương Lăng.

Vua Thiệu Trị (1841 - 1847) là con trưởng của vua Minh Mạng, húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (bắt đầu từ thế hệ vua Thiệu Trị, việc đặt tên trong hoàng tộc bắt đầu phải tuân theo thứ tự trong bài Đế hệ thi và các bài Phiên hệ thi do vua Minh Mạng đặt ra). Vua Thiệu Trị do bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu - tên thật là Hồ Thị Hoa - sinh ra. Vua được 3 ngày tuổi thì bà Hoa mất, khi mới 16 tuổi.

Sự nghiệp làm vua của Thiệu Trị ngắn, ông mất vì bệnh năm 1847 khi mới 41 tuổi và ở ngôi được gần 7 năm (từ 2/1841 đến 11/1847), trong thời gian đó, sử sách không ghi lại nhiều những sự kiện, công việc nổi bật nào, nhưng đều ghi nhận rằng vua Thiệu Trị là người có tính nhân hậu, khoan hòa, chăm chỉ và cũng là một vị vua hay chữ, hay thơ. Tính ông không được sôi nổi xốc vác như vua cha là Minh Mạng, tất cả cá đường lối, thể chế do vua Minh Mạng đặt ra, vua Thiệu Trị cứ cho tiếp tục, mà hầu như không có cải cách gì (có một số ý kiến cho rằng nhà vua không nhiều ý tưởng cải cách, nhưng thực ra, với rất nhiều những cải cách do vua cha Minh Mạng đề ra, việc thực thi cũng đã tốn nhiều tâm sức rồi).

Trước khi mất, vua Gia Long có dặn lại Thái tử Đảm - vua Minh Mạng sau này - rằng không được tiến hành việc binh bên ngoài lãnh thổ đất nước, nhưng vua Minh mạng vốn là người rất xốc vác, năng nổ, trong thời kỳ làm vua, đã lờ đi lời di huấn của vua Gia Long, mang quân sang đánh Chân Lạp (Miên) - tất nhiên sau khi nước này cho quân sang đánh phá vùng biên giới nước ta - và chiếm nguyên nước này, đổi thành một trấn của Việt Nam. Đến khi lên ngôi, vua Thiệu Trị sau đó đã ra lệnh rút quân về nước, trả lại nước cho người Khomer.

Thời gian tại vị ngắn, vua Thiệu Trị tuy đã nghiên cứu kiến trúc lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, cũng như vạch ra ý tưởng cho khu lăng của mình, nhưng nhà vua chưa nghĩ đến việc tìm cuộc đất để xây dựng lăng tẩm cho mình, thì đột nhiên lâm bệnh và băng hà. Sử chép lại rằng, trước khi mất, vua dặn với Hông Nhậm (vua Tự Đức sau này) : "Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Con đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cất cho kiệm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân" - thật là lời nói của một vị vua biết thương dân.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
simba (17-09-2009)
  #58  
Cũ 17-09-2009, 08:48 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 5 : Lăng Thiệu Trị

Vua Thiệu Trị băng hà ngày 4/11/1847, ngay sau đó, vua Tự Đức lên nối ngôi và sai người đi tìm xem thế đất để xây lăng cho vua cha, và họ đã tìm được một cuộc đất tốt tại chân một dãy núi thấp tại làng Cư Chán, huyện Hương Thủy, cách Kinh thành chừng 8km (gần hơn so với 2 lăng có trước đó là lăng Gia Long và lăng Minh Mạng). Sau, núi ấy được gọi là núi Thuận Đạo, lăng ấy được gọi là Xương Lăng.

Ngày 11/2/1848 công cuộc xây dựng lăng bắt đầu được tiến hành. Về đại thể, các công trình mang tính thờ phụng ở lăng, thì bắt chước theo cách ở lăng Gia Long, Huyền cung, Toại đạo thì làm giống cách thức của lăng Minh Mạng. Vua Thiệu Trị trước lúc mất có dặn phải làm lăng đơn giản, "kiệm ước" để "đỡ lao phí đến tài lực của binh dân", nhưng rồi Tự Đức cũng vẫn cho xây dựng lăng khá bề thế. Toại đạo - con đường hầm đưa quan tài vua vào huyệt mộ - được xây vào ngày 24/3/1848. Ngày 14/6/1848, vua Tự Đức đích thân lên lăng kiểm tra công việc hoàn thiện lăng, và 10 ngày sau thi hài vua Thiệu Trị được đưa vào an tán tại lăng (Trước đó, trong vòng gần tròn 8 tháng, quan tài nhà vua được quàn tại điện Long An trong cung Bảo Định). Tấm bia Thánh đức thần công hơn 2500 chữ do vua Tự Đức viết, mãi ngày 19/11/1848 mới được dựng lên. Như vậy, tổng thời gian thi công lăng Thiệu Trị vẻn vẹn có hơn 9 tháng.

Ngoài ra, trong khu vực xung quanh lăng Thiệu Trị còn có một số lăng mộ khác của các thành viên trong gia đình nhà vua, mà thân cận nhất là mẹ đẻ và vợ chính của nhà vua. Nằm hơi chếch phía trước là lăng Hiếu Đông của mẹ vua (bà Hồ Thị Hoa), và ngay bên trái lăng là lăng Xương Thọ của vợ vua (bà Từ Dũ). Lăng bà Từ Dũ nhìn thẳng sang mộ vua, còn lăng vua nhìn thẳng sang nơi mộ của mẹ vua.

Lăng Thiệu Trị khác với lăng vua cha (Minh Mạng) ở chỗ không xây vòng La Thành bao bọc, mà giống lăng Gia Long phần nào. Tuy nhiên lăng Gia Long có nhiều đồi núi trùng điệp bao quanh, còn lăng Thiệu Trị chỉ tự lưng vào núi Thuận Đạo, còn phía trước và xung quanh lăng là đồng ruộng bao la.


Không ảnh lăng Thiệu Trị - ảnh sưu tầm Internet

Cũng vì mang hơi hướng cấu trúc của cả 2 lăng của hai vua tiền nhiệm, và "tiếp thu có chọn lọc", bố cục của lăng Thiệu Trị đã khác với cả hai lăng trên (Gia Long và Minh Mạng) ở chỗ đã chia tách ra làm 2 trục chính, song song và cách nhau khoảng 100m : Trục lăng và Tục tẩm.

Về mặt phong thủy, lăng Thiệu Trị ở thế "Sơn chỉ thủy giao", mặt quay về phía Tây Bắc, một hướng rất ít được dùng trong các công trình lớn ở Huế hồi đó. Đồi Vọng Cảnh và núi Ngọc Trản chầu phía trước lăng theo vị thế "thanh long - bach hổ" (tuy nhiên không hiểu sao, đồi Vọng Cảnh bên phải lăng được gọi là "long", núi Ngọc Trản bên trái được gọi là "hổ", trong khi về phong thủy, nguyên tắc là "tả thanh long, hữu bạch hổ"). Núi Chằm phía trước khá xa được coi là "tiền án" của lăng, dòng sông Hương trước mặt là yếu tố "minh đường", núi Kim Ngọc phía sau là "hậu chẩm". Thiên nhiên và kiến trúc ở lăng liên quan với nhau một cách mật thiết. Lăng Thiệu Trị trầm mặc và thanh thoát nằm giữa núi đồi rộng lớn, đồng ruộng bao la. Đó là thời xưa, khi lăng còn chưa bị thời gian tàn phá, năm 1939, một nhà nghiên cứu người Pháp từng phát biểu : " Lăng Thiệu Trị có thể được xem là một trong những thành tựu độc đáo nhất của nền mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XIX" - Đăng trong sách Những người bạn cố đô Huế (BAVH).

Đấy là ngày xưa, còn hiện nay lăng vua Thiệu trị tan hoang đổ nát gần hết rồi.


Khu vực lăng vua, nhìn từ phía con đường nhựa đi ngang qua.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
simba (20-09-2009)
  #59  
Cũ 17-09-2009, 09:07 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 5 : Lăng Thiệu Trị

Bố cục khu lăng Thiệu trị gồm hai trục song song với nhau, là Trục lăng và Trục tẩm.

Ở Trục lăng, từ ngoài vào, là các công trình :
Hồ Nhuận Trạch - Bình phong - Nghi Môn - Sân chầu (Bái đình) - Bi đình - Lầu Đức Hinh - Trụ biểu - Cầu Đông Hòa, cầu Chánh Trung, cầu Tây Định - Bửu thành.

Ở Trục tẩm gồm các công trình :
Bình phong - Hồ Điện - Sân chầu - Hồng Trạch Môn - Tả, Hữu Phối viện - Điện Biểu Đức - Tả, Hữu Tùng viện.


Từ hồ Nhuận Trạch nhìn vào khu lăng.


Bức Bình phong đơn giản ngay sau hồ Nhuận Trạch


Từ Nghi Môn nhìn vào Sân chầuBi đình


Nghi Môn là cổng vào bằng đồng đúc hình rồng vờn mây (Long vân đồng trụ)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
jimmy nguyen (18-09-2009), simba (20-09-2009)
  #60  
Cũ 17-09-2009, 09:15 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 5 : Lăng Thiệu Trị

Các công trình ở khu lăng vua, hầu như đã tan hoang hết cả, chi còn hàng tượng voi ngựa ở sân chầu, hai cột Trụ biểu là còn tương đối nguyên vẹn. Tòa Bi đình thì như là sắp sập bất cứ lúc nào, lầu Đức Hinh (có vai trò giống như Minh Lâu ở lăng Minh Mạng) thì đã sập đổ tan nát tự bao giờ.


Từ Sân chầu nhìn về Bi đình - hai cây Trụ biểu vươn lên trời cao.


Hàng tượng Voi ngựa hai bên Sân chầu - giống các lăng khác, cũng gồm 1 voi, 1 ngựa và 5 tượng quan văn võ.


Từ Sân chầu, lên một hàng bậc cấp, có hai con Nghê đồng hai bên Bi đình.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
mobinam (17-09-2009), simba (20-09-2009)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:27 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.